Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Showing posts with label MARỐC. Show all posts
Showing posts with label MARỐC. Show all posts

Wednesday 25 July 2012



Đối với người Marốc, thành phố Fès thời trung cổ cũng giống như thành phố Athens của Châu Âu vậy. Nằm ở một vị trí chiến lược, nút thắt giữa các quốc gia Bắc Phi và Nam Âu, Fès là mắt xích quan trọng trong hệ thống thương mại giữa vùng sa mạc Sahara rộng lớn phía nam và Châu Âu phía Bắc. Nhờ thế, nền kinh tế của Fès phát triển thịnh vượng trong vòng hai thế kỷ và trở thành trung tâm tôn giáo cũng như nghệ thuật của Bắc Phi.


Lịch sử của Fès gắn liền với lịch sử phát triển của Hồi giáo. Khi nào có điều kiện, tôi sẽ viết một bài giải thích khái quát quá trình truyền bá của tôn giáo này. Còn tạm thời, ta hãy quay về thế kỷ VII, nguồn gốc của nước Marốc và của Fès. Thời điểm ấy, một hậu duệ của Mohamed (Mohamed tương đương kiểu chúa jesus của đạo thiên chúa) trốn chạy khỏi sự truy đuổi của Irắc, chạy qua Ai Cập rồi rong ruổi suôt Bắc Phi cho đến khi đặt chân đến đất nước Marốc. Tại đây, vị hậu duệ này được những bộ tộc du mục địa phương giúp đỡ và bầu ông ta làm vua nước Marốc. Thành phố Fès được sinh ra như là thủ đô đầu tiên của Marốc. Cũng giống như Việt Nam, các triều đại vua chúa của Marốc đổi thủ đô nhiều lần và Fès là một trong bốn cố đô mà vua Marốc tại vị xưa kia.


Cũng như các du khách đến đây, tôi bắt đầu cuộc khám phá Fès từ khu phố cổ, người Marốc gọi là Medina. Khu vực này khiến tôi liên tưởng đến khu phố cổ của Hà Nội vì có nhiều điểm tương đồng. Hà Nội có 36 phố phường thì ở đây có các khu phố nhỏ phân theo ngành nghề và sản phẩm thủ công : nghề mộc, nghề điêu khắc trên gỗ, nghề rèn sắt, nghề trạm khắc trên đồng, kim hoàn, dệt lụa…Hầu hết  các sản phẩm đều được tạo ra trong những lò sản xuất bé tí hin với những công cụ cũ kỹ.




Khu chuyên làm vải. Tại đây, người ta sử dụng các loại phẩm để nhuộm cho vải
Một điểm nổi bật nhất của Fès mà tôi thấy được, đó là sự nổi trội về nét kiến trúc của các trường học kinh coran, người Marốc gọi là Medersa. Cấu trúc của các công trình kiến trúc này khá đồng bộ, thường có một sảnh to làm bộ sườn chính rồi xung quanh sảnh này được bao kín bởi 4 bề mặt là những ngôi nhà hai tầng.
Nếu như đạo Phật chúng ta có nhiều cùa chiền thì một thành phố Marốc cũng sở hữu nhiều nhà thờ Hồi giáo. Bản thân Fès trước kia là kinh đô Hồi giáo của cả nước Ma rốc và miền tây Châu Phi. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thành phố này có hơn 10 nhà thờ và nổi tiếng nhất là nhà thờ hồi giáo Al Qarawiyyin kiêm luôn là trường đại học nghiên cứu đạo Hồi. Đây được coi như trường đại học Hồi giáo cổ nhất thế giới (xây vào năm 857), thậm chí còn trước cả đại học Oxford.

Các mái ngói màu xanh lá cây là đặc trưng của lối kiến trúc Hồi giáo Marốc. Nhìn từ trên cao, nó đôi khi làm tôi liên tưởng đến mái ngói kiểu Châu Á ở Trung Quốc hay hàn Quốc
Giữa sảnh một nhà thờ hồi giáo bao giờ cũng có một tháp nước để người sùng đạo rửa ráy trước khi cầu nguyện
trên bề mặt tường, các nét trạm khắc trên đá rất tinh tế. Như các bạn thấy, kiểu hoa hoét rất phổ biến trong nghệ thuật ả rập.

Bao bọc xung quanh khu phố cổ Fès là một hệ thống tường thành và có khoảng 9 cổng vào. Đặc thù của các cổng này là có kích cỡ rất to và được xây bằng đất sét nung pha với rơm và bằng gạch nung. Cổng vào thì có hình giống vó ngựa mà hội tội nhân hay đứng ở tòa án hình sự.

 
Vào thời gian đầu, hệ thống tường thành bao bọc có chức năng phòng thủ cho khu phố cổ nên được xây dựng rất kiên cố. Nhưng vào thế kỷ 16 khi mà súng thần công phát triển lên cũng như với việc thành phố Fès phát triển ra rộng hơn, các tường thành và cổng vào này không còn chức năng phòng thủ nữa. Vì thế, các cổng vào được bổ sung thêm các họa tiết kiến trúc sành điệu hơn, với mục đích khoa trương thế mạnh nghệ thuật của Fès.


Sau khi qua ngưỡng cửa của các cổng thành này, dòng người địa phương tràn về các ngả khác nhau hướng đến các khu chợ giời, người Marốc gọi là souk.


 Lạc vào những khu chợ này, ta có cảm giác như lạc vào mê cung những nẻo đường nhỏ với các gian hàng bán đủ các loại tạp phẩm. Cấu trúc của chúng hầu như không có gì thay đổi từ thế kỷ XII. Chính tại các souk này mà tôi thấy có gì đó rất giống khu phố cổ Hà Nội, rất sầm uất về thương mại. Mỗi souk tương đương với một trong 36 phố cổ của mình.  Họ có souk El Nejjarine chuyên bán đồ gỗ, El Attarin chuyên bán các loại gia vị, El Seffarine, chuyên đồ đồng, Ain Allou chuyên đồ da thuộc…   


Chính vì hệ thống chằng chịt các nẻo đường như mê cung này mà du khách rất dễ bị lạc. Nhưng lạ thay việc chủ động để bị lạc chính là trải nghiệm đáng giá nhất khi ta viếng thăm các khu chợ souk. Ở đây, việc dùng bản đồ chẳng có lợi ích gì hết vì thứ nhất đường phố ngoằn ngoèo khó vẽ,thứ hai tên các đường đều ghi bằng tiếng ảrập. Vì thế, cách tốt nhất là nên quan sát cử chỉ hành đông cũng như hướng đi của dòng người đặc biệt là các nhóm khách du lịch. Thật vậy, khách du lịch gì thì cũng giống mình thôi, họ cũng sẽ bị lạc như mình. Nhưng họ đôi khi là các nhóm khách đi theo tour nên sẽ được trợ giúp bởi một hướng dẫn viên địa phương. Đến một lúc nào đó, kiểu gì thì họ cũng sẽ đi về hướng các cổng thành để thoát khỏi khu phố cổ. Và khi đã thoát khỏi khu phố cổ thì mọi chuyện trở lên dễ dàng hơn vì các con đường mới đều dưới dạng đại lộ thẳng. Đó là phương pháp thứ nhất.

Phương pháp thứ hai, chiêu bài mà tôi sử dụng nhiều hơn, đó là trực tiếp hỏi đường người địa phương. Và chính trong một lần bắt chuyện với một người bán đồ xà phòng thơm mà tôi đã có được một kỷ niệm đáng nhớ. Ngoài tiếng ảrập, người Ma rốc nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ vì họ được học song ngữ ngay từ bé . Một du khách người Châu Á đến Fès và nói tiếng Pháp không phải là chuyện thường ngày và tất nhiền sự hiên diện của tôi thu hút sự chú ý của hầu hết người dân địa phương. Tôi cũng chỉ hỏi đường ông bán xà phòng có tên là Mohamed (tên này thì phổ biến phải biết cũng giống như họ Nguyễn nhà mình). Ông ta hỏi tôi câu hỏi  mà tôi đã dự đoán trước


- « Il y a des groupes japonais mais c’est la première fois que je croise un Vietnamien dans ma vie. » (đã từng có các nhóm du khách Nhật Bản đến đây nhưng đây là lần đầu tiên trong đời tôi gặp một người Việt Nam)

- « Tu sais, mon oncle était légionnaire pendant la guerre d’Indochine » (cậu biết không, bác tôi xưa kia là lính lê dương trong quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương ở Việt Nam)

Tôi thực sự ngạc nhiên khi được biết rằng có khoảng 6000 lính Marốc tham gia cuộc chiến năm 1954 ở miền Bắc và một số lính trong số đó đã chuyển sang ủng hộ quân đội Việt Minh chống lại giặc Pháp. Ngay sau chuyến viếng thăm Marốc đó, tôi đã tìm hiểu sâu thêm và được biết một số lính Marốc đã ở lại Việt Nam trong vòng vài chục năm, lấy vợ Việt Nam và phải vất vả lắm họ mới trở về quê hương, với sự giúp đỡ của bác Hồ. Để cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của người Việt, những người lính này đã tham gia vào việc xây lên một chiếc cổng theo lối kiến trúc Marốc ngay tại Ba Vì, nay vẫn tồn tại và bị rong rêu bám đầy.  Chiếc cổng đó như để chứng mình tình hữu nghị cùa lính lê dương Marốc đối với sự tốt bụng của người Việt. Có thế mới biết sử sách nước ta còn thiếu hụt như thế nào. Một người con của quê hương như tôi buộc phải tìm hiểu sử sách bằng tiếng nước ngoài, viết bằng người nước ngoài để hiểu rõ hơn lịch sử của chính nước mình !



Thôi, nói lịch sử hơi nhiều, giờ mình lại quay lại các khu chợ giời souk. Tại đây, phương tiện gắn máy không được phép hoạt động. Cũng phải thôi, nhìn những dòng người đông như thể đang mua vé vào xem trận chung kết Champions League, tôi thiết nghĩ một cong đường rộng có hơn một mét mà để một chiếc xe thồ đi qua thì không biết đến bao giờ mới thoát được ách tắc giao thông. Không có tiếng động cơ chạy không có nghĩa là nơi đây không ồn ào sôi động. Hãy cứ thử nghĩ đến những cuộc mặc cả nóng bỏng giữa kẻ mua người bán là biết liền. Tại đây, tôi nghĩ thứ gây ách tắc giao thông nhiều nhất là…con lừa. Đây là phương tiện chở hàng phổ biến nhất của người dân địa phương .


Như những người đi buôn sừng sỏ, người dân địa phương phân biệt rất rõ đâu là những vị khách du lịch ngây thơ dễ bị dắt mũi để chào mời họ. Và với một ngoại hình đậm chất Châu Á như tôi thì việc được họ « mời » vào xem hàng chẳng có gì là lạ. Biết rằng khi bước qua ngưỡng cửa của những cửa hàng trưng bày thảm, đồ vàng bạc thì sẽ khó có thể tránh khỏi những lời chào hàng ngọt như mật. Nhưng tôi coi đó như một dịp để ngắm nghía thỏa thích những đồ vật được trạm khắc rất tinh xảo. Cho dù biết rằng khi ra khỏi một cửa hàng bát đĩa bạc, tôi đã bị người ta « chăn » mất 20$ nhưng đó hoàn toàn là tự nguyện của tôi. Bạn hãy tưởng tượng thành phố Fès vào dịp hạ điểm du lịch thì người ta lấy đâu ra khách mà chăn. Thêm nữa, 20$ có thể là khá to đối với tôi, nhưng là rất rất to với những gia đình ở đây.


