Cách thị trấn Sapa 22 km, nơi chon von vách núi thuộc xã Trung Chải (Sapa, Lào Cai) được đồng bào quan niệm là đất thiêng và đặt tên là xứ Mường Tiên.
Theo quan niệm dân gian, khoảng ruộng nằm giữa hai con suối chính là nơi các vị tiên xuống trần chơi cờ, còn ngã ba suối là nơi các nàng tiên xuống tắm. Theo truyền thuyết của người Mông, mỗi khi mưa xuống nắng lên, trong thung lũng xuất hiện cầu vồng là lúc các vị tiên trên trời hạ trần thưởng ngoạn vẻ đẹp của vùng đất này.
Mùa thu này ở Mường Tiên, ruộng bậc thang đang ngời xanh màu lúa bắt đầu ngậm đòng chạy từ chân núi lên tới tận đỉnh. Vùng đất Mường còn gắn với con đèo cực kỳ hiểm trở có cái tên nôm là “Cua ba tầng” vắt ngược lên hình chữ Z, vòng cua gấp khúc tay áo, nguy hiểm hơn bất cứ con đèo nào trong cả nước.
< Trên đường đến trường.
Vậy nhưng họ đã để lại sau lưng cuộc sống ở miền xuôi, vượt qua vài trăm cây số đường đèo, lội suối để ngược lên vùng cao… những thầy, cô giáo "cắm bản" như ở điểm trường Họ Giàng, Họ Cứ, điểm trường Sín Chải, Vù Lùng Sung… đã và đang ngày đêm thắp sáng sự học cho các em học sinh vùng cao.
< Trong thư viện thân thiện.
Miệt mài trong từng tiết học, say sưa với nhịp điệu khèn Mông, những bài dân ca của người Dao đỏ sau mỗi giờ lên lớp, trên sân trường, những tiếng nói cười thơ trẻ ríu rít, đùa vui của học trò đã làm cho những người "gieo chữ" ở Trung Chải (Sa Pa) - nơi đây còn được gọi là xứ Mường Tiên, càng ngày càng gắn bó với mảnh đất này. Những nẻo đường lên thôn dù còn gập ghềnh gian khó, nhưng vẫn thấp thoáng bóng cô và trò cùng nhau tới lớp để học chữ.
< Hoạt động ngoài giờ.
Đến những nơi đầy khó khăn như vậy hiểu được lòng yêu nghề, sức chịu đựng dẻo dai của các thầy, cô giáo, chứng kiến những cố gắng của các em nhỏ để được đến trường và cuộc sống vất vả của người dân mới thấy hết được sự cao quý của nghề giáo, mới cảm thông sâu sắc cuộc sống của người dân nơi vùng cao đầy sương và gió này.
Một ngày ở lưng núi Mường Tiên, chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh đẹp về những người "gieo chữ" nơi đây, đang ngày đêm bên trang giáo án, đem kiến thức đến với đồng bào các dân tộc vùng cao, với mong ước những mầm xanh tương lai của đất nước sẽ "nảy mầm" kết nên những mùa quả.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ báo Lào Cai, VnExpress
Theo quan niệm dân gian, khoảng ruộng nằm giữa hai con suối chính là nơi các vị tiên xuống trần chơi cờ, còn ngã ba suối là nơi các nàng tiên xuống tắm. Theo truyền thuyết của người Mông, mỗi khi mưa xuống nắng lên, trong thung lũng xuất hiện cầu vồng là lúc các vị tiên trên trời hạ trần thưởng ngoạn vẻ đẹp của vùng đất này.
Mùa thu này ở Mường Tiên, ruộng bậc thang đang ngời xanh màu lúa bắt đầu ngậm đòng chạy từ chân núi lên tới tận đỉnh. Vùng đất Mường còn gắn với con đèo cực kỳ hiểm trở có cái tên nôm là “Cua ba tầng” vắt ngược lên hình chữ Z, vòng cua gấp khúc tay áo, nguy hiểm hơn bất cứ con đèo nào trong cả nước.
< Trên đường đến trường.
Vậy nhưng họ đã để lại sau lưng cuộc sống ở miền xuôi, vượt qua vài trăm cây số đường đèo, lội suối để ngược lên vùng cao… những thầy, cô giáo "cắm bản" như ở điểm trường Họ Giàng, Họ Cứ, điểm trường Sín Chải, Vù Lùng Sung… đã và đang ngày đêm thắp sáng sự học cho các em học sinh vùng cao.
< Trong thư viện thân thiện.
Miệt mài trong từng tiết học, say sưa với nhịp điệu khèn Mông, những bài dân ca của người Dao đỏ sau mỗi giờ lên lớp, trên sân trường, những tiếng nói cười thơ trẻ ríu rít, đùa vui của học trò đã làm cho những người "gieo chữ" ở Trung Chải (Sa Pa) - nơi đây còn được gọi là xứ Mường Tiên, càng ngày càng gắn bó với mảnh đất này. Những nẻo đường lên thôn dù còn gập ghềnh gian khó, nhưng vẫn thấp thoáng bóng cô và trò cùng nhau tới lớp để học chữ.
< Hoạt động ngoài giờ.
Đến những nơi đầy khó khăn như vậy hiểu được lòng yêu nghề, sức chịu đựng dẻo dai của các thầy, cô giáo, chứng kiến những cố gắng của các em nhỏ để được đến trường và cuộc sống vất vả của người dân mới thấy hết được sự cao quý của nghề giáo, mới cảm thông sâu sắc cuộc sống của người dân nơi vùng cao đầy sương và gió này.
Một ngày ở lưng núi Mường Tiên, chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh đẹp về những người "gieo chữ" nơi đây, đang ngày đêm bên trang giáo án, đem kiến thức đến với đồng bào các dân tộc vùng cao, với mong ước những mầm xanh tương lai của đất nước sẽ "nảy mầm" kết nên những mùa quả.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ báo Lào Cai, VnExpress
0 comments:
Post a Comment