Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Showing posts with label BỈ. Show all posts
Showing posts with label BỈ. Show all posts

Saturday 17 March 2012


Nhiều người hỏi tôi : « nước Bỉ nói tiếng gì nhỉ ? Hình như hội nó nói tiếng Pháp mà thỉnh thoảng lại thấy nói thứ tiếng gì rưa rứa giống tiếng Đức». Cũng đúng, ở Bỉ người ta vừa nói tiếng Pháp vừa nói tiếng Hà Lan cổ. Sự pha trộn này được thể hiện rõ nhất ở thủ đô Brussel. Thủ đô của Liên Minh Châu Âu, Brussel là trụ sở chính của các bộ máy chính quyền châu âu và của Nato. 


Quảng trường Poelaert : quảng trường lớn nhất của Brussel và là trụ sở của tòa án tối cao của thành phố. 

Tòa án tối cao : Sự đồ sộ của tòa nhà này đập ngay vào mắt tôi, đặc biệt là lối kiến trúc Hy Lạp cổ.

Quảng trường Grand Sablon nằm trong khu phố sầm uất mà bất cứ người dân thủ đô nào cũng thích đến đây dạo chơi. Quảng trường này nổi tiếng với những cửa hàng sôcôla. Đây là hang ổ của những thương hiệu lừng danh thế giới như Henri Wittamer và Pierre Marcolini. Tên của quảng trường như vậy vì vào thế kỷ 14 cả khu này là một khu đầm lầy và được quy hoạch làm khô để xây nhà
Tôi có dịp nếm thử những đặc sản của cửa hàng này, thành lập vào năm 1910 và là nhà cung cấp cho hoàng gia Bỉ. Ngay khi bước chân vào, một người dân địa phương nói với tôi : « Ah nhìn là biết cậu hiểu biết những địa danh cần đến của nước Bỉ đấy"
Người dân thủ đô có vẻ rất kiêu hãnh về cửa hàng này…
Tôi nếm Samba au chocolat, sở trường của cửa hàng từ 25 năm nay.

Nằm ngay giữa trung tâm là quảng trường Grand Place, tương đương hồ hoàn kiếm của Hà Nội. Xung quanh quảng trường này là một số con đường xuất xứ trung cổ với những cái tên nêu rõ rằng ngày xưa người ta bán một loại hàng cố định, cũng giống như Hà Nội 36 phố. Ở đây thì có Rue au beurre (phố « hàng bơ »), rue des Harengs (« phố hàng cá »), marché aux Herbes (phố « chợ hoa »), rue des Bouchers (phố « hàng thịt »)…

Được công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi Unesco, đây đã từng là trung tâm thương mại trong vòng hàng thế kỷ.
Maison de corporations : được xây dựng sau khi cả thành phố bị quân đội Pháp phá hủy năm 1695 và trùng tu lại vào thế kỷ 19. Những ngôi nhà sát cạnh nhau có vai trò giống như miếu thờ trong phố cổ Hà Nội. Tức là một ngôi nhà là nơi tượng trưng cho tập hợp tất cả những người làm cùng một nghề, kiểu dạng « hiệp hội ». Sẽ có hiệp hội những người thợ rèn, hiệp hội những người làm bia…Thời trung cổ, dựa vào nghề nghiệp, người ta có thể đánh giá được cấp bậc hoặc giá trị của một công dân trong xã hội.
Không chỉ có sôcôla, thủ đô Brussel cũng rất nổi tiếng với món bia hơi. Ở đây có đến trên 800 tên : bia đỏ, bia đen, bia do tu viện làm, via trắng….chọn được một loại cũng khoai đấy !

Tượng thằng bé tè Mannekenpis.
Atomium : Đây là một trong những công trình kỳ lạ nhất hành tinh. Được xây hoàn toàn bằng thép bọc bằng nhôm vào năm 1956, Atomium cao hơn 102m và muốn thể hiện hình ảnh một phân tử đang phát triển ra nhiều lần. 
Palais Royal : cung điện hoàng gia nhưng vua Bỉ lại không sống ở đây. Đây chỉ là nơi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, khi mà cờ Bỉ được treo trên nóc, thế có nghĩa là vua đang ngồi bên trong. Hàng năm, nhân dịp quốc khánh, vua Bỉ lại đến đây tham gia ngắm nhìn duyệt binh


Mont des arts : với những khoảnh sân đầy hoa và đài phun nước, mont des arts là cầu nối giữa nữa trung tâm phố cổ của Brussel và cung điện hoàng gia. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, quảng trường này là nơi dành cho nghệ thuật với sự có mặt của viện bảo tàng nghệ thuật, thư viện hoàng gia

Cung điện hoàng gia. Vua Bỉ hiếm khi ở đây, chủ yếu là nhân dịp đón tiếp nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, khi thấy có cờ cắm phấp phới trên nóc nhà, tức là vua đang tạm ở bên trong



Thursday 8 March 2012

Đối với bắt cứ người Việt Nam nào đi theo tour du lịch thông thường đều chỉ đặt chân đến thủ đô Brussel thế là hết. Nhưng đối với dân Châu Âu và quốc tế, điếm sáng nhất của nước Bỉ lại không nằm ở Brussel mà ở một thành phố khác cách đó 150km : Bruges, một trong những kinh đô phồn hoa nhất Châu Âu thời Trung Cổ và Phục Hưng. Ngày nay, Bruges là một ví dụ điển hình cho một đô thị Trung Cổ vẫn còn giữ được sự quy hoạch lịch sử trải qua nhiều thế kỷ. Trong khoảng vài trăm năm, Bruges là một trong những thủ đô thương mại và văn hóa của Châu Âu và là một trong những cái nôi của nền văn minh Phục Hưng. Đi dạo trên những nẻo đường nhỏ đậm chất Trung Cổ là một trải nghiệm khó quên nhất đối với tôi. Có cảm giác như thời gian bỗng dừng lại và đưa tôi trở lại thế kỷ 13-14. Những ngôi nhà với kiểu mái răng cưa và tường gạch đỏ soi bóng trên những con kênh nhỏ. Những nẻo đường lát gạch và tiếng vó ngựa phỏng theo phong cách thế kỷ 19.  
Một chút lịch sử
Cái tên Bruges xuất hiện lần đầu tiên và thế kỷ thứ 9 và vào thời điểm đó, thành  phố chỉ là một phần của hệ thống phòng thủ chống lại sự xâm lược của người Bắc Âu. Vì vị trí gần biển Bắc, Bruges phát triển dần dần và trở thành một thành phố cảng thương mại và giao lưu với nhiều nơi khác tại Châu Âu. Với tiềm năng tài chính hùng mạnh, Bruges phát triển mạnh nhất từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15 và trong thời kỳ này xuất hiện những công trình kiến trúc đồ sộ nhất. Nhưng sau đó, khi mà người Tây Ban Nha tìm ra Châu Mỹ và nền kinh tế Châu Âu hướng sang các lục địa khác, Bruges đánh mất vị trí trung tâm thương mại và suy yếu rồi chìm vào quên lãng. Phải đợi đến cuối thế kỷ 19 khi mà các nghệ sỹ Châu Âu khát khao tìm nguồn cảm hứng mới, Bruges lại trở thành một điểm thu hút hàng đầu. 

Bruges sở hữu một hệ thống kênh ngạch chằng chịt và đó là lý do vì sao thành phố có biệt hiệu là "Venice của phương Bắc". Việc đầu tiên tôi làm khi đặt chân đến thành phố này là khám phá một vòng bằng xuồng máy






Sau một vòng xuồng máy, tôi bắt đầu khám phá khu phố cổ và bắt đầu là khu chợ giời (Market Place)
Khi đi nhiều thành phố có gốc tích Trung Cổ, tôi nhận ra rằng tất cả đều có một điểm chung về mặt quy hoạch đô thị. Đó là lúc nào cũng có một khu chợ giời, trung tâm thương mại, văn hóa và chính trị của mỗi thành phố. Tại Bruges, các ngôi nhà vây quanh quảng trường trước kia là những gian hàng chứa kho và ngày nay là những nhà hàng dành cho khách du lịch
Phần lớn các bề mặt nhà đều giữ nguyên lối kiến trúc Trung Cổ đặc trưng của Bỉ

Tòa thị chính với lối kiến trúc gô-tích
tòa tháp Beffroi : Tôi phải xếp hàng dài dằng dặc và trèo 366 bậc thang để lên được tận đỉnh ngọn tháp này. Trên đó là cả một kho báu kếch xù được giấu trong những hòm gỗ to theo kiểu Trung Cổ.

Thỉnh thoảng, tôi lại gặp những cỗ xe ngựa thế kỷ 19 chạy ngang qua. Đây là chặng nghỉ cuối cùng của tour dạo phố bằng xe ngựa. Người lái xe ở đây kiêm luôn cả hướng dẫn viên.
các đoàn xe như thế này làm tôi liên tưởng đến những bộ phim cổ trang thế kỷ 17-18

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống