Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Tuesday 2 October 2012

Lai xá ngày nay
Hàng năm, đến ngày 15 tháng Hai âm lịch, những người con Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội đang làm ăn ở khắp mọi miền đất nước vẫn tấp nập về dự hội làng để tưởng nhớ “Ông tổ làng nghề” và suy tôn nghề nghiệp tổ tiên...

Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, bằng sự ra đời của những chiếc máy ảnh số, máy ảnh du lịch, máy ảnh gia đình đã khiến cho việc đưa nhau ra tiệm chụp ảnh lưu niệm trong những dịp vui, dịp lễ, tết của người dân, bỗng trở nên hiếm hoi, lỗi thời.

Ở một ngôi làng từ xưa được mang danh “đất tổ” của nghề nhiếp ảnh Việt Nam nhưng người dân Lai Xá (huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) đã phải đóng cửa hiệu ảnh của mình để tìm kế sinh nhai bằng những nghề khác, cho dù ở Lai Xá hôm nay vẫn còn một phố ảnh mang tên Phố Lai.

Vị tổ sư và cái “duyên” nghề ảnh

Năm 1890, cụ Nguyễn Đình Khánh (1874-1946) - người làng Lai Xá ra Hà Nội học nghề ảnh tại cửa hiệu Du Chương của người Hoa trên phố Hàng Bồ. Khi học được nghề, năm 1892, cụ đã tự mở một cửa hiệu riêng mang tên Khánh Ký trên phố Hàng Da.

< Nghệ sỹ Nguyễn Đình Khánh (1874 - 1946).

Khi hành nghề ảnh tại Hà Nội, cụ Khánh có tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Phong trào bị bại lộ nên năm 1911, cụ phải lánh sang Pháp mở hiệu ảnh ở Toulouse mang tên Khánh Ký. Tại đây, đã có một dấu ấn đặc biệt trong đời làm ảnh của cụ.

Vào năm 1913, Raymond Poincaré đắc cử Tổng thống Pháp. Trong rất nhiều tay máy chụp ảnh tân Tổng thống đăng quang lúc đó có Khánh Ký và bức ảnh của ông đã được đánh giá là đẹp nhất và được đưa lên trang bìa một số báo lớn, trong đó có bìa của tờ báo Illustration. Sau thành công đó, một hiệu ảnh Khánh Ký khác được mở tại thủ đô Paris, cuốn hút rất nhiều khách hàng và làm ăn phát đạt.

< Ảnh viện Khánh Ký và những thợ ảnh người Lai Xá tại Sài Gòn năm 1924.

Khi cụ Khánh Ký đang làm nghề ảnh tại Paris thì cũng là lúc cụ Nguyễn Ái Quốc hoạt động Cách mạng ở đây. Theo cuốn “Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923)” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, thời gian đầu sang Pháp, Bác Hồ đã được các cụ Khánh Ký, Phan Châu Trinh giúp đỡ về tài chính, nơi ở và chính cụ Khánh Ký đã truyền dạy cho Bác nghề ảnh để có tiền hoạt động Cách mạng…

Những năm tiếp theo, hiệu ảnh mang tên Khánh Ký đã có mặt ở Frankfurt (Đức), Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 7/1921, cụ Khánh trở về nước và từ đó đã mở hàng loạt hiệu ảnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng.

< Hiệu ảnh trên Phố Lai làng ảnh.

Điều đáng nói, cụ Khánh Ký còn về quê truyền nghề ảnh cho cả làng và trở thành tổ sư của làng nghề... Từ ngôi làng bé nhỏ này, những người dân Lai Xá đã mang nghề đi khắp mọi miền, mở hiệu kiếm sống và đưa thương hiệu quê mình đến muôn nơi.

Thương hiệu bay xa…

Theo tư liệu ở làng, những năm đầu thập kỷ 30 thế kỷ trước đã có 18 hiệu ảnh do người Lai Xá mở ra ở khắp các miền đất nước. Khoảng thời gian 1940 - 1950, ở Hà Nội có 33/40 hiệu ảnh là tài sản của người Lai Xá, với những cửa hiệu nổi tiếng nhất như Kim Lai, Mỹ Lai, Vạn Hoa, Thủ đô ảnh viện, Central, Aubella, Duy Tân...

Cũng thời kỳ ấy, ở Sài Gòn có 27/34 cửa hiệu là của người Lai Xá, nổi tiếng nhất là hiệu ảnh Thịnh Ký. Ở Hải Phòng cũng có tới 16 cửa hiệu… Ngoài ra, hầu như tỉnh thành nào trên cả nước cũng có vài ba hiệu ảnh của người Lai Xá. Có những học trò của cụ Khánh Ký còn sang tận Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Pháp, Đức... để hành nghề.

< Ngày giỗ cụ Nguyễn Đình Khánh tại Lai Xá, 20 tháng Tư.

Hiệu ảnh của người Lai Xá luôn thể hiện "đẳng cấp" vượt trội so với các hiệu khác khi ở thời điểm đó, họ có thể đảm nhận được tất cả các công đoạn như chụp, làm buồng tối, chấm sửa ảnh đến in, phóng ảnh.

Sở hữu kỹ thuật chụp ảnh khéo léo và bí quyết pha thuốc hãm để đủ độ sáng cho ảnh do bậc thầy truyền dạy, các tay máy của Lai Xá có thể chụp cả chục cuộn phim trong điều kiện thời tiết không thuận mà độ bắt sáng vẫn đều và đẹp.

Người làng Lai Xá mở hiệu kinh doanh ở khắp mọi nơi, nhưng điều đặc biệt là tên cửa hiệu của họ thường mang thêm chữ “Lai” hoặc chữ ‘Ký” như là sự ghi dấu về quê hương và vị tổ sư của mình.Với công lao chuyển một nghề ngoại nhập thành nghề truyền thống, cụ Khánh Ký được người dân Lai Xá suy tôn thành Ông tổ làng nghề. Cụ là một trong bốn danh nhân nhiếp ảnh có tên trong Bách khoa thư Việt Nam. Và quê hương cụ - làng Lai Xá được Nhà nước ta công nhận là Làng nghề ảnh truyền thống độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

< Lối vào làng Lai Xá từ phía Đông.

Kế tục sự nghiệp của các bậc tiền bối, người dân gốc Lai Xá hôm nay vẫn cố gắng bảo tồn và phát triển nghề ảnh ở khắp mọi nơi. Họ luôn tự hào về làng mình nhưng cũng không khỏi ngậm ngùi, trăn trở vì ở chính nơi “đất tổ” nghề ảnh này, ngày càng phai nhòa đi dáng nét thân thương của làng nghề xưa...

Du lịch, GO! - Theo Dân Việt, ảnh sưu tầm

Lai Xá ngày nay chẳng lưu lại được là bao đặc điểm của làng nghề, một mặt cũng bởi đặc thù của nghề nhiếp ảnh không phải làm ra sản phẩm đồng loạt để trưng bày, giới thiệu  mà chỉ cảm nhận được sự tồn tại của nghề qua phương thức cha truyền con nối; nhưng mặt khác, bởi 2/3 diện tích của Lai Xá hôm nay đã bị biến thành khu công nghiệp, thành quốc lộ 32, thành nhà chung cư và các khu đô thị. Thế nhưng cái sức sống bền bỉ của một làng nghề thì vẫn mãnh liệt vô cùng. Tính từ thời cụ Nguyễn Đình Khánh thì trong làng giờ đã có tới thế hệ thứ 4 cầm máy. Về Lai Xá vẫn còn nghe người ta truyền tai nhau lời khen tặng của nhà thơ Tố Hữu rằng, ở mảnh đất này, từ em bé đến cụ già râu trắng như cước, cứ có máy ảnh trong tay là họ đều chụp được những bức ảnh đẹp.

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống