Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 12 July 2011

Đã bao mùa du lịch đi qua, ngoại trừ Phú Quốc, những tuyến điểm khác ở miền Tây Nam bộ ít được các công ty lữ hành TP.HCM giới thiệu. Để tạo sự hấp dẫn mới mẻ, một số đơn vị du lịch đã lên chương trình cho du khách đổi gió ở vùng đất phía Nam vào mùa hè này.

Đi Vàm Nao săn cá bông lau

An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam bộ có sông nước hữu tình, đồng rộng mênh mông, lại có núi non, rừng tràm bạt ngàn. Những lợi thế đó đang được văn phòng du lịch nông nghiệp An Giang khai thác trong một tour du lịch để du khách khám phá từng điều thú vị trong mỗi điểm đến.
Điều thú vị đầu tiên là đi thuyền qua cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hoà Hưng, Long Xuyên) thưởng thức các món ăn đồng quê trong một nhà vườn, rồi lên bè đi tắm bùn phù sa hoặc mò ốc, vẹm, xem ngư dân đánh bắt cá cơm và các loài cá trên dòng sông Hậu.
.
Hào hứng nhất là tối đến, mọi người lênh đênh trên thuyền ngược dòng sông Hậu đến Vàm Nao xem ngư dân giăng lưới săn cá bông lau. Vàm Nao là vùng đất của những gia đình theo nghề săn cá bông lau, cá hô đã ba, bốn đời.

Mùa cá bông lau về Vàm Nao thường từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 3 năm sau (âm lịch). Theo kinh nghiệm của những người săn cá, nhìn dòng nước sẽ biết cá chạy theo luồng nào mà buông lưới. Có hai cách bắt cá bông lau là lưới đèn và lưới ngầm.

Lưới ngầm chuyên bắt những luồng cá đi sâu dưới đáy sông, ngư dân móc chì nặng cho lưới chìm sâu, bên trên có các phao báo hiệu thả trên mặt nước. Lưới đèn có gắn thêm những chiếc đèn dầu, bắt cá chạy luồng trên, với loại lưới này săn rất trúng vào đêm. Đối với du khách, ban đêm theo ghe săn cá thích hơn vì gió mát lạnh, nhìn đèn thắp lung linh theo lưới trên sông mà cảm nhận được những ánh mắt ngư dân dõi theo lưới, sung sướng mỗi khi có một con cá mắc lưới.

Điều thú vị thứ hai là ngồi xuồng len lỏi trong rừng tràm Trà Sư - một rừng ngập nước rộng cả ngàn hecta thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là nơi tập trung sinh sống của hàng trăm loài thực vật, thú, cá, chim... Xuồng lướt qua những vạt sen rộng lớn, rồi đi dần vào rừng tràm, du khách sẽ được ngắm những cây tràm soi bóng dưới mặt nước, nghe những âm thanh lao xao của nước hoà với tiếng xào xạc của cây rừng và tiếng chim vang vọng.

Thỉnh thoảng từng đàn chim, cò bay thấp ngang trên đầu, khách có thể trông rõ màu sắc của chúng. Trong rừng tràm có tháp ngắm toàn cảnh Trà Sư mênh mông, xanh ngát, vào buổi chiều nhìn qua ống nhòm trên tháp, khách trông rõ sắc màu của những đàn chim bay qua núi, lượn trên từng ngọn cây. Đi vào rừng tràm Trà Sư lúc trời còn sáng mà cùng nông dân dỡ chà bắt cá rồi chế biến các món ăn dân dã, thưởng thức ngay giữa rừng càng thú vị.

Nếu đi theo lịch trình ba ngày thì ngày thứ ba du khách sẽ được đưa lên Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất vùng Thất Sơn, sau đó tham quan khu di tích Óc Eo để hưởng hết những loại hình du lịch sông nước - rừng - núi của An Giang.

Đêm Tây Đô

Ngủ sớm như nông dân, nhiều người vẫn bảo thế, nhưng công ty du lịch Nam Phương lại muốn du khách thức đêm ở Cần Thơ trong chuyến đi hai ngày một đêm. Không gian chính là khu du lịch Mỹ Khánh được xây dựng như một làng quê thu nhỏ. Ở đây, khách tìm hiểu về cách nấu rượu, cách làm bánh tráng.

Hoà cùng đời sống người dân miền sông nước, khách sẽ học cách chài cá, câu cá, kéo cá, tự tay quăng chài, bắt cá, dùng một bữa cơm đãi khách thịnh soạn của chủ vườn.

Chiều buông xuống, mọi người sẽ có một chuyến du thuyền trên sông Cần Thơ ra bến Ninh Kiều, ăn chiều trên du thuyền, nghe đờn ca tài tử để thưởng thức không khí sông nước Nam bộ.

Xong bữa cơm chiều trên sông, du khách sẽ chuyển qua ghe nhỏ để đi làm dân chài cá. Tuỳ theo con nước, ghe sẽ đi về hướng Cái Răng để ra sông Hậu hoặc theo hướng Phong Điền vào kênh rạch. Chiến lợi phẩm sau đêm chài lưới sẽ được đưa về nhà vườn làm những món ăn khuya như cá lóc nướng rơm, cá rô bí chiên giòn, cháo cá, nhâm nhi rượu đế Mỹ Khánh.

Sau một đêm thức trắng nhưng không thấy mệt mỏi, khi trời mới hừng đông, mọi người vẫn đủ sức lên thuyền tham quan chợ nổi Phong Điền.
Nghỉ tại nhà vườn nhưng tiện nghi tiêu chuẩn hai sao, có tivi, máy tắm nước nóng, máy lạnh. Trong nhà vườn cũng có một hồ bơi gia đình cho khách thích vận động vào sáng sớm.

Từ sông ra biển

Các công ty du lịch thường tách Phú Quốc ra một chương trình du lịch riêng, bởi trong vài năm gần đây Phú Quốc luôn là một trong những tuyến du lịch đông khách nhất vào những dịp lễ tết. Phú Quốc là đảo nên đôi khi người ta dường như quên nó gắn với miền Tây Nam bộ vốn ruộng đồng, sông nước nhiều hơn. Từ khi hàng không có tuyến bay Cần Thơ - Phú Quốc, việc nối tuyến từ đất liền Tây Nam bộ ra đảo thật dễ dàng và công ty du lịch Vietravel đã thiết kế tour du lịch mới Vĩnh Long - Cần Thơ - Phú Quốc.

Những cây cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ đã rút ngắn thời gian về hai địa phương có nhiều điểm du lịch là Cần Thơ và Vĩnh Long. Đến với Vĩnh Long, khách sẽ khám phá không gian xanh của trang trại Vinh Sang rộng 2,2ha với các trò chơi thú vị như: bơi xuồng, tắm sông Cổ Chiên, giăng lưới, cưỡi đà điểu, câu cá sấu, câu cá nước ngọt, trượt nước hay lang thang trong những khu vườn trĩu quả, thưởng thức những trái cây tươi ngon ngay tại vườn. Từ Vĩnh Long xuôi về Cần Thơ tham quan thủ phủ miền Tây Nam bộ, du khách rời miền sông nước, lên máy bay bắt đầu chuyến du ngoạn đến Phú Quốc để hưởng gió biển và không khí trong lành của đảo ngọc.

Đảo được bao quanh bởi biển nên những điểm đến gắn với biển không thể bỏ qua như làng chài Hàm Ninh, bãi Gành Dầu, bãi Dài, bãi Sao, hay đi câu cá ở hòn Móng Tay... Trong lòng đảo, khách còn được đến những địa danh lịch sử, văn hoá như Dinh Cậu, chùa cổ Sùng Hưng, nhà tù Phú Quốc.

Ra Phú Quốc có thể mua về đặc sản tiêu, nước mắm cá cơm, không thể không nhắc đến ngọc trai nơi đây, và vào mùa hè còn mua được xoài trồng trên đảo ngọc ngon không thua xoài miệt vườn.

Du lịch, GO! - Theo SGTT, ảnh internet
Nhìn trên bản đồ, Si Ma Cai như một chỏm nhỏ nằm chơ vơ bên dòng sông Chảy vắt ngang biên giới Việt - Trung. Đường đến đây uốn lượn quanh co bên trên những ngọn núi nối liền kề, nhiều lúc lại vắt ngang những đám mây trôi lững lờ.

Ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, Si Ma Cai (Lào Cai) luôn khiến du khách say cảnh, say tình bởi màu xanh thẳm của núi rừng, những thiếu nữ dân tộc xinh đẹp, đầy sức sống.

Si Ma Cai nằm cách biên giới Việt - Trung 11 km, với 5 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Mông và La Chí. Nhìn trên bản đồ, Si Ma Cai như một chỏm nhỏ nằm chơ vơ bên dòng sông Chảy vắt ngang biên giới Việt - Trung. Đường đến đây uốn lượn quanh co bên trên những ngọn núi nối liền kề, nhiều lúc lại vắt ngang những đám mây trôi lững lờ. Người Si Ma Cai thật thà, chất phác, với những phong tục tập quán phong phú, mang bản sắc văn hóa riêng, còn nguyên vẹn của từng dân tộc thiểu số.
.
< Hồn nhiên nụ cười thiếu nữ Mông Si Ma Cai.
Người dân nơi đây rất thân thiện và dễ mến, bạn có thể thử bằng cách đưa ra lời đề nghị chụp hình những đứa trẻ đang đi bên đường.
Bọn trẻ sẽ tỏ ra thích thú cười tươi sẵn sàng làm người mẫu cho khách lạ đến từ phương xa... trong khi cũng lời đề nghị đó nhưng lại nhận được câu trả lời “chụp ảnh phải trả tiền á” của một nhóm trẻ em ở Sa Pa. Chứng tỏ rằng du lịch chưa làm mất đi bản sắc chân chất của người Si Ma Cai.

< E ấp tuổi 18.
< Cởi mở và thân thiện, những giá trị nhân văn luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến Si Ma Cai.
< Thiếu nữ Si Ma Cai.
Chả phải kém văn minh vì trong một tiệm net công cộng khá nhộn nhịp kẻ ra người vào, mấy cô gái Mông trong trang phục truyền thống tụm hai tụm ba xúm vào màn hình để... chat. Chốc chốc lại quay mặt ra khỏi màn hình cười tủm tỉm như sợ bị “đối phương” phát hiện.
Khi “bị” người khác nhìn thấy, mấy cô đỏ mặt thẹn thùng...

Tại chợ Si Ma Cai, những sản phẩm từ miền xuôi cũng xuất hiện khá nhiều trong những gian hàng tạp hóa của người dân nơi đây.

Dù không may mắn như người anh em Sa Pa nằm ở mặt tiền thuận lợi cho du khách, lại được thiên nhiên ưu ái cho đỉnh núi cao nhất bán đảo Đông Dương - Phanxipăng, Si Ma Cai nằm lặng lẽ ẩn mình trong góc khuất bên dòng sông Chảy.
Tuy nhjiên, nếu được lựa chọn để làm một chuyến du lịch lại, tôi sẽ chọn Si Ma Cai chứ không phải Sa Pa vì nét hoang sơ, sự quyến rũ và cả sự thân thiện hiếu khách của người dân nơi đây. Cả ngày ở đây, chúng tôi không hề bị đòi tiền “bo” (vẫn thường gặp ở Sa Pa và nhiều địa điểm du lịch khác) từ người dân bản xứ khi chụp hình họ, thay vào đó là những nụ cười tươi hồn hậu. Bạn cũng có thể tản bộ thong thả mà không sợ bị quấy rầy bởi những người bán đồ lưu niệm, thổ cẩm.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Vedep, DulichTuoitre, internet
Hòa Bình, người Mường sống rải rác trong những thung lũng. Khí hậu nơi đây trong lành. Bản Mường được bao bọc bởi núi, ôm trong lòng là suối, những ngôi nhà sàn thấp thoáng bình yên…Cuộc sống nơi đây hiền hòa, còn con người thì thật gần gũi và dung dị.

Dân tộc Mường ở Hòa Bình chiếm trên 60% dân số, chia làm nhiều Mường khác nhau. Trong đó Mường Vang ở huyện Lạc Sơn là một trong bốn Mường lớn của Hòa Bình (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng và Mường Động) được thành lập cách đây 100 năm.

Từ thành phố Hòa Bình ngược lên phía Tây Nam của tỉnh Hòa Bình khoảng 50km là vùng đất còn lưu giữ nhiều nét đẹp, nét cổ xưa của xứ Mường. Văn hóa Mường Vang nằm trong chính đời sống thường nhật và dòng chảy lịch sử của người Mường.
.
Với độ cao 1.071m so với mực nước biển, đỉnh núi Cốt Ca ở xóm Đồi Thung, xã Quý Hoà được xem là nóc nhà của huyện Lạc Sơn. Trải qua thời gian, nơi đây vẫn còn vẹn nguyên nét hoang sơ và huyền bí. Cảnh vật lung linh, huyền ảo của Đồi Thung khi thì thăm thẳm Dốc Gió, Đèo Mây, lúc thì tráng lệ, hùng vĩ mây vờn đỉnh Cốt Ca, tinh khiết suối Lạnh.

< Đồi Thung đẹp nguyên sơ buổi ban mai.
< Những ngôi nhà sàn thấp thoáng sau rừng cây.

Giữa thiên nhiên hùng vỹ và nguyên sơ nhưng cũng thật gần gũi ấy, cuộc sống của bản Mường giữa mây ngàn đỉnh Thung vẫn giữ được nét dung dị nguyên sơ. Có lẽ khi về Đồi Thung, cái ấn tượng đầu tiên đó chính là những ngôi nhà sàn của người Mường thấp thoáng bên sườn núi, dưới những tán cây rừng xanh mướt. Vẫn gần như vẹn nguyên nếp sống thủa nảo thủa nào, mỗi nhà một chòm hoặc dăm ba nhà ở chung trên một mỏm đồi.

< Văn hóa sinh hoạt cộng đồng trên ngôi nhà sàn luôn được người Mường Vang lưu giữ và trân trọng.
< Người phụ nữ Mường Vang cần mẫn, khéo léo với những sản phẩm thổ cẩm do chính tay họ dệt.
< Người đàn ông Mường Vang khỏe mạnh, vạm vỡ, vững chãi với vai trò trụ cột của gia đình và bản Mường.

Nhưng cuốn theo dòng đô thị hóa, nhiều làng bản của người Mường cũng đã có phần bị mai một. Những nếp nhà sàn mất dần; trang phục của phụ nữ Mường với váy đen, áo cóm cũng dần vắng bóng.
<  Xuống sông bắt cá.
< Màu xanh của sức sống mãnh liệt nơi mảnh đất Đồi Thung.

Dẫu vậy, nét hoang sơ và huyền bí vẫn còn tồn tại ngay trong cuộc sống của người Mường nơi vùng Đồi Thung. Đến với bản Mường mờ ảo trong sương sớm, sẽ bắt gặp những dáng mẹ, dáng bà cần mẫn dịu dàng, uyển chuyển với váy đen, áo cóm; được nghe người già trong Mường hát Thường đang bọ mẹng; được ăn cơm đồ, lợn thui, ở nhà gác. Phong tục đặc trưng của người Mường là: cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui… 

Du lịch, GO! - Theo Dantri

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống