Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Friday, 30 September 2011

Phượt là lang thang đây đó, có thể chinh chiến bằng ngựa sắt, cũng có thể đi trekking bằng đôi chân còm.

Mệt mỏi vì những cung đường lầy lội hay lởm chởm đá - lạnh sống lưng, đẫm mồ hôi vật lộn với những dốc cao cheo leo bên bờ vực thẫm...

< Đơn giản, chỉ là cái tên...

Phê thật phê nhưng cái cảm giác "đã" khi chinh phục được một cung đường, một địa danh... chả bao giờ giống nhau cả, vậy mới sướng!

< Một cái tên ngồ ngộ khác...

Và dọc đường gió bụi, chắc chắn đôi khi bạn sẽ bắt chợt gặp một cái gì đó tức cười khiến nỗi nhọc nhằn của kẻ "tabalô" tan biến ngay trên bước đường lãng du trên khắp mọi nẻo đường đất nước.

< Nhà que trên Sông Hậu Cần Thơ.

Vậy là móc máy ra chộp một nhát, click một cái: ảnh vui trên đường xin cùng chia sẻ cho bao kẻ đang phải "nằm nhà" cùng vui!

Mời các bạn cùng xem...
< Ngầu chưa? Chút lỗi chính tả: đó là sự điệu nghệ.
< Dầu gì cũng có bản chỉ đường.
< Sờ bướm thì phải trả tiền, cấm được chuồn.
< Cô Giáo Thảo...
< ... nay đã thành Bà Giáo Thảo.

< Origin: Ngát ơi, anh yêu em
Chơi xỏ : Ngát ơi, bố anh yêu em.
< Slogan "Hơi bị ngon".
< Chỉ cho tắm thôi.
Đây là bức chụp ở làng gốm Phù Lãng
< Khi phượt: quá phê rồi thì vào đây nhé.
< Bảo đảm "sao y bản chánh".
Chụp tại Sìn Hồ
< Dân nghiện thuốc léng phéng vào thì coi chừng!
< "Ngạc nhiên chưa" (ảnh chụp tai Huế).
< Hay nhỉ.
Pleiku - Gia Lai

< Cấm nắn, cấp bóp.
Chụp tại Tây Thiên.
< Dễ đọc nhầm...
< "Ô hô" phải hiểu là ô tô.
< Đây có nhạc Mông hay.
< Loại tre quý hiếm này còn có tên gọi khác là "Cáp quang quốc gia".

< Liệu có "sổ đỏ" không?
Trên đoạn Trạm Tấu - Bắc Yên.
< Để phân biệt chổ bán thuốc thú y.
< Hơi bị nổ.
< Liệu hồn!
Cà phê ở Hà Nội.
< Xỉa xói ngầm.
< Tiếng Anh bồi...

Ảnh tếu "Bắc, trung, nam du ký" hồi 1
Ảnh tếu "Bắc, trung, nam du ký" hồi 2
Ảnh tếu "Bắc, trung, nam du ký" hồi 2a
Ảnh tếu "Bắc, trung, nam du ký" hồi 3
Ảnh tếu "Bắc, trung, nam du ký" hồi 4

Du lịch, GO! Theo TTVNOL
Cây cổ thụ luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, văn hóa của người Việt Nam. Nhiều cây đã trở thành biểu tượng của một miền đất, một thời kỳ lịch sử....

Cây đa Tân Trào 

< Cây đa Tân trào Khi còn xanh tốt.

Cây đa Tân Trào là một trong những điểm tham quan của Khu di tích lịch sử Tân Trào, thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách Hà Nội khoảng 150km. Gốc đại thụ này là một biểu tượng của cách mạng tháng Tám, nơi vào chiều 16/8/1945 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và chỉ huy Giải phóng quân tiến về Hà Nội tham gia cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây, người dân xung quanh thường quen gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Tuy vậy, hơn 10 năm trước, cây "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ. Còn cây “đa bà” do tuổi cao cùng những biến động khắc nghiệt của thời tiết đã gần như chết khô, chỉ còn duy nhất một cành hướng Đông Bắc còn sống, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng...

Được sự chăm sóc tận tình của các nhà khoa học và Ban quản lý khu di tích, hiện nay cây đa tân Trào đang hồi sinh trở lại.

Cây dã hương ngàn tuổi ở Lạng Giang

< Cây dã hương ngàn tuổi ở Lạng Giang.

Ngự tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, không ai biết chính xác cây dã hương nổi tiếng này đã bao nhiêu tuổi. Nhưng theo ước lượng, "cụ cây" đã phải hơn 1.000 tuổi rồi. Gốc cây to đến 8 người ôm, vòng đo điểm to nhất của thân cây là 11m, chỗ nhỏ nhất là 8,3m.

Vì sự đồ sộ của mình, cây đã được vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) ban sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (cây dã hương lớn nhất nước); được ghi tên, in ảnh trong cuốn Từ điển bách khoa Larousse của Pháp và giới thiệu ảnh tại Hội chợ Marseille (Pháp) năm 1932.

Đối với người dân địa phương, cây dã hương được coi như một linh vật gắn với nhiều giai thoại khác nhau. Nhiều người cho rằng, nhờ có mùi hương của cây dã hương mà cư dân ở đây có một sức khỏe tốt, ít bị các các bệnh dịch truyền nhiễm. Hiện nay, cây dã hương ngàn tuổi này là điểm du lịch hấp dẫn của du khách khi đến thăm Bắc Giang.

Cây chò ngàn năm của rừng Cúc Phương

< Cây chò ngàn năm.

Nằm trên địa phận ranh giới ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, Vườn Quốc gia Cúc Phương nổi tiếng trong và ngoài nước bởi hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.

Một trong những “kỳ quan tạo hóa” và cũng là điểm đến không thể bỏ qua của khu rừng này là cây chò xanh ngàn năm. Đúng như tên gọi của mình, gốc đại thụ này làm du khách choáng ngợp với vẻ gân guôc, cổ kính và kích thước to lớn với chu vi chừng hơn hai chục người ôm mới hết.

Để đến được với cây chò nổi tiếng này, du khách sẽ phải di qua một tuyến đường mòn trong rừng già, nơi có thể chiêm ngưỡng những loài thực vật đặc sắc như dây leo khổng lồ với đường kính gốc 0,5m, dài đến 1km, loài đa “bóp cổ” hay những cây chò chỉ thẳng tắp cao gần 100m.

Vườn chè cổ thụ Suối Giàng 

< Một trong những cây chè cổ thụ Suối Giàng.

Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước những thừa vườn bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Theo thống kê, có tới hàng nghìn cây chè cổ thụ hơn 100 tuổi ở Suối Giàng, trong đó có những cây trên 300 năm tuổi, được xếp vào hàng những cây chè “thủy tổ” của thế giới.

Những cây chè Suối Giàng thuộc giống chè shan tuyết nổi tiếng. Loài cây này càng già thân càng trắng, tạo hình uốn lượn xù xì, lá cành xanh ngắt  mang đậm một vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng. Vào vụ hái chè, các thôn nữ lên nương khoảng từ 4 đến 5h sáng, khi sương sớm còn đọng trên những búp chè non để có được chè ngon, tinh khiết nhất.

So với các dòng chè khác của Việt Nam, từ xưa chè shan tuyết cổ thụ Suối Giàng đã được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so. Ngày nay đây vẫn là một đặc sản nức tiếng của Yên Bái.

Cây nhãn tổ Phố Hiến 

< Cây nhãn tổ Phố Hiến.

Chùa Hiến, ngôi chùa cổ kính của Phố Hiến (nay thuộc thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) được khách thập phương biết đến không chỉ vì lịch sử hàng trăm năm mà còn vì cây nhãn tổ có tuổi đời cũng lâu như chùa vậy.

Nằm ở vị trí trang trọng trước cửa chùa với, cây nhãn tổ gây ấn tượng mạnh mẽ bởi dáng vẻ gân guốc, cuồn cuộn sức sống của một chứng nhân lịch sử. Đây là thủy tổ của giống nhãn lồng có vỏ lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon được biết đến gần xa bấy lâu nay của đất Hưng Yên.

Tương truyền vào thời xưa, mỗi mùa nhãn chín, người dân chọn hái những quá đẹp nhất trên cây để dâng Đức Phật, cúng Thành hoàng và để quan lại địa phương tiến vua. Ngày nay, cây nhãn tổ đã trở thành biểu tượng của giống nhãn lồng đặc sản Phố Hiến - Hưng Yên.

Vườn muỗm nghìn tuổi đất Thăng Long

Hà Nội có rất nhiều cây cổ thụ nổi tiếng, nhưng không phải vô cớ mà “vườn muỗm 1.000 tuổi” ở đền Voi Phục (Thụy Khuê, Hà Nội) lại là đối tượng đầu tiên được đưa vào danh sách Cây di sản của Thủ đô.

< Tán của một cây muỗm cổ thụ.

Toàn bộ mảnh vườn rộng gần 2.000 m2, được phủ bóng mát bởi vòm lá rậm rạp của 8 cây muỗm đại thụ. Những cây muỗm này đều cao to khác thường so với những cây muỗm khác ở Hà Nội, cây to nhất chu vi thân lên tới 4,21 mét, cao 26 mét.

Theo khảo sát năm 1999 của một nhóm khoa học quốc tế, độ tuổi của vườn muỗm dao động từ 700 đến gần 1.000 năm. Người già trong khu vực tin rằng những cây muỗm đã được trồng từ khi làng mới thành lập, tức là cách đây 1.000 năm.

Tương truyền, quanh đền Voi Phục có 9 cây muỗm do quan niệm dân gian coi số 9 là biểu tượng cho sự trường cửu. Ngày nay, bên cạnh 8 cây trong đền, còn một cây muỗm khác cũng được cho là cùng niên đại nằm ở bên kia đường, lọt thỏm giữa khu nhà cao tầng của dân.

Theo người quản lý đền Voi Phục, cây muỗm này vốn được trồng cạnh giếng ngọc của đền. Tuy nhiên, sau này người dân đã lấn chiếm, lấp giếng ngọc làm nhà rồi mở đường xuyên qua mặt đền nên cây muỗm bị chia cắt khỏi khuôn viên đền.

Du lịch, GO! - Theo báo Datviet
Dòng thác này xa xưa được gọi là Tà Văng Táo, dịch ra tiếng phổ thông là thác "Ao Tiên". Từ trước ngày người Pháp chiếm đóng Mường Khương (1884), đồng bào trong vùng đã làm một cái cối đá lớn nhờ sức thác nước xay thóc thay cho sức người, mỗi lượt khoảng một tiếng đồng hồ, Cối Ngàn xay được một tạ thóc thành gạo.

Khu thác nước trở nên đông vui tấp nập và cũng từ đó thác Tà Văng Táo được gọi bằng tên mới Cốc Nên - Suối Ngàn (thác xay thóc). Dòng thác Cối Ngàn nhỏ, chiều ngang chỉ 2 mét, cao chưa đầy 12 mét nhưng có sự hấp dẫn.
Con đường từ thôn Mã Tuyển ra cửa khẩu Sín Tẻn của Mường Khương để sang nước bạn Trung Hoa thật nên thơ. Ngay từ đoạn dốc đèo đầu tiên dưới chân núi Cô Tiên huyền thoại có 2 dòng nước mát tuôn chảy xuống cánh đồng Mã Tuyển - Sảng Chải và đổ về phố huyện Mường Khương.

Dòng suối nhỏ ở phía Tây tuôn xuống đường lớn qua cây cầu bê tông được những người thợ đắp một ngôi sao vàng năm cánh đỏ chói trên thành cầu và đồng bào gọi là cầu Sao Đỏ. Dòng suối lớn ở phía Đông chảy qua cầu Tiên (cầu đá do thiên nhiên ban tặng vừa cho người, ngựa lại qua cũng mới được thay bằng cầu bê tông lớn) đến đầu thôn Sảng Chải tạo thành dòng thác bạc nước tuôn chảy ầm ầm.

Vách đá dựng đứng, nguồn nước nhiều, mùa mưa nước từ trên triền núi dồn về dòng thác càng mạnh. Mùa khô đến, thác chảy dào dạt nước chải mảnh. Những năm hạn hán thác ít nước, nhưng hồ Ao Tiên vẫn ăm ắp đầy. Ao Tiên khá tròn trịa, có đường kính tới 35 mét và sâu thẳm, sóng nước nổi lên cuồn cuộn đua nhau tung bọt tràn lên tứ phía và dồn chảy xuống mương.

Nước trong hồ luôn xanh ngắt, phía nước đổ xuống có vô vàn nhũ đá hoắm vào trong chập chờn. Hơi nước từ thác, từ hồ và trong hang đá, rừng cây phả ra ngùn ngụt, rất mát. Trong Ao Tiên có nhiều loài cá, tôm, trong đó có loài cá hoa trắng quý hiếm. Thác Cối Ngàn nằm giữa hai chân núi Cô Tiên và Pháo Đài Mường Khương.

Phía bên núi Cô Tiên là vách đá dựng đứng như luỹ, như thành. Còn phía núi Pháo Đài lại là một hang động hai tầng, cửa hang rộng tới 80 mét và cao 50 mét, sâu vào sườn núi 30 mét, trần và sườn hang có vô vàn nhũ đá đủ các hình thù. Và cũng từ trên trần hang có nhiều giọt nước nhỏ xuống tí tách, đồng thời có một dòng nước cong cong như cây tre nối từ trần hang dội xuống một quả đồi tròn chung quanh là ruộng bậc thang.

Chân các vách đá hai tầng rủ nhũ đá tạo thành nhiều hang động nhỏ. Đến thác Cối Ngàn, bạn còn thường thấy đàn chim khướu, sáo đen chao lượn trên trần hang, vách đá và tiếng ve ngàn, tiếng thác, tiếng sóng âm vang, cùng tiếng u u của rừng xanh như tiếng đan xen của muôn ngàn vó ngựa.

Hiện nay, người Mường Khương đã làm công trình thoát nước cho cánh đồng Mã Tuyển - Sảng Chải, bê tông hai bờ dòng suối Tiên thành hai con đường đê lớn và cùng 5 cây cầu. Đê và những cây cầu làm cho cảnh trí thác nước Cối Ngàn càng hấp dẫn. Đường vào thác có thể đi bộ từ Cầu Tiên xuống và đi bằng xe đạp, xe máy hoặc tản bộ trên hai bờ suối từ Cầu Trắng thôn Phố Cũ chỉ 800 mét là tới.

Du lịch, GO! - Theo báo Lào Cai, internet
Nếu thác Bảy nhánh trông như bàn tay khổng lồ, thì thác Krông Kmar lại mềm mại như mái tóc dài của người thiếu nữ tung bay giữa cao nguyên xanh thẳm.

Thác Đray K'nao

< Thác Đray K'nao thuộc xã Krông Jin, huyện M'Drăk, tỉnh Đắk Lắk.

Thác Đray K'nao là một thác nước đẹp ở xã Krông Jin, huyện M'Drăk, tỉnh Đắk Lắk. Thác được hình thành trên một dòng suối nhỏ nằm hoang sơ giữa rừng cây. Thác nằm cách thị trấn M'Drăk khoảng 7km về phía thành phố Buôn Ma Thuột.
Không tuôn ào ạt từ trên cao như những ngọn thác khác của cao nguyên này, dòng nước của thác Đray K'nao vặn mình uốn lượn qua những tảng đá to chắn ngang, những chùm rễ si siết chặt vào nhau như muốn tìm đến nơi nào đó mênh mông hơn, tạo nên những âm thanh hùng hồn như những khúc sử thi của vùng đất này.

Những bóng cây cổ thụ, những tảng đá san sát, rộng rãi thoải mái cho du khách ngả lưng, nghe chênh vênh đất trời, nghe chim hót, nghe nước mát rượi dưới chân.

Thác Krông Kmar

< Thác Krông Kmar thuộc thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.

Không bắt nguồn từ sông Sêrêpốk như những ngọn thác khác chảy Tây Nguyên, Krông Kmar bắt nguồn từ một dòng sông treo mình trên đỉnh núi.

Vì thế, nhìn từ xa, thác trông như mái tóc dài sơn nữ chảy giữa đỉnh Cư Yang Sin hùng vĩ, rồi vươn dài tắm mát cho những đồng lúa xanh rì của huyện Krông Bông. Nét duyên riêng của thác là những phiến đá hiền lành say ngủ giữa lòng thác trông như đàn voi đang ngâm mình trong nước sau một chuyến đi dài. Khuyết điểm lớn nhất của thác này là đường tới đây rất khó đi.

Thác Bay

< Thác Bay thuộc xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, thác Bay quyến rũ du khách bởi nét hoang sơ của dòng nước cao hơn 20m, xô đẩy vào nhau nổi bật trên cái màu xám, cái gai góc của những tảng đá xung quanh, cả nét mềm mại của những dòng nước ẩn hiện giữa những đám rễ phụ của cây rừng đan xen vào nhau, hay nét hoang dã của ngọn thác chưa có sự xâm phạm quá nhiều của con người.

Ngoài việc chiêm ngưỡng dòng thác, du khách còn chiêm ngưỡng khu bảo tồn Ea Sô, ngắm những con thú tung tăng đi lại hay thưởng thức món cá suối nướng thơm ngon.

Thác Bảy Nhánh

Thác Bảy Nhánh thuộc buôn N‟DRêch, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 35km về hướng tây bắc.

Nhìn từ trên cao nhìn xuống, thác Bảy Nhánh như một bàn tay khổng lồ có bảy ngón xòe ra giữa, mà “cổ tay” là đầu thác rộng khoảng 500m.

Mỗi nhánh của thác khi đổ xuống lòng hồ sâu dưới chân thác phân nơi đây thành những địa hình khác nhau. Nhánh thứ nhất dày đặc cây và si. Nhánh hai, ba, bốn bốn có nhiều ghềnh đá nhô ra tạo nên những bậc nước khác nhau. Nhánh thứ năm là bãi đá suối nhẵn bóng. Khi mệt mỏi có thể nghỉ ngơi, uống rượu cần trên các sàn gỗ dựng các cành trên cành si nghe tiếng gió, tiếng nước.

Ngoài cảm giác phiêu lưu khi lách qua những rễ si, những cây cổ thụ to lớn khi đến thác, việc cưỡi voi dạo rừng, hay lang thang trên suối bằng xuồng độc mộc cũng thú vị không kém.

Du lịch, GO! - Theo BĐVN, ảnh internet
Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa vùng cao ít nơi nào có được, vì thế luôn hấp dẫn khách du lịch xa gần. Mùa cưới, xin kể với bạn đọc vài nét về những kiểu cầu hôn có một không hai của thanh niên dân tộc ít người ở nơi này.

Có con rồi mới… cưới vợ

Người dân tộc Hà Nhì là một trong những dân tộc ít người ở nước ta. Nơi họ sinh sống là vùng đất biên giới Lai Châu và Lào Cai. Trai gái dân tộc này có phong tục trùm kín chăn khi hát giao duyên tình tự với nhau mỗi khi trong bản có lễ hội. Có lẽ do miền đất họ sống gần như quanh năm giá lạnh, có nhiều mùa đông tuyết phủ trắng núi rừng, nếu không có chăn ấm làm sao mà họ ngồi lâu tâm tình với nhau được?

< Lễ Hội Cô Gái Hà Nhì: các cô đầu đội chiếc mũ màu trắng, mặc quần soóc ngắn, lưng thắt trang súc bạc, dùng tiếng hát, điệu múa tìm bạn tình trong núi rừng.

Nhưng có một lý do nữa, đó là phong tục người Hà Nhì không cho người khác nhìn thấy con trai giao duyên với con gái. Trùm chung chăn kín nhưng họ vẫn giữ được ranh giới nhất định, bởi vì luật tục của người Hà Nhì rất khắt khe với những cô gái chưa chồng.

Thanh niên Hà Nhì được tự do kết hôn, nếu bạn gái yêu mình thì chàng trai dẫn về nhà thưa chuyện với cha mẹ xin cưới làm vợ. Cả nhà đồng ý thì làm lễ trước bàn thờ “kính cáo” với tổ tiên gia đình mình có cô con dâu mới. Nhà chú rể làm cỗ mời cả họ hàng và dân bản tới cùng vui. Nếu có điều kiện thì nhà trai mang sang cho nhà cô dâu: một số tiền mặt (trước đây là mấy đồng bạc trắng, nhiều năm gần đây là tiền mặt), một con lợn khoảng 50 cân, 50 lít rượu trắng, đôi gà sống, cùng xôi nếp và trứng chia đều làm hai gói… Ðây là lần cưới đầu tiên của trai bản Hà Nhì đối với vợ mình. Người vợ từ đó trở đi phải mang họ nhà chồng.

Khi có con hoặc kinh tế gia đình khá giả thì người chồng phải tổ chức đám cưới lần thứ hai… với chính vợ mình. Có phải do tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn hay vì phong tục hôn nhân của người Hà Nhì chặt chẽ, mà vợ chồng các gia đình của dân tộc này rất ít khi ly hôn?

Sau hai lần ăn hỏi…mới được kết hôn

Ðó là phong tục đối với người con trai dân tộc Dao Ðỏ. Sau khi để ý từ phiên chợ hay lễ hội của bản làng, nếu thích cô nào thì chàng trai về nói với bố mẹ đi tới nhà gái hỏi tuổi người mình yêu. Nếu hợp tuổi nhau thì gia đình chàng trai trao cho nhà cô gái đồng bạc trắng. Nhà gái dù muốn gả hay không, thì lần xin hỏi đầu họ cũng đều từ chối nhận đồng bạc trắng ấy.

Một thời gian sau, nhà trai lại tới xin ăn hỏi lần hai, nếu ba ngày sau đó mà không thấy nhà gái đem trả đồng bạc trắng, thì nhà trai biết chắc họ đã đồng ý gả con cho nhà mình. Gia đình chàng trai chọn ngày lành tháng tốt để mang lễ vật tới nhà cô gái bàn ngày cưới.

Sau lễ ăn hỏi chính thức, cô dâu tương lai được gia đình tạo điều kiện để có nhiều thời gian nhàn rỗi trong một năm để dệt may, thêu thùa hai bộ quần áo cưới từ số vải và chỉ thêu do nhà trai đưa tới hôm lễ ăn hỏi chính thức.

Nổi bật nhất trong đám cưới của người Dao Ðỏ là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn trùm đầu lên chiếc mũ đỏ mầu cờ, đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, cài xen những lắc nhạc đồng xinh xinh. Mũ áo của cô dâu người Dao Ðỏ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo về sắc mầu và sự tinh sảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống.

< Duyên dáng Hà Nhì.

Ðã có khá nhiều tác phẩm văn học – nghệ thuật mô tả vẻ đẹp hiếm có của trang phục phụ nữ Dao Ðỏ. Ðặc biệt là phong tục mời cưới của họ thay thiếp mời hồng bằng giấy là hai đồng tiền xu bằng kẽm cổ truyền, đó là biểu tượng gắn bó cả đời giữa cô dâu và chú rể. Người được mời dự cưới phải trả lại hai đồng tiền xu trên khi đi dự cưới và mừng cô dâu chú rể đồng tiền giấy (giống nhau về giá trị và giống nhau cả về hình thức, đựng trong phong bì kín), thí dụ mừng hai tờ 20 nghìn đồng hoặc hai tờ 50 nghìn đồng…

Cùng họ… không được phép lấy nhau

Người dân tộc Mông ở Tây Bắc, dù là dân tộc Mông hoa (Mông Lênhx), Mông trắng (Môngz đơưz), Mông đen (Mông đuz), dù mang họ gì (thí dụ họ Giàng, họ Tráng, họ Thào, họ Cư, họ Má, họ Lừu…) trai gái yêu nhau mà phát hiện ra cùng có họ giống nhau, dù họ xa bao nhiêu đời đi nữa, cũng không được phép lấy nhau.

Xưa kia người Mông có tục cướp vợ, có lẽ vì thế không ít cô gái đã bị bắt ép làm vợ, còn ngày nay trai gái của dân tộc này được phép tự do kết hôn, còn có bắt thì giả vờ bắt cho vui mà thôi.


< Trò chơi Pa lu gư (nhảy dây) của trai gái Hà Nhì.

Theo phong tục truyền thống của người Mông, đã là cùng mang tên họ giống nhau thì đều coi là có chung tổ tiên, coi nhau như họ hàng và có thể sinh con hoặc chết ở nhà người cùng họ.

Chú rể người Mông ở huyện Bát Xát còn thực hiện một phong tục đặc biệt sáng ngày mồng một Tết Nguyên đán. Ðó là phải tự nguyện làm tất cả mọi việc cho gia đình, từ nấu cỗ cho đến rửa bát, chăn gà lợn… Sau đó khách quý đến chơi nhà, người vợ chủ động làm cơm mời khách, chồng và khách uống rượu càng say thì người vợ càng vui. Các bà vợ rất vui vì họ được coi là người hiếu khách và rất yêu quý chồng. Thế mới có chuyện thật như đùa. Có ông chồng đêm đến lấy váy thổ cẩm mới mua của vợ đắp cho bạn ngủ sau tiệc rượu khuya, mà người vợ vẫn không phàn nàn gì.

Du lịch, GO! - Theo BND, ảnh internet
Sông Hồng mới đây được đưa vào danh sách 18 thắng cảnh đẹp nhất thế giới do tạp chí Rianovosti của Nga bình chọn.
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km.

Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà  hay sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung (huyện Bát Sát), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).

Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145km thì sông chỉ còn ở cao độ 55m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu lượng chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.

Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm). Sông Hồng có phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến Quý Cao (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).

Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ), nối sông Hồng và sông Đáy là hai sông Phủ Lý và sông Nam Định. Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.

Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước.

Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Ngoài những giá trị kinh tế, sông Hồng còn làm nên một cảnh quan vô cùng đẹp cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người ta ví nó như một con Rồng đỏ uốn lượn hùng dũng và sinh động.

Du lịch, GO! - Theo Datviet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống