Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Thursday 31 May 2012

Mùa hè xuống biển. Với bikini, tắm nắng, âm nhạc và bè bạn. Với ngụp lặn, hải sản và nắng gió. Mùa hè Lan Hạ và những khám phá thú vị, bất ngờ.

1. Không quá nhiều người chọn Lan Hạ làm điểm dừng chân, bởi phần lớn du khách đã dừng lại ở Cát Bà. Tuy vậy, di chuyển theo hướng Cát Bà - Lan Hạ - Cát Hải vẫn là một lối đi thuận cả về mặt địa lý, thời gian, không gian.

Nhưng dân “phượt” thì khác. Họ thích kiếm tìm cảm xúc mới bằng một lối đi “ngược”, và chúng tôi đã tiếp cận Lan Hạ từ Cát Hải như thế, xuyên rừng, băng qua những vụng nước xanh ngắt đẹp như mơ, như một “Cửu Trại Câu” của Việt Nam.

Khoảng 2km từ làng Việt Hải ra bến đò Cát Hải, con đường xuyên rừng và sau đó men theo những vịnh nước lặng yên bình và tuyệt đẹp. Một buổi sớm mai tràn ngập nắng tươi và gió nhẹ. Thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp những chiếc xe đạp ngược chiều đi từ Cát Hải vào làng Việt Hải, phần lớn là du khách nước ngoài, ai cũng phải dừng lại dọc đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp êm ái và mềm mại của “một góc Lan Hạ”.

2. Chiếc đò chở khách phải đi làm hai chuyến để đưa chúng tôi ra nhà bè trên vịnh. Cách bến đò chừng 20 phút là một vịnh biển khá kín với rất nhiều nhà bè nuôi cá lồng nằm rải rác.

< Đường từ làng Việt Hải ra bến đò.

Giống như một làng chài nhỏ, những căn nhà nổi bập bềnh trên cánh sóng bởi thùng phuy và thùng xốp, một hệ thống dây chằng dây buộc đến khó hiểu, nhưng những lối đi giữa các lồng nuôi hải sản thì thật sự cuốn hút bởi vẻ mộc mạc, một chút hiểm nguy nhưng lại rất gọi mời.

Chiếc bè được nhiều dân đi rỉ tai nhau là bè làm kinh tế của lính hải quân vịnh biển Lan Hạ. Rộng rãi, nhiều lồng cá, có cả phòng nghỉ đêm để các nhóm, đội tổ chức liên hoan, ngắm trăng, hát hò và chuyện phiếm cả ngày lẫn đêm. Muốn ăn gì thì mời ra lồng nuôi hải sản chọn lựa, giá cả phải chăng và các anh lính sẽ trổ tài đầu bếp ngay trên bè để phục vụ du khách. Dịch vụ được đáp ứng, tốt đến bất ngờ.


< “Cửu Trại Câu” của vịnh Lan Hạ.

3. Các bạn tôi vừa lên bè đã nhanh chóng thay đồ bơi để lao mình xuống làn nước trong xanh mát rượi của Lan Hạ. Xa xa, những tàu cá, tàu du lịch vẫn đang di chuyển ngoài vịnh lớn, thỉnh thoảng lại có một đội thuyền kayak khua chèo đi ngang, màu sắc rộn ràng, sống động.

Khoảng vài trăm mét để đến được một bãi cát trắng tinh, nho nhỏ nằm dưới một đảo đá cũng nho nhỏ, xinh xinh trong vô số đảo đá đang nổi bềnh bồng trên vịnh Lan Hạ. Trời xanh, biển xanh tô màu thêm cho vẻ đẹp của một vịnh biển hoang sơ đến say đắm lòng người.


< Thuyền ra bè từ bến đò Cát Hải.

Bất chợt không khí đầy gió và mây ở đâu về kéo sụp bầu trời. Mưa bắt đầu rơi. Mưa trên vịnh biển Lan Hạ, chậm rãi, từ tốn, như tưới mát những tâm hồn đang khao khát được hòa mình vào thiên nhiên đang vẫy vùng trên biển kia. Nằm duỗi mình trên bờ cát, dưới mưa, lắng nghe tiếng gió, tiếng sóng, tiếng biển và tiếng cười bè bạn. Những khoảnh khắc của nhẹ nhõm và bình yên.

4. Tôi không xuống bơi, đơn giản vì tôi không biết bơi. Tôi chạy chân trần trên lối đi ngang dọc trên bè cá, cảm nhận cái bồng bềnh của sóng nước dưới từng bước đi, vừa đi vừa nhòm nhòm vào lồng nuôi hải sản với nào cá giò, cá song, cá hồng và vẹm xanh, tu hài, tự nhủ “ắt sẽ có một bữa đánh chén để đời!”.

Tôi ngồi bệt trên hành lang gỗ nơi có dàn hoa giấy trổ hoa rực rỡ, cuốn sách mở trên tay, đọc nhẩn nha trong khi đợi các bạn đang tắm mưa ngoài biển khơi. Tiếng nhạc “nơi đảo xa” réo rắt như xa như gần. Mấy chú chó con chạy thoăn thoắt trên bè. Một chiếc thuyền đi lấy nước ngọt về đang chuyển nước vào phuy trữ.

< Trên bè cá của vịnh Lan Hạ.

Tôi ngồi đó, giữa bề bộn nhịp sống bè vịnh, mà ngỡ như mình đang có một thế giới, rất riêng…

5. Sau bữa trưa, chúng tôi ngồi uống trà ngay trên lan can bè cá. Góc bên cạnh có một nhóm dân chơi “câu” đến từ Hải Dương đang ngồi chuyện phiếm. Mấy “dân câu” đang mở thùng đồ nghề để giới thiệu về “thú chơi” tao nhã và khá kỳ công với các cô gái. Từ dụng cụ đi câu đến phụ kiện của nghề câu liên quan đến người đi câu như quần áo, giày, mũ, nón.

< Thỏa sức vẫy vùng ở Lan Hạ.

Nghề chơi quả thật cũng lắm công phu. Một thanh niên đang gỡ một chú cá bé ra khỏi lưỡi câu và bảo cô gái đem thả ra biển, anh giải thích: chỉ câu cá to mang về thôi.

Chúng tôi say mê khám phá thú chơi của những người xa lạ. Chọn cho mình một góc xa trên bè, tay buông cần và kiên nhẫn đợi cá đến cắn câu…

Nếu để tìm những giây phút bình yên và thơ mộng, vịnh Lan Hạ xứng đáng là một điểm đến tuyệt vời.

Du lịch, GO! - Theo Băng Giang (Dulich Tuoitre)
Chúng tôi lên đường để tìm lại chút dấu xưa lưu giữ hồn Nam Bộ. Và, chúng tôi đã gặp- thật kỳ diệu, dẫu tuổi tác khác nhau, thời đại khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau,… nhưng dường như, đã có một mối dây mật thiết xuyên suốt của tính cách Nam Bộ từ đời này sang đời khác.

Cũng như đất trời, bao năm tháng cứ tiếp nối đi qua, mà mỗi ngày đến cũng đều là ngày mới! Ở một góc khuất nào đó trong bộn bề cuộc sống, chợt lắng lòng với những “ông già Nam Bộ”…

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi”

Theo Đường tỉnh 26, từ TP Bến Tre đi Ba Tri chừng 35km. Nắng vàng chói chang, nắng như lửa đốt. Dẫu vậy, đường “lên mộ” cụ Nguyễn Đình Chiểu- cách nói rất thân thiết của người dân Ba Tri, luôn có cảm giác mát lành khi băng qua những cánh đồng lúa xanh, những vườn dừa như bất tận.

“Thần tượng” trong lòng dân

Thật ngẫu nhiên, tưởng như có một sợi dây liên kết vô hình nào đấy, khiến chúng tôi gặp cụ Phan Minh Trí- đầu tóc bạc phơ, lưng còng, cười móm mém. Đã 90 tuổi, từ TP Hồ Chí Minh có dịp về xứ sở “ba đảo dừa xanh” Bến Tre, cụ nhất định phải tới thăm mộ nhà thơ “Lục Vân Tiên” Nguyễn Đình Chiểu ở xã An Đức, huyện Ba Tri.

Ở đây, không ai mà không biết đường “lên mộ”- cách nói rất thân thiết của người dân. Cảnh vật, lối đi như ru lòng du khách trở về với ngày xưa. Nhà thờ cũ trước đây được xây dựng vào năm 1972 nhỏ, gọn nhưng trang trọng. Đến nay vẫn còn trong khuôn viên Khu di tích với nhiều cây cao bóng cả.

Trong nhà thờ, ngoài tượng và bài vị thờ cụ Đồ Chiểu, còn có treo chân dung các vị anh hùng dân tộc như Trương Định, Thủ Khoa Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực, Phan Tòng,... và trích đoạn những tác phẩm văn học nổi tiếng của cụ Đồ. Nhà thờ nhỏ khi xưa, nay được dùng làm văn phòng Hội Đông y, như một cách tưởng nhớ nhà thơ yêu nước, vừa dạy học, vừa bốc thuốc cứu người. Cụ Trí ngắm nhìn ngôi nhà thờ rất lâu, rồi quay qua bảo: “Tui cũng làm thầy thuốc Đông y, thiệt là ngưỡng mộ cụ Đồ Chiểu”.

Mặc dù sinh ra ở Huế, đậu tú tài ở Gia Định năm 1843, nhưng 21 năm cùng sống, cùng yêu, cùng ghét- nên Ba Tri xem cụ Đồ Chiểu như là người của quê hương xứ sở. Có lẽ danh xưng “ông già Ba Tri” cũng bắt nguồn từ đó. Dường như không người dân Nam Bộ nào không biết ngâm nga vài câu Lục Vân Tiên “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng…”

Sức sống của những vần thơ Đồ Chiểu bởi chất thơ cũng là cốt cách người Nam Bộ- những người đi khai phá, bất khuất trước hiểm nguy và quyền lực, nghĩa khí “giữa đường thấy việc bất bằng chẳng tha” và không màng danh lợi “làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Người Nam Bộ đã tìm thấy hình ảnh và “thần tượng” của mình bằng bản chất trượng phu, hào phóng, trọng nhân nghĩa của Hớn Minh, Tử Trực, ông Quán, ông Ngư, ông Tiều. Thể hiện đúng khát vọng vươn lên đạo làm người của cư dân vùng đất mới.

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm…”

Đến với khu mộ cụ Đồ Chiểu, chúng tôi như được sống lại cùng không gian, thời gian mà nhân vật Lục Vân Tiên trượng nghĩa “Trai thời trung hiếu làm đầu…” và tính cách khí khái, thanh cao của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Hẳn nhiều người chưa quên, khi Pháp đánh chiếm Gia Định năm 1859, cảm nhận sự hy sinh anh dũng của những nông dân chân đất, Nguyễn Đình Chiểu viết bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc vô cùng thống thiết. Và lần đầu tiên, người nông dân- chiến sĩ đã hiện lên rõ nét trong văn học. Những người chỉ “cui cút làm ăn- toan lo nghèo khó” mà “việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó”. Nhưng sẵn sàng “mến nghĩa làm quân chiêu mộ” để chống Pháp.

Và cụ Đồ Chiểu cũng tinh anh, bất khuất từ thơ văn tới đời thật. Đó là khi viên Chánh tham biện tỉnh Bến Tre Michel Ponchon ba lần đến nhà ông để khéo léo dụ dỗ, ông đều chối từ. Lần đầu, Ponchon đi với thông ngôn Lê Quang Hiển, ông giả điếc không nghe. Lần sau Nguyễn Đình Chiểu giả đau không tiếp. Khi Ponchon đề nghị trả đất đai ở Tân Khánh cho ông, Nguyễn Đình Chiểu đã trả lời: “Nước chung đã mất, đất riêng còn có sao được?”

Để giờ đây, trang trọng trong khu di tích, đôi câu thơ đối “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” vẫn lưu truyền hậu thế. Với người Nam Bộ, Lục Vân Tiên đã bước ra cuộc sống- trở thành biểu tượng đẹp đẽ đại diện cho con người hào hiệp, trượng nghĩa, thủy chung. Tại TP Hồ Chí Minh, một số doanh nghiệp đã đề nghị lập “Giải thưởng Lục Vân Tiên” để tưởng thưởng cho các anh hùng nghĩa hiệp “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha” sẵn sàng xả thân bắt cướp, bênh vực người yếu, thế cô.

Giữa rợp mát màu xanh, tiếng cô hướng dẫn viên thủ thỉ, cụ Phan Minh Trí gật gù: “Thiệt là có phước, tui luôn coi cụ cũng là ông tổ nghề thuốc của tui”.

Từ Khu di tích mộ cụ Đồ Chiểu, ông cụ Trí đã cùng chúng tôi ngồi ôtô qua Phú Lễ, rồi xuống xe ôm đi Bảo Thạnh để được thắp nén hương tưởng nhớ Đại khoa Tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ- cụ Phan Thanh Giản (1796- 1867). Năm 2008, Cục Di sản văn hóa đã có công văn nêu rõ, các nhà sử học đánh giá cao công lao của cụ Phan Thanh Giản trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa. Cụ nổi tiếng thanh liêm, đạo đức.

Cách đó 3km là khu mộ Sùng đức Võ Trường Toản (?- 1792). Cụ là người học rộng tài cao, thông đạt kim cổ. Nhiều học trò của ông nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định (lúc bấy giờ được gọi là Gia Định tam gia thi),… Khi 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, học trò đã tổ chức di dời hài cốt cụ về làng Bảo Thạnh, Vĩnh Long (nay là Ba Tri, Bến Tre), lúc bấy giờ còn là đất tự do. Văn bia dựng tại mộ do Phan Thanh Giản soạn thảo.

Du lịch, GO! - Theo PHƯƠNG NAM - TRẦN PHƯỚC (Vĩnh Long Online)
Vũng Tàu có rất nhiều món ăn truyền thống ngon, lạ... nhưng bạn phải biết cách chọn quán, tìm đúng địa chỉ để tránh bị "chặt chém", bực mình.

< Dĩa sò lụa xào me 45k bằng 3 dĩa ở SG, nhìu, ngon, tươi.

Vũng Tàu là vùng đất vừa có núi rừng vừa có biển, nên đặc sản ở đây rất đa dạng. Thuỷ sản có nhiều loại đặc trưng: đặc sản địa phương cũng nhiều món như bánh canh Long Hương, bún nóng Hoà Long, bánh hỏi An Nhất; hay các món dân dã, bình dân như bánh khọt, bánh bèo, chạo tôm, thịt nướng.
Đêm đến, thành phố lúc nào cũng luôn nhộn nhịp bởi các khu ẩm thực: khu ăn đêm Đồ Chiểu với đầy đủ các món ăn như phở, cháo, hủ tiếu, bún, bánh cuốn, mì, cơm…

Bài viết tổng hợp sau xin chia sẻ một số kinh nghiệm ăn uống chơi bời ở Vũng Tàu. Nhiều nguồn có các từ ngữ theo phong cách teen, mình gắng "dịch" lại nhưng không xuể, thôi đọc cho vui!

< Dĩa chem chép xào tỏi 55k, cũng nhìu như dĩa sò lụa nhưng hình bị thiếu 1 góc dĩa vì ăn gần chục con mới nhớ chụp hình!

- Ăn uống:

1. Ốc Năm Tầng, A12 Nguyễn Thái Học: ngon, rẻ, tươi, nêm đậm đà, giá 45-65k/dĩa nhưng rất nhiều nha. Hai người đói meo ăn 2 dĩa là lưng bụng, thêm 1 dĩa nữa no đi không nổi luôn. Món đặc sắc là sò lụa, thấy hầu như khách nào cũng kêu.

< Nghêu hấp thái 45k, nước lỏng bỏng, nhưng nghêu cũng khá nhìu.

Các món ngon: nghêu, sò lông, sò vẹm, càng cúm, móng tay,chem chép, ốc bươu… Vc When ăn sò lụa rang me 45k (lẽ ra kêu sò lụa xào mỡ hành/tỏi/sate ngon hơn), chem chép xào tỏi 55k, nghêu hấp thái 45k. Nghêu hấp hơi lạt giống hấp sả hơn, nhưng nước nghêu ngọt và nghêu biển nhỏ chứ không phải nghêu nuôi to nhưng nhạt nhẽo trong SG đâu. Một dĩa nhìu bằng 3 dĩa thường ăn trong SG luôn.

< Bạch tuộc nướng 80k, dĩa cũng khá nhìu, đường kính dĩa khoảng 15cm.

2. Quán nướng cô Nên: nằm ngay đối diện cáp treo ở bờ biển khu Bạch Dinh, chạy trên đường là thấy, rất lớn, đi buổi tối chừng 7h là đông nghẹt, vô phải đứng chờ ng ta ăn xong mới giành được bàn. Nhìu món: cơm chiên hải sản, lẩu cá, hải sản nướng, gà chiên…

< Mực nướng muối ớt ngon, dày cui, ngọt thịt, 55k, cũng nhìu luôn, bỏ vào hộp mang về được gần đầy hộp.

Thường thấy ăn nhất là mực nướng (55k) và bạch tuộc nướng (80k), và cơm chiên hải sản (dĩa lớn, nhìu). Giá mới lên sau tết, nhưng vẫn rẻ so với ngoài biển, và an tâm hơn. Mực tươi, dày, ngọt thịt, nhìu, ướp ngon. Bạch tuộc cũng khá, ko phải 1 con cắt ra mà nướng cả vỉ quá trời con rồi có ng ngồi cắt khúc ra, xếp đủ 1 dĩa là bưng lên ko đếm con. Muốn thưởng thức tại biển thì mua xong chạy ra bờ biển ngồi ăn, còn muốn ăn nóng giòn luôn thì ra bờ biển mà gửi xe đi xuống tận bờ cát sẽ rẻ hơn trên bờ xi măng rất nhiều.

3. Waffle town – Incard 50-100: dễ chịu, ko cần đưa IC trước, ko cần đặt bàn trước vì quán khá vắng. Menu phong phú, từ bánh kẹp mặn ngọt, nui, mì ý, bò lúc lắc…, giá có incard thì rẻ chứ ko có thì mắc mà ko đáng, chỉ ăn cho biết khi dùng Ic thì được.

< Bánh kẹp tự chọn 47k.

@ vc When ăn 1 bánh kẹp tự chọn nhân gà + bò + khoai nghiền + salad trái cây + pate + trứng 47k và 1 bánh kẹp 2 tầng thịt bò kèm xúc xích… 38k (thức ăn bằng bánh tự chọn nhưng rẻ hơn vì bánh tự chọn tính thêm 10k tiền bánh không nữa), 1 ép dưa hấu 19k, 1 café đá 14k.

< Bánh kẹp 2 tầng thịt bò 38k, có thêm 1 lớp bánh kẹp nữa, nhìu hơn bánh tự chọn.

Tổng cộng 72k (đã giảm cho IC)luôn khăn cho 1 bữa sáng, rẻ mà no quá trời. Bánh kẹp ăn lạ miệng, giống bánh tổ ong của mình hay ăn vặt nhưng bột lúa mì ngon hơn, vừa giòn vừa mềm. Nhân bánh nhìn vậy chứ ít lắm, mỗi thứ nhân là 1 chút xíu, kẹp chung đủ 2 miếng ¼, cộng lại nửa hình tròn đường kính 1 gang tay. Nước ép nguyên chất ko pha nước và đường.

4. Cá viên chiên Cáp Treo: CẢNH BÁO. Nghe đồn ngon rẻ nhưng cô chủ bán mắc và khó chịu, mới vô hỏi mua 40 or 50k, nghe sốc dễ sợ, When nói mới ăn xong mua ít thôi còn ăn thứ khác nữa thì cái mặt khó chịu, làm sai món When chọn mà When hỏi thì nhăn nhó dữ dằn, When ko muốn lớn chuyện nên lấy luôn thì ko cho dưa chua (món đặc sản) kèm theo, When hỏi thì nói “em mua 40k trở lên đi chị cho em dưa chua chứ em mua có 20k (16 viên) mà kêu chị cho thì chị lỗ chết”. Nghe ghét dễ sợ. When nhăn lại, kêu còn ăn món khác chứ ko phải ko có tiền mua, thì bà ta dịu giọng vuốt ve “thôi em ăn tạm chị còn ít dưa chua quá để dành bán cho khách ăn nhìu” trong khi bà ta còn gần đầy hũ to. Thấy ghét ko nói nữa. Lần sau có đi cũng ko đến chỗ này >”<

< Dĩa salad 25k, khoai 25k, bánh mì 6k/2 ổ.

5. Nhà hàng Vườn Bàng: nghe nói bán món Nga Việt ngon rẻ, ko thể bỏ qua nên cũng rang lết đi ăn, gần ốc Năm Tầng, nhưng hơi kh1o tìm vì nó ghi địa chỉ 37/4 Nguyễn Thái Học mà đi kiếm mòn đường cũng ko có nha, phải quẹo trái vào đường Yersin mới thấy quán nằm cuối đường, trên bảng hiệu ghi 37/4 Yersin. Giá lên quá trời so với khoảng giữa năm ngoái, mà dở ẹt, ít xịu.

< Thịt heo xiên nướng 45k 5 miếng bằng 2 ngón tay (ăn mất 1 miếng rùi).

VC When kêu 2 món đặc sản của nhà hàng là thịt heo xiên nướng kiểu Nga và đùi gà góc 4 nướng kiểu Nga, ăn kèm khoai chiên, salad dầu dấm và bánh mì. Thịt heo ăn đỡ khô hơn thịt gà, được 5 cục bằng 2 ngón tay, 45k; đùi gà nhỏ xíu, khô weo lạt nhách, 65k, salad dĩa nhỏ, xếp 2 tầng đẹp, ngon, chấm nhất món này ở đây, lấy nước dầu dấm chấm bánh mì cũng ngon nữa, mỗi tội quá mắc, 25k dĩa rau còn mắc hơn nhà hàng SG nữa.

< Đùi gà góc 4 nướng khô weo lạt nhách nhỏ xíu 65k.

Dĩa khoai chiên 25k, chưa tới 20 cọng, kêu thêm chén bơ đường chút xíu 15k, bánh mì cóc, cũ, nướng lại. Nói chung ăn uống hết hơn 180k mà thấy phí và dở, ngán, ko đáng, thái độ nhân viên cũng chảnh lắm, y như kiểu nhà nước vậy, chán. Ăn cho biết chứ ko vô lần 2.

6. Café: O cáp 1 là được yêu thích khá nhìu, giá bây giờ tăng nhìu rùi, café đá cỡ 20k, hồi năm ngoái có 12k, rẻ bèo luôn. Giá tăng nhưng vẫn rẻ so với café ở SG, ngồi ngắm biển. Toilet dơ kinh dị, nói chung rang nhịn  Dọc bờ biển đường Hạ Long cũng còn nhìu quán khác, vô quán nào cũng được, thấy lớn vậy thôi chứ giá ngang ngang nhau và bình dân, như Lion, Cánh Buồm,..

7. Trên đường từ Vũng Tàu về, nên ghé quán hải sản Tiến, ngon, chất lượng, tính ra khá rẻ và xứng đáng.

Qua khỏi chợ Bà Rịa, chạy đến địa phận Phước Sơn là nhìn đường từ từ là vừa, chạy 1 lúc qua khỏi tu viện Mân Côi bên tay phải, có tu viện Thánh Mẫu Phước Sơn, bảng hiệu đá khá lớn, đến đó là có khúc đường ko có con lươn, băng qua đường gặp 1 ngã 3 nhỏ đầu ngã 3 có bảng ghi cảng đá Đức Hạnh, phía dưới là bảng hiệu hải sản Tiến nhỏ nhỏ xanh dương.

Chạy vô đường đất đá mịt mù khoảng 700m, thấy xe hơi đông nghẹt phía trước là biết đến quán Tiến. Quán lụp xụp chòi tre nhưng toàn xe xịn vô ăn ko hà. Mình chọn bàn, tự “đi chợ”, tức là lựa hải sản tươi sống trong bể, nói cách làm rồi ra ngồi chờ ăn. Mới nghe qua giá cả thấy tưởng đút đầu vô máy chém: ghẹ 420k, tôm tích 800k, tôm hùm 900k, nghêu 75k, hào 40k,…, thấy còn mắc bằng or hơn nhà hàng SG nữa, nhưng lỡ vô rùi kêu luôn, 2 con ghẹ 7 lạng, lấy ghẹ cái, chắc thịt, đều con, ½ kg nghêu.

Nếu ko kêu gì hết ngta tự động hấp sạch, còn muốn ăn lẩu, nướng, xào mỡ hành…phải dặn, nhưng có lẽ vì ko tính tiền làm món nên nv ko them giới thiệu làm món gì, khi mình hỏi có món đó ko mới nói, và làm lẹ lắm ko cho đổi. When ăn ghẹ hấp (chưa kịp đổi qua lẩu ghẹ) và nghêu xào mỡ hành, thêm 1 cái bánh tráng, 2 lon nước ngọt, tổng cộng 380k, no căng, vì ghẹ rất to, chắc và nhìu thịt, ăn mãi mới hết ½ con, ngon dễ sợ.

Mới kêu món thì ấn tượng xấu, nhưng ăn rồi thấy đáng tiền và rẻ ghê. Lần sau đi nhất định chừa bụng vô đây ăn. Các món khác cũng ok lắm: mì xào hải sản, lẩu hải sản nghêu tôm, bạch tuộc nhúng dấm, lẩu ghẹ or cá mú or cá chẽm…Hào When ko ăn nhưng thấy mấy anh kia kêu 2kg ăn sống Wasabi, được đến 7 con mà có 80k, tính ra 1 con chưa đến 12k, quá rẻ. Nghêu ½ kg 37k cũng bằng 1 dĩa 50k ăn ở ốc 5 tầng, cũng rẻ luôn.
1/2 kg nghêu xào mỡ hành ngon, ngọt, tươi, 37k. Còn ghẹ thì đang bận việc quên chụp, ăn nửa con mới nhớ, nên ko có hình, hehe

Tập hợp tất cả các nhà hàng,quán ăn ngon các điểm vui chơi tại Vũng Tàu

Ăn sáng :
Phở Quyền đường Thống Nhất
Phở 24 đường Trần Hưng Đạo
Quán Mì thảy ở đường Ba Cu
Lòng heo – quán Tuấn đường…đồng khởi (cắt Lê Lai)
Ăn cơm trưa : quán Hưng Ký ở Chợ cũ
quán Lan Rừng ăn cũng ngon đó bác, nhưng giá có cao hơn quán Gành Hào.

Hải sản:
Quán Hồng Vân trên đường Hoàng Hoa Thám
Quán Ghềnh Hào giá cả tốt đó mấy bác Cua khỏang 220 , bự tổ nái Tôm trăm mấy thui , ăn lặc lè Heineken 15K lon
Quán Vườn Lan đường Trân Hưng Đạo
Quán Vườn Xoài, chuyên trị gỏi cá mai. Quán phải đi vô hẻm trên đường Hoàng Hoa Thám, đầu hẻm đối diện với quán Hồng Vân, cạnh hẻm là quán Lẫu đầu cá Bảy Giai.

Nhậu :
Quán Hạ Long đường Cô bắc (ẩn mình như rất ngon, có thể tiếp khách sang với các món từ sang tới hèn)
Vườn Bàng – Tiếp đông người
Dê – Lẩu Dê Hưng, đường Tôn Thất Tùng – đảm bảo ăn dê chứ không ăn chó
Dê thì bác có thể thử thêm ở quán Tám đường Bình Giã, khá đông khách, khuyết điểm là nằm trong hẻm, không có chỗ đậu xe
Chồn hương – quán Ngôi sao Phương Nam (cực ngon )
Ngôi Sao Phương Nam là đường Tú Xương
Heo mọi thì có quán Thanh Hằng, lúc trước ở Tú Xương, bây giờ chuyển về đường Thống Nhất (đường mới 51B)
Cấy : Cách 2, 3 nhà là quán thịt cấy Bốc Lửa, ăn cũng khá ngon, nhưng bây giờ có thể hơi đông nên không còn như trước

Gà hấp lá chanh Sài Gòn ở đường Chu Mạnh Trinh cũng ngon lắm các bác nhé
Còn có quán thịt trâu Phương nam trên đường Bình giã nữa, đoạn gần ngã tư Bình giã – Nguyễn An Ninh, gần mấy cái hồ nước trên đường Bình giã, có món lá sách trâu xào khế nhậu bắt lắm …
món nướng thì ăn ở Vườn Bàng ở đường gì hổng nhớ hình như là Lê Hồng Phong ( gần quán Việt Nga ) nhưng ăn ngon rẻ hơn Việt nga.

LINH TINH :

Canh bún :
ở góc ngã tư Tú Xương với đường gì em quên mất tên, bắt đầu bán khoảng 2h chiều

Bánh khọt :
Cây Vú Sữa thì đông, nhưng lại theo trường phái “chiên”, nghĩa là nhúng bánh vô chảo dầu sau khi đã tái sơ trong khuôn đổ. Có một quán khác theo trường phái “cổ điển” mà bà xã em rất kết, nghĩa là để bánh trong khuôn đúc cho đến khi giòn rụm. Nước mắm thì do nhà quán tự làm luôn, theo trường phái dân ghe miền Trung. Địa chỉ: Bánh khọt Bà Hai, đường Trần Đồng (Châu Văn Tiếp cũ).
Đường Lý Thường Kiệt – đối diện nhà nghỉ Trung Dũng. Quán này học sinh ăn đông lắm.
Đối diện cây xăng Ngã 4 Hòang Hoa Thám (gần NH Lan Rừng)~ ăn bánh khọt trên đường hòang hoa thám đối diện nhà nghĩ anh đào ( hay anh thư thì quên rồi )

Ở đường Lê Hồng Phong có quán bánh xèo, chiều chiều rất đông khách. Nếu thích, bác có thể ghé thử xem.

Cafe :
Cát Biển, Bạch Dinh, Blue note, Dòng thời gian…….

Có vài lời khuyên như sau:
1 >Tránh xa các quán ăn gần khu vực bãi sau đường Hoàng Hoa Thám (nếu muốn tiêu được nhiều tiền), các quán có đội ngũ cò đi mời chào, dù có đưa thực đơn các bạn cũng chớ vào... vào nó chém ứa cổ... hichic.

2 > Trên đường đi Bình Châu theo đường ven biển có quán Phương Trang( xã Lộc An H đất Đỏ)
Khu vực Tân thành hỏi đường vào cảng nước sâu (nội địa) ăn đồ biển cũng hấp dẫn đấy.

Ăn ngon, bổ, rẻ tại Vũng Tàu

Du lịch, GO! - Theo Giamua, Tapchi Giadinh... và nhiều nguồn ảnh khác.
Theo người xưa kể lại trước đây làng có 6 thôn. Năm 1844 mang tên là làng Bình Hưng. Năm 1852 đổi là làng Bình Thủy. Đầu thế kỷ 20, làng lại đổi tên thành Long Tuyền với ngụ ý minh hoạ đất thiêng này có hình con rồng, bởi địa hình có sông Bình Thủy nước chảy uốn khúc như thân rồng nằm, vàm sông Bình Thủy miệng rộng há toác ra ngậm trái châu là đất Cồn Linh. Bốn rạch tỏa ra như bốn chân rồng. Đoạn đuôi thon thon nằm vắt tận cuối làng.

Tương truyền năm 1852, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một chiếc hải thuyền, khi gần đến Cồn Linh gặp phải một trận cuồng phong lớn khiến mọi người hoảng sợ. Nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm rạch Bình Thủy nên vô sự. Thoát nạn, Huỳnh Mẫn Đạt cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là Bình Thủy.

Làng cổ Long Tuyền được xem là nơi địa linh nhân kiệt bởi sinh ra nhân tài đất Việt như: Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807- 1872), một trong bốn rồng vàng đất Đồng Nai. Sự nghiệp thi ca của ông chứa chan lòng yêu xứ sở và chí khí chống ngoại xâm, độc đáo hơn hết là sự cống hiến quý giá của ông đã cải biên nghệ thuật tuồng cung đình đương thời thành tuồng của dân gian, của dân miệt vườn lam lũ, giàu tình nghĩa, khẳng khái đấu tranh cho chính nghĩa.

Vở tuồng "Kim Thạch kỳ duyên” của ông được liệt vào hàng các vở tuồng cổ nhất nước ta, hấp dẫn bao thế hệ cả nước và cũng là vở tuồng đầu tiên dịch ra tiếng Pháp. Khu mộ ông thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ và đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là di tích Lưu niệm danh nhân vào ngày 25/1/1994.

Làng cổ Long Tuyền nay đã phân chia thành nhiều đơn vị hành chính như: phường Bùi Hữu Nghĩa, An Thới, Bình Thuỷ, Long Hoà, Long Tuyền...

Dù đã trải qua bao thăng trầm của cuộc đời và chiến tranh tàn phá, nhưng vẫn giữ được nét chân chất mà thanh tao, giản đơn nhưng sâu lắng bởi cảnh sông nước hữu tình, lòng người mến khách. Làng cổ này còn có đến 6 di tích cấp quốc gia như: Đình Bình Thủy (tức Long Tuyền cổ miếu) được xây từ năm 1844, nay mới được trùng tu.

Chùa Nam Nhã từng lưu dấu chân của Phan Bội Châu, Cường Để và sau này là nhà cách mạng Ngô Gia Tự. Từ năm 1907 đến 1940 đây là trụ sở chính của phong trào Đông Du, là nơi hội họp, hoạt động chỉ đạo chống Pháp. Năm 1991, chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Long Quang cổ tự có từ thời Vua Minh Mạng thứ 5 (1825).

Long Quang cổ tự tính đến nay đã trải qua 180 năm, là công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo. Bên trong nội thất có hệ thống tượng Phật bằng gỗ được chạm trổ rất độc đáo. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa còn là điểm liên lạc của nhiều cán bộ hoạt động ở vùng ven và ngoại thành Cần Thơ. Ngày 21/6/1993, Bộ Văn hoá đã ra Quyết định công nhận chùa Long Quang là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

Chùa Hội Linh từng một thời nuôi chứa cơ sở hoạt động cách mạng, trở thành địa chỉ đỏ được công nhận di tích lịch sử văn hoá năm 1993. Chùa được xây dựng năm 1907, nét độc đáo của chùa là sự lưu giữ, bố trí khá nhiều hiện vật cổ rất có giá trị giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Chùa Hội Linh còn là địa chỉ tổ chức nhiều hoạt động xã hội từ thiện. Đây còn làm điểm để sinh hoạt giáo dục truyền thống cách mạng cho rất nhiều thanh thiếu nhi tại địa phương.

Làng cổ Long Tuyền hiện còn lưu giữ khá nhiều ngôi nhà cổ, nhiều nhất là phường Bình Thuỷ. Độc đáo hơn cả là ngôi nhà cổ họ Dương, người dân hay gọi là nhà cổ vườn lan Bình Thủy. Ngôi nhà được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1870 bằng gỗ, lợp ngói, gồm 5 gian. Tất cả hương án, khán thờ, liễn đối đều bằng gỗ khảm xà cừ, các tủ chè, sập gụ, trường kỷ đều được đóng bằng các loại gỗ quý như lim, căm xe...

Những nét chạm khắc tinh tế theo chủ đề sinh hoạt sông nước miền Tây Nam bộ trên các đồ gỗ nội thất này qua bàn tay của các nghệ nhân đến từ 3 miền Bắc - Trung - Nam đã trở nên sống động và hấp dẫn. Nhà cổ dòng họ Dương là một trong những ngôi nhà cổ nhất ở Nam Bộ còn lại tương đối nguyên vẹn.

Về làng cổ thấy thương thương những cái tên nôm na, dân dã như rạch: Bà Bộ, Ông Vựa, Bà Chủ Kiểu, Miễu Ông, rạch Cam, Chanh, Chuối... Theo hương lộ 28 (lộ Sóng Lươn), qua chợ Miễu Ông có Miếu Ông Hổ.

Người dân nơi đây rất tường tận giai thoại về hai "ông Hổ” tranh giành lãnh địa, cả hai đánh nhau đến chết! Hiện trong miếu có bức tranh vẽ "hai ông” đang chiến đấu với nét vẽ dân gian, chân phương sinh động.

Làng cổ Long Tuyền bao năm tồn tại giữa bom đạn chiến tranh, hình thành nên huyền thoại Lộ Vòng Cung rực lửa, một căn cứ Vườn Mận anh hùng đang giang tay nối liền với chợ nổi Phong Điền, Cái Răng, khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh, tạo thành tuyến du lịch hấp dẫn, đặc trưng cho miệt vườn sông nước, cuốn hút khách du lịch muôn phương bởi cái hồn cổ vẫn quanh quẩn đâu đây ẩn chìm trong nhịp sống mới đang hối hả sinh sôi trên vùng đất thiêng với nhiều điều kỳ diệu.

Du lịch, GO! - Theo Theo Đại Đoàn Kết
Khu Di tích Lịch sử Tân Trào (xã Tân Trào - huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang) với hơn 20 di tích lịch sử nổi tiếng liên quan đến Cách mạng Việt Nam thời kì Cách mạng Thángو năm 1945, nay đang trở thành “tâm điểm” của những chuyến tham quan tìm lại cội nguồn cách mạng của hàng vạn du khách. Và đây cũng là điểm du lịch văn hóa – lịch sử trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang.

^ Di tích lịch sử đình Tân Trào, nơi diễn ra Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 13 đến 15/8/1945 
quyết định tổng khởi nghĩa cả nước giành chính quyền về tay nhân dân.

Tân Trào không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng mà còn có vị trí đắc địa về mặt quân sự và giao thông do được bao bọc bởi núi Hồng và sông Phó Đáy. Do đó, nơi đây đã từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn để xây dựng Thủ đô lâm thời Khu giải phóng.

< Di tích lán Nà Lừa, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tân Trào.

Chính tại nơi này, ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Hội nghị toàn quốc để quyết định tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu năm 1945.

< Hòn đá thề, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời thề quyết tâm giành độc lập dân tộc. 

Và đến ngày 16 tháng 8 năm 1945, Ðại hội quốc dân cũng đã họp tại đây với việc thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và quân Giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân.

< Di tích lán làm việc của đồng chí Trường Chinh ở Tân Trào.

Mặc dù cuộc trường chinh kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc đã lùi xa vào quá khứ, song khi đến với Tân Trào, trở về với chiến khu xưa, du khách vẫn như cảm nhận được không khí hào hùng của những ngày mùa thu Tháng 8 lịch sử.

< Nhà tưởng niệm của Ban Thường trực Quốc hội tại Chiến khu Tân Trào.

Ở đó, nay vẫn còn đó nhiều di tích nổi tiếng như: đình Hồng Thái, đình Tân Trào, lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, hang Bòng, hầm an toàn của TƯ Đảng và Chính phủ, Khu di tích Nha Công an Việt Nam…

< Di tích lịch sử đình Hồng Thái tại Chiến khu Tân Trào.

Mỗi địa danh ở Khu Di tích lịch sử Tân Trào đều có ý nghĩa lịch sử quan trọng, bởi tại đây đã diễn ra những sự kiện lịch sử quyết định đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

< Cây đa cổ thụ tại đình Hồng Thái.

< Du khách tham quan di tích hầm an toàn của TƯ Đảng và Chính phủ ở Tân Trào.

Nơi đây cũng gắn bó với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ khi Người rời Pắc Bó (Cao Bằng) về Tân Trào để lãnh đạo cách mạng, cũng như khi Người cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ và quân đội ở và làm việc để lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân vào tháng 8 năm 1945, và lãnh đạo nhân dân cả nước trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

< “Tượng đài Chiến thắng” tại Khu di tích Nha Công an Việt Nam ở Tân Trào.

Đình Hồng Thái có dáng dấp của một ngôi nhà sàn miền núi với kiến trúc gỗ, mái lợp lá cọ và có 3 gian 2 chái. Cũng như bao ngôi đình cổ của Việt Nam, đình Hồng Thái cũng là nơi thờ thành hoàng làng và những vị thần xung quanh vùng.

< Bảo tàng Công an Nhân dân Việt Nam tại Khu di tích Nha Công an Trung ương.

Song bên cạnh đó, đình Hồng Thái còn là di tích lịch sử quan trọng, bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi Người từ Cao Bằng về Tân Trào vào tháng 5/1945, là trạm giao liên và huấn luyện quân sự trong thời kì kháng chiến, là trạm thường trực của An toàn khu (ATK) Trung ương ở Tân Trào.

< Máy bay của Không lực Hoa Kỳ tại Sân bay Lũng Cò, nơi tiếp nhận nhiều chuyến bay của quân ta trong thời kì làm việc tại chiến khu Tân Trào.

Đinh Tân Trào là địa danh lịch sử quan trọng tại Khu Di tích Lịch sử Tân Trào. Nơi đây, từ ngày 13 - 15/8/1945 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc của Đảng dưới sự chủ trì của lãnh tụ Hồ Chí Minh, quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền về tay nhân dân.

< Du khách tham quan Khu di tích Nha Công an Việt Nam.

Dưới mái đình này, ngày 16/8/1945, các đại biểu từ khắp mọi miền đất nước đã về họp Quốc dân Đại hội, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, quy định Quốc kì, Quốc ca, thông qua 10 Chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng, tức Chính phủ nước Việt Nam mới do lãnh tụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch. Sau này, ngày 20/3/1961, Bác Hồ đã về thăm lại đình Tân Trào, thăm lại quê hương cách mạng, nơi mở đầu cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc.

< Di tích Ty Tư Pháp.

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500m về phía Đông. Chính tại đây đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Chiều ngày 16/8/1945, Đội Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và các đại biểu. Đ/c Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

< Di tích Nhà in Báo.

Lán Nà Lừa là địa danh lưu lại nhiều dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người sống và hoạt động cách mạng tại Tân Trào. Lán nằm ở sườn núi Nà Lừa, phía Đông làng Tân Lập. Tại đây, Bác Hồ đã thành lập Khu giải phóng và quân giải phóng, chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội. Đây cũng là nơi sinh sống và làm việc của Bác từ tháng 5 đến tháng 8/1945.

< Biểu tượng cờ Đảng, cờ Tổ quốc tại Khu di tích Nha Công an Nhân dân Việt Nam ở Tân Trào.

Với những ý nghĩa lịch sử đặc biệt như trên, ngày 10-5-2012, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt cho Di tích Lịch sử Tân Trào.

Du lịch, GO! - Theo Báo Ảnh VN

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống