Nằm trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa và quốc tế, đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120km về hướng Đông Nam và là một trong những đảo trọng điểm của hệ thống các đảo của Việt Nam.
.
< Hòn Tranh.
.
Ngoài đảo lớn, Phú Quý còn có 9 đảo nhỏ bao bọc xung quanh, tạo thành một quần đảo mà người dân địa phương thường gọi là những “hòn lẻ”. Các hòn đảo này được chia thành hai khu vực, nơi xa nhất cách đảo lớn 35 hải lý.
Lớn nhất trong các hòn lẻ ở Phú Quý là hòn Tranh, cách cảng Phú Quý khoảng 600m về phía Đông Nam với chiều dài 1.3km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 800m - diện tích gần 40ha (2.8Km²).
< Một góc hòn Tranh thuộc huyện đảo Phú Qúy.
Hòn tranh có dạng hình chữ S, trước đây là một hoang đảo chủ yếu là cỏ tranh, nhân dân thường đến đây cắt cỏ tranh lợp nhà nên gọi là hòn Tranh. Hiện là nơi đặt trạm ra-đa quan sát biển của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam, cũng là nơi có phong cảnh du lịch đẹp và hoang sơ.
Đến với hòn Tranh, du khách có dịp tận hưởng một không khí trong lành, làn nước biển trong xanh, du khách có thể thỏa thích bơi lặn dưới đáy biển chiêm ngưỡng những dãy san hô kỳ thú. Ngoài thú tắm biển, du khách còn có thể tạo cho mình thú vui đi bắt cua, ghẹ trong các gộp đá ven biển hoặc bắt ốc các loại.
< Đảo hòn Trứng.
Về phía Đông Nam đảo cách hòn Tranh khoảng 100m (cách đảo lớn khoảng 5 hải lý) còn có hòn Trứng nhỏ với bề ngang khoảng 170m có hình O tròn như tên gọi.
Đây là điểm tựa của nhiều loại ghe thuyền: trong mùa gió Nam: thuyền có thể neo đậu ở phía Bắc, mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía Nam.
Hòn Trứng được bao quanh bằng những bệ đá, khi cạn khi sâu tùy theo mùa nước, có thể nói nơi đây là một thắng cảnh, một điểm du lịch lý tưởng. Phía tây hòn Trứng có hang Cá Cơm, vào hang phải đi theo luồng dài 7m, ngang từ 3-4 m, sâu khoảng 2,5 m. Ngồi nghỉ trên những “đi văng” bằng đá, nhìn thấy chim biển bay lượn giữa khoảng trời xanh, tiếng kêu ríu rít, véo von. Nhìn xuống thấy từng đàn cá cơm nối đuôi uốn lượn kéo nhau vào hang.
Nếu có sẵn tấm lưới trong tay, dăng bít miệng hang lại: bây giờ thì muốn bắt bao nhiêu để làm gỏi thì tùy thích. Gỏi cá cơm sống là món không quý cũng không hiếm nhưng chế biến và ăn tại chỗ thì rất bổ, ngon.
Ai muốn ăn hàu thì dùng cây sắt cạy hàu , cạy được con nào, tách vỏ chấm muối tiêu, bỏ vào miệng con đó. Nước biển trong vắt, ai muốn ăn cá thì mắc mồi thả câu, hoặc dùng chỉa đâm cá, hoặc lội xuống bắt tôm, cua, ốc các lọai: ốc vôi, ốc độn, ốc gai, ốc nhảy…
Ăn xong, nghỉ lưng trên những tấm “đi văng” phẳng phiu, êm như nằm trên giường bố, thưởng thức ngọn gió hiu hiu, rũ bỏ nợ trần, nhìn lên bóng chim sãnh lượn bay vui ca hát. Các nhà thơ tha hồ phóng bút, các nhà văn tha hồ miêu tả, còn các bạn trẻ nếu có mang theo cây đàn thì hãy hát lên cho đất trời chim sóc cùng nghe...
< Hòn Đỏ, hòn Giữa, hòn Đen ở phía Bắc (nhìn từ núi Cao Cát).
Ở phía Bắc Phú Quý và cách xa bờ chừng 200m đến gần 2km có ba hòn đảo lẻ đó là hòn Đen, hòn Đỏ và hòn Giữa.
Hòn Đen nằm phía Đông Bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5km. Hòn gồm toàn đá Bazan chưa phong hóa, người dân địa phương còn gọi là hòn Nghiên hay hòn Mực. Vào những thời điểm nước ròng có thể lội bộ từ đảo lớn ra Hòn Đen.
< Hòn Đen nhìn từ bờ biển Phú Qúy.
Hòn Giữa là một dãy gành đá bén nhọn nằm cạnh Hòn Đen, nằm vắt ngang như một nhịp cầu nối liền hòn Đen với hòn Đỏ. Hòn Đỏ nằm phía Đông Bắc đảo Phú Quý, có tên là Hòn Đỏ vì ở đây toàn là đá màu đỏ, nhân dân địa phương gọi là hòn Bút, hòn Son hay hòn Bút Nghiên.
Hòn Hải (hay còn gọi là hòn Khám) cách đảo lớn 35 hải lý về phía Nam, có hình dạng là một khối đá vuông cạnh mọc thẳng đứng cao hơn 100m. Hòn Hải là đường cơ sở A6 để tính lãnh hải của Việt Nam trên vùng biển Đông Nam.
Hòn Đồ lớn (còn gọi là hòn Bố) nằm phía Đông Nam, cách Phú Quý 27 hải lý, cách hòn Hải 11 hải lý về phía Tây. Đây là hòn đảo mới hình thành năm 1923 do hoạt động phun trào dưới lòng biển Đông.
Lúc đầu có dạnh hình tròn với đường kính 40m, trên mặt có cát trắng và xung quanh có cạnh bậc thang thoai thoải. Hiện nay hình thành một bãi đá ngầm dài 700m và rộng gần 500m.
Hòn Đá Tý Cách đảo Phú Quý 80m -100m. có hình dáng của cái vung nồi đất ngày xưa nên nhân dân thường gọi là hòn Vung. Theo lời kể của những cụ cao niên thì trước đây đã tìm thấy nhiều tiền kẽm của các triều đại trước để lại ở hòn Tý, nên nhân dân thường gọi là hòn Tiền.
< Hòn Đá Tý.
Ngoài ra, còn có hòn Đồ Nhỏ hay còn gọi là hòn Trào, cách hòn Đồ lớn khoảng 2 hải lý về phía Đông, dài khoảng 10m, rộng 5m, gồm nhiều ghềnh đá lộ đầu lổm chổm, khi nước ròng mới nổi lên, còn khi nước lớn chỉ thấy nhấp nhô trên mặt biển.
Nếu có thời gian đi tham quan du lịch đến tất cả những hòn đảo nhỏ xung quanh đảo lớn, du khách sẽ cảm nhận hết vẻ đẹp hoang sơ của đảo Phú Quý.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ internet
.
< Hòn Tranh.
.
Ngoài đảo lớn, Phú Quý còn có 9 đảo nhỏ bao bọc xung quanh, tạo thành một quần đảo mà người dân địa phương thường gọi là những “hòn lẻ”. Các hòn đảo này được chia thành hai khu vực, nơi xa nhất cách đảo lớn 35 hải lý.
Lớn nhất trong các hòn lẻ ở Phú Quý là hòn Tranh, cách cảng Phú Quý khoảng 600m về phía Đông Nam với chiều dài 1.3km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 800m - diện tích gần 40ha (2.8Km²).
< Một góc hòn Tranh thuộc huyện đảo Phú Qúy.
Hòn tranh có dạng hình chữ S, trước đây là một hoang đảo chủ yếu là cỏ tranh, nhân dân thường đến đây cắt cỏ tranh lợp nhà nên gọi là hòn Tranh. Hiện là nơi đặt trạm ra-đa quan sát biển của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam, cũng là nơi có phong cảnh du lịch đẹp và hoang sơ.
Đến với hòn Tranh, du khách có dịp tận hưởng một không khí trong lành, làn nước biển trong xanh, du khách có thể thỏa thích bơi lặn dưới đáy biển chiêm ngưỡng những dãy san hô kỳ thú. Ngoài thú tắm biển, du khách còn có thể tạo cho mình thú vui đi bắt cua, ghẹ trong các gộp đá ven biển hoặc bắt ốc các loại.
< Đảo hòn Trứng.
Về phía Đông Nam đảo cách hòn Tranh khoảng 100m (cách đảo lớn khoảng 5 hải lý) còn có hòn Trứng nhỏ với bề ngang khoảng 170m có hình O tròn như tên gọi.
Đây là điểm tựa của nhiều loại ghe thuyền: trong mùa gió Nam: thuyền có thể neo đậu ở phía Bắc, mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía Nam.
Hòn Trứng được bao quanh bằng những bệ đá, khi cạn khi sâu tùy theo mùa nước, có thể nói nơi đây là một thắng cảnh, một điểm du lịch lý tưởng. Phía tây hòn Trứng có hang Cá Cơm, vào hang phải đi theo luồng dài 7m, ngang từ 3-4 m, sâu khoảng 2,5 m. Ngồi nghỉ trên những “đi văng” bằng đá, nhìn thấy chim biển bay lượn giữa khoảng trời xanh, tiếng kêu ríu rít, véo von. Nhìn xuống thấy từng đàn cá cơm nối đuôi uốn lượn kéo nhau vào hang.
Nếu có sẵn tấm lưới trong tay, dăng bít miệng hang lại: bây giờ thì muốn bắt bao nhiêu để làm gỏi thì tùy thích. Gỏi cá cơm sống là món không quý cũng không hiếm nhưng chế biến và ăn tại chỗ thì rất bổ, ngon.
Ai muốn ăn hàu thì dùng cây sắt cạy hàu , cạy được con nào, tách vỏ chấm muối tiêu, bỏ vào miệng con đó. Nước biển trong vắt, ai muốn ăn cá thì mắc mồi thả câu, hoặc dùng chỉa đâm cá, hoặc lội xuống bắt tôm, cua, ốc các lọai: ốc vôi, ốc độn, ốc gai, ốc nhảy…
Ăn xong, nghỉ lưng trên những tấm “đi văng” phẳng phiu, êm như nằm trên giường bố, thưởng thức ngọn gió hiu hiu, rũ bỏ nợ trần, nhìn lên bóng chim sãnh lượn bay vui ca hát. Các nhà thơ tha hồ phóng bút, các nhà văn tha hồ miêu tả, còn các bạn trẻ nếu có mang theo cây đàn thì hãy hát lên cho đất trời chim sóc cùng nghe...
< Hòn Đỏ, hòn Giữa, hòn Đen ở phía Bắc (nhìn từ núi Cao Cát).
Ở phía Bắc Phú Quý và cách xa bờ chừng 200m đến gần 2km có ba hòn đảo lẻ đó là hòn Đen, hòn Đỏ và hòn Giữa.
Hòn Đen nằm phía Đông Bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5km. Hòn gồm toàn đá Bazan chưa phong hóa, người dân địa phương còn gọi là hòn Nghiên hay hòn Mực. Vào những thời điểm nước ròng có thể lội bộ từ đảo lớn ra Hòn Đen.
< Hòn Đen nhìn từ bờ biển Phú Qúy.
Hòn Giữa là một dãy gành đá bén nhọn nằm cạnh Hòn Đen, nằm vắt ngang như một nhịp cầu nối liền hòn Đen với hòn Đỏ. Hòn Đỏ nằm phía Đông Bắc đảo Phú Quý, có tên là Hòn Đỏ vì ở đây toàn là đá màu đỏ, nhân dân địa phương gọi là hòn Bút, hòn Son hay hòn Bút Nghiên.
Hòn Hải (hay còn gọi là hòn Khám) cách đảo lớn 35 hải lý về phía Nam, có hình dạng là một khối đá vuông cạnh mọc thẳng đứng cao hơn 100m. Hòn Hải là đường cơ sở A6 để tính lãnh hải của Việt Nam trên vùng biển Đông Nam.
Hòn Đồ lớn (còn gọi là hòn Bố) nằm phía Đông Nam, cách Phú Quý 27 hải lý, cách hòn Hải 11 hải lý về phía Tây. Đây là hòn đảo mới hình thành năm 1923 do hoạt động phun trào dưới lòng biển Đông.
Lúc đầu có dạnh hình tròn với đường kính 40m, trên mặt có cát trắng và xung quanh có cạnh bậc thang thoai thoải. Hiện nay hình thành một bãi đá ngầm dài 700m và rộng gần 500m.
Hòn Đá Tý Cách đảo Phú Quý 80m -100m. có hình dáng của cái vung nồi đất ngày xưa nên nhân dân thường gọi là hòn Vung. Theo lời kể của những cụ cao niên thì trước đây đã tìm thấy nhiều tiền kẽm của các triều đại trước để lại ở hòn Tý, nên nhân dân thường gọi là hòn Tiền.
< Hòn Đá Tý.
Ngoài ra, còn có hòn Đồ Nhỏ hay còn gọi là hòn Trào, cách hòn Đồ lớn khoảng 2 hải lý về phía Đông, dài khoảng 10m, rộng 5m, gồm nhiều ghềnh đá lộ đầu lổm chổm, khi nước ròng mới nổi lên, còn khi nước lớn chỉ thấy nhấp nhô trên mặt biển.
Nếu có thời gian đi tham quan du lịch đến tất cả những hòn đảo nhỏ xung quanh đảo lớn, du khách sẽ cảm nhận hết vẻ đẹp hoang sơ của đảo Phú Quý.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ internet
0 comments:
Post a Comment