Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Showing posts with label JORDAN. Show all posts
Showing posts with label JORDAN. Show all posts

Monday 2 July 2012



Chắc hẳn mọi người cón nhớ bộ phim Indiana Jones của Harison Ford với tập phim “Indiana Jones and the last Crusade”  ? Một trong những cảnh quay của bộ phim này được đóng ở một ngôi đền có một không hai trên thế giới mang tên Petra nằm ở quốc gia Jordan. Jordan không phải là một điểm đến du lịch dễ dàng dành cho du khách Châu Á bởi nhiều lý do : đường bay khó khăn, văn hóa tôn giáo, thủ tục visa và tất nhiên là sự lép vế về thương hiệu so với người láng giềng Ai Cập. Tuy nhiên, vẻ đẹp huyền ảo của Petra đã là nguồn động lực giúp tôi vượt qua tất cả trở ngại đó. 


 Vô danh trong con mắt Châu Á, quần thể kiến trúc Petra lại là một khu khảo cổ lừng danh trong giới phương Tây. Tuy đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ cổ đại, thành phố này bỗng dưng biến mất khó hiểu trên bản đồ chính trị trong vòng hơn 14 thế kỷ và được tìm lại vào đầu thế kỷ 19 nhờ công của một số chuyên gia Châu Âu. Chính vì bị trôn vùi trong đống hoang tàn lâu như vậy nên Petra khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện cổ tích nàng công chúa ngủ trong rừng. Tại sao phải mất đến 1400 năm người ta mới tìm lại được Petra ? Bởi vì thành phố này được xây tại một vị trí địa lý quá hiểm trở và bí mật, nằm sâu trong một thung lũng đá, một vị trí quá lý tưởng để đóng các bộ phim truy tìm kho báu kiểu Indiana Jones. Bản thân đế chế La Mã hùng mạnh cũng đã từng một lần tấn công Petra nhưng thảm bại và các tướng quân đã thề không bao giờ quay lại đó nữa. Theo các chuyên gia, Petra bị lụi tàn không phải do bị xâm chiếm mà là do bị bỏ hoang. Còn nguyên nhân bỏ hoang thỉ chưa được làm sáng tỏ, một cuộc di tản vì bệnh tât ? Hay là do động đất ? 


 Sinh ra vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên (cùng thời với đế chế La Mã), những vực thẳm khổng lồ bằng đá đỏ và những khu thánh đường rộng lớn của Petra không có điểm chung gì so với những nền văn minh cùng thời điểm đó trên trái đất. Nhiều chuyên gia sử học và khảo cổ học cho rằng Petra xứng đáng được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới cổ đại, sánh ngang với kim tự tháp, vườn treo Babylon hay Vạn Lý Trường Thành. 


 Petra được xây dựng bởi một dân tộc Ảrập có tên là Nabatean tại một vị trí chiến lược, nằm ngay tại ngã tư thương mại nối Trung Quốc, Ấn Độ (Châu Á) với Ai Cập (Châu Phi) và Rome (Châu Âu). Những mặt hàng xa xỉ nhất thời bấy giờ đều phải qua tay Petra trước khi được vận chuyển đi tiếp : tơ lụa Trung Quốc, gia vị Ấn Độ, nước hoa vịnh Ảrập, kim cương Ai Cập, lạc đà Syria, dầu ôliu và rượu vang La Mã….Petra đánh thuế rất cao vào các mặt hàng đó và nhờ vậy nền kinh tế phát triển rất mạnh, cho phép đầu tư xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ và nguy nga ngay tại thành phố Petra. 


 Nhưng có một điều khó hiểu mà các chuyên gia đang tìm câu trả lời : tại sao các vị vua của Petra lại quyết định cho xây thành phố sâu hẳn vào thung lũng hiểm trở. Điều này đi ngược hẳn với nguyên tắc quy hoạch đô thị của các nền văn minh cùng thời, thường ở gần sông hoặc ở vị trí bằng phẳng thuận lợi cho giao thông vận chuyển hàng hóa thương mại. Tại Petra, nếu các thương gia muốn vận chuyến hàng hóa vào thành phố thì phải dùng lạc đà đi qua một hẻm núi hẹp, vách núi cao 80m và kéo dài đến hơn 1km. Và con đường đó vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Du khách đến thăm vẫn phải qua hẻm núi này.


 Đang phải loay hoay xoay sở với các hẻm núi này thì bỗng nhiên hiện ra trước mắt tôi một ngôi đền khổng lồ, báo hiệu bạn đã chính thức đặt chân đến xứ sở huyền thoại Petra. Đứng trước công trình đồ sộ cao 43m và rộng 30m này, tôi cảm thấy thật nhỏ bé. 


 Đền này có tên là El Khazneh, vốn dĩ là lăng mộ của một vị vua. Điểm đặc biệt của ngôi đền này và cũng như nét kiến trúc độc nhất vô nhị của Petra, đó là việc tất cả đều được tạo ra từ việc trạm khắc trực tiếp từ bề mặt vách núi. Đây cũng là một điều khiến tất cả sửng sốt ngạc nhiên bới các dân tộc Ảrập thời cổ đại đều là dân du mục và chưa bao giờ để lại bất cứ dấu vết nào cho thấy trình độ kiến trúc xây dựng siêu việt. Petra và dân tộc Nabatean là một ngoại lệ duy nhất.  


 Khác hoàn toàn với tất cả các đô thị cùng thời, người Nabatean không phải vận chuyển bất cứ vật liệu xây dựng nào từ bên ngoài, họ chỉ sử dụng kỹ năng trạm khắc, khoét sâu vào bề mặt các tảng đá khổng lồ để tạo ra các cột nhà, hang động và mái nhà khổng lồ. Ngay trước cổng đền, tôi đã thấy một loạt dân địa phương áp sát khách du lịch để chào mời dịch vụ cưỡi lạc đà của họ. Nhân dịp này, tôi cũng phải nói luôn là Petra còn được mệnh danh là « thành phố lạc đà » thời cổ đại. Lý do cũng đơn giản thôi. Thời ấy, lạc đà là phương tiện vận chuyển duy nhất ở các quốc gia Trung Đông vốn dĩ chỉ có sa mạc và các vùng đất cằn cỗi thiếu nước. Nhưng Petra có lẽ là kinh đô của lạc nhà nhờ sự hưng thịnh của giao lưu thương mại. Các đoàn caravan lạc đà cứ nối đuôi nhau đến như những đàn cá chép. Cũng như tất cả các công trình kiến trúc khác, nét đặc trưng của El Khazneh không phải là ở nội thất bên trong (chẳng có gì và rất ngèo nàn) mà là ở các nét điêu khắc bên ngoài. Truyền thuyết nói rằng bên trong hàm chứa kho báu bí mật, cũng có thể là nguyên nhân tạo nguồn cảm hứng cho phim Indiana Jones ? Ngay cái tên El Khazneh dịch từ tiếng ả rập cũng có nghĩa là « kho báu » 

  Tôi theo thông tin từ cẩm nang du lịch, chọn thời điểm chụp ảnh tuyệt nhất đối với El Khazneh là vào lúc 10h sáng và có 2 điểm chụp ảnh tốt nhất, một là chụp đối diện và 2 là lần theo một con đường mòn trèo lên đỉnh đồi cao hơn 100m và chụp từ trên xuống. 


 El Khazneh chỉ là một trong số rất nhiều công trình kiến trúc của Petra. Muốn thăm kỹ càng tất cả thì phải mất khoảng 4-5 ngày. Thông thường, các tour du lịch dành cho các nhóm du lịch chỉ dành có 1 ngày và tôi cảm thấy đó là một bất công đối với Petra. Bản thân tôi phải dành 3 ngày trọn vẹn, để có thể khám phá một cách thoải mái, hòa mình vào những bí ẩn đằng sau tác phẩm nghệ thuật Petra và chụp những bức ảnh đáng đồng tiền bát gạo. 


Petra trước kia bao gồm cả đền thờ, nơi ở của vua chúa và nhà dân. Tuy nhiên, vì nguồn gốc du mục của dân tộc Nabatean, chỉ có các công trình kiến trúc dành cho thờ cúng là được xây dựng kiên cố còn nhà dân thì tạm bợ hơn. Chính vì thế, sau hơn 1400 năm, những gì còn sót lại nguyên vẹn chỉ có các ngôi đền. 


Nét kiến trúc của Petra cho phép các nhà khảo cổ học suy đoán được mối quan hệ văn hóa và thương mại khá mật thiết giữa Petra với các nền văn minh lân cận. Thật vậy, kiểu cách xây dựng nhà cửa nửa chòi ra ngoài nửa dính liền vào bề mặt vách núi cho thấy rõ tầm ảnh hưởng của nền văn minh có ngồn gốc Ba Tư (bản thân tôi cũng được biết các công trình theo kiểu này ở Iran, Syria và miền nam Thổ Nhĩ Kỳ). Tiếp đến, kiểu xây bề mặt đền mang đậm phong cách Hy Lạp và La Mã với các cột cao khổng lồ và mái hiên hình tam giác. Có thể nói Petra là dẫn chứng tiên phong trong lịch sử giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây.


Ngoài trình độ trạm khắc trên đá tuyệt đỉnh, người Nabatean còn khiến cả thế giới thán phục nhờ khả năng xây dựng hệ thống dự trữ và phân phối nước của họ. Như các bạn đã biết, trở ngại lớn nhất của tất cả các quốc gia Trung Đông và Châu Phi là dự trữ nước. Tại một vùng đất cằn cỗi như Petra, bao bọc xung quanh chỉ là núi đá và cát bụi thì việc giữ lại nước mưa yếu tố quyết định đến sự sống còn của vương quốc. Chính vì thế, họ xây dựng một loạt các hũ đá chứa nước và tạo các ống dẫn nước nhờ việc khoét sâu vào vách đá. 


 Điểm cuối cùng trong hành trình khám phá Petra của tôi là đền Deir, trong tiếng ả rập có nghĩa là « đền thờ ». Muốn lên được đó thì phải leo 800 bậc thang dưới cái nóng hơn 40°C. Nhưng một khi đã leo lên được đỉnh thì cái nhìn toàn cảnh thực sự khiến tôi ngất ngây. 








Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống