Trong các tộc người ở vùng văn hoá Trung Bộ, văn hoá Cơtu nằm ở tiểu vùng văn hoá Quảng Nam, là một trong những nền văn hoá đặc trưng tiêu biểu. Giá trị văn hoá Cơtu không chỉ toả sáng những đặc trưng trong phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội...mà còn ẩn chứa trong nghệ thuật văn hoá cổ truyền. Mà đặc sắc hơn cả là trong những điệu múa.
Múa là bộ môn nghệ thuật phản ánh một hoạt động của cuôc sống qua hình thức đặc biệt của nó. Múa đã trở thành lĩnh vực văn hoá thể hiện cái nhìn thẩm mĩ của các tộc người và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặc trưng văn hoá từng dân tộc, từng khu vực vô cùng độc đáo. Nếu trong nghệ thuật văn hoá Tây Bắc có múa xoè của người Thái, múa khèn của người Mông, múa sạp của người Mường... thì ở vùng văn hoá Trung bộ điệu múa “tung tung, ya yá” của người Cơtu là nổi tiếng hơn cả.
Có thể nói múa là một trong những nghệ thuật không thể thiếu được trong sinh hoạt tinh thần của người Cơtu. Người Cơtu nam hay nữ khi biết chạy, biết nhảy thì đã biết múa.
Múa của dân tộc Cơtu bao gồm hai thể loại: múa tung tung (múa nam) và múa ya yá (múa nữ). Hai điệu múa này thể hiện tinh thần tập thể, tính cộng đồng rất cao trong đời sống của người Cơ Tu ở Quảng Nam, đã trở thành nét văn hoá nổi bật của dân tộc Cơtu.
Tung tung, ya yá là hình thức múa dân tộc phản ánh cuộc sống lao động và đấu tranh sinh tồn giữa con người với thiên nhiên và phản ánh sức sống mãnh liệt của dân tộc Cơtu. Múa tung tung, ya yá vừa mang đậm bản sắc dân tộc vừa thể hiện giấc mơ của người Cơtu về cuộc sống thanh bình, ước muốn ấm no hạnh phúc, điệu múa tung tung, ya yá còn thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, điệu nhảy.
Trong mỗi điệu múa còn chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cả cốt cách của người dân miền sơn cước. Tung tung, ya yá được hình thành lâu đời từ thực tế được khao khát tự do vươn tới ấm no hạnh phúc. Những điệu dân vũ này đã trở nên sống động và trường tồn trước dòng chảy của thời gian.
Múa tung tung, là điệu múa của nam giới. Tung tung là điệu múa diễn tả, tái hiện cảnh đi săn thú, là điệu múa mừng chiến thắng thể hiện tinh thần thượng võ của người Cơtu hoà nhập với điệu múa cầu mưa - ya yá của người phụ nữ.
Điệu múa tung tung không chỉ là điệu múa đơn thuần mà là cốt cách tâm tư của những chàng trai Cơtu. Vũ điệu ấy là chất men nghệ thuật làm say lòng người qua bao mùa lễ hội. Khi múa tung tung, ya yá người đàn ông đóng khố hoặc choàng tấm vải từ vai xuống lưng. Ở những lễ hiến tế thần linh người múa tay trái cầm thêm chiêng, tay phải cầm kiếm hoặc cây giáo lưỡi ngắn, động tác múa hùng dũng nhịp nhàng theo nhịp 2/4 lấy tiếng trống làm nền cho sự chuyển nhịp.
Múa ya yá là vũ điệu của nữ giới. Đó là vũ điệu uyển chuyển như cây lau trước gió, như dòng suối mượt mà uốn quanh. Khi múa đôi chân đứng thẳng khoan thai, đôi tay vươn lên khởi đầu, bàn tay đưa ngả theo hướng sau lưng như chống cả bầu trời, giống đôi sừng trâu biểu tượng "đầu trâu móng nước" một sắc thái văn hoá nhiều dân tộc tiểu số, cũng như tượng hiến tế của người Cơtu.
Ya yá được ví như là tuyệt tác, là nghệ thuât, là tâm hồn và là biểu tượng của văn hoá truyền thống Cơtu. Người ta đã dùng không biết bao nhiêu từ hoa mỹ để ca ngợi vẻ đẹp của "vũ điệu dâng trời". Điệu múa này được bắt nguồn từ những động tác dân lễ vật từ thờ xa xưa. Động tác dâng lễ ấy theo quá trình phát triển kéo dài của lịch sử được nhân dân sáng tạo, cách điệu hoá thành nghệ thuật có trình độ thẫm mỹ cao. Người ta dâng lễ vật, đầu và thân kết hợp hài hoà cùng những bước nhảy xiên, nhảy trượt ngang, xoay lật nhún nghiêng, nhích quay lượn người... thể hiện dáng vẻ, đường nét tạo hình rất sinh động, tạo nên hình tượng nghệ thuật múa cơ thể thật mượt mà, thanh tao, cổ kính và đầy sức sống.
Theo truyền thống của dân tộc, vào những ngày lễ hội, tết, ngày vui của làng bản, những chàng trai cô gái Cơtu trong trang phục truyền thống nhún nhảy vòng quanh. Tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên đan xen tiếng reo hò, những điệu nhảy điệu nhún trở nên cuốn hút lôi kéo người xem. Các động tác của tung tung ya yá thể hiện tinh thần thượng võ, tính cách mạnh mẽ dũng cảm, nhanh nhẹn và tài hoa của người con trai và sự uyển chuyển tinh tế của người con gái Cơtu. Tung tung ya yá trở thành thần tố thúc đẩy lao động sản xuất phát triển. Sau những ngày lao động vất vả của đồng bào dân tôc, đêm đêm dưới ánh trăng bên bếp lửa bập bùng tiếng trống chiêng vang lên như mời gọi mọi người.
Trong không khí đêm hội, con người quên đi những mệt nhọc, cùng cười vui bớt sầu lo, trở về với tâm trạng thoả mái. Sau đêm hội trở lại với cuộc sống đời thường, con người thấy yêu lao động hơn, yêu cuộc sống hơn và hăng hái sản xuất chờ ngày hội mới. Tung tung ya yá còn là nơi con người gởi gắm tình yêu đôi lứa, yêu làng bản, yêu con nước, yêu mảnh rừng... của người Cơ Tu. Khi tham gia vào điệu múa, những nam thanh nữ tú được gần gũi tìm hiểu nhau. Tung tung ya yá như gắn bó chặt chẽ con người với con người, con người với cuộc sống thiên nhiên hơn.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, điệu múa tung tung ya yá tựa như một công trình nghệ thuật được gọt dũa, chắt lọc công phu, vừa cổ kính thiêng liêng lại vừa hiện đại sống động. Trên tiết tấu nền nhạc cồng chiêng dồn dập lôi cuốn, tiếng trống rộn ràng hoà với trang phục dân tộc độc đáo. Đặc biệt, điệu múa còn thêm hấp dẫn lôi cuốn du khách làm mê lòng những ai muốn trở về với cuộc sống nơi núi rừng.
Tung tung ya yá đã trở thành một niềm tự hào của người dân Cơtu và là "đặc sản" văn hoá truyền thống, góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh thúc đẩy sản xuất. Hiện nay, điệu múa tung tung ya yá vẫn còn phổ biến ở nhiều lễ hội của người Cơtu và được đưa đi lưu diễn ở nhiều nơi trong và cả ngoài nước, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Du lịch, GO! - Theo GD&TĐ, internet
Múa là bộ môn nghệ thuật phản ánh một hoạt động của cuôc sống qua hình thức đặc biệt của nó. Múa đã trở thành lĩnh vực văn hoá thể hiện cái nhìn thẩm mĩ của các tộc người và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặc trưng văn hoá từng dân tộc, từng khu vực vô cùng độc đáo. Nếu trong nghệ thuật văn hoá Tây Bắc có múa xoè của người Thái, múa khèn của người Mông, múa sạp của người Mường... thì ở vùng văn hoá Trung bộ điệu múa “tung tung, ya yá” của người Cơtu là nổi tiếng hơn cả.
Có thể nói múa là một trong những nghệ thuật không thể thiếu được trong sinh hoạt tinh thần của người Cơtu. Người Cơtu nam hay nữ khi biết chạy, biết nhảy thì đã biết múa.
Múa của dân tộc Cơtu bao gồm hai thể loại: múa tung tung (múa nam) và múa ya yá (múa nữ). Hai điệu múa này thể hiện tinh thần tập thể, tính cộng đồng rất cao trong đời sống của người Cơ Tu ở Quảng Nam, đã trở thành nét văn hoá nổi bật của dân tộc Cơtu.
Tung tung, ya yá là hình thức múa dân tộc phản ánh cuộc sống lao động và đấu tranh sinh tồn giữa con người với thiên nhiên và phản ánh sức sống mãnh liệt của dân tộc Cơtu. Múa tung tung, ya yá vừa mang đậm bản sắc dân tộc vừa thể hiện giấc mơ của người Cơtu về cuộc sống thanh bình, ước muốn ấm no hạnh phúc, điệu múa tung tung, ya yá còn thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, điệu nhảy.
Trong mỗi điệu múa còn chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cả cốt cách của người dân miền sơn cước. Tung tung, ya yá được hình thành lâu đời từ thực tế được khao khát tự do vươn tới ấm no hạnh phúc. Những điệu dân vũ này đã trở nên sống động và trường tồn trước dòng chảy của thời gian.
Múa tung tung, là điệu múa của nam giới. Tung tung là điệu múa diễn tả, tái hiện cảnh đi săn thú, là điệu múa mừng chiến thắng thể hiện tinh thần thượng võ của người Cơtu hoà nhập với điệu múa cầu mưa - ya yá của người phụ nữ.
Điệu múa tung tung không chỉ là điệu múa đơn thuần mà là cốt cách tâm tư của những chàng trai Cơtu. Vũ điệu ấy là chất men nghệ thuật làm say lòng người qua bao mùa lễ hội. Khi múa tung tung, ya yá người đàn ông đóng khố hoặc choàng tấm vải từ vai xuống lưng. Ở những lễ hiến tế thần linh người múa tay trái cầm thêm chiêng, tay phải cầm kiếm hoặc cây giáo lưỡi ngắn, động tác múa hùng dũng nhịp nhàng theo nhịp 2/4 lấy tiếng trống làm nền cho sự chuyển nhịp.
Múa ya yá là vũ điệu của nữ giới. Đó là vũ điệu uyển chuyển như cây lau trước gió, như dòng suối mượt mà uốn quanh. Khi múa đôi chân đứng thẳng khoan thai, đôi tay vươn lên khởi đầu, bàn tay đưa ngả theo hướng sau lưng như chống cả bầu trời, giống đôi sừng trâu biểu tượng "đầu trâu móng nước" một sắc thái văn hoá nhiều dân tộc tiểu số, cũng như tượng hiến tế của người Cơtu.
Ya yá được ví như là tuyệt tác, là nghệ thuât, là tâm hồn và là biểu tượng của văn hoá truyền thống Cơtu. Người ta đã dùng không biết bao nhiêu từ hoa mỹ để ca ngợi vẻ đẹp của "vũ điệu dâng trời". Điệu múa này được bắt nguồn từ những động tác dân lễ vật từ thờ xa xưa. Động tác dâng lễ ấy theo quá trình phát triển kéo dài của lịch sử được nhân dân sáng tạo, cách điệu hoá thành nghệ thuật có trình độ thẫm mỹ cao. Người ta dâng lễ vật, đầu và thân kết hợp hài hoà cùng những bước nhảy xiên, nhảy trượt ngang, xoay lật nhún nghiêng, nhích quay lượn người... thể hiện dáng vẻ, đường nét tạo hình rất sinh động, tạo nên hình tượng nghệ thuật múa cơ thể thật mượt mà, thanh tao, cổ kính và đầy sức sống.
Theo truyền thống của dân tộc, vào những ngày lễ hội, tết, ngày vui của làng bản, những chàng trai cô gái Cơtu trong trang phục truyền thống nhún nhảy vòng quanh. Tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên đan xen tiếng reo hò, những điệu nhảy điệu nhún trở nên cuốn hút lôi kéo người xem. Các động tác của tung tung ya yá thể hiện tinh thần thượng võ, tính cách mạnh mẽ dũng cảm, nhanh nhẹn và tài hoa của người con trai và sự uyển chuyển tinh tế của người con gái Cơtu. Tung tung ya yá trở thành thần tố thúc đẩy lao động sản xuất phát triển. Sau những ngày lao động vất vả của đồng bào dân tôc, đêm đêm dưới ánh trăng bên bếp lửa bập bùng tiếng trống chiêng vang lên như mời gọi mọi người.
Trong không khí đêm hội, con người quên đi những mệt nhọc, cùng cười vui bớt sầu lo, trở về với tâm trạng thoả mái. Sau đêm hội trở lại với cuộc sống đời thường, con người thấy yêu lao động hơn, yêu cuộc sống hơn và hăng hái sản xuất chờ ngày hội mới. Tung tung ya yá còn là nơi con người gởi gắm tình yêu đôi lứa, yêu làng bản, yêu con nước, yêu mảnh rừng... của người Cơ Tu. Khi tham gia vào điệu múa, những nam thanh nữ tú được gần gũi tìm hiểu nhau. Tung tung ya yá như gắn bó chặt chẽ con người với con người, con người với cuộc sống thiên nhiên hơn.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, điệu múa tung tung ya yá tựa như một công trình nghệ thuật được gọt dũa, chắt lọc công phu, vừa cổ kính thiêng liêng lại vừa hiện đại sống động. Trên tiết tấu nền nhạc cồng chiêng dồn dập lôi cuốn, tiếng trống rộn ràng hoà với trang phục dân tộc độc đáo. Đặc biệt, điệu múa còn thêm hấp dẫn lôi cuốn du khách làm mê lòng những ai muốn trở về với cuộc sống nơi núi rừng.
Tung tung ya yá đã trở thành một niềm tự hào của người dân Cơtu và là "đặc sản" văn hoá truyền thống, góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh thúc đẩy sản xuất. Hiện nay, điệu múa tung tung ya yá vẫn còn phổ biến ở nhiều lễ hội của người Cơtu và được đưa đi lưu diễn ở nhiều nơi trong và cả ngoài nước, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Du lịch, GO! - Theo GD&TĐ, internet
0 comments:
Post a Comment