Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Wednesday 3 October 2012

Từ ngày 1 - 30.10.2012, tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa vào chương trình khai thác sản phẩm du lịch trong mưa. Đây là cách thức du lịch mới lạ, hấp dẫn, hy vọng mang đến cho du khách sự lãng mạn và độc đáo. Ý tưởng đưa "Mưa Huế" thành sản phẩm du lịch đã được đưa ra trong hội thảo "Xây dựng thương hiệu du lịch Huế," từ tháng 2.2011.

Theo đó, Huế sẽ xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch có thể khai thác từ mưa Huế, bao gồm tạo các tour du lịch mang tính trải nghiệm, tham quan phù hợp với việc thưởng thức cảnh quan cố đô Huế vào những ngày mưa; xây dựng các con đường ngắm mưa với nhiều cây xanh và bồn hoa, từ những con đường này du khách có thể dạo chơi từ phố này sang phố khác.

Trên những con đường đó sẽ có những điểm ngắm mưa với không gian nghệ thuật sắp đặt, tổ chức các gian hàng có kiến trúc mái che trong suốt, trình bày và chào bán các sản phẩm cụ thể như quà lưu niệm, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề tập trung…

Sản phẩm du lịch “lãng mạn”?

Từ khi mưa Huế được các chuyên gia nghiên cứu của Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDE) bước đầu nghĩ ra một số ý tưởng về hệ thống sản phẩm du lịch có thể thích ứng với mưa khiến người dân ở Huế rất quan tâm, đặc biệt là anh em văn nghệ sĩ và những người yêu Huế.

Trong một lần đón anh Duy Cường, phóng viên một tờ báo về thăm “lụt Huế”. Vốn là cựu sinh viên Văn khoa, đại học Khoa học Huế đã nhiều năm làm thơ, uống rượu giữa những ngày lụt ở đất cố đô, nhưng anh vẫn không thể tin lời tôi kể “mưa Huế giờ là sản phẩm du lịch thiệt rồi”.

Anh nói: “Để ít bữa tau vào xem sản phẩm du lịch đó được làm ra răng, chứ không thể tin nổi. Cái xứ chi mà mới mưa xuống một trận đã ngập hết Đại nội, thì du khách đến Huế tham quan ở đâu. Phải xem ý tưởng lãng mạn đó được triển khai thế nào?”

Không riêng gì anh Cường mà rất nhiều người bạn của tôi ở phương xa khi về thăm Huế điều cảm thấy bất ngờ khi nghe chúng tôi kể về “du lịch mưa”. Anh Hồ Phi Thế một người bạn ở Cần Thơ từng có thời gian học ở Huế tâm sự: “Đất Huế kỳ lạ thật, ở thì thấy ghét nhưng khi đi rồi thỉnh thoảng được nghe mấy câu hát về mưa Huế: Dù xa hỏi lòng quên chưa/ Huế sang đông Huế buồn trong mưa/ Ôi mắt xưa chiều áo tím/ Giận anh nên bước đi ngoài mưa thì trong lòng ngay lập tức muốn mua vé bay ra Huế liền”.

Trong một lần phát biểu tại hội thảo “Xây dựng thương hiệu du lịch Huế”, nhà nghiên cứu văn hóa, dịch giả Bửu Ý đã từng nói, mưa vốn là một thuộc tính của Huế. Người Huế đã quen với mưa, sống với mưa. Đến mức, nếu không có mưa thì Huế không còn là Huế nữa. Mưa cũng là nhân tố góp phần hình thành nên nhiều giá trị văn hóa cốt lõi của Huế, từ ẩm thực đến âm nhạc, hội họa và cả phong cách sống thâm trầm, tinh tế của người Huế…Tuy nhiên, mưa lại là một trở lực cho nhiều cuộc tổ chức hội hè, cuộc sống của người dân lao động. Bằng chứng là các kỳ Festival Huế, dù thời điểm tổ chức đã được dịch chuyển nhiều lần để né thời tiết nhưng hầu như lễ hội nào cũng “dính” mưa. Do đó việc biến mưa Huế trở thành một sản phẩm du lịch là rất thú vị nhưng nếu không có cách làm mới, phù hợp thời tiết trong những ngày mưa ở Huế thì ý tưởng đưa ra sẽ không thành công.

Tôn vinh mưa Huế

Trong mùa lễ hội Festival Huế diễn ra vào tháng 4.2012, nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm “du lịch mưa” như triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, giới thiệu các tác phẩm điện ảnh, nhạc phẩm... về mưa xứ Huế. Các hoạt động nghệ thuật gắn với khung cảnh trời mưa Huế như nhạc nước để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách.

Tuy nhiên theo chúng tôi, điều này chỉ có tính tức thời. Về lâu về dài tỉnh Thừa Thiên - Huế muốn biến “đặc sản mưa” để đãi khách cần phải có những dự án du lịch dài hơi, bởi lẽ mùa mưa Huế thường kéo dài cả tháng làm cho phố xá, các điểm tham quan thường ngập trong nước rất khó khăn cho hãng lữ hành đưa du khách tham quan các điểm di tích ở Huế.

Ông Phan Quốc Vinh - trưởng phòng kinh doanh công ty CP du lịch DMZ Huế cho biết, khách đến Huế vào mùa mưa đông hơn mùa hè. Tuy nhiên, ngoài đưa khách đi tham quan di tích, lăng tẩm và nghe ca Huế thì các dịch vụ, sản phẩm đi kèm rất ít, nên chúng tôi chỉ giữ chân khách được 1-2 ngày. Để mưa Huế thành sản phẩm du lịch, cần phải có sự tham gia của người dân với vai trò quyết định, giới thiệu về mưa Huế để du khách cảm thấy thích thú về "cảm giác mưa".

Việc biến mưa Huế thành sản phẩm du lịch rất có tính khả thi. Vấn đề là các cơ sở dịch vụ du lịch phải biết tạo ra sản phẩm mùa mưa khác mùa nắng, gắn loại hình dịch vụ du lịch mùa mưa với đời sống của người dân lao động. Thực hiện điều đó đòi hỏi các ty lữ hành thường xuyên tổ chức các tour về cùng nông dân Hương Thủy, Hương Trà trồng rau, đơm cá, cùng ăn với nông dân bữa cơm đạm bạc trong cảnh mưa phùn gió bấc, với bếp lửa củi quyện hơi ấm bên thềm nhà.

Ngoài những điểm ngắm mưa rất lí thú cho du khách như lầu Ngũ Phụng, lầu Tứ Phương Vô Sự… tỉnh Thừa Thiên Huế cần quy hoạch thêm những"làng mưa" ở Thủy Biều, Kim Long, Ngọc Anh ở đó sẽ có nhà rường, có hành lang nối kết, vườn cây và nhiều hình thức giải trí khác nhau như ca Huế, nhã nhạc, thời trang… Đặc biệt, nhà hàng ở "làng mưa" phải có khung kính để tạo nên một "thành phố mưa". Làm được những điều đó chắc chắn sẽ đem lại cảm giác gần gũi giữa du khách và mưa Huế.

Du lịch, GO! - theo Hồ Hương Giang (SGTT), internet

ĐGD: Mưa nhiều lúc cũng thơ mộng thật nhưng đa phần, mình nẫu ruột khi gặp những cơn mưa dài lê thê trong các chuyến phượt - Một trận mưa dầm dề có thể 'đốt' mất vài tiếng đồng hồ quý báu, cản chân người lữ khách và tạo khó khăn khi chụp cảnh vật trên đường...

Categories:

1 comment:

  1. Về huế mùa mưa có chút buồn nhưng bù lại cũng có nhiều cảm giác thích lắm
    vietnam motorcycle tours Loop Bike Tours

    ReplyDelete

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống