Ngày thứ hai trên đất Ai Cập là một ngày rất nặng về chương trình. Chúng tôi bắt đầu hành quân đến Kim Tự Tháp từ rất sớm, ngay từ 9h sáng chúng tôi đã có mặt ở đó rồi. Tôi vốn dĩ không phải là người ưa thích thăm những địa danh có quá nhiều khách du lịch đặt chân đến. Tôi đã thấy có quá nhiều địa danh rất bình thường nhưng lại thu hút cả một đống khách đến chỉ để chụp ảnh rồi lại phủi đít đi (tháp nghiêng Pisa hay kim tự tháp ở viện bảo tàng Louvre). Đặt chân đến nước Ai Cập, tôi đã biết trước mình sẽ gặp phải những đối tượng khách du lịch như vậy nhưng kim tự tháp Ai Cập thì ở một đẳng cấp khác. Không thể không đến một lần trong đời cho dù biết rằng trải nghiệm rất có thể bị làm hỏng bởi phái đoàn vài trăm nghìn người khác cũng giống như tôi, đến để chiêm ngưỡng một cái gì đó mà họ luôn nhìn thấy qua phim ảnh. Bị gò bó vào vai trò nhạc trưởng một tour du lịch trọn gói, có lẽ chẳng còn gì để nói ngoài cảm giác bức xúc vì phải quản lí thời gian và quán xuyến người khác. Nhưng thôi, cũng không thể được voi đòi tiên khi mà tour này tôi được phái đi nên chẳng mất xu nào. Đến với kim tự tháp lần ấy, tôi phát hiện ra rằng chúng ta có quá nhiều điều tưởng nhầm về những câu truyện xung quanh kim tự tháp, một phần nhiều la do sự thêu dệt quá hoàn hảo của phim ảnh.
Sau vài ngày khám phá những điểm chính của thủ đô Cairo, đoàn khởi hành tham quan điểm nhấn chính của cả lịch trình : kim tự tháp. Chỉ cách thủ đô Cairo khoảng 15km về phía tây nhưng tôi đã có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa sự sôi động của đô thị và sự cô lập của sa mạc. Ngay từ xa, dưới ánh nắng chói chang, tôi đã có thể nhìn thấy 3 chiếc kim tự tháp sừng sững.
Chỉ có điều dù ở xa hay gần thì phần lớn khách du lịch cũng chỉ có thể chiêm ngưỡng chúng từ bên ngoài chứ không được vào trong. Cái này cũng có nguyên nhân của nó. Kim tự tháp bị bão cát sói mòn rất nhiều và cần được bảo quản từ bên trong nên cần phải hạn chế số lượng người vào. Chỉ có duy nhất kim tự tháp Kheops là châm chước chấp nhận 150 du khách vào buổi sáng và 150 người khác vào buổi chiều. Theo luật của chính phủ, các nhà tổ chức tour trọn gói không được phép book vé đoàn nữa vì thế đoàn của tôi cũng chỉ có thể xem bên ngoài.
Tuy rằng ai ai cũng chỉ nhìn thấy 3 kim tự tháp to đùng nhưng không mấy ai để ý rằng quần thể kiến trúc ở khu cao nguyên Gizeh này là cả một khu nghĩa địa khổng lồ với nhiều công trình lớn nhỏ rất phức tạp. Ngoài 3 cái kim tự tháp nổi tiếng (Kheops, Chefren, Mycerinus) được xây để chôn cất 3 vị vua Pharaon cùng tên, đây cũng là nơi chôn cất của gia đình vua và của những gia đình quý tộc rồi thì cả một đống nhà thờ, đền, …. Chính vì thế, các chuyên gia khảo cổ thống nhất chia cao nguyên Gizeh thành 2 nhóm lăng mộ : nhóm của những « cấp trên » bao gồm kim tự tháp và lăng mộ của giới quý tộc. Nhóm thứ hai là quần thể lăng mộ dành cho dân thường hoặc những người thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn. Có một sự khác biệt lớn về mặt cấu trúc của hai nhóm này : nhóm thứ nhất thì được cấu tạo bởi các khối đá granit lấy ra từ lòng đất, còn nhóm thứ hai thì chỉ được tạo ra nhờ việc khoan đục trực tiếp các lỗ trong lòng đất và dân thường sống ở trong các lỗ đó.
hầu như chỉ có những du khách thăm Ai Cập theo dạng tự túc thì mới có dịp thăm bên trong kim tự tháp. Còn với các đoàn du lịch trọn gói như của tôi, chỉ có thế chiêm ngưỡng từ bên ngoài |
Xung quanh quần thể kim tự tháp là một « đội quân » lạc đà hùng hậu đứng chờ khách du lịch đến để kiếm chác, cũng giống như những gì tôi đã trải qua ở Jordan, Syria hay Thổ Nhĩ Kỳ.
cưỡi lạc đà và chụp pô ảnh trước kim tự tháp, một giây phút đáng đồng tiền bát gạo |
Tất nhiên là tôi chẳng ngu gì sử dụng dịch vụ này đơn giản vì giá đặc biệt cắt cổ và lạc đà thì hôi hám thôi rồi. Việc tôi đã từng cưỡi lạc đà khám phá sa mạc vài ngày ở Marốc hay Jordan khiến tôi cảm thấy việc phải trả 5$ cho việc cưỡi và chụp ảnh ở đây là quá lố bịch.
Kim tự tháp Kheops được xây cách đây 4500 năm và là công trình kiến trúc duy nhất còn sót lại trong số 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Nói đến điểm này thì phải chi tiết hơn một chút, chính xác là chỉ có kim tự tháp Kheops thì mới được xếp hạng một trong 7 kỳ quan, không phải là cả 3. Có lẽ cũng chỉ có duy nhất kim tự tháp mới có đủ đẳng cấp để chống chọi lại sự sói mòn của thời gian, như câu thành ngữ mà người ả rập thường sử dụng : “con người sợ thời gian nhưng thời gian thì sợ kim tự tháp”. Chẳng phải nói gì nhiều về số lượng giấy mực mà các chuyên gia phải bỏ ra để tìm hiểu những nguyên nhân bí ẩn đằng sau công nghệ xây dựng của người Ai Cập cổ đại để tạo ra quần thể lăng mộ cao 146m này. Phần lớn các giả thuyết đều cho rằng kim tự tháp được xây lên như là một lăng mộ khổng lồ dành cho vua Kheops (vì người ta tìm thấy chiếc quan tài granit trống rỗng) và để xây nó thì mất khoảng 20 năm.
Còn làm sao mà người Ai Cập cổ đại có thể xây được một công trình kiến trúc khổng lồ với công nghệ thô sơ thời ấy thì vẫn chưa có câu trả lời thích hợp. Những giả thuyết mới đây nhất cho rằng cả 3 kim tự tháp ngoài vai trò là lăng mộ của Pharaon thì có thể có thêm những chức năng khác. Thật vậy, việc 4 góc vuông nền móng tương ứng với 4 điểm đông-tây-nam-bắc có thể là để phục vụ cho lĩnh vực thiên văn. Nhờ vào sự thay đổi bóng chiếu của kim tự tháp từ ánh mặt trời, người Ai Cập cổ có thể phỏng đoán được tương lai của mùa màng hay thiên tai lũ lụt. Mặt khác, kim tự tháp rất có thể là cầu nối tiễn đưa Pharaon bất tử đến thế giới vĩnh hằng ở bên kia. Có thể chữ “bên kia” này là nguồn gốc của một số giả thuyết cho rằng kim tự tháp có mối quan hệ với người ngoài hành tình và nó đóng vai trò như “cổng trời” để họ đổ bộ xuống trái đất. Một giả thuyết rất phù hợp để dựng các bộ phim viễn tưởng Hollywood.
để ghép những khối đá như thế này, đã không biết bao nhiêu người bỏ mạng |
các nhà khảo cổ tìm ra được bức tường bao bọc, đánh dấu giới hạn chính thức của quần thể kiến trúc kim tự tháp trên cao nguyên Gizeh |
không quá xa kim tự tháp là một mỏ quặng khai thác đá granit, nơi người Ai Cập đẽo gọt những tảng đá vài tấn |
khác với khu vực kim tự tháp, vốn dĩ là lăng tẩm khổng lồ yêu cầu phải triết xuất những khối đá khổng lồ từ lòng đất, những thợ xây Ai Cập tận dụng luôn những lỗ hổng lòng đất để làm nơi tạm trú |
Các nhà khảo cổ tìm được nhiều vật dụng mà người dân Ai Cạp sử dụng trong thời gian họ phục vụ cho việc xây dựng kim tự tháp. |
Vì là nơi rất linh thiêng nên các nhà khảo khổ khai quật được nhiều di vật liên quan đến tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại. Ngay dưới chân kim tự tháp Kheops, người ta đào được những mảnh vỡ của một chiếc tàu được cho là biểu tượng của thế giới vĩnh hằng. Theo truyền thuyết, cứ mỗi đêm, thần mặt trời Rê trèo thuyền đến cõi chết đánh đuổi bọn quỷ dữ cho đến khi mặt trời mọc thì mới trèo thuyền quay trở lại cõi thường và bay lên trời. Việc sử dụng chiếc thuyền này để cúng tế tại kim tự tháp có ý nghĩa ẩn dụ, như thể tiễn đưa pharaon quá cố đến nới vĩnh hằng vậy. Theo phong tục, thuyền được sử dụng để chở linh cữu pharaon qua sông Nil để làm nghi lễ truy điệu. Sau đó, thuyền đưa pharaon đến kim tự tháp và tại đây, thuyền được tách ra thành từng mảnh mà chôn dưới chân kim tự tháp. Nó giống như kiểu Việt Nam mình hóa vàng mã một con thuyền bằng giấy với ý nghĩ rằng ở thế giới bên kia pharaon cũng sẽ sử dụng được chiếc thuyền đó để đi đến cõi vĩnh hằng.
Cái đáng nói ở cuộc khai quật này là những mảnh vỡ của tàu được làm bằng gỗ thông nhưng nhờ công nghệ bảo quản của người Ai Cập cổ đại, nó không hề bị mục ruỗng mặc dù 5000 năm đã trôi qua. Với 1224 mảnh vỡ tìm được, các chuyên gia đã thành công trong việc lắp ráp nó trở lại thành một con thuyền hoàn chỉnh. Tất cả được đặt trong một căn phòng bảo tàng đặc biệt nằm ngay cạnh kim tự tháp Kheops. Công nghệ đóng tàu của người Ai Cập cổ đại cũng rất đáng nể. Họ không hề dùng bất cứ đinh đóng nào mà chỉ sử dụng kỹ thuật đan các tấm ván rồi lấy dây buộc với nhau.
Cái đáng nói ở cuộc khai quật này là những mảnh vỡ của tàu được làm bằng gỗ thông nhưng nhờ công nghệ bảo quản của người Ai Cập cổ đại, nó không hề bị mục ruỗng mặc dù 5000 năm đã trôi qua. Với 1224 mảnh vỡ tìm được, các chuyên gia đã thành công trong việc lắp ráp nó trở lại thành một con thuyền hoàn chỉnh. Tất cả được đặt trong một căn phòng bảo tàng đặc biệt nằm ngay cạnh kim tự tháp Kheops. Công nghệ đóng tàu của người Ai Cập cổ đại cũng rất đáng nể. Họ không hề dùng bất cứ đinh đóng nào mà chỉ sử dụng kỹ thuật đan các tấm ván rồi lấy dây buộc với nhau.
từ những mảnh vụn, một con thuyền hoàn chỉnh được lắp ráp lại và trưng bày trong một căn phòng cách ly với cái nóng bên ngoài |
Những bộ phim Hollywood về kim tự tháp có thể thổi phồng nhiều điều về sự nguy hiểm khi xâm nhập vào bên trong : axít, bẫy chông, bọ hung ăn thịt người…Nhưng có một điều đúng : mức độ an toàn dành cho nơi để quan tài pharaon. Người Ai Cập cổ đại cố tình làm cho đường dẫn vào khó khăn bằng cách cho chắn những tảng đá granit to đùng và các chỗ nối giữa tảng đá rất khít đến mức một lưỡi banh xe lam cũng khó có thể lọt qua.
Tuy nhiên, có thể là do nội gián hay bằng tiểu xảo nào đó, kim tự tháp Kheops bị những kẻ ăn cắp xâm nhập vào ngay từ thế kỷ 20 trước công nguyên. Những nhà khảo cổ học thế kỷ 19 đã đến quá muộn khi xâm nhập được vào phòng để quan tài Pharaon, tất cả đã biến mất ngoài chiếc vỏ quan tài đã bị mở. Không những bị mất cắp của cải, kể cả những tảng đá kim tự tháp cũng bị lấy đi phục vụ cho việc xay dựng các công trình kiến trúc cổ ở thủ đô Cairo. Phải chờ đến đầu thế kỷ 20 khi mà phong trào bảo tồn di sản quốc gia nổi lên thì chính phủ Ai Cập mới nghiêm cấm nạn lấy cắp vật liệu xây dựng trái phép từ cao nguyên Gizeh.
để tăng cường sự an toàn cho lăng tẩm pharaon, vào thời ấy, các đường vào được bảo vệ chặt chẽ hoặc bằng lực lượng bảo vệ dày đặc hoặc bằng hệ thống cửa chặn kiên cố... |
hoặc qua những con đường bí mật cách xa kim tự tháp vài trăm mét |
Ngay phía trước kim tự tháp án ngữ tượng nhân sư. Trái với những gì người ta tưởng tượng, tượng nhân sư không phải được tạc tự một khối đá mà là một tác phẩm điêu khắc trực tiếp từ một tảng đá granit khổng lồ. Tảng đá này xưa kia nằm giữa một quặng đá mà người Ai Cập khai thác phục vụ cho việc xây kim tự tháp.
Thân và đầu tượng nhân sư là do điêu khắc trên đá tạo ra, còn phần tứ chi được tạo ra từ các khối đá độc lập rồi người ta mới gắn vào thân. Theo như những gì chuyên gia tìm được dựa trên vết tích trên bề mặt, rất có thể tượng này được phủ 100% bằng một lớp thạch cao có trộn màu : mặt và thân màu đỏ còn vành mai rắn hổ mang màu vàng và xanh nước biển. Nhưng theo dòng thời gian với sự hủy hoại của gió và cát cộng thêm những đợt công phá bằng đại bác của quân ngoại xâm, lớp vỏ bọc này biến mất hoàn toàn.
Hàng năm, chính phủ Ai Cập phải huy động một lực lượng nhân công thường trực với nhiệm vụ quét bớt một phần lớp cát phủ lên sau mỗi một đợt bão cát từ sa mạc đổ tới. Còn về cái mũi và cái râu cằm bị mất, trước kia người ta đổ tội cho quân thực dân Anh hoặc quân Napoléon (thế kỷ 19). Tuy nhiên, theo một bức họa vào thế kỷ 18, tượng nhân sự đã bị mất cả mũi và râu rồi.
Với công nghệ khoa học tiên tiến, kẻ phạm tồi này đã được định dạng : một tên quận chúa Ai Cập thế kỷ 14. Hiện nay, chiêc râu đã được tìm thấy và trưng bày ở viện bảo tàng British Museum ở London (người Anh từ chối trao trả lại cho Ai Cập), còn cái mũi thì vĩnh viễn không tìm thấy.
Thân và đầu tượng nhân sư là do điêu khắc trên đá tạo ra, còn phần tứ chi được tạo ra từ các khối đá độc lập rồi người ta mới gắn vào thân. Theo như những gì chuyên gia tìm được dựa trên vết tích trên bề mặt, rất có thể tượng này được phủ 100% bằng một lớp thạch cao có trộn màu : mặt và thân màu đỏ còn vành mai rắn hổ mang màu vàng và xanh nước biển. Nhưng theo dòng thời gian với sự hủy hoại của gió và cát cộng thêm những đợt công phá bằng đại bác của quân ngoại xâm, lớp vỏ bọc này biến mất hoàn toàn.
ngay từ khi máy ảnh được phát minh vào cuối thế kỷ 19, các nhà khảo cổ đã cho chụp lại kim tự tháp. Tư liệu cho thấy tượng nhân sư bị trôn vùi khá sâu trong lòng đất |
vài thập kỷ sau đó, có thể thấy công trường khai quật có tiến triển đáng kể khi thân tượng nhân sư được hiện ra một phần |
trong một thời gian dài, người ta vẫn đổ lỗi cho những nòng súng thần công của Napoléon cuối thể kỷ 18 |
Nếu như bạn hỏi các du khách cảm nhận của họ như thế nào sau khi được tận mắt chứng kiến một trong những 7 kỳ quan tuyệt đỉnh nhất thế giới cổ đại, chắc chắn tỉ lệ số người thất vọng sẽ không cao. Có thể kim tự tháp trên thực tế không đẹp đẽ như những lời văn thêu dệt của báo chí hay phim ảnh, nhưng chỉ đứng trước nó và ngắm nhìn thôi cũng đã là một cảm giác khó tả. Chuyến viếng thăm của tôi không quá lâu, chỉ với 3 tiếng đồng hồ nhưng tôi nghĩ đó cũng đã là một khoảnh khắc đủ để có được cảm nhận đầu tiên về Ai Cập cổ đại, một nền văn minh mà tôi còn có dịp tìm hiểu sâu hơn rất nhiều qua chuyến đi du lịch bụi thứ hai vào năm 2011.
Chào tạm biệt kim tự tháp, chúng tôi quay trở lại thủ đô Cairo và tìm hiều một khía cạnh khác của thành phố, một khía cạnh mà không phải bất cứ khách du lịch nào cũng muốn khám phá : khu phố ổ chuột Mokhattam, với biệt danh “thành phố rác thải”. Nghe ghê tởm quá phải không? Nếu một khách du lịch chỉ đến Ai Cập để hùng hục thăm những thắng cảnh nổi tiếng nhất quốc gia, chắc hẳn họ sẽ nghĩ trong đầu rằng phải thần kinh có vấn đề thì mới dỗi hơi bỏ cả một buổi chiều đến thăm một nơi xấu xí, bẩn thỉu .
Người ta du lịch để thăm cái đẹp chứ ai lại tôn vinh cái xấu làm gì. Đúng vậy, thế nên chúng tôi xác định đến Mokhattam không phải để thăm danh lam thắng cảnh mà là để tìm hiểu cuộc sống và gặp gỡ một cộng đồng thiên chúa giáo chiếm phần đông ở khu phố này (dù gì thì tôn giáo cũng là chủ đề chính xuyên suốt hành trình 8 ngày trên đất Ai Cập). Cộng đồng này bị gán cho cái tên Zabbaleen, trong tiếng ả rập có nghĩa là “người hót rác”. Tất cả bắt đầu từ những năm 1950 khi mà những người Ai Cập thiên chúa giáo này di cư từ miền nam Ai Cập đến thủ đô để kiếm việc. Tôn giáo như một vết nhơ trong hồ sơ, họ không kiếm nổi một việc làm tử tế ở trung tâm và buộc phải kiếm công việc tái chế rác thải tại Mokhattam.
Ngày nay, 40.000 người dân theo đạo công giáo của Mokhattam sống chủ yếu nhờ việc tái chế rác. Văn hóa thải rác của người Ai Cập khá giống người Việt chúng ta, nghĩa là cứ tống đủ các loại rác vào một cái túi ni lông to. Trong đó thì cái gì cũng có : hộp các tông, giấy má, thức ăn thừa, chai lọ… Có một điều khác ở thủ đô Cairo là người ta không có mấy cô lao công đi kẻng giác. Mỗi một căn hộ chung cư đều có một nhân viên trông coi nhận nhiệm vụ quản lý vườn tược, dọn dẹp lối đi chung và thu nhận các túi rác mà các hộ gia đình để trước cửa.
Họ thu hồi rác, lục lọi để xem có “chiến lợi phẩm” nào có thể sử dụng được rồi sau đó chuyển tất cả rác thải ra ngoài đường chính. Một chiếc xe tải to đùng sẽ đến từng khu phố hốt hết số rác đó và chuyển tất cả đến Mokhattam nơi xử lý rác thải của toàn thành phố.
Đến với Mokhattam, bạn sẽ thấy người dân nơi đây tổ chức phân chia rác thải chuyên nghiệp như thế nào, mặc dù họ chỉ là những người dân lao động không có bất cứ chỉ huy nào từ phía chính quyền địa phương. Khu phố được chia làm nhiều khu tổ hợp tái chế rác khác nhau và các hộ gia đình có khuynh hướng chỉ làm việc tại một tổ hợp nhất định. Nếu nhìn từ tầng thượng của một tòa nhà, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào thế giới của ngày tận thế với những ngôi nhà 5 tầng xuống cấp và chỉ được xây bằng gạch cốt thép chưa được sơn bả đến nơi đến chốn. Nhà nhà đều chật ních rác. Có vẻ như rác là người bạn đồng hành với các hộ gia đình. Sống chung với rác, chắc hẳn 100% dân ở đây đều gặp các vấn đề về đường hô hấp
Khu phố Mokhattam là sự tương phản giữa cuộc sống đời thường của người dân (bản thỉu) và khu vực hành đạo (rất sạch sẽ). Ẩn nấp đằng sau những đống rác thải hôi hám bẩn thỉu này, nằm trên đỉnh núi là một công trình kiến trúc mà không mấy ai nghĩ đến : nhà thờ Saint Samaan nằm sâu trong hẻm đá. Đây là nơi mà gần 20.000 tín đồ sùng đạo thường lui tới để cùng cầu nguyện và tỏ lòng kính chúa.
Lý do tại sao phải xây nhà thờ chui lủi trong hẻm đá thì khá rõ : cộng đồng thiên chúa giáo chưa bao giờ được đón chào nồng nhiệt trong một quốc gia Hồi giáo. Người thiên chúa giáo Ai Cập (hay còn gọi là người Coptic) không bao giờ dám công khai tôn giáo của họ. Tại đây, mỗi đứa trẻ sinh ra nếu như được rửa tội theo nghi lễ thiên chúa giáo thì mục sư thường khắc xăm một hình dấu cộng vào mặt cổ tay trong để chứng nhận đứa trẻ đó sẽ theo công giáo trong tương lai. Có thể một người theo đạo thiên chúa giáo Ai Cập không cho bạn đến nhà chơi, không đeo vòng cổ thánh giá nhưng nếu như bạn bắt tay và bắt gặp dấu xăm thánh giá trên cổ tay thì bạn có thể chắc chắn rằng anh ta theo đạo công giáo.
Quay trở lại với nhà thờ aint Samaan, mặc dù chỉ được xây lên vào năm 1974, lịch sử phát triển của khu vực này lâu hơn thế rất nhiều. Truyền thuyết kể lại rằng vào thế kỷ thứ 10 sau công nguyên, vua Ai Cập triệu tập các tôn giáo tồn tại trong quốc gia đến để trao đổi giao lưu về tôn giáo. Trong số đó có thiên chúa giáo và đạo do thái. Hai đạo này cãi nhau như chó với mèo. Các người đứng đầu đạo do thái thách thức người thiên chúa giáo rằng nếu chúa của họ thực sự tồn tại thì hãy phù phép để di chuyển ngọn núi ngự trị trên khu phố Mokhattam, còn nếu không thì tất cả tín đồ thiên chúa giáo trên lãnh thổ quốc gia sẽ bị xử trảm.
Trong một giấc mơ, giáo chủ thiên chúa giáo được đức mẹ đồng trinh Maria báo mộng rằng cần phải gặp một người chột mắt tên Simaan nhờ ông ta phù phép thì sẽ thành công. Tỉnh dậy, người đàn ông mang tên Simaan được thỉnh cầu và đúng như lời báo mộng đã phù phép di chuyển cả ngọn núi Mokhattam. Tâm phục khẩu phục, vua Ai Cập cho hủy lệnh truy tố cộng đồng thiên chúa giáo. Để tưởng niệm sự kiện này, một nhà thờ được xây lên đẻ tỏ lòng cảm ơn vị thánh Saint Simaan.
Trời xẩm tối cũng là lúc chúng tôi rời khu phố Mokhattam quay trở về trung tâm phố cổ Cairo để tham dự buổi biểu diễn văn nghệ truyền thống được tổ chức miễn phí bởi đoàn văn nghệ Al Tannoura. Trong vòng khoảng hơn 1 tiếng , chúng tôi được tận hưởng những giây phút chóng mặt bởi điệu nhảy Sufi Dance. Diễn ra trong khuôn viên cung điện Wikalat Al Ghouri, chương trình biểu diễn điệu nhảy Sufi Dance là một trong những trải nhiệm thú vị nhất cho bất cứ du khách nào đến thủ đô. Ai Cập không chỉ có điệu múa bụng belly dance mà còn có cả món này nữa. Điều đặc biệt là Sufi Dance hoàn toàn miễn phí và chỉ có 2 lần 1 tuần. Thế nên vào mùa cao điểm, không quá ngạc nhiên khi tất cả các chỗ ngồi đều bị các hãng lữ hành tậu hết vé cho các đoàn khách du lịch của họ. Một số vị khách lẻ may mắn lắm thì dành được vài tấm vé những cũng phải xếp hàng dài dằng dặc trưởng cổng vào thì mới mua được. Show diễn chỉ bắt đầu từ 8h tối nhưng ngay từ 7h đã có những nhóm khách tranh thủ đến trước để xí những chỗ ngồi ngon nhất.
Khác với điệu múa bụng lừng danh, điệu nhảy Sufi Dance ít nhiều có yếu tố tâm linh bởi trước kia điệu nhảy này là một phần trong nghi lễ Hồi giáo ở Trung Đông. Điều đó đồng nghĩa với việc điệu nhảy Sufi Dance không chỉ có ở Ai Cập mà còn có ở một số quốc gia Hồi giáo khác nữa. Sau này khi đi phượt sang Thổ Nhĩ Kỳ, tôi mới biết ở đó cũng có Sufi Dance nhưng tôi không có dịp xem. Tại Ai Cập, điệu múa Sufi Dance còn có tên gọi khác là tannoura, tên của loại áo dài mà các vũ công nam sử dụng trong khi biểu diễn. Còn các vũ công có tên gọi là darvesh, trong tiếng ả rập có nghĩa là “vũ công quay tít thò lò”
Theo truyền thống, những bước nhảy của Sufi Dance có nhiều hàm ý tôn giáo. Trong đội nhảy bao giờ cũng có một người ở chính giữa biểu tượng cho mặt trời và các người khác ghép thành hình tròn bây quanh biểu tượng cho chòm sao của hệ thái dương. Từ cách ăn mặc cho đến điệu nhạc, tất cả ít hay nhiều đều có những thông điệp ẩn dụ liên quan đến đạo Hồi. Các vũ công ban đầu ăn mặc toàn màu trắng, dần dần họ để lộ ra những xiêm y màu sắc sặc sỡ và cuối cùng họ lại để hiện ra bộ màu trắng ban đầu.
Hàm ý của việc bắt đầu bằng màu trắng và kết thúc bằng màu trắng giống như thuyết luân hồi của một đời người : người ta sinh ra từ số không và chết đi cũng sẽ quay lại số không để rồi bắt đầu một kiếp mới cũng bằng số không. Các vũ công mặc tổng cộng 4 lớp váy màu sắc khác biệt chồng chất lên nhau, tượng trưng cho 4 mùa trong năm. Trong quá trình nhảy, họ cởi bỏ dần 4 lớp váy này, tượng trưng cho sự chuyển giao từ mùa này sang mùa khác, cũng như một đời người phải trải qua 4 quá trình sinh lão bệnh tử.
Điểm đặc biệt của điệu nhảy Sufi Dance là việc các vũ công quay tít thò lò, khiến cho các tà áo trên người quay theo tạo nên những hình tròn đa sắc, trong rất lộng lẫy. Người ta nói rằng để chuẩn bị cho điệu nhảy này, các vũ công phải mặc trên mình những bộ áo nặng tới 10kg, trong khi thời tiết ở Ai Cập thì lúc nào cũng nóng trên 30 độ!
Họ quay tốc độ nhanh đến chóng mặt trong vòng hơn 40 phút. Ấy thế mà sau đó mặt họ tỉnh bơ, không biểu hiện bất cứ một nét mặt nào cho thấy họ bị lao đao chóng mặt cả. Đúng là tài thật. Khi mà buổi biểu diễn kết thúc, rất nhiều du khách đi đứng chệnh choạng vì bị “lây” cảm giác chóng mặt từ các vũ công. Tôi đêm ấy, tôi ngủ thật là ngon sau khi trải qua một ngày kín lịch.
Người ta du lịch để thăm cái đẹp chứ ai lại tôn vinh cái xấu làm gì. Đúng vậy, thế nên chúng tôi xác định đến Mokhattam không phải để thăm danh lam thắng cảnh mà là để tìm hiểu cuộc sống và gặp gỡ một cộng đồng thiên chúa giáo chiếm phần đông ở khu phố này (dù gì thì tôn giáo cũng là chủ đề chính xuyên suốt hành trình 8 ngày trên đất Ai Cập). Cộng đồng này bị gán cho cái tên Zabbaleen, trong tiếng ả rập có nghĩa là “người hót rác”. Tất cả bắt đầu từ những năm 1950 khi mà những người Ai Cập thiên chúa giáo này di cư từ miền nam Ai Cập đến thủ đô để kiếm việc. Tôn giáo như một vết nhơ trong hồ sơ, họ không kiếm nổi một việc làm tử tế ở trung tâm và buộc phải kiếm công việc tái chế rác thải tại Mokhattam.
Ngày nay, 40.000 người dân theo đạo công giáo của Mokhattam sống chủ yếu nhờ việc tái chế rác. Văn hóa thải rác của người Ai Cập khá giống người Việt chúng ta, nghĩa là cứ tống đủ các loại rác vào một cái túi ni lông to. Trong đó thì cái gì cũng có : hộp các tông, giấy má, thức ăn thừa, chai lọ… Có một điều khác ở thủ đô Cairo là người ta không có mấy cô lao công đi kẻng giác. Mỗi một căn hộ chung cư đều có một nhân viên trông coi nhận nhiệm vụ quản lý vườn tược, dọn dẹp lối đi chung và thu nhận các túi rác mà các hộ gia đình để trước cửa.
Họ thu hồi rác, lục lọi để xem có “chiến lợi phẩm” nào có thể sử dụng được rồi sau đó chuyển tất cả rác thải ra ngoài đường chính. Một chiếc xe tải to đùng sẽ đến từng khu phố hốt hết số rác đó và chuyển tất cả đến Mokhattam nơi xử lý rác thải của toàn thành phố.
Đến với Mokhattam, bạn sẽ thấy người dân nơi đây tổ chức phân chia rác thải chuyên nghiệp như thế nào, mặc dù họ chỉ là những người dân lao động không có bất cứ chỉ huy nào từ phía chính quyền địa phương. Khu phố được chia làm nhiều khu tổ hợp tái chế rác khác nhau và các hộ gia đình có khuynh hướng chỉ làm việc tại một tổ hợp nhất định. Nếu nhìn từ tầng thượng của một tòa nhà, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào thế giới của ngày tận thế với những ngôi nhà 5 tầng xuống cấp và chỉ được xây bằng gạch cốt thép chưa được sơn bả đến nơi đến chốn. Nhà nhà đều chật ních rác. Có vẻ như rác là người bạn đồng hành với các hộ gia đình. Sống chung với rác, chắc hẳn 100% dân ở đây đều gặp các vấn đề về đường hô hấp
Khu phố Mokhattam là sự tương phản giữa cuộc sống đời thường của người dân (bản thỉu) và khu vực hành đạo (rất sạch sẽ). Ẩn nấp đằng sau những đống rác thải hôi hám bẩn thỉu này, nằm trên đỉnh núi là một công trình kiến trúc mà không mấy ai nghĩ đến : nhà thờ Saint Samaan nằm sâu trong hẻm đá. Đây là nơi mà gần 20.000 tín đồ sùng đạo thường lui tới để cùng cầu nguyện và tỏ lòng kính chúa.
Lý do tại sao phải xây nhà thờ chui lủi trong hẻm đá thì khá rõ : cộng đồng thiên chúa giáo chưa bao giờ được đón chào nồng nhiệt trong một quốc gia Hồi giáo. Người thiên chúa giáo Ai Cập (hay còn gọi là người Coptic) không bao giờ dám công khai tôn giáo của họ. Tại đây, mỗi đứa trẻ sinh ra nếu như được rửa tội theo nghi lễ thiên chúa giáo thì mục sư thường khắc xăm một hình dấu cộng vào mặt cổ tay trong để chứng nhận đứa trẻ đó sẽ theo công giáo trong tương lai. Có thể một người theo đạo thiên chúa giáo Ai Cập không cho bạn đến nhà chơi, không đeo vòng cổ thánh giá nhưng nếu như bạn bắt tay và bắt gặp dấu xăm thánh giá trên cổ tay thì bạn có thể chắc chắn rằng anh ta theo đạo công giáo.
Quay trở lại với nhà thờ aint Samaan, mặc dù chỉ được xây lên vào năm 1974, lịch sử phát triển của khu vực này lâu hơn thế rất nhiều. Truyền thuyết kể lại rằng vào thế kỷ thứ 10 sau công nguyên, vua Ai Cập triệu tập các tôn giáo tồn tại trong quốc gia đến để trao đổi giao lưu về tôn giáo. Trong số đó có thiên chúa giáo và đạo do thái. Hai đạo này cãi nhau như chó với mèo. Các người đứng đầu đạo do thái thách thức người thiên chúa giáo rằng nếu chúa của họ thực sự tồn tại thì hãy phù phép để di chuyển ngọn núi ngự trị trên khu phố Mokhattam, còn nếu không thì tất cả tín đồ thiên chúa giáo trên lãnh thổ quốc gia sẽ bị xử trảm.
truyền thuyết về phép màu của thánh Saint Simaan được tái hiện qua tác phẩm điêu khắc trên bề mặt đá |
Sau những buổi tái chế rác thải, người dân sùng đạo lại đến nhà thờ cùng nhau cầu nguyện để tỏ lòng sùng kính chúa Jesus |
Khác với điệu múa bụng lừng danh, điệu nhảy Sufi Dance ít nhiều có yếu tố tâm linh bởi trước kia điệu nhảy này là một phần trong nghi lễ Hồi giáo ở Trung Đông. Điều đó đồng nghĩa với việc điệu nhảy Sufi Dance không chỉ có ở Ai Cập mà còn có ở một số quốc gia Hồi giáo khác nữa. Sau này khi đi phượt sang Thổ Nhĩ Kỳ, tôi mới biết ở đó cũng có Sufi Dance nhưng tôi không có dịp xem. Tại Ai Cập, điệu múa Sufi Dance còn có tên gọi khác là tannoura, tên của loại áo dài mà các vũ công nam sử dụng trong khi biểu diễn. Còn các vũ công có tên gọi là darvesh, trong tiếng ả rập có nghĩa là “vũ công quay tít thò lò”
Theo truyền thống, những bước nhảy của Sufi Dance có nhiều hàm ý tôn giáo. Trong đội nhảy bao giờ cũng có một người ở chính giữa biểu tượng cho mặt trời và các người khác ghép thành hình tròn bây quanh biểu tượng cho chòm sao của hệ thái dương. Từ cách ăn mặc cho đến điệu nhạc, tất cả ít hay nhiều đều có những thông điệp ẩn dụ liên quan đến đạo Hồi. Các vũ công ban đầu ăn mặc toàn màu trắng, dần dần họ để lộ ra những xiêm y màu sắc sặc sỡ và cuối cùng họ lại để hiện ra bộ màu trắng ban đầu.
Hàm ý của việc bắt đầu bằng màu trắng và kết thúc bằng màu trắng giống như thuyết luân hồi của một đời người : người ta sinh ra từ số không và chết đi cũng sẽ quay lại số không để rồi bắt đầu một kiếp mới cũng bằng số không. Các vũ công mặc tổng cộng 4 lớp váy màu sắc khác biệt chồng chất lên nhau, tượng trưng cho 4 mùa trong năm. Trong quá trình nhảy, họ cởi bỏ dần 4 lớp váy này, tượng trưng cho sự chuyển giao từ mùa này sang mùa khác, cũng như một đời người phải trải qua 4 quá trình sinh lão bệnh tử.
Điểm đặc biệt của điệu nhảy Sufi Dance là việc các vũ công quay tít thò lò, khiến cho các tà áo trên người quay theo tạo nên những hình tròn đa sắc, trong rất lộng lẫy. Người ta nói rằng để chuẩn bị cho điệu nhảy này, các vũ công phải mặc trên mình những bộ áo nặng tới 10kg, trong khi thời tiết ở Ai Cập thì lúc nào cũng nóng trên 30 độ!
Họ quay tốc độ nhanh đến chóng mặt trong vòng hơn 40 phút. Ấy thế mà sau đó mặt họ tỉnh bơ, không biểu hiện bất cứ một nét mặt nào cho thấy họ bị lao đao chóng mặt cả. Đúng là tài thật. Khi mà buổi biểu diễn kết thúc, rất nhiều du khách đi đứng chệnh choạng vì bị “lây” cảm giác chóng mặt từ các vũ công. Tôi đêm ấy, tôi ngủ thật là ngon sau khi trải qua một ngày kín lịch.
0 comments:
Post a Comment