Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Showing posts with label HÀ LAN. Show all posts
Showing posts with label HÀ LAN. Show all posts

Sunday 5 August 2012


Trong các cuộc nói chuyện với các người bạn Pháp của tôi, họ thường nói đến Amsterdam như là thiên đường sex và hút cần sa. Và việc các bạn trẻ Pháp nhân dịp cuối tuần sang Amsterdam để « thác loạn » là khá phổ biến. Vì thế, trước khi đặt chân đến thủ đô Hà Lan thì đó là hình ảnh đầu tiên trong tâm trí tôi.

Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên, khi mà màn đêm còn chưa buông xuống để các sex show hay cửa hàng cần sa mở cửa thì ấn tượng đầu tiên khiến tối bất ngờ nhất chính là số lượng xe đạp nhiều vô kể. Điều này cũng làm tôi thay đổi quan niệm về đời sống các thành phố ở Châu Âu. Không phải cứ nói đến Châu Âu là nói đến những làn đường chằng chịt xe ôtô. Hai thành phố mà tôi thấy có nhiều người dùng xe đạp nhất là Amsterdam và Copenhagen. Nhưng trong bài viết này, tôi sẽ chỉ đi sâu vào Amsterdam. 


 Có thể nói xe đạp là phương tiện giao thông vua ở thủ đô và không có nhiều người đeo mũ bảo hiểm khi đạp xe, họ đi đầu trần. Có vẻ như xe đạp ở đây còn được ưu tiên hơn cả xe ôtô, xe bus. Khắp nơi tôi đều thấy có một làn đường dành riêng cho xe đạp song song với làn xe dành cho xe cơ giới. Đôi khi tôi bất cẩn đi bộ lên làn đường dành cho người đạp xe và suýt tý nữa thì bị tông vào. 


 Tôi nghĩ do xe đạp là một phần trong thói quen đi lại của người dân thủ đô nên nó có một số điểm khá đặc biệt. Thứ nhất, tôi không thấy người dân ở đây đi xe mà không mang theo một ổ khóa rất kiên cố, nhìn vào tôi đoán có khi nó còn đáng giá nhất trong số các phụ tùng xe đạp. Tiếp đến, ngoài cái rỏ xe ở trước, tôi cũng thấy khá nhiều xe được trang bị một thiết bị đựng ở phía sau. 


 Phụ nữ hay sử dụng nó để chở đồ khi đi chợ búa. Một cái nữa khiến tôi ngạc nhiên là việc người đi đường có thể hỏi đi nhờ xe đạp và có thể đạp phụ cho người kia như là một cách để cảm ơn. 


 Tôi thấy mô hình sống ở đây rất hay vì xe đạp dường như là một công cụ để xóa bỏ những rào cản về tệ nạn phân chia giai cấp xã hội. Ở đây, không khó để bắt gặp những doanh nhân ăn mặc complet chỉnh tề đạp xe với chiếc cà-tạp mắc trên thành xe, một quý cô mặc váy sang trọng nhưng cũng đạp xe để cho làn váy bay phấp phới trong gió, những nhạc sỹ đạp xe đến nơi tập, những thiếu nữ cấp ba với mái tóc dài tung bay trong gió đạp xe đến điểm tụ tập với bạn bè, rồi thì bố mẹ đưa con cái đến trường. 


Tóm lại, du anh giàu hay nghèo thì đều đạp xe bình đẳng và tôi không thấy có quá nhiều sự khác biệt về bề ngoài của chiếc xe đạp mà một anh nhân viên hay ông giám đốc dùng. 


Nếu như mỗi trẻ Việt Nam đều được học cách dùng đũa từ thuở bé thì các chú nhóc ở đây cũng được tập thói quen đạp xe từ rất sớm. Thỉnh thoảng, tôi bắt gặp một chiếc hộp bằng gỗ rất to được gắn sát phía trước của xe đạp người lớn. Chức năng của nó là để chở hành lý hoặc là trẻ em. 


Tôi  nghĩ việc sử dụng xe đạp cũng khá là thích nghi với điều kiện khí hậu cũng như địa lý của thủ đô Amsterdam. Ở đây nói chung là địa hình bằng phẳng và đường sá được quy hoạch đủ rộng và hiếm khi bắt gặp ổ gà ổ vịt. Những chỗ gồ ghề thường là lúc phải đi qua các con cầu bắc qua hệ thống kênh chằng chịt. 


 Theo như thông tin tôi được biết, thực ra thì xe đạp từ lâu đã là một phần trong phong cách văn hóa của người Hà Lan. Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng dầu khí năm 1973, chính phủ Hà Lan và người dân đã thống nhất quyết định làm mọi cách để khuyến khích đạp xe thay vì đi ôtô (tốn tiền mua xăng). 

  
Chính sách này được cụ thể hóa thông qua việc nhiều con đường cấm xe ôtô hoặc là giá vé bãi đỗ xe ôtô rất đắt. Ngược lại, người ta cho xây rất nhiều bãi đỗ xe dành riêng cho xe đạp. Ví dụ như ở gần nhà ga xe lửa, có một bãi để xe đạp, sức chứa lên đến 9000 xe. Thực sự là một rừng xe đạp. 


Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống