Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 17 July 2011

Ngày thứ tư: Sa pa - Mường Hum - Lào Cai - Yên Bái

Đèo Ô Quy Hồ hay Đèo Hoàng Liên Sơn là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam. 

Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu trong đó đỉnh đèo là ranh giới của hai tỉnh.

Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ.
.
Zozzo: Sáng quay ngược lại đèo Ô Qui Hồ đi chợ Mường Hum theo lối Bản Khoang. Mây bay trên đường rất đẹp. Chụp rất nhiều ảnh nhưng đến chợ mới thấy là vẫn để ISO 1600 từ tối hôm trước.
Hỏng hết, gà thật!
Bản Khoang, Lào Cai.
Mây khá dày. Bà con người Dao trên đường.
Cách Sa Pa chừng 30km, phiên chợ Mường Hum họp vào chủ nhật hàng tuần. Chợ nằm cạnh 1 con suối. ở khu vực này có nhiều dân tộc sinh sống nên màu sắc trang phục trong chợ rất phong phú.

Khăn chim công rực rỡ của người Dao.
Ngoài khăn, họ còn đội những chiếc mũ cao có những cái khuyên bạc lủng lẳng.
Hoặc đơn giản chỉ là mầu đỏ như bà cụ ngồi ăn bún này.
Phụ nữa Mông lại nổi bật với cái khăn quấn ngang hông.
Cũng là điều đặc trưng chỉ có ở khu vực này.
Phụ nữ Hà Nhì với tranh phục xanh-chàm và búi tóc giả bằng len. Họ được mệnh danh là những người phụ nữ dẻo dai nhất Việt Nam với tài đẵn gỗ vác củi. Những cái gùi của họ luôn to hơn bình thường và chỉ có 1 quai, vì họ gùi bằng trán.
Họ chỉ tụ tập trong một góc nhỏ. Không lượn lung tung như người Mông.


Zozzo blog.

Đi để rồi cảm nhận cái đẹp, cái thơ của Tây Bắc. Một vùng cao bình yên với những khung cảnh tuyệt vời của núi rừng, của con người tại đó sẽ mãi mãi khó quên trong lòng những phượt tử miền xuôi...

Du lịch, GO! - Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần cuối
Sìn Hồ là huyện nằm ở giữa tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp Vân Nam - Trung Quốc, phía nam là huyện Tủa Chùa, phía đông là huyện Phong Thổ, phía tây là huyện Mường Tè. Huyện có diện tích 1.746km2 và dân số là 56.000 người. Huyện lỵ là thị trấn Sìn Hồ nằm cách thị xã Lai Châu 60km về hướng tây. Ngoài ra còn có 22 xã khác.

Sìn Hồ vốn được coi là nóc nhà của tỉnh Lai Châu có những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp và một thung lũng với cánh đồng lúa vàng rực, những khu vườn trồng lê, đào, mận già nua, mốc thếch quanh năm vẫn đơm hoa kết trái. Theo tiếng bản địa thì Sìn Hồ có nghĩa là nơi nhiều con suối.

Sìn Hồ là một bản gồm nhiều dân tộc khác nhau cùng cư trú. Tại bản Sìn Hồ có phiên chợ họp vào các ngày chủ nhật trong tuần. Nếu đúng dịp, du khách được chiêm ngưỡng một bức tranh đầy sắc màu trong phiên chợ của người dân vùng núi cao.

Zozzo: Lòng vòng thị trấn, cũng chả có gì hay, mà cũng không mát mẻ mấy. Cơm rượu rồi chạy luôn về Lai Châu.
Lại thêm 1 kiểu màu của váy Mông nữa. Gồm cả 2 màu xanh da trời và tím nhạt, hàng hiếm.

Đường phía bên này Sìn Hồ cũng khá ngoằn nghèo, đông đúc hơn bên kia chút.
Nhiều chỗ cũng cao chênh vênh như thế này. Nếu không tập trung 1 chút thôi, là cả người cả xe rơi xuống chỗ không biết đáy... ở đâu ngay.
Ở 1 cái cua tương tự, có cái miếu khá khang trang, dừng lại dòm thì là 1 cô gái tuổi 24-25 gì đó. Không muốn chụp ảnh.

Lưu ý: ảnh trong Du lịch, GO! đều được upload trọn khổ lớn. Bạn nhấn vào ảnh hay Open new tab để xem đúng kích thước.
Chiều muộn thì đến thị xã Lai Châu mới.
Giữa thị xã có một cái hồ, không rõ là tự nhiên hay nhân tạo. Đâm ra Lai Châu giờ có thị xã đẹp và hiện đại nhất Tây Bắc. Sơn thủy hữu tình ra phết.
Khu hành chính hoành tráng, có khi còn hơn HN và HCM. Như ks Daewoo.
Hiện đại quá thì không ở. 
Đi luôn về Tam Đường. Đoạn này không khác gì năm ngoái, đường làm xong đã 1 năm mà cây cỏ không mọc nhỉ. vẫn toàn đất đỏ quạch 2 bên.
Đang đi thì ngó thấy cải biển thác Tác Tình 2km. À, rẽ vào xem tác tình là cái gì nào. Đến nơi thì chỉ thấy dòng nước bé tý chảy từ trên núi xuống.

Gọi mấy ông thanh niên lại hỏi đường, họ nói đi bộ đến đó mất chừng nửa tiếng. Đã xẩm tối, quyết định không lên nữa. Thác này có liên quan đến chuyện yêu đương trai gái. Hồi trước, có một cô gái do bị ngăn cản tình yêu đã leo lên đỉnh rồi nhảy xuống chân thác tự tử. Giờ mùa khô nhìn nó bé vậy chứ bình thường cũng đẹp lắm.

Đến Tam Đường, cả thị trấn có 4 cái nhà nghỉ. Đi hỏi không còn 1 chỗ. Một điều khá lạ lùng. Thì ra hôm đó có hội Động Thiên Sơn, quan khách các nơi đến xem, thành ra mình hết chỗ.
Nhưng đó là các cháu dân tộc Kinh thôi. Dân tộc xịn đây. chủ yếu là người Lự. Nhưng giống như Mường, họ chỉ mặc trang phục truyền thống vào những ngày lễ hội. Và họ cũng không có nhiều lắm. chỉ chừng 5-7 nghìn người.
Chụp thiếu sáng nó nhòe vậy chứ nhìn bên ngoài các cô cũng xinh lắm.
Và uống cũng rất khỏe, buổi tối ăn cơm cùng quán họ mới biết. Không hề thiếu với đám đàn ông chén nào hết.

Tam Đường, 8h30 tối, hết chỗ trọ, giờ quay lại Lai Châu cũng dở mà đi sang Than Uyên thì sáng mai không qua được Lào Cai để đi chợ Mường Hum. Mà muốn sang Lào Cai phải vượt qua con đèo Ô Qui Hồ hay tên hành chính là đèo Hoàng Liên. Chạy vòng vèo qua dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, cao đến 2000m, con đèo được coi là dài nhất Tây Bắc với 50km đường trong đó 2/3 nằm bên địa phận Lai Châu. Du khách đi Sa Pa thông thường chỉ được tham quan phần phía bên Lào Cai. phần bên Lai Châu hầu như không có dân sinh sống.

Vô vàn câu chuyện về con đèo huyền hoại nối Lai Châu - Lào Cai này, chuyện khó khăn đường xá, những vụ tai nạn giao thông thảm khốc và ghê hơn, là những câu chuyện ma quỉ được kể ngay bởi người dân ở đây. Nào chuyện trai gái yêu nhau không thành chết biến thành loài chim có tiếng kêu da diết "ô qui hồ..." trên đèo. rồi chuyện cả nhà quan Tri Châu bị Hổ đuổi theo ăn thịt dần trên đường đi nhậm chức...

Nói chung đối với dân thành phố, nó có một vẻ gì huyền bí và rùng rợn. Hồi trước có đọc phóng sự về chuyến vượt đèo này ban đêm của mấy anh dụ lịch, trên đèo họ còn gặp tai nạn với bàn thờ nghi ngút khói hương giữa tiếng thì thầm rừng già... các anh cảm xúc lắm. Đó là họ còn có 4-5 người già dặn đi cùng nhau. Mình thì chỉ có 1.

Xem đoạn trích của "Ai hát giữa rừng khuya"

"..Nỗi lo ngại của nàng Oanh Cơ quả nhiên thành sự thật. Nàng bỏ con thơ cháu bé ở lại với cuộc đời tàn ác, để một mình lánh sang cõi thế bên kia. Câu chuyện sự tích nàng Oanh đến đây là dứt. Từ ngày nàng bị hổ tha vào rừng, thì cứ những đêm mưa gió bấc, những đêm u ám không trăng, trên quãng đèo Ô Quý Hồ lại văng vẳng có giọng đờn ca não ruột, ai bạo gan xông xáo trong đêm khuya rừng vắng, thì thấy ba cái bóng ma ngồi đàn hát cho một con cọp lớn ngồi nghe..."

Nhưng đêm nay lại có trăng, chắc không có ai ngồi hát. đây cũng không phải lần đầu chạy đèo ban đêm. lần thứ nhất vượt đèo Khau Pha tối sương mù, lần thứ 2 chạy từ Trùng Khánh về Cao Bằng. lần 3 chạy Hoàng Su Phì ngày giáp Tết... Con đèo này cũng đã từng qua rồi, chẳng lạ lẫm gì.

Đi chầm chậm, căng mắt nhìn đường, vểnh tai nghe ngóng, tiếng xe ì ì, nhìn xa xa núi đồi trập trùng dưới ánh trăng bàng bạc. Đoạn đầu cũng hơi rờn rợn, vì ám ảnh mấy câu chuyện kia, luôn có cảm giác đang có cái gì đuổi theo đằng sau, rồi có lúc giật mình: đang đi thấy cái đốm đỏ đỏ giữa đường, phanh lại, đi lò dò đến thì nó bay vụt lên, đó là loại chim gì đó kiếm ăn ngay trên đường, mắt nó phản ánh đèn xe máy đỏ lừ, khá to, cỡ con gà. gặp chừng chục con như vậy.

Đi lúc rồi quen dần, thậm chí còn đỗ hẳn lại, tắt máy đứng 1 lát xem có tiếng khóc lóc than vẵn văng vẳng nào không nhưng chỉ thấy tiếng cây rừng lào xào trong gió. Chưa gặp bất kể xe nào trên đường, tự nhiên thay vì lo ma quỉ thì lại sợ cướp. vắng thế này, có ông em túng quẫn nào nấp bên vách đợi mình gần đến nó phang cho 1 phát vào mẹt rồi quẳng xuống vực thì có mà cả tháng may mới tìm thấy xác. Vẫn biết Tây Bắc cho đến giờ vẫn an toàn. nhưng vẫn nghi

Đang lo vậy thì thấy có ánh đèn trong ngôi nhà ven đường, không phải nhà mà là cái lán của công nhân sửa đường. Thấy bóng dân là yên tâm hẳn. Lừ lừ đi tiếp. Gặp 1 cái xe tải ì ạch chạy ngược lại. Những ai từng đi đêm tại những chỗ hoang vắng xa lạ mới thấy ánh đèn xe tải chạy ngược quí giá như thế nào. Điều đó có nghĩa là quãng đường phía trước mình bình an.

Lên đến đỉnh đèo, dừng lại chụp choẹt đàng hoàng. Từ đây trở đi là đất Lào Cai rồi, rất nhiều dân...


Từ đây về Sa Pa chừng hơn chục km, đổ đèo, đường mới làm xong rất đẹp.

Hơn 10 giờ về đến Sa Pa, đã vắng tanh vắng ngắt. Vốn ghét SaPa, định đi luôn về Lào Cai nhưng đi chừng chục cây thấy mệt, quay lại SaPa ngủ đêm cái nhà nghỉ không nhớ tên đầu thị trấn.

Xin mượn cái hình đẹp nhất về con đèo này lúc ban ngày bên ngoisao. Người chụp đã rất may mắn gặp được thời tiết thuận lợi như vậy. Giá kể mà mình đem tripod, rồi có đông người thì cũng dám dừng lại chụp serie con đèo đêm sáng trăng thử xem sao.


Còn phần cuối
Zozzo blog.

Du lịch, GO! - Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần cuối
Khu du lịch rừng Madagui (Saigon Tourist) rộng 588ha, toạ lạc ở huyện Đạ Huoai - tỉnh Lâm Đồng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 152km, cách Đà Lạt 148km. Đây là điểm dừng chân lý tưởng trên tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt do Madagui có khí hậu trong lành; cảnh quan thiên nhiên nhiên nên thơ, hùng vĩ với rừng, núi, sông, suối; thảm thực vật, động vật phong phú; hệ thống hang động liên hoàn, thơ mộng, lãng mạn và kỳ bí.

Khu du lịch rừng Madagui (Ma Đa Gui, Mà Dà Guil, Madagouil) được đặt tên theo cách phát âm của người Mạ, dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại khu vực:
- Mà: dân tộc Mạ.
- Dà: chất lỏng, nước, sông, suối.
- Guil: tên dòng suối ---> Mà Dà Guil: suối Guil của người Mạ.
.
ĐẶC ĐIỂM RỪNG

Thảm thực vật rất phong phú gồm lồ ô, tre, mun, me, keo và các loại cây gỗ quý hàng trăm tuổi như cây tùng, si, gõ, bằng lăng, đủng đỉnh, rau diếp, rau lá quăn,… Đặc biệt có cây kơnia đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên được xem như loài cây quý của người dân tộc. Những cây hàng trăm tuổi với bộ rễ dài nổi cuồn cuộn trên mặt đất, thân cây to chục người ôm hoặc một số cây mọc trên đá là điều thú vị khi tham quan rừng dành cho du khách. Rừng xen kẽ với nương rẫy đồng bào dân tộc ở thế da beo vừa gần sinh hoạt con người, vừa hoang sơ.

Động vật có các loài thú rừng chính như voi, cheo, nhím, heo rừng, sóc, dúi, các loài côn trùng, bướm, chim, bò sát,…

HỆ THỐNG SUỐI, BÃI TẮM

Suối Tiên là một phần của sông Đạ Huoai bắt nguồn từ Bảo Lộc, chảy ngang qua Khu du lịch rừng Madagui với chiều dài khoảng 3km. Vào mùa khô, mực nước trung bình 1-2m, mùa lũ mực nước cao hơn 10m. Đây là khu vực sinh sống của hai loài cá nổi tiếng là cá lăng, cá leo, cá trèn.

Suối Voi nằm sâu trong rừng với nhiều ghềnh đá đẹp tự nhiên và hoang sơ, nước suối trong vắt làm mát lòng du khách, dòng chảy lộ thiên và ngầm dài khoảng 1km. Nơi đây từng là bãi đào vàng của dân địa phương, hiện nay vẫn còn vết tích. Suối được mang tên suối Voi vì nằm trên lộ trình di chuyển của đàn voi rừng thường dừng chân uống nước.

Bãi Tình yêu gần bờ suối, rộng khoảng 1.000m2, khá đẹp, gồm những bãi đá lớn giữa khung cảnh thiên nhiên của núi rừng, rất lãng mạn.

HỆ THỐNG HANG ĐỘNG

Hệ thống hang động liên hoàn bao quanh Khu du lịch được hình thành do các chấn động địa chất trong quá trình hình thành khu vực, các hoạt động của hệ thống núi lửa trước đây. Do hoạt động của núi lửa, phần lớn khu vực được phủ một lớp bazan. Cùng với quá trình phun trào là sự bào mòn tạo nên lớp phù sa sông suối. Trải qua quá trình bào mòn, rửa trôi và tích tụ đã tạo nên bề mặt địa hình đan xen khá phức tạp, hình thành hệ thống hang động hấp dẫn liên kết với nhau nhưng không quá nguy hiểm, thích hợp cho du khách vừa có nhu cầu tham quan và khám phá. Hang động được chia làm hai loại: một loại hang nằm sâu dưới lòng đất, cách mặt đất 10-12m, một loại hang nằm trên cao và cách mặt đất 10m. Đá granite (thạch anh) là cấu tạo đá chính của khu vực.

Thạch Lâm là khu vực tập trung hàng chục khối đá granite khổng lồ đổ xếp chồng lên nhau tạo nên những hình thù kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng của con người.

Thiên Phúc Sơn Động là một quần thể hang động tự nhiên với những cụm hình tượng như: Song Tượng, Tam Đại, Tứ Linh, Ngũ Phúc tạo một thế giới huyền bí.

Hang Dơi làhang động chính trong khu vực Thạch Lâm có chiều dài khoảng 60m, tham quan từ đầu hang đến cuối hang mất 30 phút. Hang có 3 lối ra vào. Khi vào hang, du khách đi xuống, có cảm giác đang đi sâu vào lòng đất, nhưng khi ra khỏi hang lại thấy đứng trên đỉnh núi giữa rừng bằng lăng, lối đi khúc khuỷu khó đi. Đúng như tên gọi Hang Dơi, hang vốn là nơi trú ngụ của loài dơi rừng Madagui. Những vách đá cheo leo, khe sâu hàng chục thước trong Hang Dơi là những kỷ niệm đáng nhớ trong kỳ nghỉ của du khách.

Hang Cô: Sau 20 phút đi bộ từ Hang Dơi, du khách sẽ đến Hang Cô dài khoảng 20m, tham quan toàn hang mất 20 phút.

Cổng Trời nằm trên đường đi từ Hang Cô sang Hang Thầy, gồm hai gộp đá khổng lồ cao khoảng 10m sừng sững tạo thành hình cổng đang mở giữa rừng. Đường lên Cổng Trời cheo leo, dốc cao, lối đi hẹp chỉ đủ cho một hay hai khách lách người qua.

Hang Thầy có hình bán nguyệt, chiều dài khoảng 25-30m, tham quan toàn hang mất 10 phút. Hang có những phiến đá lớn phẳng lì xếp nghiêng nghiêng, trong hang có dòng suối ngầm chảy len dưới các phiến đá. Hang được đặc biệt chú ý bởi một câu chuyện hư hư thực thực còn lưu lại qua lời kể của người dân nơi đây. Chuyện kể rằng, vài thập niên trước, có một vị tu sĩ sống ẩn mình trong hang, nhưng sau đó vị tu sĩ đi đâu không ai rõ. Dấu tích còn để lại là chiếc bàn ghép từ những phiến đá nay đã bể và bộ chuông mõ được tìm thấy.

Hang Rẻ Quạt dài 40m, rộng 6m, chứa được 50 người, nằm trong rừng cao. Lối đi lên hang rất dốc và cheo leo. Hang gồm những khối đá ghép với nhau thành hình chiếc quạt xoè ra giữa núi rừng thâm u, khéo léo như có người xếp đặt. Tham quan hang mất khoảng 10 phút.

Hang mới: Trong khoảng thời gian gần đây đã phát hiện nhiều hang mới nằm sâu trong rừng do rễ một số cây cổ thụ to lớn bao phủ, cấu trúc đá cũng khác so với những hang động trên.

DỊCH VỤ DU LỊCH

- Khu công viên Thần Núi với tượng Thần Núi uy nghi cao 14m được dựng mô phỏng theo hình tượng vua Hùng. Phía dưới tượng là thảm cỏ và hồ phun nước nghệ thuật tạo cho cảnh quan thật hùng vĩ và sinh động để phục vụ du khách chụp hình lưu niệm.
- Cầu treo bắc qua sông Đạ Huoai, khánh thành ngày 28-4-2003. Đây là chiếc cầu dây có nhịp chính dài 120m, mặt cầu bằng gỗ.
- Khu vườn tre rộng 30ha với bộ sưu tập tre trúc Việt Nam phong phú với gần 100 loại.
- Khu vườn kiểng với các loại cây kiểng, bonsai, trong đó một số cây được tạo dáng hình thú sinh động.
- Khu cắm trại bên kia suối rộng khoảng 5ha, sức chứa 20.000 khách.
- Khu lễ hội rộng khoảng 2.500m2, phục vụ các lễ hội, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật.

- Nhà hàng Muông Xanh trước đây có tên là nhà hàng Suối Tiên, đổi tên thành Muông Xanh từ tháng 3 năm 2002. Nhà hàng có lối kiến trúc theo kiểu nhà rông, được xây dựng giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp, sức chứa 1.000 khách, phục vụ những món ăn đặc sản tại địa phương (cá suối, rau rừng,…) được chế biến theo yêu cầu của du khách.
- Khu phòng ngủ Kơnia (18 phòng nghỉ tập thể), Đồi Mai (22 phòng đôi đầy đủ tiện nghi, gần với thiên nhiên); đặc biệt có 2 nhà Tarzan được trang bị tối thiểu nhất cho một cuộc sống khi còn hoang sơ.

- Massage với trang thiết bị hiện đại.
- Karaoke: 5 phòng hát với hệ thống âm thanh hiện đại (máy 5 số).
- Hai sân tennis đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Xe tham quan rừng (UAZ), xe đạp vượt địa hình, cưỡi ngựa.
- Khu bắn súng cự ly.
- Hồ bơi có tổng diện tích mặt nước trên 3.000m2 được chia làm 3 khu vực.
- Câu cá giải trí với diện tích gần 15.000m2 chứa nhiều chủng loại cá.
- Quầy lưu niệm: thổ cẩm, rượu cần, trà, cà phê, hoa lan, hoa rừng, hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ mây tre lá,…

Các hoạt động văn hoá giải trí: Lễ hội của người Mạ, lễ gọi lửa, nghi thức uống rượu cần, tục cưới hỏi của người Mạ, lễ hội cồng chiêng, mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu,…

Bến đò dân tộc nằm trong khu vực buôn của người Mạ. Du khách có thể đi thuyền độc mộc qua suối, tìm hiểu sinh hoạt hằng ngày của người dân tộc thiểu số...

Đến thăm Khu du lịch Madagui, du khách sẽ bị cuốn hút bởi các điểm tham quan, vui chơi độc đáo, mới lạ gắn liền với môi trường thiên nhiên thân thiện và thể hiện nét văn hoá truyền thống, tập quán canh tác, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Nam Tây Nguyên như: thăm hồ thác Voi, đồi Bằng lăng, rừng sinh thái, đảo thú, vườn điều, vườn cây ăn trái, hang Thần Núi, hang Thầy, hang Tử thần, hồ và khu cắm trại Thạch Lâm, khu cắm trại bãi Tình yêu, hồ cá sấu, quầy mỹ nghệ, khu vườn tre sưu tập, nối vòng tay, say nhịp múa “xoang” quanh lửa trại, hoà mình vào tiết tấu trầm hùng của nhạc cồng chiêng…

Khách đam mê nhu cầu chơi thể thao, tìm cảm giác mạnh có thể tìm đến các loại hình bơi lội, leo núi, trượt thảm cỏ, bắn súng sơn, vượt thác trên sông Đạ Huoai…

Du lịch, GO! - Theo Dalat.gov, Mangdulich...

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống