Năm 2009, hội nghị thượng đỉnh về môi trường do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại thủ đô là một cơ hội cho Đan Mạch thể hiện trước thế giới hình ảnh của một quốc gia luôn lo lắng bảo vệ thiên nhiên và cuộc sống xanh. Và quả thật là người Đan Mạch hoàn toàn có quyền tự hào về lĩnh vực này. Trong khoảng vài năm gần đây, thế giới rộ lên phong trào bảo vệ thiên nhiên nhưng cái ý tưởng đó đã ăn sâu vào tiềm thức người Đan Mạch từ vài trăm năm trước.
Nếu nhìn vào các thông số chính thức, tất cả thế giới có lẽ phải ngả mũ kính phục. Thông thường, sự phát triển kinh tế nhanh thường đi đối với việc tiêu thụ năng lượng quá mức và ô nhiệm môi trường. Nước Đan Mạch đã chứng tỏ rằng đó không hoàn toàn là một quy luật tất yếu. Trong vòng 25 năm trở lại đây, kinh tế quốc gia này tăng trưởng 75% nhưng tiêu thụ năng lượng lại rất ổn định. Hàm lượng CO2 thải ra luôn được kìm hãm nhờ sự phát triển rất sơm của việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch như quạt năng lượng, ngày nay chiếm hơn 20% sản lượng điện quốc gia.
Thôi, có lẽ ta không nên nói nhiều quá vào thông số. Hãy nhìn vào những gì người Đan Mạch thể hiện trong quộc sống đời thường của họ. Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào có nhiều người sử dụng xe đạp như ở Copenhague. Trung bình cứ trên 3 người thì có 1 người sử dụng xe đạp đi đến công sở. Người Đan Mạch không coi việc đi xe đạp là một điều gì đó đáng xấu hổ. Họ đi xe đạp không phải vì họ nghèo không có điều kiện mua ôtô mà bởi vì họ thấy điều đó tốt cho sức khỏe và bảo vệ được môi trường. Tôi nghĩ lại mà thấy xấu hổ cho chính đất nước mình khi mà số lượng ôtô tại Hà Nội quá nhiều. Mấy ông có ôtô cứ biện hộ là do đời sống cải thiện thì phải có xe hơi nhưng đó chỉ là biện hộ cho sự sĩ diện khoe của của họ, một điểm yếu khá rõ nét trong nền văn hóa xã hội Việt Nam hiện nay. Trong việc đô hoạch định đô thị, các làn đường đều có đường riêng dành cho xe đạp và đường khác dành cho ôtô và xe buýt. Nếu không dùng xe đạp, người Đan Mạch lại sử dụng phương tiện công cộng như tramway hay xe buýt chạy bằng gas tự nhiên và hạn chế tối đá sử dụng ôtô để giảm tải khí thải CO2.
|
1/3 người dân đi xe đạp đến công sở |
|
Sếp cũng đi xe đạp, noi gương cho nhân viên |
|
làn đường dành cho xe đạp được thiết kế riêng, cũng giống như làn đường dành cho ôtô. Điều này cho thấy tầm quan trọng của số lượng người dùng xe đạp |
|
hoặc xe đạp hoặc xe bus, hạn chế tối đa xe hơi cá nhân để khống chế lượng thải CO2 |
|
Chỗ để xe cũng khá giống Việt Nam. Chỉ có điều ở đây là xe đạp chứ không phải xe máy |
|
Mẹ đưa con đi học bằng xe đạp...một câu chuyện mà chỉ có ở Việt Nam của đầu những năm 1990. Nhưng một nước tiên tiến như Đan Mạch vẫn giữ được thói quen đó |