Chúng tôi xuất phát chuyến du ngoạn An Giang từ đầu TL943 dầy đặc khói bụi do con đường đang sửa chữa với những đoạn hư hỏng nặng.
Đường về huyện Thoại Sơn bạt ngàn lúa xanh rì hứa hẹn mùa bội thu sắp tới. Đến xã Định Thành, xe bị cán đinh, nên phải dừng lại để vá. Thật ngạc nhiên khi nhiều điểm vá xe chỉ toàn là phụ nữ với nhưng thao tác rất nhuần nhuyễn.
Không khí oi bức tháng 11 dịu dần khi về đến núi Sập. Đường hẹp nhưng người mua bán 2 bên đường tấp nập minh chứng cho một cuộc sống mới của cư dân nơi đây.
Khu du lịch Hồ Thoại Sơn là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp hoang sơ của đất trời với sự hùng vĩ đầy bí ẩn của thiên nhiên đã tạo nên khu du lịch hấp dẫn lạ thường. Đến đây, du khách có thể đạp thuyền thiên nga trên nước, hoặc có thể dừng lại bên tượng đài ông Thoại cao sững sững dưới chân núi Thoại Sơn.
Tương truyền núi này trước đây có tên là núi Sập, sau này để ghi nhớ công lao to lớn của Thoại Ngọc Hầu, triều đình Nguyễn mới đổi tên là Thoại Sơn, con sông chảy qua đất đặt tên là Thoại Hà, và địa danh huyện Thoại Sơn bây giờ cũng bắt đầu từ câu chuyện đó.
Rời Thoại Sơn, chúng tôi tiến dần về hướng huyện Tri Tôn. Đường hẹp dần. Khi đi qua những cái tên rất ngộ nghĩnh như: Xã Vọng Đông, Vọng Thê, thị trấn Óc Eo, núi Cô Tô, Ba Thê...
Đường lên núi Ba Thê khá nguy hiểm và trắc trở. Một số thành viên nữ phải dừng lại giữa chừng.
Nhớ lúc chuẩn bị xuất phát, người dẫn đường cảnh báo “mùa nắng còn đỡ chứ mùa mưa thì mấy ông chớ có liều mạng chạy lên đây bởi đường rất trơn và nguy hiểm...”. Theo số liệu xưa, núi Ba Thê cao 30 trượng, chu vi 13 dặm, phía Tây là sông Thoại Hà thơ mộng, trữ tình. Phía trước giáp với bưng biền, cỏ rậm bùn lầy.
Tương truyền, ông Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đào cho sông rộng ra để thuyền bè đi lại, mua bán làm ăn dễ dàng. Nằm dưới chân núi Ba Thê hùng vĩ, Linh Sơn cổ tự còn gọi là chùa Phật Bốn Tay (thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Nơi chân núi còn là ngôi đình thờ ông Phan Thanh Giản.
Đỉnh núi còn có vết chân khổng lồ mà nhân dân tín ngưỡng gọi là Bàn chân tiên. Cách chùa Sơn Tiên chừng 10m còn có Nhà trưng bày cổ vật văn hóa Óc Eo - An Giang. Công trình này có lối kiến trúc mang dấu ấn của nền văn hóa Hindu giáo. Phía Bắc của núi Ba Thê còn có hang Ông Hổ, Chót Ông Tà, nơi thờ phượng thần Núi...
Càng về Tri Tôn, đường càng xấu. Thấp thoáng những sân phơi bong bóng cá Tra vốn là đặc sản của miền quê nơi đây. Mưa cuối mùa bất ngờ ập xuống. Chúng tôi trú mưa tại nhà ông Dương Văn Ẩn, xã Tân Tuyến được nghe ông kể nhiều câu chuyện thú vị về huyền thoại đồi Tức Dụp, vốn là căn cứ địa cách mạng trong những ngày chiến tranh ác liệt nay giờ đã thành khu du lịch tiềm năng.
Mưa tạnh, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình. Tiếng máy xay đá đang hoạt động, tiếng xe ben gầm rú dưới chân núi Cô Tô tạo âm thanh rất khẩn trương. Chùa Xvay Ton (đọc trại thành Tri Tôn) rất uy nghi lộng lẫy trong ánh sáng lung linh và tĩnh lặng. Đây là ngôi chùa cổ nhất ở An Giang.
Đường về Châu Đốc thật đẹp, phẳng lì, nhiều cây Thốt Nốt mọc san sát 2 bên tỉnh lộ, nghe nói có cây đã hàng trăm năm tuổi. Dù là buổi chiều nhưng chúng tôi thấy khá nhiều đoàn du khách tập trung tại chân núi Cấm. Đường vẫn chưa thông được lên đỉnh sau sự cố sạt lở đá núi vừa qua làm chết nhiều người.
Trong màn đêm, hình tượng con kéc khổng lồ bằng đá đang chót vót trên đỉnh núi thật lạ lùng, hấp dẫn. Ngã 3 Nhà Bàn luôn đông đúc người và xe đi lại dù trời đang tối dần. Núi Sam đã hiện ra trước mắt. Khu vực xung quanh miếu bà Chúa Xứ vẫn mua bán nhộn nhịp dù đã rất khuya.
Dì Nguyễn Thị Bảy, người có thâm niên hơn 50 năm bán mắm cá lóc, mắm thái tại đây cho biết “Tháng giêng đến tháng 4 tụi tui bán “dữ trời” lắm, mấy tháng còn lại cũng lai rai...”. Đêm Núi Sam thật sôi động với hàng trăm lô sạp bán quần áo “Si Đa”, đồ thờ cúng, quà lưu niệm, quán ăn...
Hừng đông, chúng tôi đến viếng Tây An cổ tự, mộ ông Thoại Ngọc Hầu và bà Châu Thị Tiếp, miếu bà Chúa Xứ đang chìm ngập trong khói nhang nghi ngút. Đây là những di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đang được bảo tồn rất chu đáo, trang nghiêm. Ngang qua 2 khu vườn tượng điêu khắc quốc tế, chúng tôi nghe kể nhiều về quá trình hình thành tốn rất nhiều công sức của nhiều nhà điêu khắc gia trong và ngoài nước.
Thị xã Châu Đốc vẫn sầm uất nhộn nhịp như ngày nào với đủ chủng loại mặt hàng, nhất là hàng nhập khẩu từ Thái Lan và Cam Pu Chia. Cầu Cồn Tiên to rộng trong nắng mai. Qua cầu đã thấy thấp thoáng nhiều chiếc xe đẩy mua bán di động của người Chăm An Giang.
Thánh đường Ấp Hà Bao 2, xã Đa phước, huyện An Phú khá lộng lẫy và phủ màu trắng toát. Cạnh đó nhiều ngồi nhà dân tộc Chăm mới cất mọc lên. Đây Búng Bình Thiên thơ mộng tiêu biểu cho nền văn hóa sông nước nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng thật hấp dẫn với nhiều sản phẩm rất đặc trưng.
Du lịch, GO! - Theo Song Anh (báo Giao Thông Vận Tải), ảnh internet
Đường về huyện Thoại Sơn bạt ngàn lúa xanh rì hứa hẹn mùa bội thu sắp tới. Đến xã Định Thành, xe bị cán đinh, nên phải dừng lại để vá. Thật ngạc nhiên khi nhiều điểm vá xe chỉ toàn là phụ nữ với nhưng thao tác rất nhuần nhuyễn.
Không khí oi bức tháng 11 dịu dần khi về đến núi Sập. Đường hẹp nhưng người mua bán 2 bên đường tấp nập minh chứng cho một cuộc sống mới của cư dân nơi đây.
Khu du lịch Hồ Thoại Sơn là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp hoang sơ của đất trời với sự hùng vĩ đầy bí ẩn của thiên nhiên đã tạo nên khu du lịch hấp dẫn lạ thường. Đến đây, du khách có thể đạp thuyền thiên nga trên nước, hoặc có thể dừng lại bên tượng đài ông Thoại cao sững sững dưới chân núi Thoại Sơn.
Tương truyền núi này trước đây có tên là núi Sập, sau này để ghi nhớ công lao to lớn của Thoại Ngọc Hầu, triều đình Nguyễn mới đổi tên là Thoại Sơn, con sông chảy qua đất đặt tên là Thoại Hà, và địa danh huyện Thoại Sơn bây giờ cũng bắt đầu từ câu chuyện đó.
Rời Thoại Sơn, chúng tôi tiến dần về hướng huyện Tri Tôn. Đường hẹp dần. Khi đi qua những cái tên rất ngộ nghĩnh như: Xã Vọng Đông, Vọng Thê, thị trấn Óc Eo, núi Cô Tô, Ba Thê...
Đường lên núi Ba Thê khá nguy hiểm và trắc trở. Một số thành viên nữ phải dừng lại giữa chừng.
Nhớ lúc chuẩn bị xuất phát, người dẫn đường cảnh báo “mùa nắng còn đỡ chứ mùa mưa thì mấy ông chớ có liều mạng chạy lên đây bởi đường rất trơn và nguy hiểm...”. Theo số liệu xưa, núi Ba Thê cao 30 trượng, chu vi 13 dặm, phía Tây là sông Thoại Hà thơ mộng, trữ tình. Phía trước giáp với bưng biền, cỏ rậm bùn lầy.
Tương truyền, ông Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đào cho sông rộng ra để thuyền bè đi lại, mua bán làm ăn dễ dàng. Nằm dưới chân núi Ba Thê hùng vĩ, Linh Sơn cổ tự còn gọi là chùa Phật Bốn Tay (thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Nơi chân núi còn là ngôi đình thờ ông Phan Thanh Giản.
Đỉnh núi còn có vết chân khổng lồ mà nhân dân tín ngưỡng gọi là Bàn chân tiên. Cách chùa Sơn Tiên chừng 10m còn có Nhà trưng bày cổ vật văn hóa Óc Eo - An Giang. Công trình này có lối kiến trúc mang dấu ấn của nền văn hóa Hindu giáo. Phía Bắc của núi Ba Thê còn có hang Ông Hổ, Chót Ông Tà, nơi thờ phượng thần Núi...
Càng về Tri Tôn, đường càng xấu. Thấp thoáng những sân phơi bong bóng cá Tra vốn là đặc sản của miền quê nơi đây. Mưa cuối mùa bất ngờ ập xuống. Chúng tôi trú mưa tại nhà ông Dương Văn Ẩn, xã Tân Tuyến được nghe ông kể nhiều câu chuyện thú vị về huyền thoại đồi Tức Dụp, vốn là căn cứ địa cách mạng trong những ngày chiến tranh ác liệt nay giờ đã thành khu du lịch tiềm năng.
Mưa tạnh, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình. Tiếng máy xay đá đang hoạt động, tiếng xe ben gầm rú dưới chân núi Cô Tô tạo âm thanh rất khẩn trương. Chùa Xvay Ton (đọc trại thành Tri Tôn) rất uy nghi lộng lẫy trong ánh sáng lung linh và tĩnh lặng. Đây là ngôi chùa cổ nhất ở An Giang.
Đường về Châu Đốc thật đẹp, phẳng lì, nhiều cây Thốt Nốt mọc san sát 2 bên tỉnh lộ, nghe nói có cây đã hàng trăm năm tuổi. Dù là buổi chiều nhưng chúng tôi thấy khá nhiều đoàn du khách tập trung tại chân núi Cấm. Đường vẫn chưa thông được lên đỉnh sau sự cố sạt lở đá núi vừa qua làm chết nhiều người.
Trong màn đêm, hình tượng con kéc khổng lồ bằng đá đang chót vót trên đỉnh núi thật lạ lùng, hấp dẫn. Ngã 3 Nhà Bàn luôn đông đúc người và xe đi lại dù trời đang tối dần. Núi Sam đã hiện ra trước mắt. Khu vực xung quanh miếu bà Chúa Xứ vẫn mua bán nhộn nhịp dù đã rất khuya.
Dì Nguyễn Thị Bảy, người có thâm niên hơn 50 năm bán mắm cá lóc, mắm thái tại đây cho biết “Tháng giêng đến tháng 4 tụi tui bán “dữ trời” lắm, mấy tháng còn lại cũng lai rai...”. Đêm Núi Sam thật sôi động với hàng trăm lô sạp bán quần áo “Si Đa”, đồ thờ cúng, quà lưu niệm, quán ăn...
Hừng đông, chúng tôi đến viếng Tây An cổ tự, mộ ông Thoại Ngọc Hầu và bà Châu Thị Tiếp, miếu bà Chúa Xứ đang chìm ngập trong khói nhang nghi ngút. Đây là những di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đang được bảo tồn rất chu đáo, trang nghiêm. Ngang qua 2 khu vườn tượng điêu khắc quốc tế, chúng tôi nghe kể nhiều về quá trình hình thành tốn rất nhiều công sức của nhiều nhà điêu khắc gia trong và ngoài nước.
Thị xã Châu Đốc vẫn sầm uất nhộn nhịp như ngày nào với đủ chủng loại mặt hàng, nhất là hàng nhập khẩu từ Thái Lan và Cam Pu Chia. Cầu Cồn Tiên to rộng trong nắng mai. Qua cầu đã thấy thấp thoáng nhiều chiếc xe đẩy mua bán di động của người Chăm An Giang.
Thánh đường Ấp Hà Bao 2, xã Đa phước, huyện An Phú khá lộng lẫy và phủ màu trắng toát. Cạnh đó nhiều ngồi nhà dân tộc Chăm mới cất mọc lên. Đây Búng Bình Thiên thơ mộng tiêu biểu cho nền văn hóa sông nước nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng thật hấp dẫn với nhiều sản phẩm rất đặc trưng.
Du lịch, GO! - Theo Song Anh (báo Giao Thông Vận Tải), ảnh internet
0 comments:
Post a Comment