Ngôi làng được tiếng là "chơi sang" khi trong từng nhà mồ của người quá cố ngổn ngang những vật dụng sinh hoạt giá trị như: Đầu máy, ti vi, giường tủ... được người sống gửi cho người chết.
Chìm giữa núi rừng thâm u trên đỉnh đèo Sê San (xã Ia Kreng, huyện Chư Pah) là những buôn làng của người Jrai.
Nơi đây nổi tiếng với lời đồn đại tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng người dân bản địa “rất chịu chơi” và “chơi sang”. Bởi trong từng nhà mồ của người quá cố ngổn ngang những vật dụng sinh hoạt giá trị như: Đầu máy, ti vi, giường tủ... được người sống gửi cho người chết!
Đèo Sê San dài hơn 30 km, uốn lượn qua nhiều khu rừng và những khúc cua ngặt bên vách đá dựng đứng, một bên là vực thẳm. Trên đỉnh đèo là nơi cư trú của hơn 160 hộ dân làng Dip.
Như nhiều buôn làng khác của người Jrai, làng Dip “quy hoạch” cõi Atâu (còn gọi rừng ma, nơi chôn cất người chết) ẩn giữa rừng già. Sau khi chỉ đường cho chúng tôi vào rừng ma, già làng Rơchăm Phuôl, 75 tuổi, bật mí lý do mà già cùng nhiều người làng không dám đặt chân vào “cấm địa Atâu” vì sợ con ma rừng làm hại.
“Nơi chôn người chết là chốn ở của hồn ma. Người sống, người chết đều có buôn làng riêng, không ai được xâm phạm buôn làng của ai”- già Phuôl nói. Một già làng khác cho biết, bao đời nay, người sống chỉ đặt chân vào thế giới Atâu khi an táng cho người chết hay làm lễ bỏ mả cho họ.
Lễ bỏ mả theo giải thích của các già làng là nghi lễ mà thân nhân của người chết sẽ mổ trâu đãi rượu cả làng, thực hiện nghi lễ đoạn tuyệt với mả mồ người thân, cắt đứt mối quan hệ với người chết, không bao giờ trở lại thăm viếng. Người Jrai tin rằng, ngoài hai lý do ấy, nếu ai đó tự ý xâm nhập vào cõi Atâu, dẫu cố ý hay vô tình sẽ bị con ma theo hơi, theo dấu về đến buôn làng bắt người, bắt trâu bò, gây nên dịch bệnh...
Mang những tâm tình luật tục ấy của các già làng, chúng tôi lầm lũi xuyên rừng tìm chốn Atâu. Vòng vèo qua những đường mòn ăn sâu vào rừng núi với lối đi mỗi lúc một hẹp, sau hơn 1 giờ đồng hồ lội bộ, cắt rừng tìm kiếm, chúng tôi cũng đặt chân vào địa phận Atâu nhuốm màu huyền hoặc. Cảm giác rờn rợn ập đến với những vị khách lạ dám kinh động chốn rừng thiêng khi bắt gặp nhiều cỗ quan tài độc mộc nằm lăn lóc cạnh những ngôi nhà mồ đẽo tượng mặt người buồn (ra-coong) đang mục rã theo thời gian.
Sau này qua trò chuyện với già Phuôl, chúng tôi được “bật mí” rằng: Hàng trăm năm qua, để chuẩn bị hậu sự, người Jrai đã làm lễ cúng thần rừng rồi cử một nhóm trai làng khỏe mạnh khăn gói vào rừng sâu tìm cây gỗ quý (gọi là chik) đốn hạ, sau đó cắt thành khúc dài khoảng 2 mét rồi tiến hành bóc vỏ, moi ruột. Để thân cây khổng lồ lõm ruột mà không mất nhiều công sức, người ta tiến hành chất than lên thân cây nổi lửa, lửa cháy sẽ khiến thân cây lõm sâu...
Khi công việc tạo hòm độc mộc hoàn thành, lúc có người chết, dân làng sẽ đặt họ vào chiếc áo chik rồi khiêng vào rừng đào đất hạ huyệt, làm nhà mồ, đẽo nhiều mộc nhân (tượng gỗ) ngồi chống cằm với gương mặt rầu rĩ (ra-coong) để làm bầu bạn hoặc nô lệ cho người chết. Tại rừng ma hôm chúng tôi đến, không khí thinh lặng đến đáng sợ. Chúng tôi nghe rõ tiếng rừng lao xao khi có cơn gió thổi qua hay bị bước chân con thú rừng giẫm đạp.
Nhẹ bước ghé thăm từng nhà mồ, đúng như lời đồn đại, chúng tôi nhận thấy bên cạnh các ché rượu, xà-gạc (vừa là vũ khí khi đối mặt với thú dữ vừa là nông cụ lúc làm rẫy), chiếc gùi, cái ná... chúng tôi thấy có cả giường tủ, tivi, đầu máy, radio, máy hát... Có nhà mồ còn hiện diện cả điện thoại di động, đồng hồ đeo tay. Điều kỳ lạ là những món đồ này còn rất mới.
Khi trở lại làng, đem chuyện lạ có thật ấy thuật lại với những cư dân làng Dip, chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi được nhiều người thản nhiên cho biết những tivi, đầu máy, đồng hồ, xe đạp... trong các ngôi nhà mồ kia đều dùng được. Nhưng theo tục chia tài sản của họ, thứ gì lúc sinh thời người chết sử dụng thì khi họ về cõi atâu, người nhà sẽ mang ra nhà mồ trả cho họ, tuyệt đối không có chuyện giữ làm của riêng. “Người chết cũng cần được ăn, cần có bầu bạn, cần có cái xà-gạc để đi rừng, cần có rượu để uống... nên thứ gì của họ mình gửi trả thôi”- anh Rơchăm Thương, 42 tuổi cho biết.
Điều thú vị hơn cả là khi chúng tôi đề cập đến chuyện mất cắp “đồ tế táng” tại các nhà mồ, dân làng Dip ai nấy đều cười, bảo “không có chuyện đó”, bởi chẳng ai tham lam của cải của người chết. “Có khi người nhà còn mua những món đồ, vật dụng mà lúc sinh thời, người quá cố dự tính mua hay ước ao có được, mang ra bỏ tại nhà mồ làm quà cho người chết. Tuyệt nhiên không có chuyện ai đó lấy cắp tài sản từ nhà mồ”- một thanh niên tên Lương khẳng định.
Bên cạnh những lý do như cõi Atâu ẩn giữa rừng già người lạ không biết nên không thể xâm nhập, nếu có biết thì cũng khó thoát khỏi sự tấn công của thú dữ, đặc biệt là rắn độc nếu không được những già làng chỉ cho các kỹ năng né tránh...
Sở dĩ những “cống vật” có giá trị tại các nhà mồ ở chốn Atâu không bị bất kỳ ai lấy trộm còn vì người Jrai có niềm tin, nếu ai lấy những món đồ ấy sẽ bị Yàng phạt, bị con ma rừng làm hại, bắt bệnh khiến chết đau chết đớn. “Ai lấy đồ của người chết họ sẽ không để yên, họ sẽ tìm về đòi lại. Khi đó kẻ tham lam sẽ chịu nhiều tai họa không thể tránh được”- một già làng cho biết.
Xã Ia Kreng có ba làng gồm Dúch 1, Dúch 2 và Dip. Cũng như làng Dip, hai làng còn lại cũng có rừng ma, có chốn Atâu với nhiều tài sản có giá trị như ti vi, quạt máy, đầu đĩa... mà người sống chia cho các hồn ma.
Anh Nguyễn Văn Vui- lấy vợ là người Jrai ở làng Dúch 1, cho rằng tục chia của cho người chết có tính ưu việt là giúp tộc người giữ được sự chân chất, không tham lam. Và quan trọng hơn là giúp tránh tình trạng người thân trong gia đình ỷ lại, trông đợi thừa hưởng gia tài hay xâu xé tranh giành của cải của người quá cố.
Ở góc nhìn nào đó, hiện tượng “chơi sang” của người Jrai trên đỉnh Sê San có mặt tích cực của nó. Lúc đầu khi biết tin đồng bào mang tài sản phơi nắng mưa trong các khu nhà mồ, tôi rất sốc và thấy tiếc nhưng khi hiểu rõ căn nguyên của tập tục ấy, tôi thấy rất ấn tượng và xem đấy là nét đặc trưng rất riêng của tộc người, không lẫn vào đâu được, một khi tập tục chia tài sản cho người chết còn được duy trì khi ấy, sự chân chất của người Jrai còn được bảo tồn, không bị lòng tham, sự vị kỷ xâm hại.
Du lịch, GO! - Theo báo Gialai
Chìm giữa núi rừng thâm u trên đỉnh đèo Sê San (xã Ia Kreng, huyện Chư Pah) là những buôn làng của người Jrai.
Nơi đây nổi tiếng với lời đồn đại tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng người dân bản địa “rất chịu chơi” và “chơi sang”. Bởi trong từng nhà mồ của người quá cố ngổn ngang những vật dụng sinh hoạt giá trị như: Đầu máy, ti vi, giường tủ... được người sống gửi cho người chết!
Đèo Sê San dài hơn 30 km, uốn lượn qua nhiều khu rừng và những khúc cua ngặt bên vách đá dựng đứng, một bên là vực thẳm. Trên đỉnh đèo là nơi cư trú của hơn 160 hộ dân làng Dip.
Như nhiều buôn làng khác của người Jrai, làng Dip “quy hoạch” cõi Atâu (còn gọi rừng ma, nơi chôn cất người chết) ẩn giữa rừng già. Sau khi chỉ đường cho chúng tôi vào rừng ma, già làng Rơchăm Phuôl, 75 tuổi, bật mí lý do mà già cùng nhiều người làng không dám đặt chân vào “cấm địa Atâu” vì sợ con ma rừng làm hại.
“Nơi chôn người chết là chốn ở của hồn ma. Người sống, người chết đều có buôn làng riêng, không ai được xâm phạm buôn làng của ai”- già Phuôl nói. Một già làng khác cho biết, bao đời nay, người sống chỉ đặt chân vào thế giới Atâu khi an táng cho người chết hay làm lễ bỏ mả cho họ.
Lễ bỏ mả theo giải thích của các già làng là nghi lễ mà thân nhân của người chết sẽ mổ trâu đãi rượu cả làng, thực hiện nghi lễ đoạn tuyệt với mả mồ người thân, cắt đứt mối quan hệ với người chết, không bao giờ trở lại thăm viếng. Người Jrai tin rằng, ngoài hai lý do ấy, nếu ai đó tự ý xâm nhập vào cõi Atâu, dẫu cố ý hay vô tình sẽ bị con ma theo hơi, theo dấu về đến buôn làng bắt người, bắt trâu bò, gây nên dịch bệnh...
Mang những tâm tình luật tục ấy của các già làng, chúng tôi lầm lũi xuyên rừng tìm chốn Atâu. Vòng vèo qua những đường mòn ăn sâu vào rừng núi với lối đi mỗi lúc một hẹp, sau hơn 1 giờ đồng hồ lội bộ, cắt rừng tìm kiếm, chúng tôi cũng đặt chân vào địa phận Atâu nhuốm màu huyền hoặc. Cảm giác rờn rợn ập đến với những vị khách lạ dám kinh động chốn rừng thiêng khi bắt gặp nhiều cỗ quan tài độc mộc nằm lăn lóc cạnh những ngôi nhà mồ đẽo tượng mặt người buồn (ra-coong) đang mục rã theo thời gian.
Sau này qua trò chuyện với già Phuôl, chúng tôi được “bật mí” rằng: Hàng trăm năm qua, để chuẩn bị hậu sự, người Jrai đã làm lễ cúng thần rừng rồi cử một nhóm trai làng khỏe mạnh khăn gói vào rừng sâu tìm cây gỗ quý (gọi là chik) đốn hạ, sau đó cắt thành khúc dài khoảng 2 mét rồi tiến hành bóc vỏ, moi ruột. Để thân cây khổng lồ lõm ruột mà không mất nhiều công sức, người ta tiến hành chất than lên thân cây nổi lửa, lửa cháy sẽ khiến thân cây lõm sâu...
Khi công việc tạo hòm độc mộc hoàn thành, lúc có người chết, dân làng sẽ đặt họ vào chiếc áo chik rồi khiêng vào rừng đào đất hạ huyệt, làm nhà mồ, đẽo nhiều mộc nhân (tượng gỗ) ngồi chống cằm với gương mặt rầu rĩ (ra-coong) để làm bầu bạn hoặc nô lệ cho người chết. Tại rừng ma hôm chúng tôi đến, không khí thinh lặng đến đáng sợ. Chúng tôi nghe rõ tiếng rừng lao xao khi có cơn gió thổi qua hay bị bước chân con thú rừng giẫm đạp.
Nhẹ bước ghé thăm từng nhà mồ, đúng như lời đồn đại, chúng tôi nhận thấy bên cạnh các ché rượu, xà-gạc (vừa là vũ khí khi đối mặt với thú dữ vừa là nông cụ lúc làm rẫy), chiếc gùi, cái ná... chúng tôi thấy có cả giường tủ, tivi, đầu máy, radio, máy hát... Có nhà mồ còn hiện diện cả điện thoại di động, đồng hồ đeo tay. Điều kỳ lạ là những món đồ này còn rất mới.
Khi trở lại làng, đem chuyện lạ có thật ấy thuật lại với những cư dân làng Dip, chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi được nhiều người thản nhiên cho biết những tivi, đầu máy, đồng hồ, xe đạp... trong các ngôi nhà mồ kia đều dùng được. Nhưng theo tục chia tài sản của họ, thứ gì lúc sinh thời người chết sử dụng thì khi họ về cõi atâu, người nhà sẽ mang ra nhà mồ trả cho họ, tuyệt đối không có chuyện giữ làm của riêng. “Người chết cũng cần được ăn, cần có bầu bạn, cần có cái xà-gạc để đi rừng, cần có rượu để uống... nên thứ gì của họ mình gửi trả thôi”- anh Rơchăm Thương, 42 tuổi cho biết.
Điều thú vị hơn cả là khi chúng tôi đề cập đến chuyện mất cắp “đồ tế táng” tại các nhà mồ, dân làng Dip ai nấy đều cười, bảo “không có chuyện đó”, bởi chẳng ai tham lam của cải của người chết. “Có khi người nhà còn mua những món đồ, vật dụng mà lúc sinh thời, người quá cố dự tính mua hay ước ao có được, mang ra bỏ tại nhà mồ làm quà cho người chết. Tuyệt nhiên không có chuyện ai đó lấy cắp tài sản từ nhà mồ”- một thanh niên tên Lương khẳng định.
Bên cạnh những lý do như cõi Atâu ẩn giữa rừng già người lạ không biết nên không thể xâm nhập, nếu có biết thì cũng khó thoát khỏi sự tấn công của thú dữ, đặc biệt là rắn độc nếu không được những già làng chỉ cho các kỹ năng né tránh...
Sở dĩ những “cống vật” có giá trị tại các nhà mồ ở chốn Atâu không bị bất kỳ ai lấy trộm còn vì người Jrai có niềm tin, nếu ai lấy những món đồ ấy sẽ bị Yàng phạt, bị con ma rừng làm hại, bắt bệnh khiến chết đau chết đớn. “Ai lấy đồ của người chết họ sẽ không để yên, họ sẽ tìm về đòi lại. Khi đó kẻ tham lam sẽ chịu nhiều tai họa không thể tránh được”- một già làng cho biết.
Xã Ia Kreng có ba làng gồm Dúch 1, Dúch 2 và Dip. Cũng như làng Dip, hai làng còn lại cũng có rừng ma, có chốn Atâu với nhiều tài sản có giá trị như ti vi, quạt máy, đầu đĩa... mà người sống chia cho các hồn ma.
Anh Nguyễn Văn Vui- lấy vợ là người Jrai ở làng Dúch 1, cho rằng tục chia của cho người chết có tính ưu việt là giúp tộc người giữ được sự chân chất, không tham lam. Và quan trọng hơn là giúp tránh tình trạng người thân trong gia đình ỷ lại, trông đợi thừa hưởng gia tài hay xâu xé tranh giành của cải của người quá cố.
Ở góc nhìn nào đó, hiện tượng “chơi sang” của người Jrai trên đỉnh Sê San có mặt tích cực của nó. Lúc đầu khi biết tin đồng bào mang tài sản phơi nắng mưa trong các khu nhà mồ, tôi rất sốc và thấy tiếc nhưng khi hiểu rõ căn nguyên của tập tục ấy, tôi thấy rất ấn tượng và xem đấy là nét đặc trưng rất riêng của tộc người, không lẫn vào đâu được, một khi tập tục chia tài sản cho người chết còn được duy trì khi ấy, sự chân chất của người Jrai còn được bảo tồn, không bị lòng tham, sự vị kỷ xâm hại.
Du lịch, GO! - Theo báo Gialai
0 comments:
Post a Comment