Nếu bánh canh giò, bánh canh cua được xếp vào hạng dễ tìm, dễ thấy thì bánh canh mực hoặc cá lóc chỉ được bán tại một vài địa điểm nhất định.
Bánh canh mực
Bánh canh mực gây ấn tượng với thực khách với nước dùng hơi sệt, có màu vàng nhạt, cọng bánh trong veo được đặt làm riêng và những miếng mực một nắng trắng, dày cho cảm giác dai mềm. Người không quen nhìn có vẻ lạ, thậm chí không hài lòng nhưng khi nhấp nháp, sẽ cảm thấy vị ngọt của thịt, vị cay của hành tím, vị béo ngậy của cua đưa đẩy cùng những vân trứng mềm mại tạo nên món nước dùng hơi sệt với độ mặn, ngọt, béo vừa phải.
Ngoài những yếu tố trên, nước chấm đi kèm của món ăn này cũng mang đến cảm giác thích thú không kém, bởi nó không được chế biến từ nước mắm mà gia giảm các loại nguyên liệu như muối, ớt, chanh, đường theo tỷ lệ nhất định tạo nên món chấm chua, cay, mặn, ngọt khá lạ.
Song nếu chấm những lát mực trắng non, tươi ngọt lại thấy chúng hòa hợp tuyệt đối, ăn rất đã miệng. Nếu ăn hết phần mực trong tô mà vẫn thòm thèm, bạn có thể kêu thêm chén mực ăn riêng.
Với tạo hình xinh xắn của chiếc tô nhỏ bằng sứ, nhiều người coi thường độ no đủ của món ăn cho đến khi phải cố lắm mới "vét" được hết bát.
Bánh canh cá lóc
Có hai khúc biến tấu của bánh canh cá lóc tại Sài Gòn, một của vùng đất cố đô, một của miền Tây Nam bộ, song nếu bánh canh cá lóc của miền Tây gây ấn tượng với chén nước dùng trong vắt, khoanh cá mỏng, mắm nêm nguyên con đính kèm thì bánh canh cá lóc Huế lại là sự tổng hòa giữa mùi bột gạo, cá tươi và nước dùng thoảng hương thơm của rau răm.
Nguyên liệu chính để làm bánh canh là bột gạo và cá lóc. Gạo ngâm đủ độ mới xay rồi cho vào cối giã thật nhuyễn, đến khi bột quyện chặt vào nhau, dai mà không dính tay mới là đạt. Sau đó, dàn bột vừa giã ra, cán mỏng, cắt thành từng sợi nhỏ và đem luộc cho vừa chín tới là được.
Sợi bánh canh của món ăn này rất đặc biệt, không tròn như bánh canh miền Nam nhưng dai hơn. Cá lóc được làm sạch, luộc chín. Miếng cá được lóc hết xương, rim lên vàng ươm. Nước dùng ngoài vị ngọt của cá còn có vị thơm của xương ống, tuy nhiên lượng xương ống thường rất ít để tránh mất mùi vị của cá. Không phải ngẫu nhiên mà cá lóc trở thành nguyên liệu chính của món ăn giản dị nhưng đậm đà hương vị miền Trung. Vì cá lóc có tính hàn, ăn vào có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe của người dân ở vùng đất quanh năm khô hạn và đầy nắng gió này.
Bánh canh chả cá
Nếu bánh canh cá lóc là đặc sản của Huế gia nhập vào Sài Gòn và được thực khách coi trọng thì bánh canh chả cá của vùng đất Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang cũng được hoan nghênh không kém.
Điểm thu hút của món bánh canh này là những cọng bánh canh bản nhỏ, trong veo, nước dùng thanh đạm và những miếng chả cá chiên vàng ươm béo mềm hay những miếng chả cá hấp dai mịn. Ngoài ra, một số quán còn nhấn nhá thêm vài miếng cá thu hay cá ngừ khiến món ăn càng thanh đạm và bắt mắt.
Bánh canh cua
Trong các loại bánh canh kể trên, bánh canh cua quen thuộc nhất và được bày bán khá nhiều tại các hàng quán hay các chợ thuộc khu vực trung tâm. Sự kết hợp giữa vị ngon của những cọng bánh làm bằng bột lọc trơn tuột, những thớ thịt cua trắng phau, miếng huyết mềm mịn, con tôm tươi rói, nấm rơm thơm ngọt… cùng nước dùng sền sệt, cay cay trong món ăn này luôn mang đến cảm giác thú vị cho người dùng.
Nhưng để có một tô bánh canh cua chất lượng thì thực khách phải bỏ ra 30k cho một khẩu vị tương xứng. Sợi bánh to, dai mềm hòa quyện với chả cua, tôm, nấm rơm cùng nước dùng sền sệt đặc trưng mùi vị của bánh canh cua, bên cạnh đó là thịt cua đỏ, thơm ngọt tạo cho thực khách cảm giác thích thú và ngon miệng khi thưởng thức bát bánh canh nóng hổi, nhất là trong những ngày mưa. Bạn có thể gọi thêm quẩy để không cảm thấy ngán và thêm phần ngon miệng.
Bánh canh ghẹ
Nhắc đến món ăn này, người ta nghĩ ngay đến Cầu Bông, một trong những địa điểm đưa bánh canh ghẹ tiếp cận với thực khách Sài Gòn. Song song với bánh canh phong ghẹ phong vị miền Nam này, ẩm thực Sài thành cũng chào đón thành viên mới - món bánh canh ghẹ miền Trung.
Bánh canh ghẹ hấp dẫn thực khách với con ghẹ “to đùng”, tươi ngon đính kèm nước dùng được điểm xuyết bởi màu đỏ của gạch ghẹ. Với thực khách, việc sau khi “xì xụp” đến giọt cuối cùng của tô bánh canh, rồi dùng cặm cụi cắn tách từng phần trên thân ghẹ, bóc từng thớ thịt trắng tươi ngon, nhấn nhá thêm vị chua chua, mằn mặn của muối tiêu chanh luôn mang đến cảm giác thú vị. Với những người ngại dơ tay hay đi cùng người ấy, tô bánh canh ghẹ bóc sẵn cũng hấp dẫn không kém.
Bánh canh bò viên
Bánh canh bò viên là món ăn bình dân, thường được dùng như một món ăn giữa buổi hoặc ăn khuya. Đơn giản chỉ là kết hợp giữa cái thơm, dai của bò viên hòa cùng với vị ngọt của nước lèo nhưng bánh canh bò viên lại tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng đối với những người đã trót mê món bò viên.
Khác với phở bò viên hay hủ tíu gõ, bò viên trong món bánh canh thường được làm thành những viên to và cứ thế bán cho khách. Điều đó lại mang đến cái thú của việc “đánh vật” với muỗng đũa chia nhỏ thành phần này hay cảm giác cắn ngập răng trong những khối bò viên nóng hổi, thơm lừng.
Bánh canh Trảng Bàng
Để có được tô bánh canh Trảng Bàng phải hoàn chỉnh, người chế biến phải trải qua nhiều giai đoạn, công đoạn khác nhau.
Đầu tiên là phải ngâm một trong những loại loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm, hay Chợ Đào đến độ mềm cần thiết. Sau đó xay, dằn, nhào, hấp chín trước khi được cán thành những cọng bánh canh trắng tinh. Tiếp đó là canh lửa và thời gian để nước dùng đạt được độ trong, ngọt nhất định. Cuối cùng là khâu trang trí tô bánh trước khi dọn cho khách sao cho mỗi tô là một tác phẩm hoàn chỉnh đến từng milimet.
Bánh canh giò heo
Bánh canh giò heo hay bánh canh xương heo khá phổ thông ở Sài Gòn. Cách kết hợp của món ăn này khá đơn giản gồm nước dùng nấu từ xương, khoanh giò heo hầm mềm vừa và những cọng bánh canh to bản, trắng sữa.
Không chỉ có lợi thế về cách chế biến, bánh canh giò heo còn được đánh giá là dễ ăn, dễ tìm nên cực thuận lợi khi thực khách muốn đổi món.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Infonet và nhiều nguồn khác
Bánh canh mực
Bánh canh mực gây ấn tượng với thực khách với nước dùng hơi sệt, có màu vàng nhạt, cọng bánh trong veo được đặt làm riêng và những miếng mực một nắng trắng, dày cho cảm giác dai mềm. Người không quen nhìn có vẻ lạ, thậm chí không hài lòng nhưng khi nhấp nháp, sẽ cảm thấy vị ngọt của thịt, vị cay của hành tím, vị béo ngậy của cua đưa đẩy cùng những vân trứng mềm mại tạo nên món nước dùng hơi sệt với độ mặn, ngọt, béo vừa phải.
Ngoài những yếu tố trên, nước chấm đi kèm của món ăn này cũng mang đến cảm giác thích thú không kém, bởi nó không được chế biến từ nước mắm mà gia giảm các loại nguyên liệu như muối, ớt, chanh, đường theo tỷ lệ nhất định tạo nên món chấm chua, cay, mặn, ngọt khá lạ.
Song nếu chấm những lát mực trắng non, tươi ngọt lại thấy chúng hòa hợp tuyệt đối, ăn rất đã miệng. Nếu ăn hết phần mực trong tô mà vẫn thòm thèm, bạn có thể kêu thêm chén mực ăn riêng.
Với tạo hình xinh xắn của chiếc tô nhỏ bằng sứ, nhiều người coi thường độ no đủ của món ăn cho đến khi phải cố lắm mới "vét" được hết bát.
Bánh canh cá lóc
Có hai khúc biến tấu của bánh canh cá lóc tại Sài Gòn, một của vùng đất cố đô, một của miền Tây Nam bộ, song nếu bánh canh cá lóc của miền Tây gây ấn tượng với chén nước dùng trong vắt, khoanh cá mỏng, mắm nêm nguyên con đính kèm thì bánh canh cá lóc Huế lại là sự tổng hòa giữa mùi bột gạo, cá tươi và nước dùng thoảng hương thơm của rau răm.
Nguyên liệu chính để làm bánh canh là bột gạo và cá lóc. Gạo ngâm đủ độ mới xay rồi cho vào cối giã thật nhuyễn, đến khi bột quyện chặt vào nhau, dai mà không dính tay mới là đạt. Sau đó, dàn bột vừa giã ra, cán mỏng, cắt thành từng sợi nhỏ và đem luộc cho vừa chín tới là được.
Sợi bánh canh của món ăn này rất đặc biệt, không tròn như bánh canh miền Nam nhưng dai hơn. Cá lóc được làm sạch, luộc chín. Miếng cá được lóc hết xương, rim lên vàng ươm. Nước dùng ngoài vị ngọt của cá còn có vị thơm của xương ống, tuy nhiên lượng xương ống thường rất ít để tránh mất mùi vị của cá. Không phải ngẫu nhiên mà cá lóc trở thành nguyên liệu chính của món ăn giản dị nhưng đậm đà hương vị miền Trung. Vì cá lóc có tính hàn, ăn vào có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe của người dân ở vùng đất quanh năm khô hạn và đầy nắng gió này.
Bánh canh chả cá
Nếu bánh canh cá lóc là đặc sản của Huế gia nhập vào Sài Gòn và được thực khách coi trọng thì bánh canh chả cá của vùng đất Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang cũng được hoan nghênh không kém.
Điểm thu hút của món bánh canh này là những cọng bánh canh bản nhỏ, trong veo, nước dùng thanh đạm và những miếng chả cá chiên vàng ươm béo mềm hay những miếng chả cá hấp dai mịn. Ngoài ra, một số quán còn nhấn nhá thêm vài miếng cá thu hay cá ngừ khiến món ăn càng thanh đạm và bắt mắt.
Bánh canh cua
Trong các loại bánh canh kể trên, bánh canh cua quen thuộc nhất và được bày bán khá nhiều tại các hàng quán hay các chợ thuộc khu vực trung tâm. Sự kết hợp giữa vị ngon của những cọng bánh làm bằng bột lọc trơn tuột, những thớ thịt cua trắng phau, miếng huyết mềm mịn, con tôm tươi rói, nấm rơm thơm ngọt… cùng nước dùng sền sệt, cay cay trong món ăn này luôn mang đến cảm giác thú vị cho người dùng.
Nhưng để có một tô bánh canh cua chất lượng thì thực khách phải bỏ ra 30k cho một khẩu vị tương xứng. Sợi bánh to, dai mềm hòa quyện với chả cua, tôm, nấm rơm cùng nước dùng sền sệt đặc trưng mùi vị của bánh canh cua, bên cạnh đó là thịt cua đỏ, thơm ngọt tạo cho thực khách cảm giác thích thú và ngon miệng khi thưởng thức bát bánh canh nóng hổi, nhất là trong những ngày mưa. Bạn có thể gọi thêm quẩy để không cảm thấy ngán và thêm phần ngon miệng.
Bánh canh ghẹ
Nhắc đến món ăn này, người ta nghĩ ngay đến Cầu Bông, một trong những địa điểm đưa bánh canh ghẹ tiếp cận với thực khách Sài Gòn. Song song với bánh canh phong ghẹ phong vị miền Nam này, ẩm thực Sài thành cũng chào đón thành viên mới - món bánh canh ghẹ miền Trung.
Bánh canh ghẹ hấp dẫn thực khách với con ghẹ “to đùng”, tươi ngon đính kèm nước dùng được điểm xuyết bởi màu đỏ của gạch ghẹ. Với thực khách, việc sau khi “xì xụp” đến giọt cuối cùng của tô bánh canh, rồi dùng cặm cụi cắn tách từng phần trên thân ghẹ, bóc từng thớ thịt trắng tươi ngon, nhấn nhá thêm vị chua chua, mằn mặn của muối tiêu chanh luôn mang đến cảm giác thú vị. Với những người ngại dơ tay hay đi cùng người ấy, tô bánh canh ghẹ bóc sẵn cũng hấp dẫn không kém.
Bánh canh bò viên
Bánh canh bò viên là món ăn bình dân, thường được dùng như một món ăn giữa buổi hoặc ăn khuya. Đơn giản chỉ là kết hợp giữa cái thơm, dai của bò viên hòa cùng với vị ngọt của nước lèo nhưng bánh canh bò viên lại tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng đối với những người đã trót mê món bò viên.
Khác với phở bò viên hay hủ tíu gõ, bò viên trong món bánh canh thường được làm thành những viên to và cứ thế bán cho khách. Điều đó lại mang đến cái thú của việc “đánh vật” với muỗng đũa chia nhỏ thành phần này hay cảm giác cắn ngập răng trong những khối bò viên nóng hổi, thơm lừng.
Bánh canh Trảng Bàng
Để có được tô bánh canh Trảng Bàng phải hoàn chỉnh, người chế biến phải trải qua nhiều giai đoạn, công đoạn khác nhau.
Đầu tiên là phải ngâm một trong những loại loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm, hay Chợ Đào đến độ mềm cần thiết. Sau đó xay, dằn, nhào, hấp chín trước khi được cán thành những cọng bánh canh trắng tinh. Tiếp đó là canh lửa và thời gian để nước dùng đạt được độ trong, ngọt nhất định. Cuối cùng là khâu trang trí tô bánh trước khi dọn cho khách sao cho mỗi tô là một tác phẩm hoàn chỉnh đến từng milimet.
Bánh canh giò heo
Bánh canh giò heo hay bánh canh xương heo khá phổ thông ở Sài Gòn. Cách kết hợp của món ăn này khá đơn giản gồm nước dùng nấu từ xương, khoanh giò heo hầm mềm vừa và những cọng bánh canh to bản, trắng sữa.
Không chỉ có lợi thế về cách chế biến, bánh canh giò heo còn được đánh giá là dễ ăn, dễ tìm nên cực thuận lợi khi thực khách muốn đổi món.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Infonet và nhiều nguồn khác
0 comments:
Post a Comment