Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 9 July 2011

Khi thời tiết vào hè, đi biển thường là lựa chọn tốt nhất cho các ngày nghỉ cuối tuần hay nghỉ lễ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để tận hưởng không khí mát lành, phong cảnh có sơn có thủy thì cách Hà Nội chừng 200km về phía bắc, có một hòn ngọc xanh đang ẩn mình chờ đón khách du lịch.

< Nước hồ trong xanh in bóng những thảm cây mát dịu.

“Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có Hồ Ba Bể có nàng áo xanh”

Đó chính là Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), nơi mà cả một phức hệ bao gồm hồ, sông, suối, núi rừng, hang động đã giữ cho nước hồ có nhiệt độ trung bình cả năm 22 độ C.
.
< Nước trong tới mức bạn có thể nhìn rõ những loài thuỷ sinh dưới đáy.
< Thảm thực vật đa dạng và trù phú,

Từ Hà Nội theo đường số 3 qua Thái Nguyên, đến thị xã Bắc Cạn và đi tiếp khoảng 40 km là đến hồ Ba Bể (gần chợ Rã). Con sông Năng chảy dưới chân núi đá vôi, giữa những bờ vách đứng xuyên qua núi Lung Nham, nơi đó gọi là động Puông.
< Hàng trăm con bướm dập dờn bên mặt nước.

Thuyền nhỏ luồn trong động Puông chập chờn trong ánh sáng mờ ảo, những thạch nhũ hình thù kỳ lạ hiện lên trước cửa động.
< Thăm rừng nguyên sinh trong vườn quốc gia.

Với 87 loài cá nước ngọt đặc trưng vùng đông bắc, 620 loài thực vật, gần 300 loài động vật chim thú, Ba Bể đã được UNESCO công nhận là khu Ramsar – vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ 3 của Việt Nam sau 2 khu Xuân Thuỷ (Nam Định) và Bàu Sấu (Đồng Nai).
< Hồ phẳng lặng treo lơ lửng giữa núi như tấm gương tạo nên một hình ảnh kì lạ gây sự tò mò và ngỡ ngàng của thị giác.
< Một nhánh của sông Năng khi chuẩn bị xuyên qua lòng núi.

Hồ Ba Bể là 1 trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong 20 hồ nước ngọt được đưa vào danh sách đặc biệt bảo vệ của toàn cầu. Hồ được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm trong cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri.
< Đá vôi trở thành đá hoa cương là điều vô cùng độc đáo và hiếm thấy ở đây.

Khối lượng nước ngọt khổng lồ nằm lưng chừng núi đá vôi mà Hội địa chất Bỉ đã khẳng định có niên đại 450 triệu năm, được chia làm 3 nhánh Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng thông nhau (tiếng Tày Pé là hồ).
< Du ngoạn bằng thuyền trên hồ Ba Bể.
< Nhũ đá màu sắc ở động Puông.

Bạn có thể dành 1 ngày với cụm thăm quan tất cả các điểm bằng thuyền gắn máy với giá 550.000đ và thưởng thức sự thư thái trên mặt hồ với hành trình lênh đênh giữa núi rừng sông nước, tận hưởng hương cỏ cây ngọt mát hoặc đơn giản chỉ là ngồi đọc một cuốn sách hay.
< Dòng Năng qua động Puông, nơi du khách có thể đi thuyền qua.

Với độ sâu từ 20-30m, chiều dài hơn 8km, rộng khoảng 5km, hồ có nhiều hang động và suối ngầm ẩn hiện kì thú tạo nên những hang động làm say lòng người. Đầu tiên là động Puông dài 300m, cao hơn 30m với nhiều nhũ đá màu sắc ấn tượng huyền ảo do dòng Năng xuyên qua khối Lũng Nham tạo ra.
< Chụp ảnh lưu niệm trong động Hua Mạ.

Dịu dàng qua động Puông, dòng sông Năng chuyển mình sôi động thành thác Đầu Đẳng khi bị hàng trăm tảng đá lớn chặn lại ở bản Húa Tạng với 3 bậc thác chênh nhau 3 – 4 mét.
< Lạc vào thế giới cổ tích với vô vàn nhũ đá muôn hình ở động Hua Mạ.


< Thác Đầu Đẳng.

Tiếng thác reo có thể nghe thấy ngay từ khi bước chân từ bến thuyền vào khoảng 100m làm bước chân thêm háo hức. Có thể ngồi ngắm thác trên những phiến đá lớn hoặc trên ban công gỗ xây phía trên cao với sư thư thái tận hưởng.
< Ngồi ngắm thác và tận hưởng vũ điệu của nước.

Hòn Pò Giả Mải – tức Gò Bà Giá nơi đặt tấm bia đá niên hiệu Khải Đinh năm thứ 9 (1925) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành Ba Bể, tuy nhỏ nhưng có những cây lớn thả rễ sum xuê và những góc nhìn mát rượi.
< Một góc nhìn từ Hòn Bà Goá.

Câu ca véo von về con người nơi đây từ xưa như một sự khẳng định “Bắc Kạn có suối đãi vàng, có hồ Ba Bể có nàng áo xanh”. Những người sinh sống ở khu vực này chủ yếu là dân tộc Tày với hình ảnh đặc trưng trên con thuyền độc mộc và bên cây đàn Tính.
< Những ruộng lúa nước ở Ba Bể.
< Những nếp nhà sàn trong xanh mướt cây.

Con người hiền lành, cảnh vật hữu tình, còn chần chờ gì nữa mà không lên đây nghe tiếng chèo khua mái trong sóng nước dập dờn, trong văng vẳng tiếng đàn tính và dìu dịu hương rừng, để thấy lòng thật yên bình sau những bộn bề cuộc sống.

Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet


Du lịch, GO!: Du lịch Hồ Ba Bể (Bắc Cạn)
Du lịch, GO!: Tôm chua Ba Bể – Đặc sản Bắc Kạn
'Hòn ngọc xanh' ở lưng chừng núi - Du lịch, GO!

Friday, 8 July 2011

Kể cả khi ta đã thấu hiểu mọi điều trong cuộc sống thì thiên nhiên vẫn còn rất nhiều bí ẩn. Ghềnh Đá Đĩa là một bí ẩn như thế.
Nằm cách thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên hơn 40km về phía Nam, ghềnh Đá Đĩa nổi bật giữa trời biển mênh mông với màu đen tuyền của những khối đá hình lục giác nằm sát bên nhau như những chồng đĩa lớn độc đáo và vững chãi.

Chỉ có vài ghềnh đá trên thế giới được biết đến như kỳ quan thiên tạo với lớp lớp những phiến đã bazan dạng cột nằm phơi cùng sóng biển. Và ghềnh Đá Đĩa bên bờ biển duyên hải Nam Trung Bộ với những ngày nắng rực rỡ quanh năm là đặc biệt hơn cả.

Dầu vết của núi lửa còn sót lại trên dài đất hình chữ S nằm rải rác trong khu vực Tây nguyên và Nam Trung Bộ là những cánh đồng, những cao nguyên màu mỡ. Đất và đá bazan tạo nên cái vẻ phong trần cuốn hút kỳ lạ cho khung cảnh và con người nơi đây.
.
Nằm ở gần cuối nguồn con sông Ba rộng lớn đổ ra khơi, cũng là nơi dòng nham thạch va chạm với sóng biển, ghềnh đá Đĩa được hoài thai bởi sự gặp nhau giữa lửa và nước. Các khối đã bazan đông kết lại đều có hình lục lăng, có chỗ đá ở ghềnh giống hệt bề mặt tổ ong với những phiến đã kích thước bằng nhau xếp chồng lên.

Sở dĩ có tên gọi là ghềnh Đá Đĩa bởi phía giáp biển, các trụ đá xếp khít nhau thẳng đứng, sóng vỗ quanh năm làm mặt đá nhẵn bóng và tròn đều như những chiếc đĩa xếp thẳng hàng. Một sự cân bằng hoàn hảo của thiên nhiên. Không có bàn tay nhân tạo nào có thể làm nên một ghềnh đá kỳ lạ đến thế.

Ở đây, mỗi ngày đều có du khách từ xa tìm đến chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên đặc biệt này. Cũng chả ai thèm quan tâm quanh ghềnh đá với bán kính vài chục cây số không có lấy một dịch vụ du lịch nào. Bởi họ đến đây để khám phá bí mật của tự nhiên, nên cái vẻ hoang sơ và thắng cảnh gần như chưa được khai thác ấy lại là điều lý thú. Và lý thú hơn nữa khi được ngắm nhìn lác đác tàu thuyền của ngu dân trong vùng neo đậu ở một vịnh nhỏ bên ngoài ghềnh. Cuộc mưu sinh của họ dựa cả vào những sản vật đặc biệt ở vùng biển Phú Yên với ốc vú nàng, bào ngư, hải sâm....

Nếu có thể, bạn hãy đến ghềnh Đá Đĩa vào chiều muộn. giữa huyền ảo của ánh hoàng hôn, những xô lệch của chồng đá bazan trên ghềnh đá càng trở nên bí ẩn, như được sắp xếp bởi một bàn tay vô hình khổng lồ. Ở một góc khác lại thấy ghềnh đá như đống lego đồ chơi của một đứa trẻ hiếu động. Hai mặt ghềnh đá đều được mặt trời chiếu rọi, một bên đón bình minh lên, một bên hứng hoàng hôn xuống...
Đúng ngọ, trọn ghềnh đá phơi trên sóng biển xanh biếc, đá nóng giãy và đen bóng. Nhưng chỉ chiều xuống, sóng lại làm nguội đá rất nhanh, tưởng như những tảng đá vuông vắn như được gọt kia xốp như vách tổ ong.
Giờ thì biển Nam Trung bộ đang là điểm đến bình yên và thơ mộng bậc nhất Châu Á. Và ghềnh Đá Đĩa cũng là một trong những bí ẩn của miền đất này đang chờ được khám phá.

Không xa ghềnh đá này là đầm Ô Loan giàu sản vật, là ngọn hải đăng cắm ở cực Đông tổ quốc trên Mũi Điện, là vịnh Xuân Đài xanh trong, là Vũng Rô huyền thoại hay cánh đồng Tuy Hòa màu mỡ bên dòng sông Ba.
Nếu không đủ thời gian thăm thú hết những địa danh này thì hãy chọn ghềnh Đá Đĩa cho cuộc đi.

Bởi ở đó, ta được đi dọc những đập nước, qua những bờ thửa xếp đá gan gà cổ xưa còn lại, những nếp nhà nhỏ bé khiêm tốn nấp sau rặng tre ruộng vườn. Và quan trọng là được lặng người trước thiên nhiên kỳ diệu. Nơi này, đá trầm tích của thời gian phơi trên tuế nguyệt, in bóng từ bình minh cho tới lúc hoàng hôn.

Du lịch, GO! - Theo 24h.com

Du lịch, GO!: Kỳ vĩ Gành Đá Dĩa (Ghềnh Đá đĩa)
Du lịch, GO!: Về Phú Yên phiêu du với đá
Pác Miều hiền hòa với những chiếc bè mảng sông Gâm. Thị trấn nhỏ vùng cao đón khách bằng món thịt chua Cao Bằng nổi tiếng nồng men rượu.

Từ đây, ngược thêm chỉ 14km là gặp ngã ba sông Gâm ở Lý Bôn. Chúng tôi chạm vào dòng Nho Quế kỳ bí dưới vách đá trong hành trình men theo dòng nước này tới sơn nguyên đá Hà Giang.

Sông Nho Quế bắt nguồn từ Trung Quốc với tên gọi Phổ Mai Hà chảy qua Việt Nam ngay địa đầu Lũng Cú. Trên chiều dài ngắn ngủi 46km từ Hà Giang đến Cao Bằng, dòng Nho Quế xanh màu ngọc lục bảo xuyên qua những vách đá cao hun hút ở đèo Mã Pì Lèng hùng vĩ nhất Việt Nam. Trên con đường dốc từ Khuổi Vin đến Mèo Vạc, thỉnh thoảng ngó xuống vực sâu thấy dòng Nho Quế nhỏ như sợi chỉ từ trời đổ xuống.
.
Tạm biệt Cao Bằng trên đỉnh dốc, anh tài xế dừng xe lấy một cây thép dài hơn một mét đóng ngập xuống lòng đất thay cho việc thắp hương nguyện cầu bình yên trên những cung đường hiểm trở. Sùng Mí Xá, cán bộ phòng văn hóa huyện Mèo Vạc hỏi: “Có biết cao nguyên đá Mèo Vạc hiểm trở nhất chỗ nào không?” Tôi trả lời ngay là Mã Pì Lèng. Anh Xá nói: “Mã Pì Lèng ngày xưa, bây giờ đã có đường rồi. Ngày mai vô Cán Chu Phìn, tới dốc Chín Thang, dốc Bảy Thang thử coi!” Chúng tôi ngạc nhiên, không lẽ nơi này còn có chỗ hiểm trở hơn Mã Pì Lèng?

Tôi sực nhớ địa danh Cán Chu Phìn qua nhân vật Sùng Chóa Vàng trong bút ký Trở lại Mèo Vạc của nhà văn Nguyên Ngọc. Đó là một cao nguyên đá, một thung lũng đá cạnh dãy núi ở Sơn Vĩ, mùa xuân hoa mạch ba góc nở trắng hồng, mùa hè lan huyết nhung renanthera vietnamensis đỏ tựa màu máu, mùa đông thỉnh thoảng tuyết rơi.

Sùng Mí Xá trước đây là cán bộ đội chiếu phim lưu động, một tuần trèo dốc Chín Thang hai lần, lặn lội khắp các bản xa vùng biên giới. Bây giờ, anh đưa chúng tôi trở lại Cán Chu Phìn trong vai trò người dẫn đường và phiên dịch. Phần lớn người H’mông ở Cán Chu Phìn không nói được tiếng phổ thông. Đoạn đường chữ chi 22km từ Mèo Vạc vô Cán Chu Phìn băng qua cao nguyên đá tới bản Mèo Qua quả là con đường thử thách lòng người. Đường hẹp chưa tới sải tay, đá tai mèo lởm chởm. Thật khó khăn để tìm một chỗ đất bằng đặt lọt bàn chân cho đỡ đau. Dưới chân, bên mình, trên đầu bao phủ một màu đá xám ngắt lạnh lùng.

Bản Mèo Qua nằm cuối cao nguyên đá Cán Chu Phìn. Bốn mươi bảy nóc nhà lưng chừng trên vách đá nhìn xuống dòng Nho Quế. Người H’mông ở Mèo Qua gùi từng bụm đất bỏ vào hốc đá trồng ngô và mạch ba góc. Núi ở trên đầu sông ở dưới chân nhưng muốn tìm nước uống người ta phải đu mình qua vách đá lên xuống mất sáu tiếng đồng hồ. Từ bao đời nay, dốc Chín Thang là con đường duy nhất của người dân Mèo Qua đi lấy nước hàng ngày.

Bên vách đá cuối bản, người ta bắc chín bậc thang bằng cây rừng qua kẽ đá rồi treo mình tụt xuống dòng sông. Con đường sự sống cao hơn 600m, đủ làm rùng mình những kẻ có thần kinh thép. Chúng tôi ngồi suốt cả buổi chiều ở tảng đá hình mũi tàu đầu dốc nhìn dòng Nho Quế nhỏ xíu bên dưới chảy lững lờ như trong giấc mơ. Nhìn sang bên kia là Sơn Vĩ, Lũng Làn cao vòi vọi. Trên đỉnh núi đó có một cái đồn mà năm 1979 Trung Quốc không thể nào tấn công nổi.

Cao nguyên đá thực sự cuốn hút bất cứ người khách lạ nào đã một lần đến đây. Một vùng núi đá bao la trùng trùng điệp điệp từ Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với những cung đường trên mây, những bản làng trên mây và sự sống con người trên đá luôn đem lại những ấn tượng mạnh mẽ lạ lùng. Chúng tôi chia tay Mèo Vạc vượt Mã Pì Lèng trong buổi sáng chợ phiên sau khi lót dạ bằng thắng cố và rượu ngô mà anh Sùng Mí Xá khuyến cáo cảnh giác vì men Trung Quốc.

Mã Pì Lèng nối Mèo Vạc với Đồng Văn là con đèo hùng vĩ bậc nhất Việt Nam, được mở ra bằng kỳ tích sáu năm gần 3 triệu lượt ngày công, 3 triệu mét khối đá và 11 tháng đội cảm tử treo mình trên vách đứng ở độ cao 1.600m để đục con đường công vụ qua chỗ sống mũi ngựa hiểm trở nhất bằng phương tiện thủ công. Thử bước xuống khỏi ôtô, nhoài người ra nhìn xuống vực, cũng đủ rợn ngợp để hiểu công việc của đội cảm tử quân ngày xưa trước mỗi ngày làm việc đều phải đối diện với 17 chiếc quan tài đặt sẵn trong lán. Trước Mã Pì Lèng, người H’mông ở cao nguyên đá không có con đường. Muốn vượt núi để sang bên kia phải đóng cọc, cột dây đu mình lơ lửng bò qua.

Bây giờ, trên đỉnh cao gần 2.000m so với mực nước biển, người ta đã xây một trạm nhỏ dừng chân, lập bia ghi nhớ Cung Đường Hạnh Phúc. Từ trạm dừng chân này, phóng tầm mắt xuống dưới lại thấy dòng Nho Quế lững lờ như con rắn lục xanh bí ẩn trườn mình qua vách đá Tà Làng cao bậc nhất Việt Nam trong cảm giác rợn ngợp. Lạ lùng hơn, trong màn sương mờ quanh năm trên đỉnh núi ẩn hiện những con đường chữ chi như sợi chỉ đi xuống dòng sông và thấp thoáng những bóng áo xanh đu mình trên vách tỉa ngô trong hốc đá. Lâu lâu lại có vài nếp nhà của người H’mông trơ trọi trong mây.

Không một ai giải thích cặn kẽ được vì sao người H’mông thích làm nhà trên độ cao và bàn chân của họ bẩm sinh có cấu trúc nano để bám vào vách núi hay không mà chưa hề bị trượt ngã. Chỉ biết khi nhìn lên một ngọn núi thấy một nóc nhà hay một bản nhỏ thì nóc nhà trên cao nhất chính là nhà của người H’mông. Từ đó, muốn đi lấy nước dưới dòng Nho Quế người ta phải theo con đường kẻ chỉ chữ chi có chỗ mất nửa ngày đường.

Bản Mã Pì Lèng trên đỉnh mù mây may mắn hơn bởi một nguồn nước từ kẽ đá đủ duy trì sự sống cho gần hai chục gia đình. Căn nhà trình tường có bờ rào đá của ông trưởng bản thấp lè tè, đầy bồ hóng và tối hù. Thào Mí Cáy, cán bộ của xã Pải Lủng chui vào bếp đốt lửa lên giữa ban ngày để thấy rõ mặt người. Lần đầu tiên nhà trưởng bản có khách ngủ lại nên ông đâm ra bối rối. Ông đưa chúng tôi trèo lên giàn bếp xem kho thịt treo của ông. Thào Mí Cáy nháy mắt nói số thịt đó ăn đủ một năm và chỉ có ở bản Mã Pì Lèng này người ta mới treo thịt giàn bếp quanh năm mà không sợ hư bởi không khí lạnh.

Sương xuống rất nhanh trong buổi chiều bên những bát rượu ngô đầy ngà ngật. Xong cuộc rượu Thào Mí Cáy rủ chúng tôi lên trường tiểu học Pải Lủng cách bản 6km để uống rượu ngô tiếp và tập múa khèn. Còn lâu chúng tôi mới tập được điệu múa duyên dáng như con công tỏ tình của đàn ông người H’mông với hai bàn chân nhịp đôi lại nhảy lò cò vỗ vào nhau mà không bị ngã. Nửa đêm, trong cái lạnh buốt xương ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển, chúng tôi thức giấc khi nghe hơi lửa ấm và tiếng nồi chõ lịch kịch cùng mùi mèn mén ngô thơm lừng cho cả ngày hôm sau…

Du lịch, GO! - Theo SGTT, ảnh internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống