Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Thursday 31 May 2012

Khu Di tích Lịch sử Tân Trào (xã Tân Trào - huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang) với hơn 20 di tích lịch sử nổi tiếng liên quan đến Cách mạng Việt Nam thời kì Cách mạng Thángو năm 1945, nay đang trở thành “tâm điểm” của những chuyến tham quan tìm lại cội nguồn cách mạng của hàng vạn du khách. Và đây cũng là điểm du lịch văn hóa – lịch sử trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang.

^ Di tích lịch sử đình Tân Trào, nơi diễn ra Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 13 đến 15/8/1945 
quyết định tổng khởi nghĩa cả nước giành chính quyền về tay nhân dân.

Tân Trào không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng mà còn có vị trí đắc địa về mặt quân sự và giao thông do được bao bọc bởi núi Hồng và sông Phó Đáy. Do đó, nơi đây đã từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn để xây dựng Thủ đô lâm thời Khu giải phóng.

< Di tích lán Nà Lừa, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tân Trào.

Chính tại nơi này, ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Hội nghị toàn quốc để quyết định tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu năm 1945.

< Hòn đá thề, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời thề quyết tâm giành độc lập dân tộc. 

Và đến ngày 16 tháng 8 năm 1945, Ðại hội quốc dân cũng đã họp tại đây với việc thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và quân Giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân.

< Di tích lán làm việc của đồng chí Trường Chinh ở Tân Trào.

Mặc dù cuộc trường chinh kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc đã lùi xa vào quá khứ, song khi đến với Tân Trào, trở về với chiến khu xưa, du khách vẫn như cảm nhận được không khí hào hùng của những ngày mùa thu Tháng 8 lịch sử.

< Nhà tưởng niệm của Ban Thường trực Quốc hội tại Chiến khu Tân Trào.

Ở đó, nay vẫn còn đó nhiều di tích nổi tiếng như: đình Hồng Thái, đình Tân Trào, lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, hang Bòng, hầm an toàn của TƯ Đảng và Chính phủ, Khu di tích Nha Công an Việt Nam…

< Di tích lịch sử đình Hồng Thái tại Chiến khu Tân Trào.

Mỗi địa danh ở Khu Di tích lịch sử Tân Trào đều có ý nghĩa lịch sử quan trọng, bởi tại đây đã diễn ra những sự kiện lịch sử quyết định đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

< Cây đa cổ thụ tại đình Hồng Thái.

< Du khách tham quan di tích hầm an toàn của TƯ Đảng và Chính phủ ở Tân Trào.

Nơi đây cũng gắn bó với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ khi Người rời Pắc Bó (Cao Bằng) về Tân Trào để lãnh đạo cách mạng, cũng như khi Người cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ và quân đội ở và làm việc để lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân vào tháng 8 năm 1945, và lãnh đạo nhân dân cả nước trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

< “Tượng đài Chiến thắng” tại Khu di tích Nha Công an Việt Nam ở Tân Trào.

Đình Hồng Thái có dáng dấp của một ngôi nhà sàn miền núi với kiến trúc gỗ, mái lợp lá cọ và có 3 gian 2 chái. Cũng như bao ngôi đình cổ của Việt Nam, đình Hồng Thái cũng là nơi thờ thành hoàng làng và những vị thần xung quanh vùng.

< Bảo tàng Công an Nhân dân Việt Nam tại Khu di tích Nha Công an Trung ương.

Song bên cạnh đó, đình Hồng Thái còn là di tích lịch sử quan trọng, bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi Người từ Cao Bằng về Tân Trào vào tháng 5/1945, là trạm giao liên và huấn luyện quân sự trong thời kì kháng chiến, là trạm thường trực của An toàn khu (ATK) Trung ương ở Tân Trào.

< Máy bay của Không lực Hoa Kỳ tại Sân bay Lũng Cò, nơi tiếp nhận nhiều chuyến bay của quân ta trong thời kì làm việc tại chiến khu Tân Trào.

Đinh Tân Trào là địa danh lịch sử quan trọng tại Khu Di tích Lịch sử Tân Trào. Nơi đây, từ ngày 13 - 15/8/1945 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc của Đảng dưới sự chủ trì của lãnh tụ Hồ Chí Minh, quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền về tay nhân dân.

< Du khách tham quan Khu di tích Nha Công an Việt Nam.

Dưới mái đình này, ngày 16/8/1945, các đại biểu từ khắp mọi miền đất nước đã về họp Quốc dân Đại hội, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, quy định Quốc kì, Quốc ca, thông qua 10 Chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng, tức Chính phủ nước Việt Nam mới do lãnh tụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch. Sau này, ngày 20/3/1961, Bác Hồ đã về thăm lại đình Tân Trào, thăm lại quê hương cách mạng, nơi mở đầu cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc.

< Di tích Ty Tư Pháp.

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500m về phía Đông. Chính tại đây đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Chiều ngày 16/8/1945, Đội Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và các đại biểu. Đ/c Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

< Di tích Nhà in Báo.

Lán Nà Lừa là địa danh lưu lại nhiều dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người sống và hoạt động cách mạng tại Tân Trào. Lán nằm ở sườn núi Nà Lừa, phía Đông làng Tân Lập. Tại đây, Bác Hồ đã thành lập Khu giải phóng và quân giải phóng, chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội. Đây cũng là nơi sinh sống và làm việc của Bác từ tháng 5 đến tháng 8/1945.

< Biểu tượng cờ Đảng, cờ Tổ quốc tại Khu di tích Nha Công an Nhân dân Việt Nam ở Tân Trào.

Với những ý nghĩa lịch sử đặc biệt như trên, ngày 10-5-2012, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt cho Di tích Lịch sử Tân Trào.

Du lịch, GO! - Theo Báo Ảnh VN

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống