Sapa không chỉ hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp mê hồn của Hàm Rồng, Thác Bạc hay hương vị lôi cuốn của đồ nướng, lẩu cá tầm, thắng cố, rượu ngô Bản Phố... mà còn bởi dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao đỏ.
Tiếng lành đồn xa vượt qua những đèo dốc miền cao, giờ đến Sapa không tắm lá thuốc người Dao đỏ, cũng có thể coi như chưa biết Sapa…
Đã nhiều dịp chiêm ngưỡng Sapa, khám phá Sapa từ phong tục tập quán đến ẩm thực ngon, lạ của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Giáy..., song lần này cái háo hức thúc đẩy tôi vượt một chặng đường dài từ Hà Nội lên Sapa lại là cảm giác lâng lâng khi được thả mình trong bồn tắm với hàng chục thứ lá thuốc trị liệu của người Dao Đỏ.
Bản làng của người Dao đỏ thường nằm cheo leo nơi lưng chừng núi cao. Cuộc sống lại gắn liền với rừng già nên người Dao vốn giỏi nghề thuốc. Không biết từ khi nào và từ ai mà các thế hệ người Dao từ đời này sang đời khác truyền nhau một bài thuốc tắm cổ truyền kỳ diệu từ các loại thảo mộc để chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ. Bài thuốc được lưu giữ và truyền lại cho những người phụ nữ trong nhà.
Người Dao có thói quen tắm thuốc bằng nước nóng quanh năm, bất kể là mùa đông hay mùa hè. Cho đến nay những gia đình “tứ đại đồng đường” vẫn chung nhau một thùng nước tắm.
Lắc lư trên chuyến tàu đêm Hà Nội - Lào Cai, nghiêng ngả trên ô tô hơn tiếng đồng hồ, vượt những cung đường đèo dốc thoai thoải, tôi đến Sapa khi trời vừa kịp bừng sáng. Không khí trong lành buổi sớm miền sơn cước xua tan đi sự mỏi mệt của một đêm ngủ tàu. Khác với những lần trước, không hoà mình vào dòng khách du lịch đi chơi Cầu Mây, đi ngắm Thác Bạc hay rong ruổi leo núi Hàm Rồng, tôi chăm chú lắng nghe cô hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về dịch vụ tắm lá thuốc và quyết định đến cơ sở kinh doanh dịch vụ này của Lý Láo Lở, một thanh niên còn khá trẻ ở xã Tả Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai.
Từ cây cầu 32 trên con đường quốc lộ dẫn lên Sa Pa, rẽ phải khoảng chục cây số là tới xã Tả Phìn.
Đi dạo một vòng trung tâm xã, cứ tưởng cơ sở kinh doanh tắm lá thuốc thì địa điểm phải đẹp, ít nhất cũng nằm ở nơi đông người qua lại, đằng này, trong vai khách du lịch, lần mò mất gần nửa tiếng đồng hồ mới thấy cái biển hiệu mờ mờ, màu xanh xanh ở thôn Tà Chải có tên cơ sở kinh doanh tắm lá thuốc của Lý Láo Lở.
Cơ sở này nằm gọn trong một ngôi nhà cấp 4, nổi bật giữa không gian toàn những nhà gỗ truyền thống. Gian tiếp khách khoảng chục mét vuông, kê một chiếc giường cá nhân, một bộ bàn ghế đóng thủ công và một cái bục gỗ đặt chiếc biển mica “Reception”. Người đầu tiên tôi gặp là Tẩn Tả Mẩy, một nhân viên chuyện pha chế thuốc tắm.
Vốn là hướng dẫn viên du lịch ở bản Tả Phìn nên cái khiếu giới thiệu về công dụng tắm lá thuốc của Tẩn Tả Mẩy làm nhóm khách du lịch có mặt tại đây lúc đó hoàn toàn bị thuyết phục. Tẩn Tả Mẩy kể lại khá tỷ mỷ, từ lịch sử đến bí quyết bài thuốc giờ vẫn được người Dao Đỏ giữ bí mật.
Mất khoảng 15 phút chuẩn bị, Tẩn Tả Mẩy dẫn tôi vào phòng tắm và không quên dặn dò: “Tắm lá thuốc phải biết giữ nhiệt độ nước đạt 30độ - 37độC mới có hiệu quả. Tuỳ thể trạng sức khoẻ từng người mà thời lượng tắm chỉ 10 - 30 phút, nếu không sẽ bị say”.
Cảm nhận đầu tiên của tôi là không gian phòng tắm, nó chỉ rộng chừng 8m2. Cửa phòng vừa mở ra, những làn khói trắng đã bốc lên nghi ngút xen lẫn hương thơm từ các loại thảo mộc tạo một cảm giác ngây ngất, khoan khoái và dễ chịu đến lạ thường...
Bài thuốc tắm này phải sử dụng nhiều lọai thảo dược. Thường một lần tắm ít cũng phải hơn 10 loại, còn nhiều phải hơn 120 loại thảo dược. Tùy từng loại thảo dược mà cách chế biến khác nhau.
Có loại được phơi hoặc sao khô, có loại phải để tươi nguyên. Thứ thuốc tắm ấy bắt nguồn từ lá cây do người Dao Đỏ lên rừng lấy, sau sơ chế rồi thì cho vào cái thùng phi to, đun sôi liên tục bằng củi khoảng 3 - 4 tiếng, lấy một loại tinh dầu chiết xuất màu đo đỏ và đổ vào các bồn tắm cao chừng 1,2m, bán kính khoảng 0,6 m làm bằng gỗ pơmu.
Tuỳ lượng nước tắm mà bốc thuốc nhiều hay ít, thường thì theo tỷ lệ 2-98%. Trong phòng tắm nhỏ khép kín, làn hơi nước bốc lên mù mịt, đưa hương thơm ngát từ mùi thơm của thuốc quyện với mùi thơm của gỗ. Nước tắm có màu huyết dụ, sóng sánh như rượu vang đỏ.
Chẳng mấy chốc thuốc trong bồn tắm bỗng xông lên mũi, mắt, rồi miệng tôi, làm mọi giác quan của tôi rơi vào trạng thái bồng bềnh, êm ái. Càng ngâm mình vào nước thuốc, cơ thể càng như thấy một luồng điện râm ran chạy tới từng thớ thịt. Cảm giác dễ chịu, tinh thần phấn chấn, mọi mệt nhọc dường như tan biến, khiến tôi chỉ muốn ngâm mình mãi trong bồn. Chợt nghĩ tới tác dụng giúp cơ thể khỏi các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm... tôi lý giải được tại sao lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Sapa tắm lá thuốc thời gian gần đây đông đến thế, bất kể đó là mùa đông hay mùa hè.
Sau bao năm chỉ lưu truyền trong cộng đồng trên những ngọn núi cao, bài thuốc tắm bảo vệ sức khoẻ cổ truyền của người Dao đỏ giờ đã trở thành một sản phẩm du lịch vừa quý, vừa lạ, vừa giàu bản sắc văn hoá độc đáo, tăng thêm sức hấp dẫn cho thị trấn du lịch Sa Pa với du khách bốn phương, khiến ai cũng muốn quay lại lần sau.
Hiện ở Sapa có khoảng gần chục cơ sở kinh doanh dịch vụ tắm lá thuốc. Hàng tuần, người Dao Đỏ từ bản Tả Phìn lại địu nguyên liệu thuốc xuống cung cấp cho các cơ sở này, giúp cho dịch vụ tắm lá thuốc giờ đây trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của Sapa…
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Doanhnhan, Yeudulich, internet
Tiếng lành đồn xa vượt qua những đèo dốc miền cao, giờ đến Sapa không tắm lá thuốc người Dao đỏ, cũng có thể coi như chưa biết Sapa…
Đã nhiều dịp chiêm ngưỡng Sapa, khám phá Sapa từ phong tục tập quán đến ẩm thực ngon, lạ của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Giáy..., song lần này cái háo hức thúc đẩy tôi vượt một chặng đường dài từ Hà Nội lên Sapa lại là cảm giác lâng lâng khi được thả mình trong bồn tắm với hàng chục thứ lá thuốc trị liệu của người Dao Đỏ.
Bản làng của người Dao đỏ thường nằm cheo leo nơi lưng chừng núi cao. Cuộc sống lại gắn liền với rừng già nên người Dao vốn giỏi nghề thuốc. Không biết từ khi nào và từ ai mà các thế hệ người Dao từ đời này sang đời khác truyền nhau một bài thuốc tắm cổ truyền kỳ diệu từ các loại thảo mộc để chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ. Bài thuốc được lưu giữ và truyền lại cho những người phụ nữ trong nhà.
Người Dao có thói quen tắm thuốc bằng nước nóng quanh năm, bất kể là mùa đông hay mùa hè. Cho đến nay những gia đình “tứ đại đồng đường” vẫn chung nhau một thùng nước tắm.
Lắc lư trên chuyến tàu đêm Hà Nội - Lào Cai, nghiêng ngả trên ô tô hơn tiếng đồng hồ, vượt những cung đường đèo dốc thoai thoải, tôi đến Sapa khi trời vừa kịp bừng sáng. Không khí trong lành buổi sớm miền sơn cước xua tan đi sự mỏi mệt của một đêm ngủ tàu. Khác với những lần trước, không hoà mình vào dòng khách du lịch đi chơi Cầu Mây, đi ngắm Thác Bạc hay rong ruổi leo núi Hàm Rồng, tôi chăm chú lắng nghe cô hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về dịch vụ tắm lá thuốc và quyết định đến cơ sở kinh doanh dịch vụ này của Lý Láo Lở, một thanh niên còn khá trẻ ở xã Tả Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai.
Từ cây cầu 32 trên con đường quốc lộ dẫn lên Sa Pa, rẽ phải khoảng chục cây số là tới xã Tả Phìn.
Đi dạo một vòng trung tâm xã, cứ tưởng cơ sở kinh doanh tắm lá thuốc thì địa điểm phải đẹp, ít nhất cũng nằm ở nơi đông người qua lại, đằng này, trong vai khách du lịch, lần mò mất gần nửa tiếng đồng hồ mới thấy cái biển hiệu mờ mờ, màu xanh xanh ở thôn Tà Chải có tên cơ sở kinh doanh tắm lá thuốc của Lý Láo Lở.
Cơ sở này nằm gọn trong một ngôi nhà cấp 4, nổi bật giữa không gian toàn những nhà gỗ truyền thống. Gian tiếp khách khoảng chục mét vuông, kê một chiếc giường cá nhân, một bộ bàn ghế đóng thủ công và một cái bục gỗ đặt chiếc biển mica “Reception”. Người đầu tiên tôi gặp là Tẩn Tả Mẩy, một nhân viên chuyện pha chế thuốc tắm.
Vốn là hướng dẫn viên du lịch ở bản Tả Phìn nên cái khiếu giới thiệu về công dụng tắm lá thuốc của Tẩn Tả Mẩy làm nhóm khách du lịch có mặt tại đây lúc đó hoàn toàn bị thuyết phục. Tẩn Tả Mẩy kể lại khá tỷ mỷ, từ lịch sử đến bí quyết bài thuốc giờ vẫn được người Dao Đỏ giữ bí mật.
Mất khoảng 15 phút chuẩn bị, Tẩn Tả Mẩy dẫn tôi vào phòng tắm và không quên dặn dò: “Tắm lá thuốc phải biết giữ nhiệt độ nước đạt 30độ - 37độC mới có hiệu quả. Tuỳ thể trạng sức khoẻ từng người mà thời lượng tắm chỉ 10 - 30 phút, nếu không sẽ bị say”.
Cảm nhận đầu tiên của tôi là không gian phòng tắm, nó chỉ rộng chừng 8m2. Cửa phòng vừa mở ra, những làn khói trắng đã bốc lên nghi ngút xen lẫn hương thơm từ các loại thảo mộc tạo một cảm giác ngây ngất, khoan khoái và dễ chịu đến lạ thường...
Bài thuốc tắm này phải sử dụng nhiều lọai thảo dược. Thường một lần tắm ít cũng phải hơn 10 loại, còn nhiều phải hơn 120 loại thảo dược. Tùy từng loại thảo dược mà cách chế biến khác nhau.
Có loại được phơi hoặc sao khô, có loại phải để tươi nguyên. Thứ thuốc tắm ấy bắt nguồn từ lá cây do người Dao Đỏ lên rừng lấy, sau sơ chế rồi thì cho vào cái thùng phi to, đun sôi liên tục bằng củi khoảng 3 - 4 tiếng, lấy một loại tinh dầu chiết xuất màu đo đỏ và đổ vào các bồn tắm cao chừng 1,2m, bán kính khoảng 0,6 m làm bằng gỗ pơmu.
Tuỳ lượng nước tắm mà bốc thuốc nhiều hay ít, thường thì theo tỷ lệ 2-98%. Trong phòng tắm nhỏ khép kín, làn hơi nước bốc lên mù mịt, đưa hương thơm ngát từ mùi thơm của thuốc quyện với mùi thơm của gỗ. Nước tắm có màu huyết dụ, sóng sánh như rượu vang đỏ.
Chẳng mấy chốc thuốc trong bồn tắm bỗng xông lên mũi, mắt, rồi miệng tôi, làm mọi giác quan của tôi rơi vào trạng thái bồng bềnh, êm ái. Càng ngâm mình vào nước thuốc, cơ thể càng như thấy một luồng điện râm ran chạy tới từng thớ thịt. Cảm giác dễ chịu, tinh thần phấn chấn, mọi mệt nhọc dường như tan biến, khiến tôi chỉ muốn ngâm mình mãi trong bồn. Chợt nghĩ tới tác dụng giúp cơ thể khỏi các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm... tôi lý giải được tại sao lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Sapa tắm lá thuốc thời gian gần đây đông đến thế, bất kể đó là mùa đông hay mùa hè.
Sau bao năm chỉ lưu truyền trong cộng đồng trên những ngọn núi cao, bài thuốc tắm bảo vệ sức khoẻ cổ truyền của người Dao đỏ giờ đã trở thành một sản phẩm du lịch vừa quý, vừa lạ, vừa giàu bản sắc văn hoá độc đáo, tăng thêm sức hấp dẫn cho thị trấn du lịch Sa Pa với du khách bốn phương, khiến ai cũng muốn quay lại lần sau.
Hiện ở Sapa có khoảng gần chục cơ sở kinh doanh dịch vụ tắm lá thuốc. Hàng tuần, người Dao Đỏ từ bản Tả Phìn lại địu nguyên liệu thuốc xuống cung cấp cho các cơ sở này, giúp cho dịch vụ tắm lá thuốc giờ đây trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của Sapa…
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Doanhnhan, Yeudulich, internet