Nhắc về miền Tây, du khách không chỉ nghĩ ngay đến những đặc trưng của miệt vườn sông nước, cây lành trái ngọt... mà miền Tây còn nổi tiếng bởi những khu chợ như: Chợ nổi, chợ trái cây, chợ cá miệt đồng... Và, đặc biệt là ở vùng Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, còn có một khu chợ chuyên bán gạo...
Từ Tp. Hồ Chí Minh về miền Tây, ngang qua địa phận xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, người đi đường hay lấy làm lạ về cảnh tượng xe tải chở hàng nhộn nhịp trên một đoạn đường dài cả cây số. Nơi ấy, không phải là thị tứ hay thị trấn, cũng không phải là bến xe, nhưng xe tải các loại luôn đậu chật kín bên đường...
Đó là một khu chợ chuyên kinh doanh mặt hàng duy nhất là gạo, người địa phương thường gọi là “Chợ gạo Bà Đắc”; còn giới kinh doanh lúa gạo gọi là “Chợ gạo Cái Bè”. Chợ nằm trên dải đất hẹp giữa QL1 và sông An Cư.
Đầu tiên, chợ gạo này chỉ là một xóm nhỏ bên đường, với mấy nhà máy xay xát loại nhỏ... Khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, lúa gạo trở thành hàng hóa, ĐBSCL trở thành nơi cung cấp gạo chủ yếu cho xuất khẩu..., đó là những cơ hội vàng để những chợ gạo miền Tây hình thành và phát triển. Nơi nào giao thông thuận lợi, sẽ trở thành chợ đầu mối, như chợ gạo Bà Đắc - Cái Bè, thuận cả đường sông và đường bộ.
Nhiều năm nay, chợ gạo đầu mối Bà Đắc làm ăn sung túc... Chủng loại gạo phong phú, đến từ nhiều địa phương khác nhau, như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, các tỉnh lân cận. Gạo đến từ các vùng nước ngọt, và cả các vùng nước lợ của đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có nhiều loại gạo thơm ngon nổi tiếng.
Bà Bùi Thị Nữ, khởi đầu là thương lái chuyên mua lúa cung ứng cho chợ Bà Đắc, bây giờ là chủ vựa gạo Tấn Vinh cho biết, trước đây mua ghe lúa nào là xay luôn ghe đó, gạo bán ngay cho các công ty. Bà đã xây kho để có gạo dự trữ theo xu thế chung của chợ đầu mối Bà Đắc. Một chủ “hàng xáo” tên Trần Thị Phương, cũng là dân làm gạo lâu năm kể: Trước đây, hàng xáo như chị luôn phải chạy đôn chạy đáo tìm sân phơi lúa. Tại chợ đầu mối chỉ nhận lúa đúng tiêu chuẩn, theo đặt hàng của các doanh nghiệp lớn. Chợ đầu mối này đã kích thích sự ra đời của gần 500 sân phơi, lò sấy lúa lớn nhỏ quanh vùng. Hiện chợ có trên 40 nhà máy gia công lau bóng gạo xuất khẩu và gần 80 doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo hoạt động ngày đêm...
An Cư được xem như là trung tâm của vùng sản xuất lúa cao sản Tiền Giang, lại có khả năng thu hút lúa gạo từ Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Đây là khu vực thuận tiện về giao thông đường thủy, xà lan trọng tải lớn cũng có thể đi lại. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến chợ thì thấy phương tiện nhiều nhất trên sông lại là những chiếc thuyền có trọng tải vừa phải, bởi nó cơ động và phù hợp với thực tế giao thương.
Cả một đoạn sông trên bến dưới thuyền, nhộn nhịp và thơ mộng giữa đêm trăng sáng. Hai bên bờ sông An Cư, nhà cửa thuyền ghe san sát. Bên này là bến đậu của những chiếc ghe đang lên hàng, công nhân nối nhau cõng lúa lên bờ, cõng gạo xuống ghe. Bên kia bến sông ít nhà hơn, nhưng ghe từ các nơi về chờ lấy hàng cũng ken san sát.
Một ngày mới ở chợ gạo đầu mối Bà Đắc, thường được bắt đầu từ các bà bạn hàng xáo, hay tụ năm tụm bảy trên bờ sông. Họ vừa ăn cơm vừa trò chuyện, vừa trao đổi với nhau về công việc thu mua lúa gạo trong ngày. Những người ở đây làm nhiều nghề khác nhau, nhưng tựu trung đều là những người góp phần đưa hạt gạo của đồng bằng Nam Bộ đi xa... Họ là những thương lái chờ mua, những bạn hàng xáo đang chờ bán, những công nhân khuân vác, những hàng quán bình dân khuya sớm... Mỗi người mỗi việc, cùng nhau làm nên chợ gạo Bà Đắc sung túc mà vẫn giữ được nét riêng của chợ vùng sông nước phương Nam.
Đời chợ cũng không nhẹ nhàng, nhất là công nhân bốc vác. Gạo từ ghe lên vựa; từ vựa ra ghe hàng, xe tải. Những cây cầu ván chênh vênh thấm đẫm mồ hôi đêm ngày... Theo tổng hợp của xã An Cư, huyện Cái Bè, số công nhân bốc vác ở chợ Bà Đắc lên đến cả ngàn người, trong đó 2/3 là dân tứ xứ.
Một chủ quán cơm ở gần cầu Bà Đắc nói, ngày nào cũng bán sạch mấy nồi cơm, nấu gần 100kg gạo. Bán cũng cực, lời không bao nhiêu, nhưng đông vui là được. Từ chợ gạo đầu mối Bà Đắc này, theo thời gian làm ăn phát đạt, đã hình thành nên chuỗi chuyên doanh lúa gạo: Thu mua, xay xát, lau gạo theo hợp đồng, tiếp thị, cung ứng, vận chuyển... Nghề nào xem ra cũng phát đạt.
Cũng từ chợ gạo đầu mối, những thông tin về giá cả, chuẩn chất lượng hàng hóa theo hàng xáo về với nông dân, về với ruộng đồng, để cây lúa miền Tây chuyển động nhịp nhàng với thương trường, với cuộc sống hôm nay.
Chợ gạo Cái Bè không chỉ thu hút các thương lái gần xa, mà còn làm cho đời sống người dân địa phương thêm phần nhộn nhịp. Qua chợ, có thể thấy bức tranh nông nghiệp đồng bằng, với cây lúa vẫn là chủ lực. Câu chuyện về chợ Bà Đắc xem ra cũng chính là câu chuyện của những nhà nông đồng bằng.
Du lịch, GO! - Theo Trần Trọng Triết (báo Giao Thông Vận Tải), ảnh internet
Từ Tp. Hồ Chí Minh về miền Tây, ngang qua địa phận xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, người đi đường hay lấy làm lạ về cảnh tượng xe tải chở hàng nhộn nhịp trên một đoạn đường dài cả cây số. Nơi ấy, không phải là thị tứ hay thị trấn, cũng không phải là bến xe, nhưng xe tải các loại luôn đậu chật kín bên đường...
Đó là một khu chợ chuyên kinh doanh mặt hàng duy nhất là gạo, người địa phương thường gọi là “Chợ gạo Bà Đắc”; còn giới kinh doanh lúa gạo gọi là “Chợ gạo Cái Bè”. Chợ nằm trên dải đất hẹp giữa QL1 và sông An Cư.
Đầu tiên, chợ gạo này chỉ là một xóm nhỏ bên đường, với mấy nhà máy xay xát loại nhỏ... Khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, lúa gạo trở thành hàng hóa, ĐBSCL trở thành nơi cung cấp gạo chủ yếu cho xuất khẩu..., đó là những cơ hội vàng để những chợ gạo miền Tây hình thành và phát triển. Nơi nào giao thông thuận lợi, sẽ trở thành chợ đầu mối, như chợ gạo Bà Đắc - Cái Bè, thuận cả đường sông và đường bộ.
Nhiều năm nay, chợ gạo đầu mối Bà Đắc làm ăn sung túc... Chủng loại gạo phong phú, đến từ nhiều địa phương khác nhau, như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, các tỉnh lân cận. Gạo đến từ các vùng nước ngọt, và cả các vùng nước lợ của đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có nhiều loại gạo thơm ngon nổi tiếng.
Bà Bùi Thị Nữ, khởi đầu là thương lái chuyên mua lúa cung ứng cho chợ Bà Đắc, bây giờ là chủ vựa gạo Tấn Vinh cho biết, trước đây mua ghe lúa nào là xay luôn ghe đó, gạo bán ngay cho các công ty. Bà đã xây kho để có gạo dự trữ theo xu thế chung của chợ đầu mối Bà Đắc. Một chủ “hàng xáo” tên Trần Thị Phương, cũng là dân làm gạo lâu năm kể: Trước đây, hàng xáo như chị luôn phải chạy đôn chạy đáo tìm sân phơi lúa. Tại chợ đầu mối chỉ nhận lúa đúng tiêu chuẩn, theo đặt hàng của các doanh nghiệp lớn. Chợ đầu mối này đã kích thích sự ra đời của gần 500 sân phơi, lò sấy lúa lớn nhỏ quanh vùng. Hiện chợ có trên 40 nhà máy gia công lau bóng gạo xuất khẩu và gần 80 doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo hoạt động ngày đêm...
An Cư được xem như là trung tâm của vùng sản xuất lúa cao sản Tiền Giang, lại có khả năng thu hút lúa gạo từ Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Đây là khu vực thuận tiện về giao thông đường thủy, xà lan trọng tải lớn cũng có thể đi lại. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến chợ thì thấy phương tiện nhiều nhất trên sông lại là những chiếc thuyền có trọng tải vừa phải, bởi nó cơ động và phù hợp với thực tế giao thương.
Cả một đoạn sông trên bến dưới thuyền, nhộn nhịp và thơ mộng giữa đêm trăng sáng. Hai bên bờ sông An Cư, nhà cửa thuyền ghe san sát. Bên này là bến đậu của những chiếc ghe đang lên hàng, công nhân nối nhau cõng lúa lên bờ, cõng gạo xuống ghe. Bên kia bến sông ít nhà hơn, nhưng ghe từ các nơi về chờ lấy hàng cũng ken san sát.
Một ngày mới ở chợ gạo đầu mối Bà Đắc, thường được bắt đầu từ các bà bạn hàng xáo, hay tụ năm tụm bảy trên bờ sông. Họ vừa ăn cơm vừa trò chuyện, vừa trao đổi với nhau về công việc thu mua lúa gạo trong ngày. Những người ở đây làm nhiều nghề khác nhau, nhưng tựu trung đều là những người góp phần đưa hạt gạo của đồng bằng Nam Bộ đi xa... Họ là những thương lái chờ mua, những bạn hàng xáo đang chờ bán, những công nhân khuân vác, những hàng quán bình dân khuya sớm... Mỗi người mỗi việc, cùng nhau làm nên chợ gạo Bà Đắc sung túc mà vẫn giữ được nét riêng của chợ vùng sông nước phương Nam.
Đời chợ cũng không nhẹ nhàng, nhất là công nhân bốc vác. Gạo từ ghe lên vựa; từ vựa ra ghe hàng, xe tải. Những cây cầu ván chênh vênh thấm đẫm mồ hôi đêm ngày... Theo tổng hợp của xã An Cư, huyện Cái Bè, số công nhân bốc vác ở chợ Bà Đắc lên đến cả ngàn người, trong đó 2/3 là dân tứ xứ.
Một chủ quán cơm ở gần cầu Bà Đắc nói, ngày nào cũng bán sạch mấy nồi cơm, nấu gần 100kg gạo. Bán cũng cực, lời không bao nhiêu, nhưng đông vui là được. Từ chợ gạo đầu mối Bà Đắc này, theo thời gian làm ăn phát đạt, đã hình thành nên chuỗi chuyên doanh lúa gạo: Thu mua, xay xát, lau gạo theo hợp đồng, tiếp thị, cung ứng, vận chuyển... Nghề nào xem ra cũng phát đạt.
Cũng từ chợ gạo đầu mối, những thông tin về giá cả, chuẩn chất lượng hàng hóa theo hàng xáo về với nông dân, về với ruộng đồng, để cây lúa miền Tây chuyển động nhịp nhàng với thương trường, với cuộc sống hôm nay.
Chợ gạo Cái Bè không chỉ thu hút các thương lái gần xa, mà còn làm cho đời sống người dân địa phương thêm phần nhộn nhịp. Qua chợ, có thể thấy bức tranh nông nghiệp đồng bằng, với cây lúa vẫn là chủ lực. Câu chuyện về chợ Bà Đắc xem ra cũng chính là câu chuyện của những nhà nông đồng bằng.
Du lịch, GO! - Theo Trần Trọng Triết (báo Giao Thông Vận Tải), ảnh internet
0 comments:
Post a Comment