Để quản lý một cách quy củ hơn hệ thống thương mại của các khu chợ souk, người ta cho xây các fondouks, tạm dịch là trụ sở hiệp hội chuyên về một ngành nghề nào đó. Cấu trúc của các fondouk này khá đồng bộ, luôn có một sảnh rộng nằm ngày chính giữa. Xung quanh là các hành lang với các gian phòng dùng để làm nơi ở cho các thương gia và kho chứa hàng.

Tuesday 13 March 2012

Ở Marốc, uống trà là cả một nghệ thuật ẩm thực. Dù giàu hay nghèo, kể cả ông nông dân miền núi cũng sẽ mời bạn một chén trà bạc hà. Trà ở đây là một phong cách sống, kiểu « miếng trầu là đầu câu truyện ». Ở Marốc, người dân không uống trà cả năm mà lại tập trung rất nhiều vào những mùa nóng bức bởi uống trà giúp giữ mát cơ thể. Ngược lại, vào mùa đông thì người ta lại uống Chiba, một kiểu nước gừng giúp hâm nóng cơ thể.  Khi đến bất cứ nhà ai hay vào một cửa hàng, việc đầu tiên mà người Marốc làm là mời bạn cốc trà và việc từ chối không nằm trong vốn từ vựng của họ . Ở đây, từ chối lời mời uống trà bị coi như một điều sỉ nhục hay lăng mạ. 

Trà được pha ở mọi nơi....thậm chí cả trên sa mạc vào buổi tối.
Một chút lịch sử
Với một chút hiểu biết về lịch sử của trà, tôi cũng biết trước là việc tiêu thụ trà ở Marốc không phải là lâu đời, cũng giống như ở Anh phong tục uống trà chỉ sinh ra khi Ấn Độ là thuộc địa của Anh quốc thế kỷ 19. Với lại nhìn vào địa thế Marốc khắc nghiệt như vậy chắc chắn không thể là nơi trồng chè. Bắt nguồn từ Trung Quốc, cũng phải đợi đến thế kỷ 17 dưới thời vua Hồi giáo Moulay Ismail thì trà mới bắt đầu được du nhập vào Marốc. Theo sử sách ghi lại, đó là một món quà do đại sứ Anh Quốc ban tặng cho triều đình. Trà lúc ấy rất hiếm và quý và chỉ được tặng cho những đấng tối cao của một quốc gia. Phong tục uống trà tại Marốc thịnh hành hơn trong công chúng bắt đầu từ sự kiện chiến tranh năm 1854. Lúc ấy, đế quốc Anh xung đột với đế quốc Nga nên toàn bộ vùng biển đen bị chặn lại bởi người Nga. Vì thế, con đường vận chuyển trà từ Ấn Độ đến Châu Âu không thể đi bằng đường biển Đen nữa. Những nguồn hàng tồn kho buộc phải được bán và tiêu thụ ở những nơi khác đặc biệt là tại những hải cảng liên minh hoặc thuộc địa. Nước Marốc lúc bấy giờ lại rất gần đảo Gibraltar (thuộc địa và nay vẫn là chủ quyền của nước Anh) thế nên đã trở thành một thị trường béo bở cho các doanh nghiệp xuất khẩu trà của Anh. Sự có mặt của trà lúc đó ngay lập tức được dân Marốc hưởng ứng nhiệt liệt vì nó là một phương pháp thay thế hợp lý cho các loại cây thuốc hay rượu vang vốn dĩ bị đạo Hồi cấm uống và café, quá đắt. Trong một thời gian dài, Marốc vẫn phải nhập khẩu trà từ Châu Á nhưng từ vài năm trở lại đây người dân bắt đầu thử trồng là chè ngay trên lãnh thổ của mình.

Trà ở Marốc có thể uống mọi lúc mọi nơi, vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều. Phục vụ trà cũng là một nghệ thuật. Khi một nhóm người uống trà với nhau, nếu có một ai là chuyên gia pha trà thì trách nghiệm pha trà sẽ thuộc về anh ta. Điều đó chứng tỏ cả nhóm công nhận « tài năng » của anh ta. Tại Marốc, người ta không uống trà ngay sau khi pha. Người ta đợi khoảng 15mn và trong lúc chờ đợi thì tán gẫu với nhau. 

Uống trà kèm bữa sáng...thói quen phục vụ bánh cuộn xuất phát từ thời kỳ Marốc còn là thuộc địa của người Pháp
Người Marốc có thể phán đoán việc pha trà có thành công hay không qua cái nhìn của họ lên bề mặt của chén trà. Nếu có nhiều bọt nổi lên sau khi rót thì có nghĩa là pha trà thành công. Chưa hết, lớp bọt đó phải còn nguyên trong khi uống trà và còn đọng lại dưới đáy chén sau khi uống hết trà. Khoai đấy !!

trách nghiệm pha trà dành cho người "tài năng" nhất
Trà ngon cũng còn phụ thuộc vào chất lượng của lá bạc hà nữa. Lá phải thơm, xanh đậm, hơi dính tay một chút và nhất là phải cứng và bám chắc vào cuống cây. Và muốn tìm được loại cây như vậy thì chỉ có cây nhà lá vườn thôi. 

thói quen rót trà từ rất cao, nhằm tạo ra lớp bọt như ý và để hương vị bạc hà tỏa ra xa hơn

Sa mạc Sahara !! Nghe cái tên này người Việt Nam nghĩ ngay đến một đại dương cát và cuộc sống khổ sở của những người du mục. Nhìn qua màn ảnh nhỏ thì thích thế thôi chứ tôi dám cam đoan là chẳng có mấy ông nào dám đi một tour trên sa mạc đâu, khổ thế ai mà chịu được. Thế nên bản thân những tour đi lênh thênh trên sa mạc nhiều ngày như thế này lại càng hiếm và đối với người dân Marốc, gặp được một đồng chí da vàng ở một nơi khỉ ho cò gáy như thế này chắc cũng hiếm như việc xem Nhật thực ! Thế nhưng chính những dịp giao lưu văn hóa hiếm hoi đó, tôi đã có được những trải nghiệm khó quên.

Trước hết, tôi xin đính chính lại, sa mạc Sahara không phải lúc nào cũng chỉ là những đụn cát đâu mà phong cảnh rất đa dạng, đi từ thung lũng đến ốc đảo và thậm chí còn có những đô thị lâu đời nữa. Tôi đã có dịp khám phá phong tục tập quán của những bộ tộc du mục, họ luôn biết cách thích nghi để sống sót được trên một vùng đất « chó ăn đá gà ăn sỏi » này

VALLEE DES ROSES
Vallée dé Roses hay thung lũng hoa hồng. Tên như vậy vì ở nôi đây người ta trồng hoa hồng. Nghe có vẻ lạ. Ở sa mạc mà trồng được hoa sao ? Có đấy ! Thung lũng này có một may mắn là có một con sông chảy qua, nên cung cấp nguồn nước tưới dồi dào. Đó là lý do vì sao cây côi mọc tốt tươi. Hoa hồng ở đây người ta gọi là « hoa hồng Damascus », chịu được lạnh và mùa hạn hán. Có thể giống hoa này được những người hành hương Hồi giáo mang đến từ vùng Trung Đông xa xôi vào thế kỷ thứ 10. Ngày nay, cả thung lũng trồng hoa hồng chủ yếu để sản xuất nước cốt hoa hồng phục vụ cho nhu cầu địa phương. Phần còn lại thì xuất khẩu để làm nguyên liệu chế biến nước hoa. 





VALLEE DADES
Ra khỏi khu rừng cây cọ xanh rờn, phong cảnh thay đổi dần với màu vàng của cát và dần xuất hiện những ngôi làng bỏ hoang. Đó là  dấu hiệu cho thấy tôi đang tiếp cận thung lũng Dades. Thung lũng Dades là một phản chứng đầu tiên danh cho những ai chỉ biết sa mạc là đụn cát. Đây là một khu vực có khá nhiều ốc đảo do có nguồn nước dồi dào tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp. Những vườn cây ôliu, ngô, sung là một trong những đặc thù của thung lũng này. Điểm nổi bật của thung lũng Dades là sự xuất hiện của những Kasbah, một loại thị trấn cổ đặc trưng của Marốc và chỉ phát triển ở những vùng có thời tiết khắc nghiệt như sa mạc. Người bản địa thường gán cho Dades biệt danh « con đường nghìn lẻ một Kasbah ». Đặc trưng với lối kiến trúc phòng thủ được thể hiện rất rõ với những bức tường bằng đất nện dày và cao. Thời xưa rất hay có xung đột giữa các bộ lạc sa mạc và vì thế các Kasbah Phải có hệ thống phòng thủ vững chắc. Bên trong là tập hợp nhiều gia đình sống với nhau, cộng thêm người hầu, kho chứa lương thực, chỗ nuôi gia súc và nơi ẩn náu. Các Kasbah thường được xây trên cao dọc theo lưu vực sông Dades. Chỉ riêng trên trục đường tôi đi cũng đã bắt gặp đến 7 Kasbah khác nhau. 

Khung cảnh hùng vĩ của Kasbah thường làm phim trường cho nhiều bộ phim Hollywood
Từ hơn một nghìn năm các bộ tộc du mục (gọi là berber) đã sử dụng những phương pháp truyền thống để xây nên những pháo đào kiên cố như thế này. Lối kiến trúc berber chưa bao giờ chịu ảnh hưởng của những quộc chinh phục ả rập. Kasbah chính là minh chứng rõ ràng cho lối kiến trúc đặc trưng Marốc và khá giống với những ngôi nhà bình dân ở Yemen.
Kasbah đối với những người của sa mạc giống như lâu đài của người Châu Âu thời trung cổ. Chỉ có các quận chúa mới được phép trấn giữ Kasbah, như là những người giữ biên cương cho vua Marốc. Kasbah trấn giữ và bảo vệ những ốc đảo, nơi sản xuất lương thực
Các Kasbah đều tuân theo những phương pháp xây dựng nhất định. Trên nền móng bằng đá dựng nên những bức tường thành rất dày và cao. Các bức tường được nối với nhau bằng các chòi canh đồ sộ. Chất liệu xây dựng chủ yếu là đấn nện pha trộn với rơm, được chế biến theo phương pháp thủ công nhằm cách nhiệt vào mùa hè và mùa đông.
Cậu hướng dẫn viên giải thích cho tôi rằng không phải Kasbah nào cũng là pháo đài dành cho quận công. Đôi khi, Kasbah chỉ đơn thuần là một làng mạc nhỏ của những gia đình du mục muốn sống cố định tại một nơi nên xây một hệ thống phòng thủ đơn giản hơn. Vì không đủ kinh phí để xây tường cao và kiên cố như các quận công, họ thường chọn xây làng mạc tại những địa điểm hiểm trở khó tấn công như cạnh vực thẳm hay trên một mỏm đá.
Nhưng với thời tiết xấu và việc xây nhà hiện đại hơn, những công trình này bị bỏ hoang và có nguy cơ biến mất khỏi bản đồ Marốc. Thật vậy, cũng giống như tất cả các khu vực sa mạc, mưa bão ít khi đổ xuống nhưng hễ có thì lại rất to và dễ làm sói mòn những công trình chỉ xây bằng đất nện. Người dân du mục thì lại hiếm khi chịu khó tu sửa lại nhà ở của họ sau mỗi trận mưa mà lại hay chuyển đi xây nhà ở nơi khác. Với khuynh hướng bỏ làng mạc và chuyển đến sinh sống gần thành phố, các công trình kiểu này bị bỏ hoang.

Càng đi dọc theo thung lũng, tôi càng thấy hai bên sườn dần thu hẹp lại và đường đi dần dốc lên. Càng đi tôi cũng thấy màu xanh của cây cối ít dần đi. Lúc này hai bên tôi là những vách đá cao hơn 300m trong khi lối đi ở giữa thì nhiều khi không rộng quá 20m.


 Lên đến đỉnh, tôi xâm nhập vào vùng núi có tên gọi « ngón tay của khỉ ». Truyền thuyết  kể rằng ngày xửa ngày xưa, có một đám cưới rất to ở đay. Người tham gia uống nhiều rượu nên xay xỉn và ném thức ăn bừa bãi lên vách núi. Thánh Allah tức giận quá nên hóa đá cả lũ. Nhìn vào hình dánh mấy mỏm đá đúng là cũng hơi giống người thật nhưng mà với điều kiện phải cỏ chút trí tưởng tượng !

THUNG LŨNG DRAA
Thung lũng Draa trước kia là một con sông dài và rộng nhưng với hạn hán và tấn công của sa mạc, sông cạn dần và để lại dấu vết là những ốc đảo và rừng cọ trong lòng sa mạc Sahara. Chính vì thung lũng Draa phát triển dọc theo sông nên dài lắm, cũng phải khoảng 1200km. 

Xưa kia, khi dòng sông còn đầy nước, các đoàn caravan ả rập từ Trung Đông xa xôi đi dọc theo sông và trao đổi hàng hóa với các làng mạc phát triển ven sông.
 Các sản phẩm trao đổi khá phong phú : ngọc trai, muối, vàng, nô lệ, da thuộc và hạt tiêu. Những cuốn sách cổ còn nói đến một thung lũng phồn hoa và có cả cá sấu !
Ngày nay, thung lũng Draa được biết đến như là một dải ngân hà những ốc đảo phát triển ven sông. Người dân địa phương gọi đùa là « đường ray tàu ».
Kể cũng đúng. Bạn thử nghĩ mà xem, chiều dài con sông tương ứng với đường ray tàu. Dọc theo con sông là những « nhà ga » tương ứng với các ốc đảo. Du khách hay những đoàn caravan dừng quá giang tại ốc đảo, chất đầy lương thực rồi lại đi tiếp.


Tôi dùng dịch vụ ô tô 4x4 thăm một đoạn ngắn và tiến thẳng đến thị trấn Zagora,nơi khởi hành những cuộc phiêu lưu bằng lạc đà vào sa mạc. Zagora chính là ốc đảo cuối cùng, trước khi chính thức tiến vào sa mạc Sahara với những đụn cát mà ta vẫn thường xem qua màn ảnh nhỏ. Có thể nói Zagora là ranh giới giứa nền văn minh loài người và thiên nhiên hoang dại. Bắt đầu từ đây, tôi sử dụng lạc đà một bướu để khám phá biến cát vàng này. Những đụn cát khổng lồ cao hơn 150m với màu vàng ban ngày và chuyển sang màu đỏ huyền ảo theo ánh mặt trời hoàng hôn

Common! Lên đường nào


Dọc đường, thỉnh thoảng có những quán giải khát dành cho khách du lịch. Tội nghiệp mấy đồng chí Berber, có khi ngồi vêu cả ngày mà chẳng có khách
Đồng chí Abil, hướng dẫn viên của tôi ngẫu hứng với món ván trượt. Chắc anh ta nghiện xem phim Mỹ.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống