Người ta biết nhiều về một Điện Biên Phủ lừng lẫy một thời khói lửa chiến tranh ngày xưa, nhưng ít người biết đây còn là một vùng đất trời đẹp đến bất ngờ.
< Điện Biên cuốn hút du khách bằng chính những cung đường đẹp.
Cuốn hút những lữ khách phương Nam chúng tôi ngay từ những cung đường dẫn vào vùng đất lịch sử này là những ngọn đồi trải đầy thảm hoa, hay ruộng bậc thang huyền hoặc đẹp như tranh vẽ...
Nếu du khách thích nghỉ dưỡng và tận hưởng những dịch vụ tiện nghi thì có lẽ Điện Biên chưa hẳn là lựa chọn thích hợp, bởi vùng đất này còn khá hoang sơ dành cho người ưa thích khám phá.
Cung đường trên mây
Chưa kể hành trình khá xa, dừng nhiều trạm và đổi nhiều phương tiện nếu xuất phát từ TP.HCM, Điện Biên trong mắt tôi vẫn còn là một nơi quá mới mẻ, hơi lạ lẫm nên tạo cảm giác tò mò.
Rất nhiều cách đến với Điện Biên, ngoài lộ trình quen thuộc từ Hà Nội theo tuyến quốc lộ số 6 đi Hòa Bình - Lai Châu - Điện Biên, tôi chọn cho mình tuyến đường từ Hà Nội đi xe lửa đến Lào Cai, rồi từ Lào Cai đón xe đò đi Sa Pa - Lai Châu - Điện Biên để tận hưởng cái thú “phiêu” qua từng cung đường và cảm được cái hồn của Tây Bắc.
< Bắt gặp những hình ảnh bất ngờ trên đường đi.
Không khí trong trẻo của buổi sớm mai vùng trung du khiến người ta cảm thấy có cảm tình với vùng đất vốn nghe tên đã tưởng tượng là nơi rừng thiêng núi độc. Những cánh ruộng bậc thang rực rỡ sắc vàng ôm ngang sườn núi cùng với tiếng róc rách của suối khe mùa nước cạn cứ theo tôi trên suốt chuyến hành trình như lời chào đón người lữ khách từ miền xuôi ghé thăm.
Những vùng đất tôi đi qua là nơi sinh sống của các dân tộc Khơ Mú, Thái, Lự, Mông... giữa mây mù và gió lạnh. Đó là một Lai Châu chìm đắm giữa núi non hùng vĩ, một bản làng Tả Phìn yên ả bên sườn núi. Cung đường còn đưa tôi đi qua dòng sông Nậm Na uốn khúc thơ mộng. Ven bờ sông lô xô nếp nhà sàn mái đá đen, vàng, xám của người Thái nằm khuất sau những hàng cây xanh tốt. Tất cả tạo nên hình ảnh làng quê thanh bình, êm ả.
Càng đi thời tiết dường như càng lạnh và khô hơn. Đường đi mỗi lúc thêm ngoằn ngoèo và uốn lượn. Những đoạn đèo chênh vênh đôi lúc lại chìm khuất trong mây và sương mù. Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn ngoèo trên quốc lộ 4D, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu; 1/3 còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai.
< Suốt đoạn đường từ Lào Cai - Điện Biên, du khách sẽ đắm chìm trước khung cảnh đặc trưng của ruộng bậc thang.
Đây có lẽ là con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50km, dài hơn cả đèo Pha Đin (32km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40km, thuộc Yên Bái). Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến cung đường này trở nên nổi tiếng với bất kỳ dân “phượt” nào.
Một thoáng chợ phiên
Tôi có dịp ghé thăm chợ phiên ở huyện Tủa Chùa, cứ cách sáu ngày lại họp một lần. Thật may là chợ vẫn còn nhộn nhịp dù mặt trời đã lên cao qua đỉnh đầu. Vào đúng ngày họp chợ, trên các ngả đường vắt vẻo trườn từ các làng bản về, những đôi trai gái hối hả trong bộ trang phục dân tộc sặc sỡ đủ sắc màu cùng nhau xuống chợ.
Những người Mông Trắng khăn quấn nhọn trên đầu, người Mông Đỏ có búi tóc cao quanh vành khăn, người Thái lại mặc váy xòe hoa rực rỡ... Âm thanh những tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi réo rắt vang lên những bản nhạc trữ tình.
< Làng quê thanh bình, khung cảnh không thể bỏ qua cho các “tay máy”.
Chợ họp từ sáng sớm đến xế chiều, là dịp để các tộc người có dịp gặp gỡ nhau bởi thường ngày muốn gặp nhau có khi họ phải vượt vài ba quả núi. Được hòa mình vào dòng người tấp nập nơi đây mới cảm nhận được cái hồn của chợ phiên miền núi. Nó không chộn rộn, đầy ắp hàng hóa như chợ miền xuôi nhưng lại náo nhiệt trong ánh mắt, cử chỉ khi người đi chơi chợ nhận ra nhau.
Hàng mang xuống chợ trao đổi chủ yếu là nông sản thực phẩm, dụng cụ lao động sản xuất, trang phục các dân tộc hoặc có khi chỉ là con gà, một thồ ngựa ngô, lúa. Người bán cứ lặng thinh, không chèo kéo mà người mua cũng âm thầm chọn lựa.
Đến chợ phiên, có lẽ thú vị nhất là được thưởng thức món ăn truyền thống của từng dân tộc nhưng tiêu biểu nhất là các món nướng (còn được gọi là “lam nhọ”) của người Thái. Từ thịt gia súc, gia cầm, thủy sản... tất cả đều có thể nướng. Thịt có thể thái, ướp gia vị, rồi dùng xiên hoặc kẹp tre đặt lên than hồng nướng. Hoặc thịt đem băm, bóp nhuyễn với trứng rồi gói bằng lá chuối, lá dong, kẹp lại nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng. Cách nào cũng đem lại những món nướng tuyệt vời, thịt vừa chín vừa giữ được vị thơm, ăn không ngán.
Còn vô số nét văn hóa độc đáo khác ở vùng đất rẻo cao này mà muốn khám phá đến tận cùng phải mất không ít thời gian. Thôi thì cứ hẹn Điện Biên sẽ trở lại vào một ngày mùa xuân, mùa của tình yêu và lễ hội.
< Món ngon từ rừng.
Bước qua tháng 5, tháng 6, nếu du khách đi Điện Biên cần đề phòng những cơn mưa và dông khá to. Về đêm trời khá lạnh. Tốt nhất nên mang theo đủ áo ấm, khăn quàng, găng tay, giày chống thấm...
Nếu di chuyển bằng xe máy nên có mũ bảo hiểm kín 3/4 đầu hoặc mũ có hàm. Quần áo, giày đi mưa cũng là thứ không thể thiếu phòng những cơn mưa âm ỉ, dai dẳng hoặc sương đêm buốt giá. Nếu tự đi bằng xe máy trên những cung đường dài nên mang theo thức ăn nhanh để dùng khi lỡ bữa bởi hành trình rong ruổi qua nhiều cung đường vắng.
Tuy nhiên, thú vị nhất vẫn là dùng bữa với người dân địa phương để trải nghiệm và khám phá nền ẩm thực độc đáo của vùng cao. Đừng quên thưởng thức món cá nướng “pỉng tộp”. Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon, món gà “đi bộ” - chấm với gia vị chẩm chéo rất ngon. Từ thịt, cá, người vùng cao còn có các món lạp, luộc, canh chua... với vị ngon đặc trưng.
Du lịch, GO! - Theo TTCN
< Điện Biên cuốn hút du khách bằng chính những cung đường đẹp.
Cuốn hút những lữ khách phương Nam chúng tôi ngay từ những cung đường dẫn vào vùng đất lịch sử này là những ngọn đồi trải đầy thảm hoa, hay ruộng bậc thang huyền hoặc đẹp như tranh vẽ...
Nếu du khách thích nghỉ dưỡng và tận hưởng những dịch vụ tiện nghi thì có lẽ Điện Biên chưa hẳn là lựa chọn thích hợp, bởi vùng đất này còn khá hoang sơ dành cho người ưa thích khám phá.
Cung đường trên mây
Chưa kể hành trình khá xa, dừng nhiều trạm và đổi nhiều phương tiện nếu xuất phát từ TP.HCM, Điện Biên trong mắt tôi vẫn còn là một nơi quá mới mẻ, hơi lạ lẫm nên tạo cảm giác tò mò.
Rất nhiều cách đến với Điện Biên, ngoài lộ trình quen thuộc từ Hà Nội theo tuyến quốc lộ số 6 đi Hòa Bình - Lai Châu - Điện Biên, tôi chọn cho mình tuyến đường từ Hà Nội đi xe lửa đến Lào Cai, rồi từ Lào Cai đón xe đò đi Sa Pa - Lai Châu - Điện Biên để tận hưởng cái thú “phiêu” qua từng cung đường và cảm được cái hồn của Tây Bắc.
< Bắt gặp những hình ảnh bất ngờ trên đường đi.
Không khí trong trẻo của buổi sớm mai vùng trung du khiến người ta cảm thấy có cảm tình với vùng đất vốn nghe tên đã tưởng tượng là nơi rừng thiêng núi độc. Những cánh ruộng bậc thang rực rỡ sắc vàng ôm ngang sườn núi cùng với tiếng róc rách của suối khe mùa nước cạn cứ theo tôi trên suốt chuyến hành trình như lời chào đón người lữ khách từ miền xuôi ghé thăm.
Những vùng đất tôi đi qua là nơi sinh sống của các dân tộc Khơ Mú, Thái, Lự, Mông... giữa mây mù và gió lạnh. Đó là một Lai Châu chìm đắm giữa núi non hùng vĩ, một bản làng Tả Phìn yên ả bên sườn núi. Cung đường còn đưa tôi đi qua dòng sông Nậm Na uốn khúc thơ mộng. Ven bờ sông lô xô nếp nhà sàn mái đá đen, vàng, xám của người Thái nằm khuất sau những hàng cây xanh tốt. Tất cả tạo nên hình ảnh làng quê thanh bình, êm ả.
Càng đi thời tiết dường như càng lạnh và khô hơn. Đường đi mỗi lúc thêm ngoằn ngoèo và uốn lượn. Những đoạn đèo chênh vênh đôi lúc lại chìm khuất trong mây và sương mù. Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn ngoèo trên quốc lộ 4D, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu; 1/3 còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai.
< Suốt đoạn đường từ Lào Cai - Điện Biên, du khách sẽ đắm chìm trước khung cảnh đặc trưng của ruộng bậc thang.
Đây có lẽ là con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50km, dài hơn cả đèo Pha Đin (32km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40km, thuộc Yên Bái). Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến cung đường này trở nên nổi tiếng với bất kỳ dân “phượt” nào.
Một thoáng chợ phiên
Tôi có dịp ghé thăm chợ phiên ở huyện Tủa Chùa, cứ cách sáu ngày lại họp một lần. Thật may là chợ vẫn còn nhộn nhịp dù mặt trời đã lên cao qua đỉnh đầu. Vào đúng ngày họp chợ, trên các ngả đường vắt vẻo trườn từ các làng bản về, những đôi trai gái hối hả trong bộ trang phục dân tộc sặc sỡ đủ sắc màu cùng nhau xuống chợ.
Những người Mông Trắng khăn quấn nhọn trên đầu, người Mông Đỏ có búi tóc cao quanh vành khăn, người Thái lại mặc váy xòe hoa rực rỡ... Âm thanh những tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi réo rắt vang lên những bản nhạc trữ tình.
< Làng quê thanh bình, khung cảnh không thể bỏ qua cho các “tay máy”.
Chợ họp từ sáng sớm đến xế chiều, là dịp để các tộc người có dịp gặp gỡ nhau bởi thường ngày muốn gặp nhau có khi họ phải vượt vài ba quả núi. Được hòa mình vào dòng người tấp nập nơi đây mới cảm nhận được cái hồn của chợ phiên miền núi. Nó không chộn rộn, đầy ắp hàng hóa như chợ miền xuôi nhưng lại náo nhiệt trong ánh mắt, cử chỉ khi người đi chơi chợ nhận ra nhau.
Hàng mang xuống chợ trao đổi chủ yếu là nông sản thực phẩm, dụng cụ lao động sản xuất, trang phục các dân tộc hoặc có khi chỉ là con gà, một thồ ngựa ngô, lúa. Người bán cứ lặng thinh, không chèo kéo mà người mua cũng âm thầm chọn lựa.
Đến chợ phiên, có lẽ thú vị nhất là được thưởng thức món ăn truyền thống của từng dân tộc nhưng tiêu biểu nhất là các món nướng (còn được gọi là “lam nhọ”) của người Thái. Từ thịt gia súc, gia cầm, thủy sản... tất cả đều có thể nướng. Thịt có thể thái, ướp gia vị, rồi dùng xiên hoặc kẹp tre đặt lên than hồng nướng. Hoặc thịt đem băm, bóp nhuyễn với trứng rồi gói bằng lá chuối, lá dong, kẹp lại nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng. Cách nào cũng đem lại những món nướng tuyệt vời, thịt vừa chín vừa giữ được vị thơm, ăn không ngán.
Còn vô số nét văn hóa độc đáo khác ở vùng đất rẻo cao này mà muốn khám phá đến tận cùng phải mất không ít thời gian. Thôi thì cứ hẹn Điện Biên sẽ trở lại vào một ngày mùa xuân, mùa của tình yêu và lễ hội.
< Món ngon từ rừng.
Bước qua tháng 5, tháng 6, nếu du khách đi Điện Biên cần đề phòng những cơn mưa và dông khá to. Về đêm trời khá lạnh. Tốt nhất nên mang theo đủ áo ấm, khăn quàng, găng tay, giày chống thấm...
Nếu di chuyển bằng xe máy nên có mũ bảo hiểm kín 3/4 đầu hoặc mũ có hàm. Quần áo, giày đi mưa cũng là thứ không thể thiếu phòng những cơn mưa âm ỉ, dai dẳng hoặc sương đêm buốt giá. Nếu tự đi bằng xe máy trên những cung đường dài nên mang theo thức ăn nhanh để dùng khi lỡ bữa bởi hành trình rong ruổi qua nhiều cung đường vắng.
Tuy nhiên, thú vị nhất vẫn là dùng bữa với người dân địa phương để trải nghiệm và khám phá nền ẩm thực độc đáo của vùng cao. Đừng quên thưởng thức món cá nướng “pỉng tộp”. Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon, món gà “đi bộ” - chấm với gia vị chẩm chéo rất ngon. Từ thịt, cá, người vùng cao còn có các món lạp, luộc, canh chua... với vị ngon đặc trưng.
Du lịch, GO! - Theo TTCN
0 comments:
Post a Comment