Một tập tục có từ lâu đời của người dân Việt vào mùa xuân là trẩy hội lễ chùa để hòa mình cùng cộng đồng vui hưởng không khí tưng bừng xuân tươi, để cầu mong ở một đấng thần linh tối cao những điều an lành tốt đẹp cho cuộc sống của mình và những người thân. Bao đời nay người trẩy hội lễ chùa không cốt cầu tiền tài lợi lộc.
Vài lưu ý sau giúp các bạn có một khởi đầu năm mới nhiều may mắn:
* Hãy tranh thủ thời gian để có một chuyến trẩy hội xuân như ý, nhưng cũng không vì ham mê lễ chùa, cầu tài lộc mà đầu tư quá nhiều công sức, tiền của, chiếm dụng cả thời gian thưởng thức các giá trị văn hóa. Tránh bỏ ra quá nhiều tiền của để sắm lễ, vàng mã, rồi lại tốn nhiều công sức để thuê người cúng bái, hóa vàng.
* Nên mặc quần áo gọn gàng, thanh lịch, tránh các trang phục rườm rà, hở hang quá đà, không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Điều này vừa thể hiện sự tôn kính của bạn dành cho tổ tiên, thánh thần vừa tránh những hệ quả xấu phát sinh do sự không hợp lý của trang phục đem lại.
* Các nơi tổ chức lễ hội thường tập trung rất đông người, nên cần lưu ý bảo quản tài sản có giá trị. Tốt nhất không nên mang theo quá nhiều tiền, đề phòng trộm cắp, móc túi, thậm chí cướp giật.
* Tránh xa các dịch vụ “ăn theo” biến tướng do các nhóm người xấu tổ chức như cúng lễ mê tín dị đoan, cờ bạc... Chú ý để không bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, mời chào sử dụng các dịch vụ giá “cắt cổ”. Khi mua bán phải thỏa thuận rành mạch, nên tham khảo các thông tin về điểm đến và các lưu ý cần thiết.
* Mỗi ngôi chùa hay lễ hội nào cũng có những quy tắc ứng xử riêng biệt, căn bản mà bạn cần phải biết và đủ tinh ý, khéo léo để không phạm vào. Hãy tôn trọng và thực hiện các hướng dẫn ở các điểm đến. Ví dụ, vào chùa thì không nên nói chuyện to, đi lại lộn xộn. Chú ý không làm cản trở hoạt động của lễ hội, không chen lấn, xô đẩy hay vô ý có những hành vi bất kính.
* Nhiều người cho rằng, mình phải sắm những mâm cao cỗ đầy, để dâng lên đức Phật thì mới có nhiều lộc, làm ăn phát đạt. Đại đức Thích Tâm Kiên (trụ trì chùa Một Cột, Hà Nội) cho biết: Cần tâm thành chứ không cần mâm cao cỗ đầy - Phật không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần tâm thành của những người đến lễ. Vì thế nên mọi người chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ là đủ. Vào chùa mọi người thấy sự lắng đọng và sự bình an.
Hầu hết chùa chiền đều ở trên núi cao. Để có một sức khỏe tốt khi đu chùa cầu may mắn đầu năm, bạn hãy chú ý những điều sau:
.
* Khi vận động nhiều, cơ thể con người có hiện tượng ra mồ hôi, thở dốc, tim đập nhanh… Nguyên nhân của hiện tượng trên là do cơ thể phải tiêu tốn lượng chất dinh dưỡng và ô xy lớn hơn bình thường để đi nuôi các bộ phận trong cơ thể, giúp duy trì trạng thái hoạt động cao.
Thở dốc khiến người vận động càng mệt mỏi, nếu nặng hơn sẽ hoa mắt chóng mặt. Thở đúng cách sẽ giúp tránh được những biểu hiện không mong muốn trên. Phương pháp thở đúng cách là hít vào đằng mũi và thở ra đằng miệng. Hít thở đều, không nên hít sâu quá và cũng tránh tình trạng hít nông, không đủ dưỡng khí.
* Tránh ngồi nghỉ đột ngột: Tình trạng này rất dễ gặp ở những lễ hội. Thông thường những ngôi chùa đều ở cao trên các ngọn đồi, núi. Đường lên chùa thường là những bậc thang cao, vì vậy mà không ít người do không có thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, dẫn tới cảm giác mệt mỏi. Cứ vài ba bước lại ngồi nghỉ một lần.
Nếu dừng lại đột ngột khi đang vận động cao sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị tê cứng, nặng sẽ là co giật, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Đây cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện những biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh. Biểu hiện bên ngoài dễ dàng nhận thấy là sắc mặt tái nhợt, trường hợp nặng có thể bị ngất xỉu. Vì vậy, tránh ngồi nghỉ đột ngột, thay vào đó là đi lại nhẹ nhàng xung quanh chỗ dừng một lúc rồi hãy ngồi nghỉ cũng chưa muộn.
* Không nên uống nước vội vàng: Ông cha ta đã có lời khuyên đúc rút từ ngàn đời nay rằng “Khát không nên uống vội”. Ý nghĩa của câu tục ngữ này tức là dù có khát lắm cũng không nên vội vã uống nước. Thường lúc khát, cảm giác muốn uống nước khiến cho người vận động cảm thấy khó chịu, nhìn thấy nước là uống vội vàng cho đến căng bụng thì thôi, nhưng điều này rất nguy hiểm.
Lý do là do uống nước nhiều lúc cực khát sau khi vận động sẽ khiến tim phải làm việc nhiều, từ đó làm cho độ đậm đặc của máu hạ thấp. Yếu tố này cũng góp phần làm nên tình trạng tim đập nhanh, thở gấp, cơ thể toát mồ hôi nhiều.
Lời khuyên uống nước dành cho bạn khi vận động cao là tránh uống vội và uống nhiều. Nêu chia lượng nước thành nhiều phần, uống nước thành nhiều đợt trong cùng một chuyến di chuyển.
Xuân Quý Tỵ 2013 đang đến trên cả nước.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TTO, Phunuonline, Meovathay và nhiều nguồn khác
Vài lưu ý sau giúp các bạn có một khởi đầu năm mới nhiều may mắn:
* Hãy tranh thủ thời gian để có một chuyến trẩy hội xuân như ý, nhưng cũng không vì ham mê lễ chùa, cầu tài lộc mà đầu tư quá nhiều công sức, tiền của, chiếm dụng cả thời gian thưởng thức các giá trị văn hóa. Tránh bỏ ra quá nhiều tiền của để sắm lễ, vàng mã, rồi lại tốn nhiều công sức để thuê người cúng bái, hóa vàng.
* Nên mặc quần áo gọn gàng, thanh lịch, tránh các trang phục rườm rà, hở hang quá đà, không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Điều này vừa thể hiện sự tôn kính của bạn dành cho tổ tiên, thánh thần vừa tránh những hệ quả xấu phát sinh do sự không hợp lý của trang phục đem lại.
* Các nơi tổ chức lễ hội thường tập trung rất đông người, nên cần lưu ý bảo quản tài sản có giá trị. Tốt nhất không nên mang theo quá nhiều tiền, đề phòng trộm cắp, móc túi, thậm chí cướp giật.
* Tránh xa các dịch vụ “ăn theo” biến tướng do các nhóm người xấu tổ chức như cúng lễ mê tín dị đoan, cờ bạc... Chú ý để không bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, mời chào sử dụng các dịch vụ giá “cắt cổ”. Khi mua bán phải thỏa thuận rành mạch, nên tham khảo các thông tin về điểm đến và các lưu ý cần thiết.
* Mỗi ngôi chùa hay lễ hội nào cũng có những quy tắc ứng xử riêng biệt, căn bản mà bạn cần phải biết và đủ tinh ý, khéo léo để không phạm vào. Hãy tôn trọng và thực hiện các hướng dẫn ở các điểm đến. Ví dụ, vào chùa thì không nên nói chuyện to, đi lại lộn xộn. Chú ý không làm cản trở hoạt động của lễ hội, không chen lấn, xô đẩy hay vô ý có những hành vi bất kính.
* Nhiều người cho rằng, mình phải sắm những mâm cao cỗ đầy, để dâng lên đức Phật thì mới có nhiều lộc, làm ăn phát đạt. Đại đức Thích Tâm Kiên (trụ trì chùa Một Cột, Hà Nội) cho biết: Cần tâm thành chứ không cần mâm cao cỗ đầy - Phật không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần tâm thành của những người đến lễ. Vì thế nên mọi người chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ là đủ. Vào chùa mọi người thấy sự lắng đọng và sự bình an.
Hầu hết chùa chiền đều ở trên núi cao. Để có một sức khỏe tốt khi đu chùa cầu may mắn đầu năm, bạn hãy chú ý những điều sau:
.
* Khi vận động nhiều, cơ thể con người có hiện tượng ra mồ hôi, thở dốc, tim đập nhanh… Nguyên nhân của hiện tượng trên là do cơ thể phải tiêu tốn lượng chất dinh dưỡng và ô xy lớn hơn bình thường để đi nuôi các bộ phận trong cơ thể, giúp duy trì trạng thái hoạt động cao.
Thở dốc khiến người vận động càng mệt mỏi, nếu nặng hơn sẽ hoa mắt chóng mặt. Thở đúng cách sẽ giúp tránh được những biểu hiện không mong muốn trên. Phương pháp thở đúng cách là hít vào đằng mũi và thở ra đằng miệng. Hít thở đều, không nên hít sâu quá và cũng tránh tình trạng hít nông, không đủ dưỡng khí.
* Tránh ngồi nghỉ đột ngột: Tình trạng này rất dễ gặp ở những lễ hội. Thông thường những ngôi chùa đều ở cao trên các ngọn đồi, núi. Đường lên chùa thường là những bậc thang cao, vì vậy mà không ít người do không có thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, dẫn tới cảm giác mệt mỏi. Cứ vài ba bước lại ngồi nghỉ một lần.
Nếu dừng lại đột ngột khi đang vận động cao sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị tê cứng, nặng sẽ là co giật, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Đây cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện những biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh. Biểu hiện bên ngoài dễ dàng nhận thấy là sắc mặt tái nhợt, trường hợp nặng có thể bị ngất xỉu. Vì vậy, tránh ngồi nghỉ đột ngột, thay vào đó là đi lại nhẹ nhàng xung quanh chỗ dừng một lúc rồi hãy ngồi nghỉ cũng chưa muộn.
* Không nên uống nước vội vàng: Ông cha ta đã có lời khuyên đúc rút từ ngàn đời nay rằng “Khát không nên uống vội”. Ý nghĩa của câu tục ngữ này tức là dù có khát lắm cũng không nên vội vã uống nước. Thường lúc khát, cảm giác muốn uống nước khiến cho người vận động cảm thấy khó chịu, nhìn thấy nước là uống vội vàng cho đến căng bụng thì thôi, nhưng điều này rất nguy hiểm.
Lý do là do uống nước nhiều lúc cực khát sau khi vận động sẽ khiến tim phải làm việc nhiều, từ đó làm cho độ đậm đặc của máu hạ thấp. Yếu tố này cũng góp phần làm nên tình trạng tim đập nhanh, thở gấp, cơ thể toát mồ hôi nhiều.
Lời khuyên uống nước dành cho bạn khi vận động cao là tránh uống vội và uống nhiều. Nêu chia lượng nước thành nhiều phần, uống nước thành nhiều đợt trong cùng một chuyến di chuyển.
Xuân Quý Tỵ 2013 đang đến trên cả nước.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TTO, Phunuonline, Meovathay và nhiều nguồn khác
0 comments:
Post a Comment