Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 12 July 2011

Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến với những cảnh đẹp mê hồn du khách tọa lạc tại thị xã Thủ Dầu Một - một quần thể những hạng mục công trình đền đài, thành quách, núi non, sông hồ, khách sạn, khu vui chơi giải trí, vườn bách thú, quảng trường… trên tổng diện tích là 476 ha.

Với quy mô một khu du lịch như vậy, Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đang nắm giữ nhiều kỷ lục quốc gia: Ngôi đền lớn nhất, khách sạn dài nhất, núi, sông nhân tạo dài nhất, biển nhân tạo rộng nhất, quảng trường lớn nhất, vườn thú có nhiều loại quý hiếm nhất và tốn kém nhất.
Trung tâm của Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến (LCĐNVH) là khu đền Đại Nam với diện tích 9 ha. Điểm nhấn của khu đền là tòa Kim Điện với gian chính điện thờ Đức Phật, Vua Hùng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên phải là điện thờ Mẹ Âu Cơ có bảng ghi 1039 dòng họ của các dân tộc Việt Nam (bảng tên dòng họ này vẫn còn để chỗ cho những phát hiện thêm, nếu có).
.
Toàn bộ khu đền dựa vào dãy núi Bảo Sơn có tòa Bảo Tháp 9 tầng. Dòng sông Bảo Giang uốn lượn, bao quanh, tạo nên một cảnh sơn thủy hữu tình, đặc trưng cho non nước Việt Nam.
Toàn bộ tượng thờ trong Kim Điện và tượng đài hai vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền và Lý Thường Kiệt bên ngoài điện đều dát vàng.
Trên mỗi cánh cửa bao quanh bốn mặt điện đều có những bức chạm gỗ, miêu tả những chiến thắng oanh liệt chống giặc ngoại xâm trong suốt hàng ngàn năm lịch sử giữ nước.
Dưới chân dãy Bảo Sơn là hang động, mỗi bước đi lại đưa ta đến với các truyền thuyết về cội nguồn, từ Lạc Long Quân, Âu Cơ, An Dương Vương, Phù Đổng, trận chiến Bạch Đằng đến các cảnh sinh hoạt của nền văn minh lúa nước…
Từ trên tòa Bảo Tháp có thể thấy gần hết toàn cảnh của LCĐNVH. Bức Trường Thành dài 13,5 km dẫn đến khu văn phòng của Công ty Đại Nam hướng về một quảng trường rộng tới 18 ha, có thể tổ chức những sự kiện lớn, sức chứa tới hàng vạn người. Bức Trường Thành cũng chính là khách sạn với 333 phòng.
Một trong những điểm hấp dẫn của LCĐNVH là vườn Bách thú rộng 22 ha (hiện đã hoàn tất 8,2 ha). Nhiều loài thú quý hiếm được nuôi thả trong điều kiện gần giống môi trường hoang dã như: Tê giác, hổ vàng, hổ trắng, sư tử, linh dương, đà điểu, công…
Vườn Bách thú không chỉ là nơi tham quan, xem biểu diễn xiếc thú mà cũng chính là nơi giáo dục ý thức thân thiện và bảo vệ môi trường. LCĐNVH còn có khu vui chơi giải trí, rạp chiếu phim 4D, nhà hàng, siêu thị…

Đặc biệt, biển nhân tạo rộng 11,5 ha có hồ tạo sóng, công viên nước, dự kiến tháng 4/2009 sẽ hoàn thành. Khi hoàn tất giai đoạn II, LCĐNVH sẽ còn có vườn thú đêm, casino, khách sạn 5 sao, dịch vụ du lịch sinh thái dọc sông Thị Tính… đáp ứng mọi nhu cầu cho khách tham quan, du lịch.


Du lịch, GO! - Theo DLVN, ảnh Thuvienhoasen, internet
Đến với Sapa, người ta thường đi vào mùa đông, để chiêm ngưỡng tuyết rơi, để được khám phá cái lạnh âm độ như các nước châu Âu… Tuy nhiên, nếu có dịp đi vào mùa hạ, nơi đây cũng sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị.

Tiết trời Sapa vào hạ chỉ hơi lạnh hơn Đà Lạt một chút nên khá dễ chịu. Tuy nhiên, đôi lúc, thời tiết như cố tình tạo thêm điều kiện cho nàng Sapa đỏng đảnh trong sắc hạ. Bầu trời vừa bừng lên ánh nắng chan hòa, lại sụp nắng xuống, nhanh chóng cho cơn mưa nhỏ chạy lướt qua đủ làm ướt nhẹ những tà áo đa sắc màu của các cô sơn nữ, rồi lại tạnh ngay...

Hạ là mùa kết trái của đào, lê, mận, nếu “kết nối” được với người dân địa phương, bạn sẽ có dịp đến với các vườn trái cây nằm trên các ngọn đồi để chụp ảnh và được thưởng thức thỏa thích.
.
< Thác Bạc ở Sapa.

Ngoài ra, đến Sapa vào mùa hạ, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những thác nước tuyệt đẹp.

Thác Bạc nằm cách thị trấn Sapa khoảng 12 km, từng làm cho nhiều du khách quyến luyến khi rời bước. Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xóa trông như những đóa hoa.
Bên cạnh đó, bạn còn có dịp hiểu rõ hơn về văn hóa của các dân tộc ít người tại đây, khi mà thời tiết dễ chịu, thuận lợi cho việc di chuyển giữa các bản làng. “Tôi luôn đắm đuối với những chiếc khăn, tà áo, những đường chỉ thêu trên từng kiểu áo khác nhau của các dân tộc.
Chẳng hạn, phụ nữ H’Mông mặc áo màu đen và họa tiết thêu đơn giản. Chiếc quần ngắn ngang đầu gối được cuốn xà cạp quanh bắp chân bằng một băng vải hẹp.

Những cô gái Dao đỏ có nụ cười tươi rạng rỡ, khuôn mặt đầy đặn trong vành khăn đỏ rực quấn cao trên đầu với các tua rua rũ xuống vai. Áo quần được thêu cầu kỳ qua hai, ba lần họa tiết đè lên nhau tạo nên những hoa văn nổi trên nền vải thô. Trang phục của họ luôn nổi bật ở mỗi phiên chợ Sapa.
Còn trang phục của các cô gái Tày khá đơn giản, duy nhất một màu chàm thẫm, áo cánh, cổ tròn có hai túi ở vạt áo trước và một chiếc thắt lưng bằng vải rộng bản quấn ngang eo, cổ đeo những chiếc vòng bạc lớn.

Các cô gái Xa Phó thì e lệ trong bộ áo váy rời sặc sỡ, trên đầu đội những chiếc khăn sọc đỏ, xanh, trắng…” - chị Thanh Hương, một du khách chia sẻ trải nghiệm.
Người dân tộc cũng rất hiếu khách. Bạn có thể đến với gia đình người Giáy ở thung lũng Tả Van hay gia đình dân tộc khác để tìm hiểu về đời sống của họ.

Riêng với người Giáy, mọi sinh hoạt của họ vẫn còn giữ nguyên nét truyền thống xưa, chưa bị các dịch vụ du lịch thâm nhập như một số làng bản khác ở Sapa. Với trang phục đơn giản, áo ngắn cài nút chéo, các băng vải màu viền quanh cổ và tay áo, họ luôn niềm nở đón khách nếu có ai đó muốn ghế vào thăm.

Rất nhiều ngôi nhà của người Giáy có mùi thơm thoang thoảng của gỗ pơmu rất dễ chịu.

Khác với người H’Mông và người Dao thường chọn vùng núi cao hay lưng chừng núi để sinh sống, người Giáy chọn các thung lũng bên các con suối lớn, có đồng ruộng bằng phẳng, có vườn rau quanh nhà. Người Giáy còn nổi tiếng với nghề thủ công như đan lát, làm bàn ghế trúc, chưng cất dầu hồi. Các cô gái Giáy nổi tiếng ở Sapa về sắc đẹp và nết na…

Du lịch, GO! - Theo ThanhNien, ảnh internet
Núi Ngọc nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Núi Ngọc cách chùa Bà Đanh 100m về phía bắc. Từ thị xã Phủ Lý, ngược sông Đáy 7km, tới bến Đanh, đi tiếp 100m là đến núi Ngọc.

Quả núi nằm sát mặt nước sông Đáy. Núi Ngọc là một ngọn núi đá vôi trong hệ thống núi đá kéo dài từ Hòa Bình xuống hướng tây bắc đông nam qua xã Tượng Lĩnh – Khả Phong – Liên Sơn của huyện Kim Bảng. Tuy nhiên núi Ngọc nằm tách riêng, ngăn cách vệt dãy núi kia bằng con sông Đáy.

Núi Ngọc không cao lắm. Ở đây cây cối mọc nhiều, cây to cây nhỏ mọc chen nhau cành lá xum xuê do dân địa phương có ý thức giữ gìn. Trên núi có một cây si cổ thụ, tương truyền có tới hàng trăm tuổi. Đứng trên ngọn núi, du khách có cảm tưởng như được tách riêng biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại để hòa mình vào sự yên tĩnh thuần khiết của thiên nhiên với núi, sông, cây cỏ. Ngay dưới chân núi có một ngôi đền cổ thờ một ông nghè có công với dân làng.
.
Nối giữa chùa Bà Đanh và núi Ngọc là một bãi rộng trồng cây lưu niên, chủ yếu là vải thiều, nhãn, tùy thời vụ có xen cả ngô lúa. Nằm hoàn toàn biệt lập với khu dân cư, trên núi, dưới sông, gần đền, gần chùa, núi Ngọc quả là một thắng cảnh của đất Kim Bảng, một địa điểm du lịch đầy hấp dẫn.

Động Phúc Long:

Từ thị xã Phủ Lý theo quốc lộ 1A đi về phía Ninh Bình 2km, rẽ phải theo đường qua cầu Đọ về Châu Sơn 4km sẽ đến động.

Động Phúc Long nằm trong khu vực núi Chùa thôn Châu, thuộc núi Kiện Khê (còn gọi là núi Thiên Kiện). Núi Chùa là một trong số những ngọn núi nối đuôi nhau ở địa phận thôn Châu Sơn và thôn La Mát thuộc Kiện Khê. Núi Chùa là ngọn trung tâm, trên đó có chùa Hang, có khu miếu ở phía bắc chùa. Vua Trần Duệ Tông (1373-1377) đã cho lập đền thờ trên núi, đền thờ này bị nhà Nguyễn phá vào năm Tân Dậu (1801) và cho xây lại ở thôn Châu như vị trí hiện nay. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, tục truyền trên núi Thiên Kiện có cây tùng cổ có rồng quần ở trên, vua Trần Thái Tông đã lập hành cung và Trần Đế Nghiễn cho quân vận chuyển tiền đồng về cất giấu năm 1379 ở nơi đây. Thời Pháp thuộc, Viễn Đông bác cổ đã liệt hạng núi Chùa là cổ tích danh thắng (ngày 01 tháng 6 năm 1925).

Núi Chùa do các khối đá vỉa xếp chồng chất, lởm chởm như đầu con rồng. Có mỏm đứng chơ vơ trên đỉnh như sừng rồng, nhiều mỏm đá dựng ngược như tóc rồng, phía nam núi có một mái đá nhô ra, dưới mái đá có những vỉa bò lan, nổi cộm lại thành miệng con rồng mà ngôi chùa như hạt ngọc nằm gọn trong miệng con rồng, nhiều vỉa đá xếp thành các bậc thang rất thuận tiện cho việc lên núi ngắm cảnh. Trên đỉnh núi có nhiều cây cổ thụ kiểu dáng khác nhau, từ đây có thể bao quát cảnh sơn thủy hữu tình của sông Đáy, núi Bút Sơn, thành nhà Hồ, núi rừng Thanh Thủy và dòng sông Đáy.

Từ đất bằng leo lên chừng 2m tới cửa động, từ cửa động đi vào chừng 5m tới một ngã ba, rẽ bên phải đi xuống dần hàng chục mét là động có nhiều thạch nhũ đẹp, rẽ bên trái là đường lởm chởm nhũ đá nhô lên, rủ xuống tạo thành nhiều hình thù kỳ lạ. Động Phúc Long có dáng một con rồng thắt túi, có nhiều dơi bám trên vách nên nhân dân địa phương còn gọi đây là hang dơi. Động Phúc Long có sức chứa vài trăm người. Động hài hòa với cảnh quan núi Chùa, ngay bên cạnh là đình và chùa thôn Châu, tạo thành một di tích thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách gần xa.

Du lịch, GO! - Theo Cổng TTĐT tỉnh Hà Nam

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống