Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Showing posts with label Gái đẹp 3 miền. Show all posts
Showing posts with label Gái đẹp 3 miền. Show all posts

Tuesday, 25 September 2012

Không đâu có nhiều câu chuyện cuốn hút về các cô gái đẹp như ở những vùng cao phía Bắc, nơi họ được gọi là sơn nữ và đi kèm vẻ đẹp là nhiều câu chuyện thực thực hư hư...
Ở Tây Bắc, lời đồn về những cô gái người Thái trắng có thói quen tắm suối đã hút hồn không biết bao lữ khách săn tìm cái đẹp. Tôi cũng là kẻ nhiều lần mải mê tìm kiếm trong chốn thâm sơn cùng cốc, những mong một lần được mục sở thị những nàng “tiên nữ tắm suối”.

Tại Sơn La hay Điện Biên, thiếu nữ Thái tắm suối đã trở thành một nét đẹp văn hoá. Tuy nhiên, có một địa danh mà sau rất nhiều năm cứ hình dung ao ước để rồi gần đây, tôi mới được đặt chân đến...

Đó là Thượng Lâm, vùng đất được ca ngợi là “cái rốn” của “miền gái đẹp” Tuyên Quang. Đến Thượng Lâm, tôi đã được chứng kiến nhiều câu chuyện thú vị về các cô gái đẹp và cả những kẻ đi săn tìm người đẹp.

Câu nói mà người ta đã thuộc nằm lòng khi nhắc đến “miền gái đẹp” Tuyên Quang là “Chè Thái, gái Tuyên”. Thế nhưng, đến Tuyên Quang rồi, tôi lại được người dân ở đây nhắc đi nhắc lại như thể sợ khách quên, rằng “Mận Hồng Thái, gái Thượng Lâm”.

“Mất mùa” người đẹp?

Thượng Lâm thuộc huyện Na Hang, cách trung tâm thị xã Tuyên Quang tới 120 km. Phải vượt không biết bao nhiêu đèo suối, chúng tôi mới đến được “xã người đẹp” này.

Thượng Lâm nằm gần như biệt lập với phố thị, là vùng lòng chảo bằng phẳng nằm giữa huyện miền núi. Nơi đây có con sông Lô 4 mùa xanh ngắt chảy hiền hòa, khí hậu trong lành đến lạ lùng nên gương mặt người dân ai cũng phơi phới, đầy sức sống.

Vừa tạt vào quán nước ven đường, tôi đã bị mấy chị đang ngồi “buôn” chuyện cười phá lên truy vấn: “Lại tới đây tìm gái đẹp hả?”. Tôi buộc phải thú thật: “Lòng vòng mãi ở trung tâm xã, cứ hễ gặp thiếu nữ nào định bụng hỏi thăm là các nàng lại ngại, chạy tót vào nhà như thể sợ gặp kẻ gian. Người đẹp ở Thượng Lâm còn nhiều không, các chị?”. “Đến Trường THPT Thượng Lâm mà tìm. Gái mới lớn cô nào chẳng đẹp!”- một chị khẳng định.

Đứng “săn” nửa giờ trước cổng trường đúng giờ tan học, vẫn chẳng thấy những sơn nữ chỉ thoạt nhìn là mê mẩn như lời đồn, chúng tôi đành chuyển hướng sang tìm những huyền tích, truyền thuyết về gái đẹp từ những bậc cao niên ở Thượng Lâm.

Ông Hoả Văn Binh, một nhà giáo nghỉ hưu ở Thương Lâm, giải thích: “Gái đẹp ở đây không thiếu đâu nhưng bây giờ, hình như nhiều người đẹp quá nên khó nhận ra cái khác biệt của con gái Thượng Lâm. Ở Thượng Lâm có nhiều truyền thuyết về gái đẹp lắm, nào là truyền thuyết về 99 con phượng hoàng đậu trên núi rồi hoá thành 99 ngọn núi hay 99 bà tiên giáng trần rồi định cư ở đất này”.

Thế nhưng, với thắc mắc của tôi về chuyện “người đẹp đi đâu hết” thì ông giáo già này cũng chịu, không lý giải nổi. “Có lẽ đây là một giai đoạn mà Thượng Lâm “mất mùa” người đẹp chăng? Con gái Thượng Lâm không đẹp người thì cũng đẹp nết, vì thế đắt chồng lắm”- ông Binh suy tư.

Sống đẹp, yêu đẹp

Tương truyền, ở đất Thượng Lâm ngày xưa, người ta đã tổ chức thi người đẹp. Không phải chỉ thi hình thể, con gái nơi này phải thể hiện được cả vẻ đẹp tâm hồn bằng tài nữ công gia chánh, dệt vải, thêu thùa. Với các cô gái Thượng Lâm, chăm sóc gia đình và yêu chồng, thương con đã trở thành một phẩm chất thiên bẩm.

Người Thượng Lâm nổi tiếng hồn hậu và hiếu khách. Hiếu khách tới mức, nếu có ai đến chơi nhà, ông bố sau khi tiếp rượu no say còn sai con gái vào giường nằm để ủ chăn cho ấm. Sau đó, khách được nằm trên chính chiếc giường còn phảng phất mùi hương nồng nàn của thiếu nữ vùng sơn cước.

“Ngày xưa, người Thượng Lâm vẫn đón khách theo cách đó. Bây giờ vẫn nhiều người làm như vậy để đón thượng khách” – ông Binh khẳng định. Nói đoạn, ông mời chúng tôi ngủ lại. Như sợ chúng tôi chờ đợi được ngủ trên chiếc giường nồng nàn hương thiếu nữ, ông vội cho biết: “Các con tôi lớn và lập gia đình cả rồi. Chỉ có hai ông bà già ở trong căn nhà này thôi”!

Ông Hoả Văn Binh và vợ, bà Châu Thị Lộ, đã sống hạnh phúc với nhau ngót nửa thế kỷ. “Bà nhà tôi ngày trước là một trong những người đẹp nổi tiếng ở Thượng Lâm, có nhiều con trai muốn hỏi cưới lắm nhưng lại mê anh giáo nghèo này” – ông tự hào.

Đến giờ, ông Binh vẫn yêu thương bà Lộ hết mực. Vài năm trước, bà trải qua một cơn bạo bệnh khiến trí nhớ ảnh hưởng nhưng hằng ngày, ông vẫn kể cho vợ những câu chuyện cũ, những gì đang xảy ra trong cuộc sống của họ với hy vọng bà sẽ hồi tưởng được.

Chỉ với câu chuyện về tình yêu đẹp của ông bà Hoả Văn Binh- Châu Thị Lộ, chúng tôi đã cảm thấy không chút hối hận khi vượt vài trăm cây số từ Hà Nội đến Thượng Lâm. Tuy nhiên, “miền gái đẹp” này vẫn luôn giành cho những lữ khách mê cái đẹp những món quà bất ngờ.

Khi sắp ra về, tôi tình cờ phát hiện trong đám trẻ ở Thượng Lâm những “mầm non” trong tương lai không xa. Hai cô bé Hoả Tuyết Nghi cùng Hoả Mộc Lan hứa hẹn sẽ là những bông hoa rực rỡ. Mắt sáng, mũi cao, nước da trắng ngần là những thứ trời phú cho con gái vùng này.

Không tìm sẽ… gặp!

Có một nghịch lý là rất nhiều kẻ đi săn tìm người đẹp ở những “miền gái đẹp” thì đỏ mắt vẫn không thấy. Về Tuyên Quang, nhiều người bảo tôi: “Muốn tìm “gái Tuyên” thì phải về… Hà Nội chứ?”. Chuyện các cô gái đẹp đổ về những thành phố lớn âu cũng rất dỗi bình thường. Ai cũng có quyền tìm cho mình điều kiện sinh hoạt và cuộc sống đầy đủ, đáng mơ ước nhất.

Quả thực, những lúc định bụng tìm kiếm người đẹp chỉ để ngắm thôi thì nhiều kẻ không tài nào thấy nhưng nếu cứ lang thang đâu đó trên những triền núi, những bản làng xa xôi thì lại gặp được nhiều sơn nữ đích thực.

Có lần ở Điện Biên, trung tá Vũ Đức Lâm, Đồn trưởng Đồn Biên phòng 409 Mường Nhé, bảo tôi: “Muốn thấy cảnh sơn nữ tắm suối thì đâu gì khó. Song, nhớ là khi thấy sơn nữ tắm suối thì phải nhìn thật say mê, không được xấu hổ quay mặt đâu đấy”.

Hóa ra, nếu gặp sơn nữ tắm suối mà ai đó tỏ ra ngại ngần thì những bông hoa của núi rừng sẽ nghĩ lữ khách chê họ… xấu. “Tốt nhất là cứ nhìn và hỏi thăm họ thật thân thiện, họ cũng sẽ giành cho mình nhiều thiện cảm”- trung tá Lâm chiêm nghiệm.

Ở những nơi khí hậu trong lành, sơn thủy hữu tình như Thượng Lâm thì sinh ra nhiều người đẹp đã đành. Đằng này, có nhiều nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” nhưng vẫn sinh ra những nàng sơn nữ đẹp phơi phới. Năm ngoái, trong lần lang thang để tìm hiểu về phiên chợ tình Khau Vai ở Hà Giang, tôi đã bắt gặp không ít bông hoa núi rừng khoe sắc.

Người Tày, Thái đẹp thì sẽ ít ai thắc mắc nhưng không ít cô gái H’Mông, Dao, Lô Lô… ở nhiều vùng còn nghèo khó cũng như những bông hoa rừng toả hương. Một đồng nghiệp ở Báo Hà Giang nhìn nhận: “Dân tộc nào cũng có gái đẹp cả. Thậm chí dân tộc nào càng ít người, càng cực nhọc lại càng có những cô gái đẹp đến kỳ lạ”.

Theo đồng nghiệp này, ở chốn thị thành, cái đẹp phổ biến quá, đập vào mắt nhiều quá nên đôi khi người ta không còn “cảm” được. Thế nhưng, khi lên vùng rừng núi, chúng ta sẽ thấy ngay những vẻ đẹp hoang dại hút hồn như thế nào.

Giấc mơ của đoá hoa rừng

Đi dọc theo những cung đường vùng cao, thỉnh thoảng người ta sẽ buộc phải dừng lại để nhìn ngắm những nàng sơn nữ. Vẻ đẹp của họ có lẽ bị khuất lấp trong nỗi cực nhọc của cuộc sống thường ngày, khi phải vào rừng kiếm củi, mang trên vai sức nặng của vài chục ký, hay phải đi bộ cả ngày trời để gánh nước…

Có lần, đi ngang qua huyện Bắc Mê - Hà Giang, chúng tôi gặp một cô gái người Tày có cái tên rất chân quê - Nông Thị Chuyên. Chuyên mang ước mơ giản dị là trở thành một cô giáo tiểu học để trở về bản làng dạy cho lũ trẻ.

Chuyên đẹp người, hiền lành, mái tóc dài đen nhánh đúng chất sơn nữ. Câu hỏi của Chuyên cứ xoáy vào tôi khi nghĩ về những cô gái đẹp ở vùng cao: “Khi nào thì bọn em sẽ có cơ hội đi học, có việc làm tử tế như các bạn nữ ở thành phố hả anh?”.

Du lịch, GO! - Theo Dân Trí và nhiều nguồn khác, ảnh minh họa từ internet

Tích xưa rằng...

Thượng Lâm nằm lọt thỏm trong một thung lũng hẹp. Chung quanh bao bọc bởi núi, tất thảy 99 ngọn cao vút trong mây mù sương phủ tạo cho cái thung lũng nhỏ bé này thêm phần mê hoặc, kỳ bí. Tích gốc về 99 ngọn núi kỳ ảo này được kể bằng một truyền thuyết rằng:

Thuở Ngọc Hoàng phái thần xuống trần gian giúp nhà vua trị nước an dân và mách bảo phải đi tìm xây kinh đô ở chốn hội tụ đủ 100 ngọn núi, có thế thì cơ nghiệp mới lâu bền.
Không biết có mật gian nào mà nguồn tin mách bảo của Ngọc Hoàng lại bị lộ đến tai ông chúa vùng Thượng Lâm sơn cước. Phần thấy thế núi nơi mình cai quản vốn trùng trùng điệp điệp như rồng cuốn hổ chầu, phần nghĩ đây là mệnh Trời ấn cho vùng Thượng Lâm, ngài sai thuộc hạ đi khảo lại địa hình. Đếm qua tính lại mãi vẫn chỉ thấy có 99 ngọn núi. Thiếu 1 ngọn nữa mới đủ ý Ngọc Hoàng.

Nghĩ đây có thể là ngụ ý thử thách của Trời, bèn tức tốc sai dân chúng trong vùng chở đất khuân đá xây thêm một ngọn núi. Ngọn núi thứ 100 ấy hoàn thành sau 3 tháng trời ròng rã. Cây cối cũng được trồng và núi trông như thật.

Khi đó, vị thần nhà Trời dẫn 100 con phượng hoàng bay khắp trần gian tìm thế đất. Bay mãi bay mãi rồi cũng phát hiện ra thế núi vùng Thượng Lâm. Vỗ cánh lượn chín vòng trên bầu trời, xong 99 con trong đàn sà xuống mỗi con đậu trên một ngọn núi. Còn duy nhất một con cứ bay mãi trên trời không chịu đậu. Ngọn núi con chim thứ 100 không chịu đậu ấy chính là ngọn núi giả vừa xây.

Nhận ra sự gian dối này, Trời nổi cơn thịnh nộ trút mưa thác cuốn phăng ngọn núi giả kia trong nháy mắt. Viên chúa vùng Thượng Lâm bị sét đánh và mảnh đất 99 ngọn núi này đã không thành kinh đô như mệnh Trời. Tuy không thành kinh đô nhưng có lẽ Ngọc Hoàng không muốn vùng đất 99 ngọn núi gần đúng ý trời này thua thiệt, ngài… đền trả cho Thượng Lâm 99 tiên nữ giáng trần. Gái đẹp Thượng Lâm có lẽ từ đây. Cái tích miền gái đẹp có lẽ từ đây.

Lại có một tích khác rằng: Nơi thung lũng Thượng Lâm này, xưa có một nàng tên Bàn Hoa Trang, sắc nước gương trời nhờ có được bí quyết làm đẹp từ một loài thảo dược chỉ có trên vùng 99 ngọn núi. Vẻ đẹp của nàng chẳng mấy chốc đến tai Vinh Thành đại vương, ngài bèn rước nàng về làm vợ. Thương nhớ quê, không muốn để mất bài thuốc bí truyền, Bàn Hoa Trang đã kịp âm thầm bày lại cho những cô gái Thượng Lâm phương thuốc thần diệu kia. Và nhờ thế, chẳng mấy chốc cả vùng Thượng Lâm sơn cước này bỗng thành một thung lũng gái đẹp...

Gái Thượng Lâm rất mực yêu chồng thương con, một lòng thuỷ chung son sắt. Vẻ đẹp của thiếu nữ Thượng Lâm đã được bao thi nhân mặc khách ca ngợi: "Sơn nữ phía rừng xanh/ Môi đỏ má hồng/ Lưng ong dáng nguyệt/ Khách tình thơ say/ Em người sơn nữ/ Đẹp như hoa lan rừng/ Đất lành chim xây tổ/ Xứ phượng hoàng thần tiên/ Trên đỉnh đèo Ái Âu/ Đàn then em ngân tiếng hát/ Kể chuyện tình Thượng Lâm" (thơ Trường Giang).

Những miền gái đẹp
Lạc vào miền gái đẹp Mường So
Về thăm miền gái đẹp Văn Luông
Huyền thoại 'miền gái đẹp' Nha Mân
Gái đẹp trăm miền

Wednesday, 1 August 2012

Nếu như ngày nay, nhiều người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì hồi đó nó rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy cả. Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 mới mất dần.

Nhưng có gì lạ đâu? Đã tắm thì phải 'cởi' đồ, có điều sự lạ ở đây là cái 'cởi' trong nhà tắm khác cái 'cởi' ở nơi công cộng hay giữa cảnh trời bao la. Vậy thế nào là tục tắm tiên, tắm truồng?
Xưa kia, mỗi làng thường chỉ đào một giếng khơi lớn dùng để tắm giặt và một giếng sâu để lấy nước ăn, tất nhiên ngoài hai giếng chung này mỗi giáp hay mỗi gia đình nếu khá giả đều có thể đào giếng nhỏ riêng nhưng đa phần sinh hoạt của làng thường kề cận bên chợ làng hoặc giếng chung - tức là giếng làng...

< Vét giếng ăn của làng (ảnh xưa).

Cái giếng ăn của làng được thiết kể rất cẩn thận: từ đáy lên trên thành được xếp bằng những khối đá, gần lên miệng xây bằng gạch và vun cao thành rồi be bờ láng nền rất kỹ bằng vôi mật để nước trên bề mặt không ngấm xuống dưới.

Miệng giếng tuy nhỏ nhưng lòng giếng khá rộng. Hồi xưa, người ta đã biết xác định nguồn nước sạch vĩnh viễn là cần thiết nên có những giếng ăn sâu từ 7 đến 15 thước hoặc hơn nữa.

< Giếng khơi dùng tắm giặt, bây giờ người ta không xài nữa.

Còn giếng khơi dùng tắm rửa hay giặt giũ có thể làm theo hình tròn hay hình vuông có thành lan can thấp lại có bậc lên xuống giếng từ hai phía đối nhau.

Có khi người ta làm giếng hình tròn nhưng lan can lại xây vuông. Cứ đến chiều tối, khi trâu bò về chuồng rồi thì nhiều người dân ra giếng vệ sinh thân thể.

Đàn ông và đàn bà, từ già đến trẻ, chia làm hai bên đứng tắm. Họ có thể cởi trần truồng hoàn toàn, dùng gầu bằng mo cau hay bằng thùng gỗ cột dây thừng quăng xuống giếng múc nước dội lên người.

< Tập quán thường ngày nên người ta không thấy gì đáng mắc cỡ (ảnh xưa - triển lãm ảnh tại Hà Nội).

Trong thật tế thì người ta cũng làm hai nơi tắm có ngăn phên vách nhưng thường chủ yếu chỉ để... vắt quần áo chứ chả ai tắm trong đó mà cứ tự nhiên ngồi đứng đối diện nhau. Đàn ông thường tắm trần trụi hoàn toàn và nếu có liếc sang bên nữ cũng không có vấn đề gì.

Đàn bà từ trung niên tới già và trẻ con cũng tắm truồng, thanh niên thì người thì cởi áo rồi kéo váy trùm lên ngực là xong...

Vậy nhưng không ít cô cậu cứ 'một tòa thiên nhiên', chả cần phải che đậy làm gì do quan niệm xưa: chuyện tắm không mặc đồ bên giếng làng không phải chuyện gì khác thường cả.

< Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm, lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe... (thơ Hàn Mặc Tử - ảnh trên bưu thiếp xưa, triển lãm ảnh tại Hà Nội).

Đường kính của giếng khơi lớn này tới hàng chục thước nên hai bên đứng cách nhau khá xa. Tuy nhiên bên này, bên kia vẫn có thể vừa tắm vừa trò chuyện, cười nói... âu như cũng là lẽ thường tình.

Người ta cho rằng từ trẻ con đã nhìn thấy người lớn khỏa thân nên những ức chế tình dục có thể được giải tỏa, nhất là trong một xã hội rất khắt khe với việc ngoại tình hay quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Vì vậy trong những vùng có tục tắm tiên, tắm truồng này hầu như không có những chuyện bậy bạ lăng nhăng.

< Tắm tiên giữa trời đất tại Nghĩa Lộ.

Những làng gần sông nước thì nơi bờ sông trở thành bãi tắm cộng đồng vào mỗi chiều tà, sau khi xong việc đồng áng. Nước lớn, người ta cởi áo quần vắt trên bờ rồi xuống sông hòa mình với dòng nước. Mùa cạn, mực nước xuống thấp, họ cứ thế tồng ngồng xuống bậc múc nước lên bờ dội tắm, xem đó là việc tự nhiên, ai cũng thế.

Năm 1944, người chú họ xa của tôi rời Hà Nội về vùng xa Phú Thọ dạy học trường làng và ở nhờ nhà người quen cũ. Lúc ấy, 'cụ chú' mới chỉ là một thanh niên mặt mày sáng sủa vừa tròn 23 cái xuân xanh (ông cụ vừa mất năm rồi).

Làng quê hẻo lánh thưa thớt dân, lúp xúp những mái nhà giữa chập chùng đồi núi. Chiều ra đứng cạnh cửa sổ, ông giật mình vì thấy chị chủ nhà đứng trần trụi, không mảnh vải che thân bên giếng, tay thoăng thoắt kéo nước lên dội tắm ào ào. Ông ngại ngần lật đật quay ngoắc vào, cho rằng do chị nhiều tuổi (thật ra chị mới ngoài ba mươi), đã có chồng con nên không cần giữ kẻ... thành ra cứ tự nhiên tắm táp hay dám chừng do tính tình chị ta... gàn dở!

< Tắm tiên: một tục lệ phóng khoáng đang mất dần...

Giấc chập choạng tối, ông ở trần mặc quần cộc ra giếng. Dội nước được dăm phút thì thấy cô con gái tuổi chừng đôi tám (ngày xưa, từng này tuổi là chuẩn bị về nhà chồng) con gái lớn của chị chủ nhà vắt khăn ra giếng tắm.

Thấy ông, cô gái trố mắt ngạc nhiên hỏi 'sao chú tắm mà... mặc quần?'. Rồi cô gái thật tự nhiên thoát y hết cả, vắt đồ lên dàn tre phơi gần đó và múc nước dội thật vô tư. Tay cô kỳ cọ, miệng luyên thuyên hỏi đủ thứ chuyện thành thị mặc cho ông trong lòng ngượng chín người.

< Thiếu nữ tắm trần thi thoảng vẫn nhìn thấy ở các bản làng.

Hóa ra tập quán bao đời nay ở nơi đó vẫn vậy: các cô có thể ngại ngùng đỏ mặt khi trai làng tán tỉnh nhưng tắm truồng ngoài giếng trong vườn nhà lại là chuyện đương nhiên như ai cũng phải thế, chả ai săm soi áy náy gì!

Ở miền núi, nơi có nguồn nước chảy ra thành vũng lớn tự nhiên có cây mọc hay đá chắn làm đôi bên là trở thành bến tắm, nam nữ cứ trần trụi xuống hòa mình giữa dòng nước theo bên của mình. Có bản thì kín đáo hơn, các cô xuống nước đến đâu thì cởi đến đó, chiếc váy dài nâng dần lên theo cơ thể, rồi đội lên đầu hay đặt trên các hòn đá.

Đôi khi cả bản tắm chung một con suối dài thì đoạn trên phía thượng nguồn nhường cho phụ nữ, đoạn dưới là cho đàn ông. Nếu ít người thì trai gái có thể tắm cùng trong một đoạn, vẫn trao đổi câu chuyện nương rẫy bình thường nhưng tuyệt đối người nam không đụng chạm đến người nữ vì sẽ bị bản làng trừng phạt nặng lắm.

< Tiền nhân vẫn tắm thật vô tư (ảnh xưa trong triển lãm ảnh HN).

Tập tục phóng khoáng nhưng trong sáng này đến những năm 1945 gần như biến mất ở Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng nhưng ở các vùng Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ vẫn còn kéo dài đến những năm 1965.

Ở Nam Hà, tại một vùng sông nước: đến tận những năm 1990, các nữ sinh địa phương cứ chiều đến là kéo quần lụa trùm lên bộ ngực rồi nhảy ùm xuống sông, khi đã ở dưới nước thì cởi bỏ áo. Hiện ở Mai Châu có một vài nguồn suối tắm như vậy, tuy nhiên trừ những người già và trẻ con còn phần đông thanh niên bây giờ đã kín đáo hơn ngày xưa.

< Người ta dùng ống tre dẫn nước từ núi về nơi tắm giặt tại Tây nguyên (ảnh xưa).

Tắm tiên và tắm truồng có lẽ là tập tục rất lâu đời của thổ dân Nam Á xưa. Nhiều tộc Nam Á cổ xưa cả đàn ông để mình trần và chỉ quấn một cái váy. Đàn ông Việt cổ cũng ở trần cả ngày và đóng độc một chiếc khố, phụ nữ đôi khi cũng bận như vậy, nhất là trong các sắc tộc Tây Nguyên. Vài sắc tộc phụ nữ quấn ba khoang: váy, khăn che ngực và khăn đầu. Trong y phục Mường, ba khoang này trở thành khăn che đầu và váy với cạp cao có hai phần gọi là “Rang trên” và “Rang dưới” cộng thêm chiếc áo khóm ngắn. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, rừng và sông hồ dày đặc, con người thuần phác sống tự do phóng khoáng, ngày nào cũng làm tiên chả vui sao?

Nhiều năm nay: nét văn hóa ấy mai một dần. 'Một đống' văn mình từ miền xuôi tràn về đến những bản làng xa xôi nhất với các kiểu cách trang sức, xúng xính áo quần như mốt thành thị.

Áo mông váy xòe vẫn còn đấy nhưng miệng các cô chăm chú liếng thoắt qua điện thoại di động, trai vùng cao săm soi lau rửa chiếc xe gắn máy mới cóng - nhà nhà cơi rộng, đường dẫn nước về cho từng căn khiến nhà tắm riêng của từng hộ cũng thành chốn không thể thiếu: nét văn hóa tắm tiên, tắm truồng ngày xưa phai nhạt gần như mất hẳn.

< Săn ảnh: cái chính là làm sao cho có được bức ảnh đẹp và cách gì để người xem ảnh đó dưới cái nhìn nghệ thuật và trong sáng...

Dân phượt lê lết mọi ngóc ngách vùng cao, vừa tìm kiếm bản sắc văn hóa - lại vừa thưởng lãm cảnh đẹp thiên nhiên đôi khi được tưởng thưởng bằng cảnh hiếm hoi của gái bản làng tắm ven suối... tạo ra những bức tranh đơn sơ nghệ thuật vô cùng nhưng những cảnh ấy bây giờ ít lắm.

Ít vì đại đa phần người ta về nhà tắm, ít vì người vùng xuôi cứ hay tò mò ngắm nghía, quay phim... rồi những cái đầu 'trục trặc' ở thành thị lại bàn tán linh tinh trong ý nghĩ đen tối, thui chột cả một nét văn hóa đẹp.

< Tắm truồng tại mó nước nóng Tú Lệ.

Vậy nên tục lệ trên dần phai nhòa, các cô gái cùng tắm tiên bên giếng làng giờ chỉ còn sót lại một đôi chốn ở Tây nguyên. Tắm tiên nơi công cộng cũng còn vương lại tại vài mó nước nóng ở Nghĩa Lộ, Tú Lệ...

Còn chuyện sơn nữ tắm tiên giữa rừng núi ngày hiếm hoi nên muốn có được một tác phẩm nhiếp ảnh đẹp để đời thì ngày nay các tay săn ảnh nghệ thuật phải dàn dựng cùng người mẫu. Ảnh có thể đẹp thật, thanh thoát cả lòng nhưng cái hồn thì làm sao có thể sánh được sự đơn sơ, và trong sáng không vương chút bụi trần của những cô gái khỏa trần dưới dòng suối giữa núi rừng vùng cao ngày ấy?

< Tắm tiên ở bãi sông Hồng.

Có lẽ Trời xui đất khiến: người thành thị bây giờ lại tự tìm đến cái thú tắm tiên, ví dụ như ở bãi sông Hồng, ở các bãi biển hoang sơ và những đảo vắng người...
Người ta chán văn minh hay người ta luyến tiếc muốn tìm lại một chút gì đó của thời xưa cũ?
Chả biết được...

Du lịch, GO! - Biên tập từ nguồn thông tin của Phan Cẩm Thượng, cụ Lương Văn Bằng, ảnh sưu tầm.

Monday, 30 July 2012

Con gái nơi đây tuổi đời mới chỉ 13, 14 mà đã như những thiếu nữ đã đến tuổi trưởng thành. Dù không sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào nhưng các thiếu nữ tại bản Mậu da dẻ cứ trắng nõn nà, mịn màng, khuôn mặt hồng hào, cặp chân thuôn dài, cách ăn nói dễ thương làm ngơ ngẩn không ít đấng mày râu.

Nghe kể về "Bản gái đẹp" này đã lâu nhưng phải gần đây tôi mới có dịp tận mục sở thị sau lời giới thiệu hấp dẫn của anh bạn là cán bộ Phòng Văn hóa thông tin huyện Sơn Động. "Anh cứ lên đây, toàn các em xinh đẹp ngắm mãi không chán".
Từ ngã ba xã Yên Định huyện Sơn Động theo đường 291, đi hơn 20kilômét chúng tôi về xã Tuấn Mậu trong tiết trời mưa bụi nhạt nhoà.

Nhờ tay lái quen đường rừng của các anh ở phòng văn hoá, chúng tôi vượt qua đoạn đường gập nghềnh về Bản Mậu. Dưới mưa lui phui, xe đi sau trèo lên những lằn vết xe đi trước để tránh trơn trợt. Nghe các anh kể, ngày mưa con đường này chỉ còn nước lội bộ. Có đoạn bùn sình lầy đến nỗi chân cứ rút bùn đất mà bước đi.

Chỉ một con đường độc đạo như sợi chỉ xuyên dọc bản, nhà dân bám bên rìa đường tựa lưng vào triền Tây Yên Tử. Những đoạn đèo dốc như lao thẳng xuống phía con suối nước trong veo. Như nhiều nơi ở rẻo cao, người dân tự bắc cầu qua suối và thu lệ phí. Cầu đơn sơ chỉ dành cho các phương tiện xe máy, xe đạp, người đi bộ. Không khí của miền rừng trong lành lắm. Những thung bãi ngàn ngạt hoa dại tím yên ả đến thơ mộng.

Nhan sắc trên đỉnh non ngàn

Bản Mậu nằm dưới chân núi phía Tây Yên Tử thuộc xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) nổi tiếng với truyền thuyết về gái tiến vua.

Lắm trang nam tử đã không quản ngại đường xa, vượt cả trăm cây số tìm về bản, náo nức mong tận mắt chiêm ngưỡng nhan sắc những bông hoa của núi rừng được truyền tụng có dòng dõi phi tần.

Dẫu đường vào bản còn gập ghềnh nhưng cảnh sắc, tình người và những khám phá mới mẻ khác nơi chân mây miền Tây Yên Tử đã không phụ lòng khách xa. Vậy mới hay câu “Nếp làng Gà, đàn bà Tuấn Mậu” đúng là những mỹ từ đầy mê hoặc mà người đời đã đúc kết lại để dành tặng cho người con gái nơi này.

Đoạn đường chừng nửa cây số từ UBND xã Tuấn Mậu vào bản Mậu chúng tôi gặp gần chục bóng hồng qua lại trên đường. Cô nào cũng cao, trắng ngần và rất duyên dáng nhưng trước cái nhìn chăm chăm của những người lạ khiến các cô e ngại, thẹn thùng.

< Con gái Dao - bản Mậu ngày càng giống con gái thành thị.

Viễn cảnh về bản làng mà chúng tôi vẽ ra trong suốt cuộc hành trình thật khác xa so với cảnh tượng thực tế trước mắt: Nếp nhà sàn truyền thống của bà con dân tộc Dao chỉ thưa thớt, thay vào đó là những căn nhà mái ngói, mái bằng mọc lên san sát dọc hai bên đường.

Trang phục váy áo xúng xính của thiếu nữ Dao, những nụ cười rạng rỡ như tiên nữ, những gương mặt hút hồn… cho đến giờ vẫn chỉ là “sản phẩm” trong trí tưởng tượng.

Trước mắt chúng tôi là các cô gái người Dao bình thường như bao cô gái khác trong trang phục của người Kinh. Nhưng phải công nhận một điều, các cô gái bản Mậu đều có làn da trắng như trứng gà bóc, đôi mắt ướt đa tình làm nghiêng ngả cả trời chiều sơn cước.

Trò chuyện với chúng tôi, trưởng thôn Bàn Văn Thành cười hỉ hả khi biết mục đích chuyến đi của anh em. Cùng nhâm nhi chén rượu ngô do chính con gái trong bản làm, ông Thành nói: “Bản gái đẹp chỉ là trong truyền thuyết thôi chứ con gái trong bản cũng có người nọ người kia”.

< Trịnh Thanh Giang.

Chúng tôi gặp Trịnh Ngọc Huyền,18 tuổi dân tộc Dao, gần con suối sau bản. Đây là một thiếu nữ có dáng hình cao dong dỏng (chừng 1m64),  nước da trắng mịn, đôi má núm đồng tiền, cách nói chuyện nhẹ nhàng hóm hỉnh, lại buông nụ cười duyên càng thấy đáng yêu hơn. Huyền kể: "Em là thứ hai trong gia đình có bốn chị em. Học hết lớp 7 em phải nghỉ học giúp bố mẹ làm nương, hiện giờ em đang làm hồ sơ xin đi làm công nhân tại một nhà máy điện tử ở Bắc Ninh".

Khi hỏi đã có người yêu chưa? , cô gái thẹn thùng: “Cũng có vài đám ngấp nghé, nhưng em chưa ưng. Còn phải đi làm đã". Thấy chúng tôi mải mê chụp những tấm hình của Huyền, anh Thân Văn Nguyên, cán bộ văn hóa xã Tuấn Mậu giục tôi: "Đi thôi anh, hoa khôi ở bản này còn nhiều lắm, các anh muốn gặp, lát nữa em sẽ đưa đi".

< Trịnh Ngọc Huyền.

Gặp Trịnh Thị Giang, tôi không nghĩ đây là một cô gái dân tộc thiểu số, với áo phông, quần bò và chiếc điện thoại di động đời mới. Cô gái 19 tuổi này cuốn hút tôi bởi dáng người cao, nói cười tự nhiên và cuốn hút. Giang nói đã có người yêu ở dưới xuôi, dự định sang năm sẽ làm đám cưới. Tuy nhiên tôi cứ có cảm giác tiêng tiếc: Các cô gái ở đây chắc chắn sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu trong bộ trang phục truyền thống! Nhưng biết làm sao được, khi nhịp sống đô thị đã len lỏi đến tận những  bản làng xa xôi nhất!

Ông Trịnh Văn Phúc, 85 tuổi - một người dân bản Mậu khẳng định: So với một số bản người Dao ngay cạnh đó như Thanh An, Tân Lập, Đồng Thông thì con gái bản Mậu vẫn là đẹp nhất. Đặc biệt con gái ở đây rất "đắt chồng". Nhiều cô gái vừa mới lớn đã có đám đến xin cưới, những cô ra thành phố học tập, làm việc đều lấy chồng và ở luôn đó. Còn rất nhiều cô lấy chồng các tỉnh, thành phố lớn như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng... Ngay như cháu gái ông Phúc là Trịnh Thị Hương năm 2007 đoạt giải "Người đẹp Hoa Cúc" trong cuộc thi "Hoa hậu các dân tộc Việt Nam", tổ chức tại Đà Lạt, cũng đã lấy chồng là người thành phố.

< Trịnh Thị Hương đoạt giải “Người đẹp Hoa cúc”.

Anh Đinh Văn Cường, cán bộ Tư pháp xã giới thiệu thêm: "Cái duyên của con gái bản Mậu còn thể hiện ở sự khéo léo trong giao tiếp, ăn nói nhỏ nhẹ. Đặc biệt các cô có tửu lượng đáng nể, tiếp rượu mấy anh dưới xuôi cả ngày mà không hề hấn gì!".

Dòng dõi cung tần

Nếu sườn Đông Yên Tử có làng gái đẹp người Dao khá nổi tiếng là xã Thượng Yên Công (Uông Bí, Quảng Ninh) thì bản Mậu bên sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) cũng chính là nơi có dòng dõi cung tần, mỹ nữ. Tương truyền rằng từ xa xưa thôn Mậu, xã Thanh Sơn là cái nôi sản sinh ra những người con gái đẹp đến mức họ luôn nằm trong tầm ngắm của những người đi kén các giai nhân từ khắp mọi miền của đất nước về kinh kỳ làm cung tần mua vui cho các vua chúa.

"Này Bản Mậu xưa gái tiến vua/ Một cười ngàn vạn chẳng dễ mua/ Trách chi quân tử dây tình vướng/ Đổ tại tà ma tại phép bùa" - một nhà thơ đến thăm bản đã thốt lên những câu thơ như vậy. Hay còn có câu "Nếp làng gà, đàn bà Bản Mậu", nghĩa là đến Sơn Động nếu được ăn cơm nếp ở làng gà (xã Long Sơn) thì rất ngon, còn được gặp gỡ với đàn bà Bản Mậu thì khó có thể quên.

< Phong cảnh hữu tình ở Sơn Động.

Bản Mậu nằm thu mình ngay sau  đại ngàn Yên Tử, 109 hộ đều là dân tộc Dao Thanh Y, từ đây mất chừng 2 giờ đồng hồ để leo núi đến non thiêng chùa Đồng (Yên Tử). Leo núi từ bản Mậu tới chùa Đồng đi qua "Bàn cờ tiên"- nơi có tảng đá phẳng lỳ, người dân trong vùng vẫn truyền tai nhau rằng, các tiên nữ trên trời vẫn xuống đó đánh cờ, múa hát và ngắm cảnh trần gian. Tại đây các "cô tiên" ăn trầu và nhả bã, quanh khu vực này mọc rất nhiều lá trầu tiên, ăn cay cay, đặc biệt rất hữu dụng chữa một số bệnh hậu sản ở phụ nữ, bệnh đau bụng, đau xương, ho, cảm cúm.

Ông Trịnh Văn Phúc kể: Chuyện những cô gái bản Mậu từ xưa đến nay rất xinh đẹp là có thật. Nhân dân trong vùng còn truyền tụng một huyền thoại liên quan đến chiếc giếng thần như sau: Ngày xưa cạnh chỗ nhà sàn văn hóa của bản bây giờ có cái giếng nước trong vắt, ngọt lịm. Con gái bản Mậu thường ra đây múc nước rửa mặt, tắm gội nên cô nào cũng trắng trẻo, nhan sắc mặn mà đến "nghiêng nước, nghiêng thành".

Thế rồi bao nhiêu cô gái xinh đẹp cứ lần lượt đi lấy chồng ở các bản khác. Tức quá, đám trai bản Mậu bắt một con chó mực, cắt tiết đổ xuống giếng để các cô gái không dám múc nước giếng tắm rửa, gội đầu nữa. Thế nhưng  con gái ở đây vẫn cứ "sắc nước hương trời". Hiện nay bà con đang có ý định khôi phục lại chiếc giếng thần đó vừa để lấy nước sạch sinh hoạt, vừa làm kỷ niệm. Tuy nhiên theo ông Phúc câu chuyện trên có phần huyền bí, hư ảo.

< Nét duyên con gái người Dao.

Giải thích về sắc đẹp của gái bản Mậu còn một tích nữa nghe thuyết phục hơn. Đó là chuyện cách đây hơn 700 năm, vua Trần Nhân Tông từ kinh thành đến núi Yên Tử tu hành, nhân những chuyến theo hầu nhà vua lên vãn cảnh Chùa Đồng, trời tối nên các cung nữ vào nhà dân xin nghỉ tạm qua đêm. Được tiếp đón chu đáo, cảm kích trước tấm lòng của bà con nên nhiều người đã xin ở lại.

Cũng có những trường hợp một số cung tần mỹ nữ tuy bị thất sủng, mỗi khi vua vi hành hay vãn cảnh chùa thường được cử đi theo hầu. Nhân dịp này các cô tìm cách trốn luôn và ở lại đây sinh sống, lấy chồng thường dân và sinh con đẻ cái. Thế nên ngày nay hậu duệ của các cung tần, mỹ nữ này mới có vẻ đẹp đài các, quý phái như vậy(?!).

Huyền thoại “cây đa tình”

Cũng theo lời kể của già làng Trịnh Tiến Hiện, xung quanh huyền thoại “mỹ nữ tiến vua” của bản Mậu, vẫn còn biết bao câu chuyện kỳ bí mà người làng còn truyền tụng đến bây giờ. “Cây đa tình” trên sườn núi hàng nghìn năm tuổi, thân cao trăm trượng, tán rộng cả một vùng bao đời nay là một trong những huyền thoại ấy.

Truyền thuyết kể rằng, có hai cặp trai gái yêu nhau. Cô gái đẹp như tiên giáng trần, nước da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen mượt như mun; còn chàng trai thì xấu xí. Mối tình của họ đã vượt qua mọi ranh giới và họ giấu tất cả bố mẹ, bà con dân bản.

Cho đến một ngày, cuộc tình của họ cũng bị phát hiện. Dù bố mẹ cô gái một mực ngăn cấm nhưng hai người vẫn quyết chí yêu nhau, thề non hẹn biển, sống chết bên nhau. Cuối cùng, do gia đình “chia uyên rẽ thúy”, cặp đôi quyết định quyết định tìm đến cái chết để giữ trọn lòng son. Vào một ngày nọ, họ dắt tay nhau đi về hướng Bắc, ôm nhau dưới gốc cây cổ thụ cho đến chết.

< Nhiều người lý giải: do nguồn nước ở Sơn động trong lành nên các thiếu nữ ở đây có làn da trắng mịn?

Người dân nơi đây kể lại, chỗ đôi trai gái chết đi mọc lên hai cây đa, bên trên 1 cây, bên dưới 1 cây. Hai cây đa tựa vào nhau, quấn quýt cành lá, tồn tại cho đến tận bây giờ, rễ cây tua tủa cắm xuống mặt đất. Người ta đếm được có đến 200 tua rễ như thế. Dân bản gọi cây đa bên trên gọi là “cây đực”, cây đa bên dưới là “cây cái”. Ở cây đa “đực”, có một cành cây uốn cong như một cánh tay, “ôm” trọn lấy gốc cây bên dưới. Vì thế dân bản mới đặt cho cây cái tên đầy lãng mạn “Cây đa tình”.

Nghe kể về huyền tích đầy thê lương nhưng không kém phần lãng mạn này, chúng tôi bày tỏ ý muốn được thấy tận mắt “Cây đa tình”. Xách con dao quắm đi rừng, ông Hiện phăm phăm dẫn chúng tôi băng rừng leo núi khi bóng chiều đang dần dần đổ xuống.

Phải mất gần 1 tiếng đồng hồ băng qua những con đường rừng sâu hun hút, chúng tôi mới đến được cây đa tình. Mồ hôi vã ra xối xả, chảy tràn vào hai hốc mắt cay xè. Trên diện tích bằng khoảng 4-5 manh chiếu ghép lại, hai cây đa hiện ra sừng sững giữa rừng. “Quả thực là một kỳ quan nằm lặng lẽ nơi sườn núi Tây Yên Tử”, mấy anh em trong đoàn thốt lên.

Đoản khúc buồn nhan sắc

Bắc Giang có "Bản gái đẹp" nổi tiếng. Thế nhưng, tại cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ quốc gia, tỉnh này chưa một lần đoạt giải cao. Năm ngoái Tỉnh Đoàn Bắc Giang đã lên kế hoạch tổ chức tuyển chọn, "đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn" ấy bằng cách về tận nơi tuyển chọn những cô gái đẹp cho đợt thi nhan sắc trên toàn quốc.

Nhưng theo ý kiến của không ít người: Đó là điều không đơn giản vì các tiêu chí hoa hậu phải toàn diện, không chỉ phải đẹp về thể chất mà cả về trí tuệ lẫn tâm hồn... Trong khi đó có một sự thật: Dù được tạo hóa ban tặng cho sắc đẹp là thế nhưng hầu hết các cô gái bản Mậu bỏ học rất sớm, nhiều em chưa học hết phổ thông đã bỏ học đi làm thuê tại các khu công nghiệp dưới xuôi, làm nương rẫy giúp cha mẹ, rồi phải lấy chồng... Tuổi thanh xuân tươi đẹp mau chóng đi vào quá vãng.

Cùng đó, điều mà anh cán bộ văn hóa xã Thân Văn Nguyên lo lắng là sự đổi thay mau chóng của bản làng, lối sống thành thị đang du nhập vào bản Mậu. Không ít sơn nữ mộc mạc  đã bị "nhiễm" lối sống đó, từ trang phục cho đến mái tóc, cách sinh hoạt, dùng điện thoại di động sành điệu, váy áo xanh đỏ... Nét đẹp xưa đã phai lạt đi nhiều...

Vậy nhưng nói gì thì nói nhưng thật tế thì con gái nơi đây tuổi đời mới chỉ 13, 14 mà đã như những thiếu nữ đã đến tuổi trưởng thành. Họ đều có làn da trắng ngọc ngà, đôi mắt đưa tình nghiêng cả trời chiều sơn cước, dáng đi nhẹ nhàng trên đôi gót hồng thoăn thoắt, giọng nói thỏ thẻ vừa đủ nghe, nhưng ấm và vang xa mười ngọn núi, chín dòng khe... Có lẽ một trong những nguyên nhân là môi trường sinh thái và khí hậu ở vùng sơn cước này không quá nóng cũng không quá lạnh, rất hợp với sự phát triển của các thiếu nữ.

Chúng tôi rời bản Mậu khi trời đã nhá nhem, những căn bếp của đồng bào người Dao Thanh Y đang tỏa ra làn khói trắng nghi ngút. Lòng tôi có phần hụt hẫng khi không có cơ duyên ngắm nhìn những cô gái đẹp bản Mậu. Có thể tiếng tăm của các cô gái bản Mậu chỉ là trong truyền thuyết hay có thể chúng tôi không có may mắn gặp được nhiều người đẹp hơn nhưng chúng tôi hiểu thêm rằng, trên khắp mảnh đất Việt thân thương vẫn còn rất nhiều điều kỳ thú.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Xaluan, VNCA, VTC và nhiều nguồn khác.

Saturday, 28 July 2012

Cứ thắc mắc rằng vì sao làn da người con gái Thái ở Tây Bắc lại căng mịn và tràn sức sống. Để lý giải chúng tôi đã có cuộc thâm nhập vào tận cùng của nơi này.

Người Thái ăn theo nước, người Mông ăn theo mây, người Dao theo lửa... Đúc kết về tục của đồng bào các dân tộc đến nay vẫn nguyên giá trị. Lâu nay, dòng sông Đà là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của người Thái vùng Tây Bắc.

Điểm khởi nguồn mà chúng tôi tìm đến là dòng khoáng nóng dưới chân đèo Sam Sip. Đây là mạch nguồn khoáng nóng phun từ lòng đất lên nuôi dưỡng biết bao cô gái Thái đẹp như hoa ban rừng độ bung nở ở Mường Chiến, Mường La. Vùng đất được ví như Đà Lạt của Tây Nguyên, như Sa Pa của Tây Bắc.

Nơi tiên cảnh của vùng Mường La có dòng suối Chiến vắt qua mây để đưa nguồn nước hợp lưu với dòng sông Đà kỳ bí. Khi chúng tôi đến Mường Chiến để tìm về điều kỳ diệu nào đã làm nên cái đẹp của các cô gái Thái ở đây thì được thầy giáo Vũ Duy Thi, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Chiến cho biết: “Trước tiên tôi thấy khí hậu ở đây tuyệt vời. Ít khi nóng quá 30 độ C. Tôi đi vùng cao Sìn Hồ dạy học đã nhiều năm, tôi thấy những cô gái Thái ở ven sông Đà đều có nước da trắng hồng. Ở Mường Chiến cũng vậy, các cô gái Thái có nét đẹp hoang sơ lắm…”.

Đến đây sẽ không thể tìm được nhà nghỉ, phòng trọ nhưng  có thể vào bất cứ gia đình nào. Họ quý khách như người thân, giúp có nơi ăn ngủ thịnh soạn cùng gia đình ở gian nhà sàn pơ mu trang trọng nhất.

Còn dòng Suối Chiến thì sao? đây là nguồn nhỏ hòa vào sông Đà ở đoạn Mường La. Nơi ấy, có dòng nước nóng ngàn đời tuôn chảy để nuôi dưỡng những nét đẹp chứa chất hương rừng gió núi của cô gái Thái. Tôi đã ghi nhận thực tế từ Mường So, Phong Thổ đến Mường Chiến, Mường La và dòng “tiên nữ” sông Đà vào các buổi trưa và chiều hè oi nóng.

Những cô gái Thái luôn chọn dòng nước tự nhiên để phục hồi sức lao động sau khi từ nương trở về. Họ e ấp nhưng không e ngại, ngay cả khi sự có mặt của những người miền xuôi. Bởi những dòng suối đó là “vùng trời” của phong tục bà con đồng bào Thái.

Những dòng sông nhỏ của ven trời Tây Bắc đều bắt vào dòng sông “tiên nữ” - sông Đà. “Em soi tóc trên cầu Nậm Cản. Tóc em bay xõa sóng sông Đà...”. Nậm Cản còn đó một bản nằm bên bờ sông Đà thuộc huyện Mường Lay, Lai Châu. Từ xa xưa đến nay, cùng với Mường So, Phong Thổ thì Nậm Cản được mệnh danh là nơi “tiên nữ chỏa mình”.

Người miền xuôi khi được nhìn thấy những cô gái vùng vẫy dưới nước sông Đà thấy đẹp và lạ lẫm. Họ để mình trần xuống nước nhưng lại không phàm tục. Người Thái bao giờ cũng có chiếc váy tắm riêng để tắm suối. Khi làn nước ngập đến đâu thì váy nâng lên đến đấy. Họ cứ thế cho đến khi nước ngập chỉ còn lại búi tóc trên mặt nước. Và mỗi khi tắm xong, người con gái lên đến đâu thì váy từ từ buông xuống cho đến khi lên bờ, chì còn để lại cho người thấy những mơ mộng trong tâm tưởng…

Tiên cảnh ấy trên Sông Đà đã có từ bao đời nay, và đến khi người xuôi biết tục đẹp này của đồng bào Thái đã gọi đó là dòng tiên sa.

Giờ thì tiên cảnh nơi dòng sông Đà đã hiếm dần. Và có thể những người con gái Thái sẽ đẹp trong câu kể vào tương lai không xa. Có những bản đã phải chuyển đi nơi ở mới để cho dòng điện ngày mai. Có những bản vén lên cao trên núi để cho nước dâng vào thủy điện. Những sinh hoạt đã đổi thay, những phong tục phải theo cuộc sống mới. Dòng “tiên nữ” đã vặn mình đổi thế, nước về xuôi cho những nguồn sáng của tương lại. Người Thái hy sinh và họ chấp nhận hy sinh vì việc chung lớn của đất nước. Song cũng không khỏi chạnh lòng về dòng nước gắn với đồng bào cả ngàn năm giờ trở thành đoản khúc.

Bà Đỗ Thị Tấc làm ở Hội VHNT tỉnh Lai Châu, chuyên tâm nghiên cứu về văn hóa và cái đẹp của đồng bào Thái cũng tiếc than với dòng sông Đà bằng những lời gửi gắm: “Tôi đã đi mòn chân cửa núi. Tôi đã đi bạc tóc của người. Nhưng cửa nước tôi không ngăn nổi. Tuổi ơi dưới đáy cũng sao trời…”. Vì sự phát triển ngày mai, con sông “tiên nữ” đã vặn mình đổi dòng, tích nước nhấn chìm biết bao nét đẹp văn hóa…

Mỗi khúc sông, khúc suối đều mang trong mình một truyền thuyết về sự kỳ diệu của thiên nhiên. Đi từ điều thường nhật trong cuộc sống, tắm sông là nét đẹp văn hóa, nó chỉ có giá trị ở nơi gắn bó với con người bao đời qua.

Đối với đồng bào Thái ở ven sông Đà, tắm suối, gội đầu là nét sinh hoạt vùng, và nét sinh hoạt đó chỉ giữ nguyên giá trị ở nơi họ sinh ra. Đồng bào Thái ven sông Đà hy sinh cho dòng điện đồng nghĩa với hy sinh nét đẹp văn hóa của đồng bào mình. Tục mà ngàn đời qua họ vẫn cho rằng đó là nét văn hóa linh thiêng không thể thiếu.

Quỳnh Nhai, Sơn La là vùng đất để hội tụ những ngày lễ tắm và gội đầu lớn nhất vùng của người Thái. Đây là vùng có dòng sông Đà trữ tình nhất, và dễ dàng cho các cô gái Thái buông suối tóc chảy theo dòng sông để hóa tất thành “tiên nữ” vui chơi. Giờ cả thị trấn Quỳnh Nhai đã trở thành đáy của lòng hồ thủy điện Sơn La.

Những quá khứ đẹp về cuộc sống, về nét đẹp mà chỉ có đồng bào Thái ở ven sông Đà còn thuần khiết đã không còn nữa. Năm ngoái, cuộc thi té nước gội đầu ở Mường So, Phong Thổ như một lễ lớn để chỏa tất cả những hy sinh của đồng bào Thái xuống dòng sông Đà. Đó là cách hy sinh, nhưng đó cũng là cách để tạ lỗi với vị “thần tiên nữ” vì sự đoản khúc giữa thiên nhiên sông Đà với những nét sinh hoạt bao đời bị mất đi.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ ANTĐ và nhiều nguồn khác

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống