Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Showing posts with label Xã xì trét. Show all posts
Showing posts with label Xã xì trét. Show all posts

Wednesday 1 May 2013

Hai phút phun lửa và kế tiếp là 3 phút phun nước từ con rồng thép lớn nhất thế giới đã trở thành một điểm nhấn ấn tượng, độc đáo, hấp dẫn ở TP bên bờ sông Hàn.

Từ ngày 29/3/2013, vào các tối thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, hệ thống phun lửa và phun nước tại cầu Rồng (Đà Nẵng) bắt đầu hoạt động. Ít ai biết rồng đã phun lửa, phun nước như thế nào.

Về phun lửa, lãnh đạo TP Đà Nẵng yêu cầu phải phun ngắt đoạn, tạo thành từng quầng lửa với đường kính từ 2 - 3m và đi xa từ 8 - 10m, quầng lửa phải đạt tính thẩm mỹ cao, hài hòa với cảnh quan môi trường, tuyệt đối không làm hư hại đến bề mặt và kết cấu các công trình kiến trúc.

Lửa của cầu Rồng "trường" hơn mong muốn

Ngọn lửa phải phun theo góc nghiêng từ 15 - 45 độ, hướng lên trên so với phương dọc cầu và không có tàn hoặc dầu rơi xuống. Dầu được đốt cháy hoàn toàn, tạo ra lửa và khói, tiện lợi cho việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, còn các thiết bị phải hiện đại, an toàn tuyệt đối và hoạt động được trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

Do nhiên liệu nén ở áp suất cao nên khi phun ra khỏi ống phun lửa, gặp áp suất của không khí thấp hơn nhiều và chính vì áp suất thay đổi đột ngột và hiệu ứng cháy, tạo nên hiệu ứng âm thanh, làm tăng sự độc đáo, hấp dẫn.

Trong thời gian 2 phút, thiết bị sẽ phun thành 3 đợt. Sau đợt phun đầu tiên, thiết bị tạm ngừng hoạt động và về vị trí chờ, đến thời điểm lập trình, thiết bị sẽ tự động mở ra phun đợt thứ hai. Tương tự, hết đợt phun thứ hai, thiết bị cũng tạm ngừng rồi tự động mở ra phun đợt thứ ba. Hết đợt phun thứ ba, thì thiết bị đóng lại hẳn.

Kỹ sư Nguyễn Quang Huy, người trực tiếp chỉ đạo phun thử đêm ngày 6/3/2013 cho biết, kết quả những lần phun thử vượt cả mong muốn. 9 quả cầu lửa đã được phun ra khỏi miệng Rồng, tạo ra hiệu ứng ánh sáng và âm thanh rất đẹp và ấn tượng. Đặc biệt, đường kính của từng quả cầu lửa ước đạt từ 3 - 4m và các quầng lửa đi xa từ 10 - 15m. Qua thử nghiệm, trong một đêm diễn, tiêu thụ lượng dầu từ 54 - 81lít và điện năng khoảng 2kWh. Tổng chi phí dầu và điện trong một đêm diễn theo thời giá hiện nay từ 2-2,5 triệu đồng.

Cũng theo kỹ sư Nguyễn Quang Huy, trong tương lai gần, hệ thống thiết bị phun lửa sẽ được cải tiến theo kiểu Rồng ngậm ngọc, khi phun, nửa phần phía trước của viên ngọc sẽ mở ra và khi phun xong, viên ngọc sẽ tự động đóng lại.

Nước Rồng cực mạnh, đẹp và... rẻ

Kỹ sư Phan Đình Phương, Tổng Giám đốc công ty cổ phần khoa học công nghệ An Sinh Xanh là chủ sở hữu trí tuệ công trình "Lắp đặt hệ thống phun nước ở cầu Rồng", cho biết, đây là công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, không được phun dòng nước đặc mà phải phun nước thành luồng hơi cực mạnh và đẹp, thể hiện được khát vọng vươn xa của Đà Nẵng.

Sau khi được chỉ định thầu công trình phun nước tại cầu Rồng, kỹ sư Phương đã nghiên cứu, thiết kế và tổ chức lắp đặt hệ thống dẫn nước từ đường ống thủy cục chảy vào bồn 50m3. Tại bồn này, khí được máy nén nén vào cùng với nước, với dung lượng 325m3 khí nén và 20m3 nước. Nước và khí từ bồn chứa theo hệ thống đường ống đi lên bên trong trụ cầu và dải phân cách, vào tủ điều khiển thủy khí, qua tiếp tủ trình diễn đặt dưới cổ Rồng, tiếp tục theo hệ thống ống lên thiết bị phun nước ở miệng Rồng.

Theo kỹ sư Phương, vận dụng định luật khí lý tưởng về tính chất 1m3 nước có thể hóa thành 1.300m3 hơi nước, ông thiết kế bồn chứa 20m3 nước và 325m3 khí nén, hóa ra hàng vạn mét khối hơi lẫn nước và phun với lưu tốc 1.944 l/s, tạo nên sự hoành tráng, đẹp mắt, tương xứng với quy mô con rồng thép dài nhất, nặng nhất, to nhất thế giới.

"Sau 15 năm nghiên cứu, tôi và các đồng sự đã phát minh ra công nghệ phun nước hóa hơi ở nhiệt độ thường với 3 ưu điểm lớn: dễ vận hành, an toàn và chi phí thấp, và cùng chung tâm nguyện tạo ra những luồng hơi nước tuyệt đẹp để góp phần làm sống động thêm cây cầu Rồng huyền thoại trên sông Hàn", kỹ sư Phương chia sẻ.

Kỹ sư Phan Đình Phương cũng cho biết, trong tương lai gần, sẽ đề xuất với thành phố cho thực hiện nhiều kiểu phun mới, sáng tạo và phù hợp với chủ đề âm nhạc của từng đêm diễn, nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người xem. Song trước mắt, chế độ phun nước của Rồng vẫn vận hành như hiện tại, bởi chi phí tiết kiệm.

Nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi được biết chi phí cho một đêm Rồng phun nước (tức 1 lần phun trong thời gian 3 phút) chỉ tốn khoảng 200-250 ngàn đồng theo thời giá hiện nay. Kỹ sư Phan Đình Phương giải thích, 1 lần phun (3 phút), tốn 20m3 nước và tiêu hao 40kWh điện, như vậy, rõ ràng theo giá nước và giá điện hiện tại là chưa tới 250.000 đồng.

Du lịch, GO! - Theo Công An TP Đà Nẵng, internet

Tuesday 30 April 2013

Cà Đơ là một bản hẻo lánh nhất của xã Lam Vỹ (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)), cách trung tâm xã khoảng 8km, tuy không xa lắm nhưng đường về Cà Đơ rất khó đi.

Đi xe máy phải mất gần một tiếng đồng hồ trèo đèo, lội suối, đánh vật với những con dốc dựng đứng, đến giữa lưng chừng núi mới thấy bản Cà Đơ thấp thoáng trong thung lũng giữa màu xanh bạt ngàn của rừng núi.

< Đường lên bản Cà Đơ.

Đứng ở lối đi, cúi xuống chạm khe nước thăm thẳm, ngửa mặt thấy mây mờ phủ lãng đãng, những vách núi đá dựng ngược lơ thơ cây cỏ, đang giữa trưa mà ánh mặt trời bị che mất một nửa, chúng tôi nhận ra mình đã đến địa phận bản Cà Đơ.

Nơi đây, có 15 hộ dân với gần 60 nhân khẩu hầu hết là đồng bào Dao, dù trình độ dân trí chưa cao, cái nghèo còn đeo đẳng, nhưng giấc mơ về một cuộc sống tươi sáng của đất và người Cà Đơ đang dần thành hiện thực...

Giấc mơ đang thành hiện thực

Cô sơn nữ trẻ người Dao có cái tên rất đẹp Triệu Hương Mơ ửng đỏ gò má khi biết chúng tôi sẽ đi cùng lối với em về bản. Hương Mơ năm nay vừa tròn 20 mùa rẫy, xinh như bông hoa ban đầu mùa và là một trong số rất ít thanh niên của bản Cà Đơ được học đến lớp 12, được ra thành phố học cao đẳng để về làm cô giáo. Em bảo cái bản em ở xa nhất xã Lam Vĩ, dù chỉ cách trung tâm gần 8km nhưng lối lên, lối xuống phải lội qua gần 10 con suối, vượt 14 con dốc. Hôm chúng tôi lên bản, cũng may là trời nắng, đường đã được trải cấp phối nhưng vẫn tung bụi mù mịt, xe máy cài số 1 bò chậm như đo từng mét.

Hương Mơ bảo, tính đến thời điểm đầu năm 2013, đời sống của bà con Cà Đơ vẫn chủ yếu dựa vào canh tác nông, lâm nghiệp nên còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tới hơn 75%. Khó khăn nhất đó là tình trạng các hộ sống tách biệt, mỗi mái nhà sàn ở một khoảnh, rải rác và phân tán dọc theo dòng chảy của con suối.

< Cuộc sống của bà con Cà Đơ đang thay đổi từng ngày.

Ông Mông Đình Cường - Chủ tịch UBND xã Lam Vĩ chia sẻ: “Tình trạng sống phân tán của đồng bào Dao ở bản Cà Đơ đã tạo ra không ít khó khăn cho chúng tôi trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, đường giao thông từ bản xuống trung tâm xã dù đã được đầu tư mở rộng, trải cấp phối, nhưng cũng chỉ dễ dàng đi lại khi trời nắng, do đó công tác giao thương cũng bị hạn chế nhất định. Chính quyền xã đang trình với cấp trên kế hoạch tiếp tục nhựa hóa toàn bộ con đường liên bản về Cà Đơ và hy vọng một ngày không xa, ô tô sẽ vào được tới tận đầu nhà sàn của bà con...”.

Điện đã sáng bản nghèo

Bản Cà Đơ đến nay vẫn đa phần là những mái nhà lụp xụp tường đắp vắt, duy có 2 ngôi nhà xây nằm uy nghi ngay đầu bản, cạnh lối đi vào do các nhà hảo tâm hỗ trợ. Ngôi nhà thứ nhất có diện tích 36m2 là khu lớp học dành cho trẻ em trong bản và ngôi nhà thứ 2 được xây tặng cho cô giáo Trương Thị Huyên- cô giáo duy nhất của bản.

Chúng tôi vào thăm lớp học. Mới hoàn thiện được vài năm nhưng công trình đã bắt đầu xuống cấp. Khác hoàn toàn với những lớp học miền xuôi, lớp học của bản Cà Đơ có tới 2 chiếc bảng đen treo ở 2 đầu phòng học, mỗi chiếc đều được kẻ phân ra làm 2 phần bằng nhau. Bàn ghế 2 dãy: Dãy ngược, dãy xuôi tức đầu lớp học này là cuối của lớp học khác.

“Một cái lớp ấy gồm 4 bậc học đấy, trong đó lớp 5 chừng 4 cháu, mẫu giáo khoảng 3 cháu, lớp 2 có 2 cháu và chỉ có 1 đứa lớp 3... Do cuộc sống còn thiếu thốn nhiều nên đa phần trẻ con không ham học mà chỉ thích vào rừng chặt măng, hái rau thôi, tôi phải đi vận động các gia đình vất vả lắm...” - cô giáo Huyên tâm sự.

Cô Huyên là giáo viên duy nhất bám bản kể từ cái ngày lớp học bằng cây que, nứa lá được mở bên bờ suối. Học trò của cô đa dạng về độ tuổi và rất “phong phú” về trình độ, có cháu đủ điều kiện để đi học trung cấp, cao đẳng nhưng cũng có cháu mới bắt đầu làm quen cùng chữ cái. Hễ cháu nào có chữ ở lớp nào thì xếp vào lớp đó, một mình cô chịu trách nhiệm giảng liền một lúc cho học sinh của cả 4 lớp trong cùng một phòng học. Khi bàn bên này học văn, tập đọc thì bàn dãy bên kia làm toán hoặc viết chính tả.

“Em luôn nghĩ cô Huyên là giáo viên giỏi nhất nước vì chẳng có trường sư phạm nào có thể đào tạo được một nhà giáo giảng dạy độc đáo như cô. Em và một vài bạn khác cũng đã trưởng thành nhờ sự dạy dỗ của cô Huyên...” - Đôi mắt của sơn nữ Hương Mơ ánh lên khi “khoe” về cô giáo của mình.

< Ông Park SunJong, Giám đốc Tổ chức hiệp hội giao lưu nhân đạo quốc tế của Hàn Quốc “CFIE” tại Việt Nam, trao thiết bị chiếu sáng cho nhân dân bản Cà Đơ.

Bà con người Dao ở Cà Đơ còn kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về một kỷ niệm, một dấu mốc đáng nhớ của bản nghèo này, đó là dịp tháng 2.2012 khi chính quyền và Tổ chức Hiệp hội giao lưu nhân đạo quốc tế của Hàn Quốc (CFIE) về tặng giàn pin năng lượng mặt trời cung cấp điện cho từng gia đình. Hôm ấy cả bản bỏ hết việc để đi xem các cán bộ kỹ thuật khảo sát, lắp đặt các thiết bị và khi bóng điện trong từng mái nhà sàn được thắp sáng thì mọi người đều reo lên sung sướng, vì ước mơ từ bao đời nay đã trở thành hiện thực.

Theo kế hoạch, hộ đầu tiên triển khai thí điểm được tặng một giàn pin hấp thụ năng lượng mặt trời, ắc-quy nạp điện, một bộ đầu chảo thu tín hiệu truyền hình và một tivi, một đèn thắp sáng bằng năng lượng mặt trời; các hộ còn lại được tặng đèn thắp sáng bằng năng lượng mặt trời (tổng giá trị các thiết bị này là trên 100 triệu đồng). Tiếp đó các hộ sẽ được lắp đặt toàn bộ hệ thống như trên để tất cả đều có điện để sử dụng.

Có điện thắp sáng, phục vụ sinh hoạt, sản xuất sẽ là những bước khởi đầu quan trọng góp phần mở ra những hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình của đồng bào Dao bản Cà Đơ. Bản đã có điện thắp sáng tức là đã bước đầu xóa đi cái tăm tối mịt mù. Bọn trẻ sẽ được thuận lợi hơn khi học bài và được tiếp cận nhiều hơn với văn hóa bên ngoài thông qua đài, tivi.

Chúng tôi chia tay nhân dân bản Cà Đơ khi trời đã nhá nhém tối, những ánh đèn điện đã lóe sáng trong bản. Niềm vui có điện về với bà con ngay trong những ngày đầu xuân thật ấm áp. Có điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất sẽ góp phần mở ra những hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình của các hộ ở đây - chúng tôi tin là như vậy.

Du lịch, GO! Tổng hợp từ Dân Việt, EVN, Pcthainguyen...

Saturday 27 April 2013

(Tiếp và hết) Về gần tới nhà trọ, chúng tôi gặp nhóm du khách người Pháp cùng ở nhà nghỉ Narin đang lạc đường. Họ nhận ra Ulf liền chạy tới hỏi đường về. Ulf nói không biết và chỉ tay vào tôi. Tôi lấy bản đồ ra và chỉ đường và rủ họ cùng đi bộ. Nhóm này gọi xe tuk tuk, rủ tôi và Ulf lên xe. Ulf từ chối. Năm phút sau, chúng tôi bước vào sảnh nhà nghỉ thì thấy mấy người Pháp đang ở đó, chẳng hiểu sao, người nào cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại.

Tôi lôi mấy thứ mua ở chợ Nga ra khoe. Ulf luôn miệng khen buổi đi chợ này thú vị khiến mấy tay phục vụ ở nhà nghỉ xúm lại “hớt” chuyện. Một nhóc khen tôi đẹp, dễ thương rồi hỏi tôi bao nhiêu tuổi. Tôi bảo hắn đoán thử. Thằng nhỏ bảo tôi khoảng 17 tuổi. Tôi lắc đầu...

Hắn tăng lên 19. Tôi lại lắc đầu. Hắn nghi ngờ: “Miss à, tăng lên hay là giảm xuống?”. Tôi bảo tăng lên, thế là hắn làm như... đếm số, cứ 20, 22, 24, 25 rồi 30 làm mọi người cười ngất. Tôi bảo giảm xuống chút và gật đầu khi hắn nói 28.

Hắn ngạc nhiên nói, "Sao nhìn cô trẻ quá?!". Trong mắt hắn thì tôi khoảng 17, 18 tuổi thôi; rồi hắn hỏi tôi thấy hắn thế nào, có yêu hắn không? Ulf ngồi đó xen vào: “Nhóc thấy cô gái này dễ thương không?”. Hắn bẽn lẽn: “Rất đẹp”. Ulf trêu: “Vậy thì làm bạn trai cô ấy đi, cô ấy chưa có bạn trai”. Thằng nhóc mặt sáng rỡ: “Miss, cô nghĩ thế nào?”. Tôi nhún vai: “Tôi có bạn trai ở Việt Nam rồi. Tôi thấy em rất đẹp trai, rồi em sẽ gặp được cô gái em thích thôi, chứ tôi già rồi”.

Chủ nhà nghỉ Narin

Bà chủ nhà nghỉ thấy rộn ràng cũng chạy tới "tám" với Ulf; bà là người cởi mở và thú vị. Ulf đưa bọc hạt sen tặng bà ta (anh chàng này "láo" thật, hạt sen tôi mua về ăn mà). Bà chủ nhà vừa đi, ông chủ nhà lại chạy đến, hình như cái nhà trọ này hội tụ những người rất thích "tám" thì phải. Ông chủ nhà kể rằng trước đây ông là giảng viên trường sĩ quan quân đội Campuchia, đã về hưu với quân hàm đại tá.

Ông khoe mình đã đi du lịch nhiều nước trên thế giới; quan điểm của ông là cực ghét những người kiếm tiền rồi cất, không dám ăn xài, không biết đi du lịch, đến chết vẫn không biết thế giới là gì! - “They keep their money in pocket until death and they still don’t know how the world in” (trích nguyên văn). Rồi ông lan man khoe thằng con trai bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ bên Pháp (nói tới đây ông chạy vô phòng lấy cái laptop mới cáu đem khoe hình con trai và con dâu). Thằng con trai ông đen thui xấu mù, nhưng con dâu ông quả là rất đẹp. Tôi thấy có một tấm hình nhìn ông còn rất trẻ, hỏi ông chụp hồi nào, ông bảo cách đây 20 năm, trong hình thấy có chiếc xe hơi, chưa kịp hỏi thì ông đã khoe ông có xe hơi cách đây 20 năm rồi, là một trong số ít những người có xe thời đó. Ông nói tiếng Anh lưu loát, nhiệt tình và là một ông già... lắm chuyện!

Thấy mệt, tôi chào mọi người, về phòng nghỉ ngơi. Ulf nói, tối nay cuối tuần anh ta sẽ đi ăn nhậu ở bar. Vậy là tối hôm đó tôi không mượn điện thoại để gọi được vì Ulf đi chơi về khuya.

Ông Tây tin dị đoan

Sáng hôm sau, Ulf ngồi sẵn ở sảnh nhà nghỉ chờ tôi ra và rủ đi ăn sáng ở chợ Olympic. Vô quán cháo gà, ăn tô cháo nóng hổi mà Ulf cứ khen ngon miết, lại còn khen rẻ nữa. Anh ta nói, khi nào tôi về hắn sẽ ra đây ăn một mình để nhớ đến tôi. Ăn xong đi dạo vòng vòng chợ. Tôi nghĩ bụng nhất định hôm nay phải mua cho được món quà về cho người yêu. Mua đồ cho nam giới khó, vì đa số trong chợ toàn đồ cho nữ. Có cái USB hình trái tim rất đẹp, nhưng giá tới 20 đô la, mắc quá! Cái này bên Việt Nam khoảng 200.000 đồng là cùng.

Đi hoài vẫn chưa mua được gì, chợt thấy có gian hàng bán áo cặp rất đẹp. Tôi rất thích một cặp áo màu đen, có hình trái tim dễ thương, nghĩ bụng sẽ mua về tặng anh một cái, cái kia tôi sẽ dùng. Mới hỏi giá thử giá bán thì Ulf ở đâu xộc xộc bước tới bảo: “Đừng mua cái này, không được đâu”. Chưa hiểu vì sao Ulf nói vậy, tôi nghĩ: “Sao lại không được? Thích thì mua chứ”; nhưng tôi chưa kịp trả giá đã bị Ulf nắm tay lôi đi. Vừa đi, Ulf vừa giải thích gì đó, nhưng tôi không thèm để ý mà chỉ nghĩ đến cặp áo đen và tìm cách nào lừa anh ta buông tay ra là tôi chạy ngược lại gian hàng đó ngay.

Ra tới cổng chợ, Ulf vừa buông tay là tôi chạy vào trở lại chỗ gian hàng hồi nãy, nhưng anh ta cũng chạy theo và kéo tôi quay ra lại. Lúc này, ngạc nhiên về thái độ khác thường của Ulf - bình thường, anh ta rất lịch sự và luôn chiều theo ý tôi - nên tôi mới để ý nghe: “Miss à, tôi thấy cô là một người nhạy cảm và tinh tế mà sao có thể làm một việc bất cẩn và ngớ ngẩn như vậy? Sở dĩ tôi nói cô đừng mua cặp áo đó vì phát âm không được hay lắm. Trên áo người nam ghi chữ LO (đọc là lu) còn áo người nữ là VE (đọc là vi)". Ulf phát âm nhấn mạnh chữ LO, nghe hơi giống chữ lose (mất mát), tôi chợt hiểu ra vấn đề, nên bỏ ý định mua cặp áo đó luôn. Hoá ra cái ông Tây còn mê tín, dị đoan hơn cả tôi nữa đấy.

Thấy tôi có vẻ tiếc cặp áo đó, Ulf dẫn tới một gian hàng túi xách ba lô và bảo: “Cô nên mua túi xách hay ba lô tặng cho bạn trai, để sau này hai người cùng du lịch với nhau, chứ một cô gái xinh đẹp đi chơi xa một mình thì nguy hiểm quá”. Tôi hỏi giá cái ba lô thì thấy đắt quá, mà chẳng phải là hàng xịn gì. Tôi nói với Ulf: “Thôi, ba lô thì về Việt Nam mua cũng được. Bên đó nhiều ba lô đẹp và bền, cái này tôi không vừa ý lắm”. Rồi chúng tôi đi bộ về, vì đã quen thuộc đường nên về tới nhà trọ khá nhanh. Vào nhà, tôi mượn điện thoại của Ulf để gọi về gia đình...

Cuộc chia tay bất ngờ

Lúc ấy khoảng 11 giờ, tôi lại mượn điện thoại đặt vé xe về Sài Gòn, chuyến cuối cùng trong ngày lăn bánh lúc 2g30', xong mới báo cho Ulf biết. Anh ta trố mắt kinh ngạc: “Cô đùa à? Cô đã nói sẽ ở đây thêm vài bữa mới về mà. Cô đã đi được mấy chỗ đâu?”. Tôi giải thích: “Đúng là dự định của tôi là vài ngày nữa mới về, nhưng hồi nãy gọi điện về mới biết có việc quan trọng ở nhà, tôi phải về ngay. May chứ không gọi về thì gia đình cũng chẳng làm sao báo tin cho tôi được”. Vậy là tôi chỉ còn 3 giờ đồng hồ nữa tôi phải ra bến xe. Ulf cũng im lặng nhìn ra ngoài hiên ngắm trời ngắm đất, lát sau anh ta gọi bữa ăn trưa cho cả hai.

Ổ bánh mì xào tỏi thơm phức, nhưng tôi chỉ ăn được một chút. Ulf nhìn tôi, vẻ ái ngại. Chợt một ông già từ đâu bước tới nói chuyện với Ulf. Ulf lại chỉ sang tôi và giới thiệu với ông già ấy: "Cô bé này từ Việt Nam đến, làm giáo viên". Tôi cúi đầu chào ông già. Ông cứ thao thao bất tuyệt một hồi và tự giới thiệu ông là nhà báo Mỹ chuyên viết ký sự về châu Á, ông từng có một thời gian dài ở Việt Nam hồi còn chiến tranh. Một lát sau, thêm vợ chồng chủ nhà nghỉ cũng xuất hiện, vậy là hội "tám" đông đảo, náo nhiệt. Tôi bèn kêu mệt, xin phép về phòng nghỉ ngơi để thoát khổi cái "chợ dưa lê" ấy.

< Chú Ulf đeo túi xách tiến tôi ra tận bến xe khách về Việt Nam. Ảnh chụp trước cửa nhà nghỉ Narin - còn gọi là TAT guest house.

Ulf dặn tôi nghỉ một chút, 1 giờ phải ra sảnh để anh ta đưa tôi ra bến xe. Tôi về phòng nhưng không ngủ được, trong lòng bồn chồn, lo lắng. Đồ đạc thì đơn giản, gọn gàng nên tôi chỉ tắm xong là xách ba lô đi. Mới 12g30 tôi đã ra sảnh và thấy Ulf còn ngồi đó. Anh ta hối thúc tôi vào phòng kiểm tra kỹ hành lý rồi làm thủ tục check out. Tôi làm theo lời Ulf như một đứa trẻ vâng lệnh cha.

Ulf hỏi tôi có muốn uống gì không để anh ta mua cho, rồi dặn tôi là sau này đi du lịch, cần nhớ làm thủ tục check out sớm, thà xong việc ngồi chờ xe cũng được chứ đừng rề rà rất dễ trễ giờ. Ulf nói rất nhiều với thái độ ân cần, nhẹ nhàng nhưng tâm trạng tôi lúc đó nôn nao, bất ổn nên không tập trung nghe được. Nhưng có một câu nói làm tôi chú ý: “Tao già rồi, nếu còn trẻ, nhất định hôm nay tao sẽ theo mày về Việt Nam và chiến đấu với thằng nhóc của mày để giành lấy mày đấy. Mày là một cô gái xinh đẹp, cực tốt trong số người tốt mà tao gặp”. Ngập ngừng một chút, Ulf nói tiếp, rành rọt: “Dù gì tao cũng đáng tuổi cha chú của mày, hay mày gọi tao là chú nhé. Uncle Ulf”.

Nghe câu này, tôi như tỉnh người ra. Đúng là chuyện ngôn ngữ giao tiếp khác nhau (cộng thêm tư duy văn hóa giao tiếp có sự chuệch choạc) nên tôi không nghĩ đến điều tế nhị này. Quả thật, về tuổi tác, Ulf hơn tôi đến 18 tuổi, nếu là người Việt với nhau thì tôi đã gọi Ulf bằng chú, xưng cháu khi nói chuyện. Nhưng do ông ấy là người nước ngoài, nói chuyện bằng tiếng Anh - chỉ xưng hô bằng đại từ ngôi thứ nhất (I, Me) và thứ hai (You) nên thậm chí khi nói, trong đầu tôi thường nghĩ theo tiếng Việt là "tao, mày" và "hắn". Kể ra thì cũng là cái dở. Mấy hôm nay, nói chuyện, đi chung với Ulf, tôi chưa thực sự có tâm trạng này mà chỉ nghĩ đó là một "tên bạn" đi bụi, tình cờ gặp thôi. Không ngờ Ulf có suy nghĩ nghiêm túc và nói rất chân thật.

Tôi cười và gọi: “Chú Ulf”. "Ông chú" nghe vậy, khoái chí lắm (trông y như là con nít) dốc nốt ly bia rồi nhìn lên đồng hồ, thấy đã 1 giờ: “Cô nhóc, đi thôi, phải đi sớm để phòng hờ lạc đường trễ xe”.

Mấy người trong nhà nghỉ có vẻ quyến luyến. Thằng cháu chủ nhà còn đưa tôi xuống lầu và đòi chụp hình với tôi trước khi chia tay. Chú Ulf muốn gọi tuk tuk đi cho đỡ nắng, nhưng tôi cản lại: “Không, cháu biết đường tới bến xe, chỉ đi bộ khoảng 20 phút thôi, giờ còn cả tiếng rưỡi nữa xe mới chạy, đi bộ đến đó cũng còn sớm chán”. Ulf lưỡng lự: “Tôi sợ cô nhóc của tôi sẽ mệt”. Tôi nói dứt khoát: “Không sao, đi thôi”. Ulf xách dùm tôi cái ba lô nặng và bịch thức ăn, tôi đi tay không nên vừa đi vừa chạy nhảy. Tới bến xe vẫn còn hơn cả tiếng đồng hồ mới khởi hành.

Có 1 quán phở Việt sát nhà xe, Ulf rủ tôi vào đó ngồi chờ xe. Tôi đã mua một chai nước khoáng ướp lạnh rồi nên không gọi nước. Ulf gọi bia, vừa uống vừa dặn dò, truyền đạt kinh nghiệm đi giang hồ. Ulf nói, nếu tuần sau không phải qua Thái thăm bạn gái thì hôm nay sẽ đi Việt Nam với tôi luôn, rồi chốt một câu: “Tóm lại, một cô bé xinh đẹp như cháu không nên đi du lịch một mình thế này. Mùa đông năm sau, chú sẽ sắp xếp công việc qua Việt Nam thăm cháu”.

Chợt Ulf hỏi tôi: “Muốn uống thêm một lon, tiếng Việt nói sao?”. Tôi nói: “Cho thêm một lon”. Ulf quay lại gọi cô bán hàng (người Việt) tới và nói: “Chỏ thểm mốt lỏn”. Cô gái nghe hoài không hiểu, đến khi tôi phiên dịch thì cô này ngớ ra và bảo: “Nói tiếng Việt thế, ai nghe ra nổi?!”.

< Chú Ulf đưa ngón tay cái lên chào tạm biệt "cô nhóc" Việt Nam.

Ulf lại bảo tôi chọn nước uống; tôi nói, không cần đâu vì tôi có rồi. Nhưng ông ta nói: “Để chú mua cho cháu một ly nước trước khi cháu về”. Thấy ông ấy rất thực lòng, nên chọn một chai Sting. Lúc ấy, 2g10’ dù còn 20 phút, nhưng Ulf bảo đi qua bên nhà xe xem xe đến chưa, kẻo trễ (đúng là người già kỹ tính thật). Qua nhà xe thì xe đến rồi, chú Ulf vác ba lô cho tôi đến tận cửa xe mới chịu.

Tôi lên xe kiếm chỗ ngồi, đứng lên ngó xuống dưới thấy chú Ulf vẫn chưa về và đứng ngoài nắng, vẻ mặt buồn. Tôi lấy máy ra chụp ông tấm ảnh cuối và hét lớn đến nỗi cả xe đều nghe: “Tạm biệt chú Ulf!”. Ông giơ tay đưa ngón cái lên trời, ý nói cô là "number one".

Thấy mãi ông vẫn đứng đó, chưa về, tôi vẫy tay tạm biệt. Vừa lúc xe xuất bến, ngoảnh lại tôi thấy dáng ông lủi thủi bước về một mình, tôi thấy rất xúc động. Mấy ngày nay, tôi đi đâu ông cũng đi theo, giờ nhớ lại, tôi thấy ông như một người cha bảo vệ đứa con gái ham chơi. Sau chuyến đi này, tôi nhận ra rằng trước nay mình vẫn có những định kiến hời hợt và sai lệch về những du khách Tây ba lô nói chung.

Hết
Kỳ 1 - “Gà công nghiệp” xuất biên.
Kỳ 2 - Thử thách đầu tiên.
Kỳ 3 - Đêm đầu tiên ở Phnom Penh.
Kỳ 4 - Lang thang, hết chùa tới chợ.
Kỳ 5 - Cuộc chia tay bất ngờ.

Du lịch, GO! - Theo Vy Vân (Thesaigontimes)
(Tiếp theo) Sáng hôm sau - ngày thứ hai ở Phnom Penh - tôi thức dậy khá sớm sau một giấc ngủ sâu. Lôi thức ăn đem theo ra ăn xong, tôi ra sảnh nhà nghỉ ngồi vào máy tính online (nhà nghỉ Narin có 2 máy tính nối mạng, cho khách dùng miễn phí).

< Dãy phố trên đại lộ Sihanouk, Phnom Penh.

Gần 9 giờ, tôi về phòng xách ba lô định ra ngoài xem chùa chiền và chụp hình. Đúng lúc đó, Ulf bước vô sảnh, thấy tôi định ra ngoài nên anh ta ngỏ ý muốn đi cùng. Tôi đồng ý.

Đi dọc đại lộ Sihanouk, chúng tôi đến một ngôi chùa - trên bản đồ ghi là Wat Montrei (wat có nghĩa là chùa) nhưng gặp lúc chùa đang trùng tu. Tôi chụp vài kiểu hình rồi trở ra. Bây giờ mà về thì cũng hết buổi sáng rồi, tôi quay sang hỏi Ulf: “Đi đâu nữa?”. Anh chàng nhún vai: “Tùy cô”.

< Chùa Wat Montrei, trên đường Sihanouk, Phnom Penh.

Thế là không cần bản đồ, tôi cứ đi về phía trước theo cảm tính, khi nào... lạc mới mở bản đồ ra xem. Dọc đường, hàng quán bán đồ ăn sáng dã chiến rất nhiều, kiểu như ở Việt Nam. Tôi mua một lon bia Angkor (2.300 riel) đưa cho Ulf. Anh chàng Thụy Sĩ có vẻ ngạc nhiên: “Miss à, tôi không ngờ cô lại mua bia cho tôi. Tôi biết cô không thích bia”. Tôi cười: “Ok. Anh vui là được. Nhưng tối nay anh cho tôi mượn điện thoại gọi về Việt Nam nữa nhé”. Ulf vừa cười vừa lắc đầu... bó tay!

Chợ Olympic

Đi thêm một đoạn, lạc vô một cái chợ khá lớn, tôi mua một ly chè gồm bánh lọt và nước thốt nốt (giá 2.000 riel), ăn rất ngon, lần này Ulf trả tiền chè cho tôi (chắc anh chàng không nuốt trôi lon bia Angkor hồi nãy vì ngại). Chúng tôi đi quanh chợ, kể cả khu trên lầu ngắm hàng hóa và chụp ảnh linh tinh. Ulf dừng lại một quầy bán cẩm thạch xem hàng say mê, bà bán nói giá 10 đô la, nhưng anh ta chỉ ngắm mà  không trả giá. Tưởng hắn muốn mua, tôi nhanh nhảu trả giá dùm (đúng là vô duyên) bằng tiếng Khmer.

< Cửa hàng bán đồ trang sức, đá quý trong chợ Olympic.

Bà bán hàng tưởng tôi là người Khmer, bèn xổ một tràng dài hướng dẫn cách đeo vòng. Tôi trả 4 đô la, bà này không chịu, nhưng khi chúng tôi bỏ đi thì bà ta gọi lại nói bán. Lúc này mới biết Ulf không hề có ý muốn mua mấy thứ này. Tôi nói đi xem hàng thêm rồi chút quay lại mua sau, mặt bà ta méo xẹo. Có mấy gian hàng đẹp, tôi dừng lại mua hai cái khăn choàng, mua xong bà bán hàng mới biết tôi không phải là người… Campuchia.

Rảo khắp chợ, xem hàng chán rồi tôi bảo Ulf quay về nhà nghỉ Narin. Dọc đường nghe có tiếng sư tụng kinh, tôi đoán là có một ngôi chùa gần đây, nên kéo Ulf đi về hướng đó, nhưng hóa ra đó là một đám ma. Tôi lấy máy ảnh ra chụp, lúc quay về khu chợ thì bị lạc hướng. Gặp một người không biết tiếng Anh, tôi xổ tiếng Campuchia, hỏi: “Bos sadam or Bos saveng?” (quẹo trái hay phải?). Anh ta vừa nói vừa chỉ: “Phu chiết, bos sadam” (đi thẳng, quẹo phải). Tôi cám ơn rồi đi, bây giờ nhìn bên ngoài chợ, tôi mới biết tên chợ là Olympic (Cái tên chợ Olympic có lẽ vì vị trí ởgần sân vận động Olympic).


< Hàng ăn trên lề đường chung quanh chợ Olympic.

Dọc đường về nhà nghỉ, tôi mua hai cái bánh kẹp, mời Ulf một cái. Anh chàng ăn xong, khen ngon rối rít. Lát sau, thấy có xe bán ốc luộc và nước hạt é, tôi mua một lon ốc và một chai nước hạt é nữa, cả thảy hết 3.000 riel. Chúng tôi đi bộ một mạch về đến nhà trọ. Vào sảnh, tôi hỏi mượn cái chén để đựng nước mắm, mời ông Tây Ulf ăn ốc luộc và chúng tôi vừa "tám" vui vẻ. Anh chàng Ulf khoái chí lắm, đi với tôi, được ăn hàng với giá địa phương, không bị chặt chém.

Ulf lân la dò hỏi xem chiều nay tôi định đi đâu? Biết anh ta muốn đi cùng nên tôi nói khoảng 2g sẽ đi chợ Nga rồi chia tay, về phòng. Tôi ngồi ghi chép một lát rồi lăn ra ngủ. Trời mưa, mát mẻ nên tôi ngủ rất say, mãi đến gần 3 giờ mới thức giấc. Rửa mặt xong, tôi xách ba lô đi, nghĩ bụng mình sai hẹn với anh chàng Thụy Sĩ này, chắc anh ta giận mà đi đâu đó rồi vì dân châu Âu rất ghét bị cho "leo cây".


< Tòa nhà trắng là khu chợ Olympic tại Phnom Penh.

Nhưng vừa bước ra sảnh thấy Ulf vẫn ngồi đợi. Biết mình sai nên tôi vừa phủ đầu, nói lớn “Terible sorry” rồi trách ngược là "Sao không gõ cửa?". Ulf cười, bảo lúc 2 giờ có gõ cửa nhưng chờ mãi không thấy ra, nên nghĩ "chắc cô mệt nên… để ngủ cho đã". Tôi hơi áy náy, hỏi anh ta còn muốn đi chợ nữa không? Ulf gật đầu, ok.

Tôi lấy bản đồ ra định vị trí trong đầu trước khi ra đường. Mấy bác tuk tuk trước nhà trọ hỏi đi đâu, tôi nói muốn đến chợ Nga (Russian Market) và hỏi giá, họ hét 3 đô rồi 2 đô. Đã được tôi “đào tạo” nên Ulf nghe xong bỏ đi không thèm trả giá nữa.

“Đừng lo, họ không chịu đi thì mình có thể đi bộ tới đó. Tôi nghĩ tôi biết đường rồi”, tôi "nổ" để khích lệ bạn đường.

Chợ Nga (Psar Tuol Tom Pong)

< Trong chợ Nga.

Ra tới đại lộ Sihanouk, một chiếc tuk tuk dừng lại mời và cũng ra giá 3 đô la nhưng sau đó chịu chở với giá 1 đô sau vài giây đắn đo. Xe bắt đầu chạy, tôi thấy xe chạy ngược với hướng tôi nghĩ nên liền đập vào vai tài xế bắt chạy hướng ngược lại. Lái xe không biết tiếng Anh, còn tên chợ Nga bằng tiếng Campuchia nói thế nào tôi không biết! May là bác tài đưa ra tờ giấy, một danh sách các địa điểm khách nước ngoài thường đến để tôi chỉ. Khi tôi chỉ tới chợ Nga, bác tài kêu "Trời!" rồi quay xe chạy theo hướng ngược lại.

Tới chợ, tôi lượn mấy vòng, định mua quà về cho "người yêu" nhưng thấy bán toàn đồ cho nữ giới, có mấy cái sơ mi nam thì không đẹp, chắc anh không thích. Ghé vào một tiệm bán ví, cô bán hàng lanh miệng nói tiếng Anh cực chuẩn. Tôi nói với Ulf: “Tôi muốn chọn mua chiếc ví cho bạn trai”. Anh ta  bảo sẽ đứng ở đâu đó chờ tôi. Tôi chọn được một chiếc ví khá đẹp, cô bán hàng đòi giá 20 đô la Mỹ và nói sao cũng không chịu bớt. Nếu chi 20 đô, tôi có thể mua ví bằng da ở Sài Gòn, còn đẹp và tốt hơn cái này. Vòng vòng hỏi thứ gì cũng mắc, cuối cùng tôi mua một mớ móc khóa về làm quà tặng.


< Gần chợ Nga có một ngôi chùa với kiến trúc pha trộn giữa phong cách truyền thống chùa Khmer với kiến trúc thánh đường Hồi giáo.

Tôi rủ Ulf đi ra xa khu vực chợ một chút, đi ngang qua cây cây xoài nhiều trái, thấy có một mẹ lớn tuổi bán mì xào, tôi chợt muốn mua mì về ăn tối, nếu mua ở gần khu trọ giá sẽ mắc hơn. Thân mật hỏi bà bán hàng:

- Mama, à nis thlay ponman?
- Pi pô on muôi roi (2.500 riel= 12.500 đồng)

Tôi mua một hộp mì xào trứng. Mẹ bán hàng khá thân thiện. Tôi nói với Ulf: “Lát nữa, anh ăn chung với tôi nhé, một hộp là đủ chứ?”. Anh ta đồng ý ngay. Sau đó tôi ghé vào một quán bán thịt xiên và nước mía. Ở đây bán một xâu cá viên chiên 1.000 riel, chỉ bằng nửa giá ở chợ đêm. Tôi chọn 4 xâu. Ulf nói muốn uống bia (lại bia), hỏi bà bán thì được chỉ sang quán bên kia đối diện. Tôi nói: “Anh qua đó mua bia đi”. Tôi gọi một ly nước mía và 4 que thịt xiên hết 5.000 riel. Cộng với hộp mì xào hồi nãy nữa là có bữa ăn ngon lành.

Tới lúc tính tiền, Ulf đưa 10.000 riel, bà bán thối lại đến 6.000, tôi đoán là bà bán quên tính ly nước mía nên nhắc bà. Ulf đưa thêm 1.000 riel nữa. Tạm biệt người bán hàng dễ mến, tôi rủ Ulf  đến ngôi chùa tôi thấy trên đường xe tuk tuk đến chợ Nga.
Không khó để kiếm được ngôi chùa này. Cái cổng phụ nhỏ xíu xiu nên khó khăn lắm Ulf mới lách vô được. Trong khuôn viên chùa có một trường tiểu học. Trước khi vào chùa tôi mua 1.500 riel hạt sen (còn nằm trong gương sen).


< Món ăn lạ, nhưng Ulf say sưa ngồi lặt hạt sen ăn trong lúc tôi đi chụp ảnh ngôi chùa gần chợ Nga.

Tôi giải thích với Ulf, người Việt coi hoa sen là bông hoa cao quý. Ulf nói không biết ăn bông hoa nên tôi chỉ anh ta cách lặt hạt và ăn. Ăn được một hạt Ulf đòi ăn tiếp rồi ngồi ở gốc cây liên tục lặt hạt sen ăn, quên luôn là tôi chưa ăn hạt nào cả. Gớm thật, nãy bảo không biết ăn cơ chứ!

Trong sân chùa, tôi thấy mấy nhóc mua cái bánh gì ngồ ngộ nên cũng bắt chước mua theo. Người bán cho ít bột, lòng đỏ trứng đem chiên lên rồi rưới sữa đặc cùng với ovantine. Giá 2.500 riel (12.500 đồng) một cái bánh nhỏ xíu. Vậy mà thấy bọn trẻ con mua ăn, tôi cứ tưởng giá rẻ chứ đâu ngờ!

Bận về, tôi rủ Ulf đi bộ về nhà trọ luôn. Anh chàng này cũng "máu", đồng ý ngay. Chúng tôi thả bộ về, dọc đường thấy một ông bán mì xào như hồi nãy, tôi định mua thêm một hộp nữa nhưng ở đây lại bán 4.000 riel một hộp (mắc hơn hộp hồi nãy đến 1.500 riel). Bực mình, tôi bỏ đi thẳng không thèm trả giá.

Còn tiếp
Kỳ 1 - “Gà công nghiệp” xuất biên.
Kỳ 2 - Thử thách đầu tiên.
Kỳ 3 - Đêm đầu tiên ở Phnom Penh.
Kỳ 4 - Lang thang, hết chùa tới chợ.
Kỳ 5 - Cuộc chia tay bất ngờ.

Du lịch, GO! - Theo Vy Vân (Thesaigontimes), ảnh bổ xung từ internet

Friday 26 April 2013

(Tiếp theo) Trời vẫn mưa và khi tôi và Ulf vừa ra đến cổng nhà nghỉ thì trời đổ mưa to, đứng ngoài mái hiên, đám tuk tuk bu lại mời và hét giá 3 đô la. 
Có vẻ Ulf muốn đồng ý, nhưng tôi cản và trả giá "1 đô la, không đi thì thôi". Chàng Ulf tròn xoe mắt nhìn tôi ngạc nhiên, nhưng cũng nói "thank you" với đám tuk tuk rồi cứ thế đội mưa mà đi, trong khi tôi có chuẩn bị sẵn một chiếc áo mưa. Nhưng bất ngờ có một chiếc tuk tuk đến mời và đồng ý với giá 1 đô la, thế là lên xe đến chợ đêm.

Mưa mỗi lúc một to, máy ảnh chụp hình mờ căm. Tới chợ đêm, tôi móc ví ra trả tiền xe thì Ulf nhanh tay trả trước. Mưa bớt nặng hạt, nhưng tôi vẫn trùm áo mưa dạo chợ.

Chợ đêm rực rỡ với nhiều món hàng lạ mắt. Ulf rủ tôi kiếm nhà hàng ăn tối, nhưng tôi đề nghị vào ăn trong khu ẩm thực chợ đêm. Có vẻ anh chàng Thụy Sĩ này đọc được suy nghĩ của tôi, anh ta nói "Không sao đâu, tôi mời". Đúng là tôi không muốn tiêu tiền hoang phí nhưng khi nghe anh ta nói vậy, tôi tự ái, nói không, phần ai nấy trả.

Dạo chợ đêm Phnom Penh

Chúng tôi vào ăn trong chợ, mỗi que thịt, cá xiên giá 2.000 riel (10.000 đồng), chúng tôi lấy 6 que, hết 12.000 riel. Ulf móc 10 đô la ra, nói với tôi là đang cần lấy tiền lẻ nên để cho anh ta trả. Tôi đưa lại cho Ulf 6.000 riel để trả phần mình, nhưng Ulf nhất định không chịu lấy. Đứng giữa chợ, giằng co chuyện trả tiền cũng không hay nên tôi đành cất tiền, định bụng lát sẽ mời anh ta uống nước.

< Gian hàng ẩm thực bên trong chợ đêm Phnom Penh nhìn rất bắt mắt, hấp dẫn thực khách.

Ăn xong, tôi kéo Ulf sang quán nước mía cạnh đó, anh ta nói không uống, nhưng tôi vẫn gọi 2 ly. Ulf miễn cưỡng cầm ly nước mía nhưng có vẻ không thích lắm. Bất ngờ, anh chàng cất giọng hát mấy câu, đại ý là: “Sáng nước mía, chiều nước mía và tối cũng... mía nốt”. Hóa ra anh chàng này cũng có khiếu hài hước và chịu khó chiều ý phụ nữ ghê chứ.

Tôi ngó vào cửa hàng lưu niệm, ghé vào mua đại một món tặng Ulf. Không hiểu ý định của tôi, Ulf cũng khá lịch sự, ra đứng ở góc cột điện chờ tôi. Mua xong, tôi đem tặng anh ta, bảo là để có chút kỷ niệm và cám ơn về bữa ăn tối nay. Anh chàng ngạc nhiên, nói là tôi không cần phải làm thế. Nhưng tôi ép Ulf phải cầm bằng được. Tuy nhiên, nhận quà xong anh ta nói, đây là lần đầu được một người đi bụi tặng quà, nét mặt có vẻ cảm động thực sự.

< Ulf để đầu trần đội mưa một đoạn trước khi lên xe tuk tuk đến chợ đêm.

Ulf rủ tôi đi dạo một vòng quanh bên ngoài chợ. Trong chợ đêm có một sân khấu ca nhạc, thu hút khá đông khán giả. Đi qua một quán bán rượu, Ulf nói "hello!" với cô bán hàng xinh đẹp đang mỉm cười rất tươi. Anh ta hỏi tôi có muốn vào xem hạt cườm kết bằng tay hay không? Tôi gật đầu. Cứ tưởng anh ta cũng mê hạt cườm, ai ngờ vô quán, Ulf nói sẽ uống bia một mình chờ tôi xem hạt cườm.

Cô gái bán hàng khá thân thiện, giới thiệu với tôi những sản phẩm cườm tay. Lát sau, một bà Tây bước tới bắt tay và gọi đúng tên tôi với nụ cười thân thiện. Thoáng ngạc nhiên, tôi nhìn về hướng anh chàng Thụy Sĩ đang ngồi đằng xa, anh ta vẫy tay cười giải thích: “Tôi nói với cô ấy cô từ Việt Nam tới”. Thì ra Ulf và bà này có quen nhau. Bà Tây này chính là chủ cửa hàng hạt cườm kiêm quán rượu mini này.

< Gian hàng bán các sản phẩm kết bằng hạt cườm và sò ốc trong chợ đêm Phnom Penh.

Xem chán rồi tôi kêu Ulf đi ra. Bà chủ và cô bán hàng nhoẻn cười tươi như hoa để tiễn khách dù tôi không hề hỏi giá bất cứ món hàng nào. Tuy nhiên, quán không cho chụp hình các sản phẩm cườm nên tôi không thể táy máy chụp ảnh được.

Qua khu vực hàng quán sang trọng, Ulf lại rủ tôi vào uống nước. Tôi nói, lần này để tôi mời, Ulf không chịu. Tôi lại nói, vậy thì ai uống nấy trả. Cô phục vụ xinh tươi như hoa tươi cười chào Ulf, anh ta giới thiệu tôi là bạn ở cùng nhà trọ và vừa từ Việt Nam sang. Cô này nghe xong chạy tới bắt tay tôi làm quen. Cô phục vụ xinh đẹp bưng nước ra và tiếp tục "tám" với tôi, nào là về du lịch, đất nước và cả… chính trị nữa! Cô ta khoe đã từng qua Việt Nam du lịch.

Lát sau, tôi quay sang hỏi Ulf, sao không nghe anh nhắc tới người yêu hay vợ (46 tuổi rồi còn gì). Ulf nói, anh ta già rồi nên không định cưới vợ nữa, với lại đi bụi dài hạn khắp tứ xứ, chỗ này dăm bữa lại đến chỗ kia nên không quen ai được lâu dài. Ulf cho biết, có quen một cô bạn gái người Thái Lan, nhưng không muốn tính chuyện cưới xin. Thứ Tư tuần sau, Ulf sẽ qua Thái thăm bạn gái và rủ tôi cùng qua đó chơi. Tôi nói chỉ ở đây vài hôm rồi phải về Việt Nam. Nghe vậy, Ulf trố mắt ngạc nhiên hỏi sao về sớm thế?

Bây giờ nghĩ lại, tôi cũng không hiểu sao hôm ấy tôi lại đem tâm sự riêng ra nói với anh chàng đi bụi chuyên nghiệp mới gặp lần đầu này. Tôi kể chuyện mình phải lòng một người, lúc nào cũng nghĩ đến người đó, không dứt ra được. Nhưng người đó lại không có biểu hiện gì khác với tôi ngoài quan hệ bạn bè và tôi không biết phải làm sao, trong lòng cảm thấy đau khổ vô cùng và muốn đi thật xa... để bình tâm, nhưng bây giờ đang ngồi đây, tôi vẫn luôn nghĩ về người ấy.

Ulf nghe xong tỏ vẻ thông cảm, hỏi tôi "Sao cô không nói lời yêu người kia?". Tôi giải thích: “Ở Việt Nam, con gái không nên nói trước, nếu nói ra mà không được sẽ cảm thấy nhục và xấu hổ lắm”. Ulf tỏ ra rất ngạc nhiên về cái “văn hóa tỏ tình” của người Việt.

Nói xong, tự nhiên tôi ứa nước mắt. Tôi gọi cô phục vụ lại, hỏi thăm xem ở đây có bán sim Metphone không? Cô ta bảo không, muốn mua sim phải ra chợ đêm mua và phải có hộ chiếu. Ulf có vẻ thông cảm, nói: “Thôi, cô ở đây có mấy ngày mua sim làm gì cho tốn, tôi cho cô mượn điện thoại gọi về cho người yêu”. Tôi đồng ý, bảo anh ta lát về tới nhà trọ nhớ cho mượn điện thoại. Lúc ấy tôi bỗng tươi tỉnh hẳn lên, khác với cái vẻ mặt đần đần từ lúc đi chơi tới giờ. Anh chàng Ulf hình như nhận ra điều đó nên mỉm cười (không biết Ulf có nghĩ là tôi đóng kịch để dùng ké điện thoại không nữa).

Rắc rối với đám lái tuk tuk

Ra khỏi quán, đám tuk tuk bám theo hỏi đi đâu, Ulf  bảo: “Miss, cô trả giá đi”. Tôi nói với đám tuk tuk, lúc nãy từ nhà nghỉ tới đây giá 1 đô la thì bây giờ về giá vẫn vậy thôi. Cánh lái xe tuk tuk không chịu, bảo xa lắm với lại trời tối nữa. Tôi và Ulf bỏ đi. Ulf cười khoái chí: “Miss, nhìn mặt cô lúc trả giá xe có cái gì đó hay hay, vậy là không đi à? Vậy thì thôi…”. Anh ta vừa cười vừa nhái lại điệu bộ của tôi. Tôi an ủi anh ta: “Anh đừng lo, không gọi được xe này gọi xe khác, không tội gì đi mắc hơn dân địa phương cả”. Ulf cười lớn.

Bất ngờ, một xe tuk tuk bám theo và đồng ý đi giá 1 đô la, Ulf khoái chí nhảy lên xe. Tay tút tút này chạy hơi ẩu dù đường vắng vẻ. Trời tối nên tôi không xác định hướng được nhưng dựa vào linh cảm, tôi biết là lúc từ nhà trọ đến chợ đêm không đi qua đường này. Tôi chợt thấy hơi lo, thò tay vào túi, nơi con dao có thể bật lên bất cứ lúc nào để tự vệ.

Đoán lão tuk tuk này không hiểu tiếng Anh nên tôi cố nói tiếng Khmer là đi về nhà nghỉ Narin trên đường 125. Hắn chẳng nói chẳng rằng cứ chạy và đỗ xịch trước một khách sạn sang trọng. Tôi lại cố dùng tiếng Khmer giải thích lần nữa. Lão lái xe à lên một tiếng rồi nói, từ đây đến đó xa lắm, 1 đô la không được rồi không chịu đi tiếp. Ulf chẳng vừa, nói nếu vậy chúng tôi xuống xe.

Lão tuk tuk này nhờ một người khác biết nói tiếng Anh phiên dịch, nói với Ulf: "Trước khi lên xe, ông phải xem lái xe có biết chỗ ông cần đến hay không. Vì có người biết tiếng Anh và người không biết, nên bây giờ ông phải trả tiền cho người lái xe này”. Ulf nói dứt khoát, "Tôi không việc gì phải trả tiền cho một người chở tôi lạc đường và bỏ chúng tôi giữa nơi lạ thế này". Nói rồi anh ta quay sang tôi: “Miss, cô xuống xe đi”.

Chúng tôi bỏ đi, vài xe tuk tuk khác bám theo nhưng xe nào cũng đòi giá 3 đô la. Đoạn đường này đi giữa một công viên tối đen. Ulf đi trước, tôi theo sau, cố quan sát xung quanh phòng bất trắc.

Lại một chiếc tuk tuk bám theo và đòi 3 đô la, Ulf không chịu, lại còn vẫy tay nói "bye bye" chọc lão tuk tuk đó. Lão lái xe chửi thề. Ulf chẳng vừa, đáp lại: “Bye bye” và vẫy vẫy tay khoái chí. Lão lái xe điên tiết, chửi nhặng xị. Ulf không đùa nữa: “Đồng ý giá thì đi, không đồng ý thì thôi, biến!”. Tay lái xe tuk tuk càng điên tiết, điệu bộ muốn xông tới (tay này nhỏ con hơn Ulf).

Nếu có một người thì không sao, nhưng nếu nhiều tên cùng xông vào đánh hội đồng thì hậu quả khó lường, tôi liếc vội xung quanh, thấy một đám lái xe tuk tuk ở phía sau đang ngó chằm chằm chúng tôi, phía trước có một tòa nhà lớn sáng đèn và có bảo vệ. Tôi nghĩ nhanh, nếu xảy ra bạo lực, tôi sẽ chạy vào đó.

Tôi nắm chặt cán dao trong túi và nói nhỏ với Ulf: “Anh mất trí rồi hả, gây sự với mấy cha tuk tuk làm gì?”. Hình như Ulf cũng chột dạ, chắp tay kiểu Khmer và nói 'sorry' lão tuk tuk kia. Cũng may, hình như lão lái xe cũng 'hạ hỏa' và không xấn xổ đến nữa. Lão giơ tay ra chỉ mặt Ulf và chửi mấy câu bằng tiếng Khmer rồi bỏ đi. May mắn là đã không xảy ra ẩu đả.

Tới một cao ốc, Ulf hỏi bảo vệ đường về nhà nghỉ Narin. Tay bảo vệ chỉ đường rồi kêu bắt tuk tuk. Sợ đám tuk tuk hồi nãy còn lảng vảng đâu đây, tôi đề nghị Ulf đi bộ cho yên tâm. Đi được một đoạn ngắn, một chiếc tuk tuk bám theo đòi giá 3 đô la, tôi vẫn trả giá 1 đô la và anh ta đồng ý.

Nhưng lên xe rồi, tôi vẫn còn lo, sợ đám tút tút hồi nãy gài bẫy cho người giả bộ tới chở đến một chỗ vắng rồi chặn đánh. Hình như Ulf  đoán được nên trêu: “Miss, đừng căng thẳng nữa, không sao đâu” rồi cười toe toét. Để chắc ăn bác tuk tuk này không "nhầm" đường, tôi xổ một tràng tiếng Khmer nhắc lại nơi đến là nhà nghỉ Narin. Tới nơi, ông lái xe nhận 1 đô la và nói "okun" (cám ơn) vui vẻ.

< Khu hàng quán ăn uống bên ngoài chợ đêm Phnom Penh.

Vào đến nhà nghỉ, tôi ngồi "tám" một lúc với Ulf rồi hỏi mượn điện thoại để gọi về Việt Nam. Anh ta đùa: “Lại nhớ anh chàng đó hả?”. Gọi xong, tôi cám ơn Ulf và cáo lui về phòng nghỉ ngơi.

Mới đi bụi một ngày đầu tiên tôi đã gặp những chuyện thật kinh khủng. Đi bộ lòng vòng cả buổi trưa nắng, vô nhà nghỉ không có điện, đến tối lại cuốc bộ dài dài, hồi hộp... và bất an bởi những điều quá mức tưởng tượng.

Còn tiếp
Kỳ 1 - “Gà công nghiệp” xuất biên.
Kỳ 2 - Thử thách đầu tiên.
Kỳ 3 - Đêm đầu tiên ở Phnom Penh.
Kỳ 4 - Lang thang, hết chùa tới chợ.
Kỳ 5 - Cuộc chia tay bất ngờ.

Du lịch, GO! - Theo Vy Vân (Thesaigontimes), ảnh bổ xung từ internet.
(Tiếp theo) Vừa xuống xe khách, một nhóm lái xe tuk tuk xúm lại mời nhưng tôi làm như không nghe, không thấy, chẳng gật, cũng không lắc đầu, cứ lầm lũi đi thẳng...
Tôi đi ngược với hướng xe vừa đến, hy vọng sẽ tới đại lộ Monivong để tìm Narin guest house như hướng dẫn trong sách Lonely Planet, nhưng không hiểu sao lại đi lạc vào một cái chợ.

Lạc đường trưa nắng Phnom Penh

Mấy chiếc tuk tuk ở chợ này lại bám theo tôi, có cả người nói tiếng Việt nữa. Tôi không trả lời, cứ thế lẳng lặng bước đi dưới nắng trưa đổ lửa với ba lô trên lưng và một cái giỏ nặng đựng thức ăn mang theo từ nhà.

Sau một hồi quẹo trái, phải tứ tung gì đó tôi biết mình đã lạc hướng "toàn tập", nhưng vẫn không dám giở bản đồ ra xem, vì sợ chung quanh người ta thấy mình ngơ ngác sẽ bị… làm thịt.

Lúc đi qua một ngôi trường vào giờ tan lớp, tôi đuối sức, đứng lại, lôi cuốn Lonely Planet ra xem bản đồ, nhưng không tìm thấy tên đường tôi đang đứng. Vẫn chưa dám hỏi thăm ai, tôi tiếp tục đi và lạc sang đại lộ Mao Se Tung (tiếng Việt là Mao Trạch Đông). Chưa biết định hướng rẽ trái rẽ phải thế nào, tôi cứ bước đi giữa trưa nắng, mồ hôi đầm đìa, lòng tự nhủ: "Không được mất tinh thần". (Mất tinh thần đồng nghĩa với nguy cơ gặp rủi ro phía trước, mà trước khi đi tôi đã tự hứa là phải an toàn trở về).

Qua mấy trạm xăng, mỏi giò quá, quan sát xung quanh xem có tên nào đeo bám không tôi mới dừng lại, lấy bản đồ ra xem nhưng cũng không tìm ra phương hướng. Đến khi đi ngang qua một cửa hàng lớn, thấy anh bảo vệ có nụ cười hiền lành, tôi mạnh dạn hỏi: "Đại lộ Monivong nằm ở chỗ nào?". Anh ta chỉ, rẽ trái ở ngã tư phía trước. Tôi làm theo và đi vào con đường nhỏ, có con rạch y như kênh Nhiêu Lộc vậy, vừa hôi vừa đen!

Buổi trưa khá vắng, vừa sợ vừa đi không nổi nữa, tôi ghé vào quán nước mía bên đường nghỉ mệt. Tôi hỏi giá trước cho chắc ăn: “À nis thlay ponman?” (giá bao nhiêu?). Cô bán hàng cười toe toét: “Muôi pô on” (1.000 riel, khoảng 5.000 đồng). Tôi vừa uống nước vừa lấy bản đồ ra xem.

Trong quán có hai thằng cứ nhìn tôi chằm chằm, tôi chỉ vào bản đồ và hỏi đường ra đại lộ Monivong. Dù không biết tiếng Anh, hai tên này khá nhiệt tình, quơ tay trái, chỉ tay phải loạn xạ. Có một ông già đang uống nước mía cũng nhìn vô tấm bản đồ rồi chỉ cho tôi.

Đi theo hướng được chỉ, tôi ra đến đại lộ Monivong nhưng không biết phải theo hướng nào để đến được ngã tư giao nhau với đại lộ Sihanouk, nơi có nhà nghỉ Narin gần đó. Lại bị lạc đường, xoay đi xoay lại tôi vẫn mất phương hướng. Một mình tay xách nách mang giữa bao con phố mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng tôi vẫn kiên gan chịu đựng.

Không phải tôi sợ tốn tiền mà ngại dính vào cánh lái xe tuk tuk khi thân gái một mình lần đầu nơi đất lạ. Ngay cả đối với người Việt sang đây làm ăn, tôi càng không muốn chạm mặt họ. Kinh nghiệm của những người đi trước cho thấy, chính những đồng hương này tiềm ẩn nhiều cạm bẫy đối với du khách Việt Nam "ngơ ngác" như tôi hơn là người bản xứ. Tất nhiên, tôi không "vơ đũa cả nắm" nhưng vì chưa từng trải nên tôi phải tự đề phòng tất cả cho chắc.

Mãi tới khoảng 2g30’, tôi vẫn lạc hướng ở đường 208. Kiệt sức, tôi đành gọi xe tuk tuk. Gã lái xe hét giá 3 đô la Mỹ. Do có linh cảm đã đến gần Narin guest house nên tôi trả giá 2.000 riel. Lái xe đòi 3.000 riel. Thấy ghét, tôi cuốc bộ luôn. Đi dọc đường 208, tôi bắt đầu dùng cảm quan để phán đoán, vì lúc này mệt nên trí não không hoạt động nữa. Thấy quán nước mía, tôi tấp vô đại, vừa nghỉ chân vừa lấy bản đồ ra xem.

Nhìn sang phía bên kia đường là đường 113, có lẽ ly nước mía tươi mát đã làm trí não tôi hoạt động trở lại, tôi nhớ ra bản đồ có đường 113, mở ra xem thì đúng thật. Từ 113 cắt ngang Shihanouk boulevard là khu vực rất nhiều nhà trọ. Xem bản đồ thấy tới đường 242 có thể quẹo sang trái là đường 125. Số 50 đường 125 chính là Narin guest house. Tôi đứng dậy đi một mạch tới nhà nghỉ Narin.

Narin guest house

Một anh chàng người Campuchia đứng trước cửa, hỏi "Mướn phòng hả?", rồi đưa ra giá phòng. Giá từ 6 đô la Mỹ trở lên, tôi hơi bất ngờ, vì trong cuốn Lonely planet nói chỉ có 3 đô cho phòng dorm mà thôi. Tôi yêu cầu được xem phòng, thì ra đó là loại phòng nhỏ có toa-lét riêng. Giá 3 đô la là cho một giường trong phòng dorm, có nhiều giường ngủ chung phòng và dùng toa-lét chung, nhưng nhà nghỉ này đã dẹp loại phòng này rồi. Giá 6 đô la không mắc nhưng đã là dân đi bụi thì không thể hớ, tôi lần lượt trả giá: 12 đô cho 3 đêm, rồi 10 đô cho 2 đêm nhưng hắn không chịu nhượng bộ.

Tôi nói cám ơn rồi bỏ đi, hy vọng tìm được phòng rẻ hơn trên đường 125, nếu không có sẽ quay lại cũng chưa muộn. Mới đi ra, chân tôi bị chuột rút, phải vào quán cóc kêu chai Sting (2.000 riel = 10.000đ). Giữa trưa nắng, chai nước mát lạnh cả người.

Trong quán có mấy bà đang ngồi "tám", cả tiếng Khmer và tiếng Việt nữa, có một bà nhìn sang tôi có vẻ tò mò. Theo kinh nghiệm của dân đi bụi thì gặp người Việt ở nước ngoài chớ vội chạy làm quen, đó là biểu hiện gián tiếp của sự sợ hãi.

Nghỉ một lát, uống hết chai nước, tôi trả tiền rồi quay về nhà nghỉ Narin (hay còn gọi là TAT). Gặp lại thằng nhóc hồi nãy, tôi nói lấy luôn một phòng riêng, 6 đô la/ngày. Hiện còn 3 phòng ở tầng trên cùng, tôi chọn căn phòng sáng sủa, vào bật thử quạt mới biết đang cúp điện. Gã phục vụ bảo, chịu khó chờ 20 phút nữa mới có điện lại. Nhưng phải 2 tiếng rưỡi sau mới có điện lại.

Mệt mỏi, đôi chân rã rời nhưng trời nóng khiến tôi không thể nằm yên trên cái giường nệm, đành ra sảnh lễ tân ngồi cho đỡ chán. Hai anh chàng nhân viên nhà nghỉ cứ bám theo hỏi miết, “Miss, cô từ đâu đến?”. Tôi không trả lời mà bảo họ đoán thử. Thế là họ đoán già đoán non nào là Nhật Bản, Thái, Hàn Quốc, Trung Quốc... tá lả, mà chẳng nhắc gì đến Việt Nam. Tôi đùa: “Tớ là người Campuchia”.

Một anh chàng trung niên, dáng châu Âu ngồi ở hàng ghế đối diện nhìn tôi cười mỉm. Một lúc sau, tôi bắt chuyện:

-  Anh từ đâu tới?
-  Thụy Sĩ.
-  Ah, tôi biết chỗ đó. Thế anh tên gì, bao nhiêu tuổi?
-  Un (hay đại loại gì đó), 46.

Phát âm mãi không được cái tên nghe lạ quá, tôi đành bảo anh ta đánh vần, thì ra là ULF. Thế là bắt đầu "tám" đủ chuyện trên trời dưới biển, về đạo Phật, du lịch… để quên bớt cái nóng nung người. Một lát tôi đứng dậy, về phòng. Ulf hỏi tôi, tối nay có đi chợ đêm chơi không? Vì chưa có dự tính gì nên tôi lưỡng lự một chút rồi gật đầu. Anh ta hẹn 7 giờ sẽ gọi tôi.

Về phòng, leo lên giường ráng nhắm mắt nhưng không ngủ được, con dao luôn để bên cạnh. Bỗng, nghe có tiếng đẩy cửa, tôi bật dao lên và chuẩn bị… "chiến đấu", nhưng tiến tới sát cửa thì không thấy động tĩnh gì, chắc là tiếng cửa phòng kế bên. Đúng là "thần hồn nát thần tính". Tôi đặt đồng hồ báo thức lúc 5g30’ để nhắm mắt một tí nhưng vẫn không ngủ được, đầu vẫn còn mệt do say xe, tới lúc đồng hồ reo thì cũng vừa lúc có điện. Tôi cẩn thận kéo màn cửa sổ lại và nhìn quanh phòng xem có gắn camera ở đâu đó không rồi mới bắt đầu sắp xếp lại đồ đạc trong phòng, quần áo, thức ăn và kiểm tra lại túi đựng tiền.

Xong, tôi đi tắm mới biết toa-lét không có xà bông gội đầu lẫn xà bông tắm. Ra hỏi người phục vụ, hắn nhoẻn một nụ cười tươi, nói rất hồn nhiên: “Không miss à, khách sạn không phục vụ những thứ đó, miss có thể mua ở mấy quán đối diện bên kia đường”. Tức! Khỏi cần mua, do lo xa tôi có đem 2 bịch dầu gội nhỏ từ Việt Nam, lấy một bịch ra, nửa bịch gội, nửa bịch tắm. Tôi xả nước ầm ầm cho bỏ ghét. Tắm xong ngồi trong phòng không biết làm gì, lấy sổ tay ra ghi chép. Bên ngoài, trời đổ mưa.

Còn tiếp
Kỳ 1 - “Gà công nghiệp” xuất biên.
Kỳ 2 - Thử thách đầu tiên.
Kỳ 3 - Đêm đầu tiên ở Phnom Penh.
Kỳ 4 - Lang thang, hết chùa tới chợ.
Kỳ 5 - Cuộc chia tay bất ngờ.

Du lịch, GO! - Theo Vy Vân (Thesaigontimes), ảnh bổ xung từ internet
Tình cờ xem được bài nhật ký lữ hành của tác giả Vy Vân đăng trên Thời Báo Kinh Tế SG, đọc thấy bài hay nên mình trích đăng vào đây. Theo 'tiêu chí' của Du lịch, GO! là chỉ quan tâm đến những địa danh trong nước thì bài ký sự này 'ngoại đạo', tức là phượt ra ngoài nước. Vậy nhưng cũng rất đáng đọc nên mình đưa vào chủ đề 'Xã xì trét'. Bạn đọc để giải khuây, để hồi hộp trong các tình huống mà cô gái đã gặp phải nơi xứ lạ quê người, cũng giúp các bạn: những người yêu chủ nghĩa xê dịch tích tụ thêm vốn sống trên bước đường phượt.

Lần đầu đi "bụi": “Gà công nghiệp” xuất biên

Lời tòa soạn: Tác giả loạt du ký này là một nữ giáo viên trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (Đồng Nai), cũng là mái trường của cô những năm trung học trước đây. Trong thư, Vy Vân cho biết, “Đây là chuyến đi đầu tiên của tôi, nên tôi cũng run lắm, từ nhỏ đến lớn, tôi chỉ đi xa nhất là từ Đồng Nai lên Sài Gòn, và ngược lại”.

Tác giả tự nói về mình: “Một đứa con gái suốt ngày cặm cụi với Toán, Lý dĩ nhiên nhìn mặt mày trông… đần đần cũng là lẽ thường tình”. Nhưng cô không đồng ý với nhận xét của nhiều người thường cho rằng, học sinh trường chuyên là những “con gà công nghiệp”, học giỏi nhưng ra ngoài xã hội thì chẳng biết gì. Và thế là, “Tôi âm thầm lẳng lặng một mình xách ba lô lên đường, không cho gia đình hay biết (nếu mẹ tôi biết, mẹ tôi sẽ ngất xỉu ngay), một đứa con gái nhút nhát, ngoan ngoãn như tôi mà có ý định du lịch nước ngoài một mình là điều quá sức tưởng tượng của mọi người!".

< Dọc đường, trên đất Campuchia, đâu đâu cũng thấy chùa chiền với những kiến trúc đầy màu sắc.

Vạn sự khởi đầu nan, khó khăn lớn nhất là tự vượt qua chính mình để bắt đầu thể hiện bản thân. Tác giả - như đã nói trên, từ nhỏ đến lớn chưa đi xa nhà một mình quá 40 ki lô mét, đã thực hiện liên tục hai chuyến xuất cảnh… “tây tiến”. Chuyến đầu sang nước láng giềng kề cận và chuyến thứ hai đi xa hơn, qua Campuchia, sang Thái Lan.

Quen sống trong "tổ ấm" gia đình, nên cô giáo này gọi những chuyến du lịch của mình là "đi bụi". Thật ra, nếu so với dân bụi thứ thiệt như Nguyễn Đức Quỳnh Dung (tác giả loạt ký sự Đi bụi, đạp xe xuyên Lào) - là người Vy Vân ngưỡng mộ, thì điều kiện rong chơi của cô giáo Vân còn "phong lưu" chán.
Mời bạn đọc cùng theo dõi chuyến xuất du thú vị của cô gái từng "suốt ngày cặm cụi với Toán, Lý" khởi đăng từ hôm nay.

Kỳ 1: “Gà công nghiệp” xuất biên

Trời còn chưa tỏ, những tia nắng trong ngày còn lười biếng chưa chịu thức giấc. Khoác chiếc áo choàng có mũ trùm đầu đã phai màu, tôi đến bến xe đã thấy lác đác có vài người ngồi chờ trước. Đây là lần đầu tiên tôi đi xa nhà một mình vượt ngưỡng khoảng cách địa lý giữa Biên Hòa - Sài Gòn, nên tự dưng nghĩ rồi cười thầm về cái cảm giác về mình như một "nữ hiệp hạ sơn", bước chân ra giang hồ! Trên dặm đường xa xôi, tôi tin mình sẽ học được nhiều cái mới, mở rộng tầm mắt. Và chuyến đi này sẽ đem lại những kinh nghiệm quý báu cho chặng đường sau này.

< Trước giờ khởi hành ở hãng xe Mai Linh, đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM.

Thực cũng chẳng dễ dàng để tôi quyết định lặng lẽ xách ba lô lên đường, không cho gia đình hay biết, nhất là người mẹ thân yêu - vốn là người hay lo sợ đủ điều cho con gái; và cũng muốn tránh những thị phi của những kẻ "buôn dưa" chuyên nghiệp.

Lên xe, tôi ngồi một mình một băng ghế, lát sau có một anh chàng bước tới ngồi xuống bên cạnh, nhưng khi nhìn lên thấy không đúng số ghế trên vé, anh ta liền chuyển sang băng đối diện. Đơn giản vậy thôi, nhưng bỗng dưng tôi "cảnh giác", nhìn anh ta.  Tay này có đôi mắt sâu thẳm, cứ nhìn tôi chằm chằm, vẻ dò xét. Một chút cảm giác... hơi sợ, nhưng tôi tỏ ra bình thản nhìn thẳng vào mắt hắn. Anh chàng quay đi chỗ khác nhưng thỉnh thoảng lại nhìn lén. Tôi ghi tỉ số"1-0", thắng hiệp đầu".

Đúng 6g30’, xe lăn bánh nhắm hướng Mộc Bài thẳng tiến. Đến biên giới, làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu Mộc Bài khá nhanh, sang cửa khẩu Bavet bên Campuchia làm tiếp thủ tục. Thấy tôi trùm kín mít mặt mũi như ninja, mấy ông hải quan bắt gỡ hết nón, mũ ra, yêu cầu qua máy rọi, chụp dấu vân tay xong xuôi mới đóng mộc.


< Một sòng bạc bên kia cửa khẩu Bavet, Campuchia.

Qua cửa khẩu, xe dừng tại quán ăn của hãng xe Mai Linh. Tỷ giá đổi tiền ở đó khá thấp (1 đô la Mỹ = 3.900 riel), trước khi đi, tôi đã tham khảo và biết tỉ giá 1 đô đổi được 4.200 riel và 1 riel = 5 đồng Việt Nam. Còn lưỡng lự, chưa muốn đổi tiền, tôi đi lòng vòng, gặp đôi vợ chồng người Pháp đi chung xe đang muốn đổi tiền. Một bà chị người Việt xun xoe xáp lại phiên dịch giúp hai vợ chồng này. Tôi bước lại gần xem họ đổi chác thế nào, nhưng có lẽ thấy tôi ăn mặc lùi xùi nên cái bà chị phiên dịch cho vợ chồng người Pháp đứng tránh ra xa (chắc sợ tôi... móc túi). Thấy vậy, hai vợ chồng Pháp cũng nhìn tôi, có vẻ dè chừng.

Hơi bực mình, nhưng tôi chẳng bận tâm, bỏ ra chiếc ghế đá gần đó, lấy củ sắn nước (củ đậu) trong túi áo ra ngồi ăn ngon lành. Tôi không muốn ăn cơm trong các hàng quán dọc đường thế này, thường vừa đắt vừa dở và cũng rất đáng ngại về vệ sinh. Ăn xong củ đậu, sau một lát đắn đo, tôi rút ra tờ 5 đô la Mỹ đổi lấy tiền riel. Xe tiếp tục lăn bánh, tôi lấy bánh mì ra ăn với xúc xích và đồ chua chuẩn bị sẵn ở nhà, vừa nhai vừa ngắm cảnh.

Cái anh chàng ngồi nhầm ghế hồi nãy bắt chuyện:
-  Chị đi du lịch một mình à?
-  Không, đi công việc. Tôi nói cộc lốc.
-  Chị qua đây chắc cũng nhiều lần rồi ha? Hắn hỏi tiếp, có vẻ dò xét.
-  Cũng vài lần thôi, nhưng đi cách đây mấy năm rồi.
-  Chị có người quen bên Campuchia không?
-  Người quen thì có, nhưng lần nào qua đây mình cũng ở ngoài cho tiện và thoải mái, không thích ở nhà người quen. Tôi lại cười thầm, nghĩ mình "xạo" cũng có hạng.


< Cảnh quan, đồng ruộng hai bên đường cũng giống vùng nông thôn Việt Nam.

Khi hắn chưa kịp hỏi tiếp, tôi "dò sóng" lại:
-  Anh đi chơi à? Sao không đi với bạn?
-  Uhm, mình làm kỹ sư xây dựng, được nghỉ mấy hôm nên sang Cam chơi.
-  Hồi đó anh học trường nào?
-  Giao thông vận tải. Đáp xong, hắn hỏi lại ngay: Chị làm nghề gì?
-  Giáo viên.

Thấy anh chàng này há hốc ngạc nhiên, tôi bồi tiếp: Anh đi mấy lần rồi?
-  Đây là lần đầu.

Có vẻ hắn nói thật, ít ra là câu trả lời sau cùng. Tôi tỏ vẻ thản nhiên, lạnh lùng, khẽ hát và ngắm cảnh, chụp hình... y như đang quay lại tuyến đường quen thuộc, cố che dấu sự háo hức khám phá vùng đất lạ, chưa một lần đặt chân đến!

Dọc đường có rất nhiều chùa chiền, nhà ở…, tôi chụp được vài cảnh, còn lại thì bỏ lỡ vì xe chạy nhanh chụp không kịp (hoặc do tay chân lóng ngóng, vụng về). Vốn bị chứng say xe từ nhỏ, nên tôi thấy hơi chóng mặt. Tối qua đi vội nên không kịp mua thuốc, mà có cũng không uống, tôi thà bị say xe chứ uống vào mệt ngủ, giang hồ 'cầm nhầm' hành trang thì sao. Tôi chỉ nhắm mắt thiu thiu, không dám ngủ say.

< Bến phà Neak Loeung.

Xe dừng ở một ngã ba. Anh chàng ngồi băng đối diện không bắt chuyện nữa, thỉnh thoảng nhìn sang vẻ e dè (ít ra là do tôi thấy vậy). Tự dưng tôi lại thấy khoái chí, thỉnh thoảng mỉm cười một mình, hắn ta lại càng nghi ngờ tợn (chắc tưởng tôi chuẩn bị bắt cóc hắn) nên hắn lảng lảng ngó sang chỗ khác. Lúc ấy, xe qua phà Neak Loeung, tôi lấy máy ảnh ra chụp vài tấm.

Khoảng 12 giờ, xe vào địa phận Phnom Penh (là tôi đoán vậy vì đoạn này nhà cửa san sát, không còn thưa thớt). Đến khi xe vào đại lộ Monivong thì tôi biết chắc là vào thành phố rồi và bắt đầu vận dụng trí nhớ hình dung lại bản đồ đã xem ở nhà để định vị tuyến đường đang đi. Xe đi ngang qua sứ quán Việt Nam, nhưng tôi chưa kịp lấy máy ảnh ra chụp thì xe đã chạy mất tiêu. Sau đó quẹo trái sang đại lộ Shihanouk rồi dừng lại tại bến. Tôi tiếp tục dùng trí nhớ xác định vị trí. Bước xuống xe, tôi rủ anh chàng kỹ sư xây dựng đi dọc theo đại lộ Monivong tìm đường, nhưng hình như anh chàng "sợ" tôi thật rồi nên từ chối. Tôi lại cười thầm, mới ra giang hồ ngày đầu đã có người "sợ".

Còn tiếp
Kỳ 1 - “Gà công nghiệp” xuất biên.
Kỳ 2 - Thử thách đầu tiên.
Kỳ 3 - Đêm đầu tiên ở Phnom Penh.
Kỳ 4 - Lang thang, hết chùa tới chợ.
Kỳ 5 - Cuộc chia tay bất ngờ.

Du lịch, GO! - Theo Vy Vân (Thesaigontimes)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống