Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 18 July 2011

Tranh Ðông Hồ có từ thời Lê, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc.Theo câu thơ của thi sĩ Hoàng Cầm "Anh đưa em về bên kia sông Ðuống...", đến thị xã Bắc Ninh ngày xưa đây là đất dừng chân của cánh buôn tranh Ðông Hồ,nay chỉ giản đơn là đất dừng chân của người đợi qua phà Hồ.

Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh...

Dịp đó các ngày 6, 11, 16, 21, 26, chợ tranh họp 5 phiên trong tháng duy nhất của năm-tháng chạp. Chợ chỉ họp và bán tranh sau khi các gia đình đã sửa lễ cúng thánh.
Tranh đẹp hay không đẹp đều chỉ nhất loạt giữ giá một, người sành chơi có thể tuỳ ý lựa chọn. Không khí Tết chộn rộn không chỉ ở cảnh kẻ bán người mua tấp nập, mà cả bởi vẻ rực rỡ, sắc màu t­ơi rói cử những bộ tứ bình, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa...

Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Ðông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế ... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía của tranh Ðông Hồ, cũng không thể có nền giáy điệp quyến rũ đó.
Ngời sành tranh Ðông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đựng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vang đỏ, không khỏi chạnh lòng nhớ tranh Ðông Hồ ngày xưa

Ở cái làng nghèo mà hào hoa như làng tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có lề - Có sông tắm mát, có nghề làm tranh" và "Lịch sử cũng thế Đông Hồ". Không khí sầm uất vào cữ một chạp, các thuyền từ xứ Đôn xứ Đoài ghé bến "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương hai nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ nọ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ẩn hiện la đà trên các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, từ cụ già đến con trẻ  đều mê và nghiện trà đặc.

Thuốc lào Tiên Lãng và chè móc câu Thái Nguyên là thứ không thể thiếu được trong các đêm làm tranh. Tiếng rít thuốc lào sòng sọc nghe vui tai, nước trà đặc sánh, làm cho đầu óc minh mẫn, tỉnh táo khiến cho nét vẽ, màu vẻ thêm sống động, có hồn có vía. Nhất là nết ăn, nết ở của người lang tranh hào hoa có vẻ hơi cầu kỳ nhưng bao giờ cũng trọng chữ tín và nghĩa tình trong quan hệ xóm giềng. Không biết tự bao giờ đã thành lệ, các cụ làng Đông Hồ được mời đi ăn cổ làng bên chỉ đụng đũa đụng bát cho phải phép, ở nhà vẫn lo cơm canh cất dọn đàng hoàng.

Rượu chỉ uống chén hạt mít, ăn cũng chỉ qua loa dăm miếng thịt là các cụ đứng dậy xin phép gia chủ ra về. Khi có khách xa đến được mời cơm, gia chủ hân hạnh ngồi đầu nồi xới cơm, không đụng đũa cả vào cạng nồi cơm. Người sắp mâm thiếu thức gì biết ý phải đi lấy, không để khách phải g ọi, nếu để sơ suất dễ bị nói! Ngay ông Nguyễn Đăng Sấn được mời ra trường Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu cho lớp sinh viên về dòng tranh Đông Hồ, ngay phút lâm chung ông cũng yêu cầu di hài mai táng tại quê nhà nơi ông gắn bó với làng tranh một đời. Và ông Sần nhất định đòi cậu con trai chuyển bằng được bộ sưu tập ông đã dầy công sưu tầm cho anh Trần Nhật Tấn người trong họ như muốn truyền lại cái tinh hoa của dòng tranh Đông Hồ đến người tâm huyết:

"Chỉ có cậu Tấn mới có khả năng tiếp thu được, tôi cho cậu để phát huy cái hay, cái đẹp của dòng tranh ông cha để lại" Nghĩ kể cũng lạ, bất cứ người làng Hồ đi làm ăn xa về xin ván tranh khắc, các cụ nghệ nhân trong làng nhất định không cho. Ngay cả dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bàn hoặc cho thiên hạ hết. Người làng ra Hà Nội sinh sống làm ăn tập trung quanh chợ Đồng Xuân làm lại nghề lâu rồi và do đó quen gọi là phố Hàng Mã. Mà cũng chỉ làm hàng mã thật chứ tịnh không thấy sản xuất tranh như ở làng Đông Hồ.

Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng; ai có hoa tay, có thú chơi cầm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú tao nhã của nhà nho xưa). Làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng lại đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bản khắc tranh nữa! Nhà cụ Lử có bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ mà tiếc đứt ruột!

Lại còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ ta phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn.

Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Bà con Việt kiều khi về nước cũng phải tìm mua bằng được những "bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương" (Thơ Chế Lan Viên) để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.

Thực trạng của làng tranh bây giờ ra sao? Cũng khó tìm ra được lời giải đáp cụ thể nếu Nhà nước không đứng ra đầu tư và tiêu thụ. Có một dạo Xuhasaba (Hà Nội) nhận đặt và xuất khẩu với số lượng tranh lớn cũng làm nức lòng người dân nơi đây vì giá thành tranh không đắt lắm. Nhu cầu vài năm gần đây thay đổi, cứ mạnh ai nấy làm. Người làng tranh bây giờ nảy sinh tâm lý: ai đặt thì làm, nhiều khi với số lượng tranh quá ít cũng không muốn làm. Thi thoảng lắm cũng có nơi về làng tranh đặt vài nghìn tờ, không sản xuất được thường xuyên nên cũng khó tổ chức sản xuất tranh được đều đặn trong năm, ảnh hưởng đến thu nhập của người làm tranh.

Các nghệ nhân như cụ Thúc, ông Sâm, ông Lăng... có tay nghề cao và kinh nghiệm, đều mắt mỏi tay run hoặc dần dần khuất núi cả. Lại nhớ đến ông Lý Lăng, hơn mười năm trước tôi và anh bạn về thăm ông trong ngôi nhà tranh bốn gian tường vách tranh đạm. Ông là nghệ nhân vẽ mẫu tranh nổi tiếng làng Đông Hồ theo kinh nghiệm. Nghĩa là vừa làm vừa học... Cứ bắt chước, cứ học hỏi dần. Nhà này nhờ vẽ mẫu tranh này, nhà khác gọi giúp mẫu tranh khác...

Cũng là tình xóm giềng, ông chẳng tiếc sức, tiếc công! Ngoài việc sáng tác mẫu tranh, ông còn truyền đạt kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cho lớp trẻ học hỏi. Chẳng hiểu bây giờ còn bao nhiêu người cụ đã truyền nghề cho, "trụ lại" được với nghề trước thủ thách của cơ chế thị trường khắc nghiệt, nhất là đối với một dòng tranh như dòng tranh Đông Hồ...

Dẫu người làng tranh có làm tranh đi nữa cũng phải chạy theo thị trường, nghĩa là khi pha màu chủ yếu là bột goát để giá thành được rẻ... Còn đâu như thủa nào tranh làng Hồ giữ nguyên được sắc màu tươi tắn, nhuần nhụy của các màu lấy từ... cây vườn, nội cỏ! Họa chăng tranh làng Hồ còn giữ được sắc thái tự nhiên (theo nguyên nghĩa của từ này) chỉ còn được chiêm ngưỡng ở Viện bảo tàng và các sưu tập tư nhân mà thôi! Mà sức sống của tranh dân gian này chủ yếu phản ánh tâm tư nguyện vọng của người lao động. "Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp", một nhà thơ xứ Bắc đã từng viết như thế.

Chỉ cần vài tờ tranh cuộn lại bên cạnh nải quả cúng tổ tiên và dán treo trên vách nứa tường tre cũng làm nhẹ nhõm thư thái lòng người khi tết đến và nguôi đi nổi nhọc nhằn cấy hái trên đồng ruộng! Đấy là chưa kể những khu du lịch ở khắp đất nước ta nếu tiêu thụ được cũng là có dịp để giới thiệu cho bạn bè năm châu thấy cái hay, cái đẹp của tranh dân gian, phần nào góp phần xây dựng đời sống văn hóa trên cơ sở tìm về cội nguồn dân tộc.

Bây giờ ở làng tranh Đông Hồ này có lẽ hiếm có ai lại mê vẽ như anh Trần Nhật Tấn. Thới buổi của cơ chế thị trường, hầu như cả làng đổ xô vào làm hàng mã, cũng vốn là "mặt hàng" truyền thống trước đây. Thôi thì đủ loại: hoa tai, đồng hồ, nhà táng, hon-da, "cúp" giấy. Rẻ cũng mươi đồng, đắt cũng đến hàng trăm nghìn... tùy theo nhu cầu người đặt mua. Làng thường giao cho người bán buôn đi Hà Nội.Còn tranh Đông Hồ một thời nổi tiếng của dòng tranh xứ Bắc, kỹ thuật công phu, giấy đắt, đủ các loại màu lấy từ chất liệu tự nhiên, tiêu thụ lại khó. Người sành tranh lắm băy giờ mới dám chơi tranh Đông Hồ, chứ không như ngày nào tranh bày bán trên mẹt quê khắp các chợ Phủ Thuận và ở nhiều nơi khác.

Dạo qua các hè phố cứ thấy tranh Tàu, tranh Thái bày treo la liệt trên các quầy sách báo và văn hóa phẩm như lấn áp người xem, người mua. Lâu rồi chúng tôi mới có dịp trở lại làng Đông Hồ, thăm anh Tấn, quanh cảnh xóm thôn nghe chừnh đổi khác nhưng nét chân tình trong con người anh vẫn như xưa.

Vẫn giọng nói hồ hởi khi anh nói về tranh và lật giở tờng tranh cho chúng tôi xem, nghe anh giảng giải kỹ thuật vẽ tranh mới càng thấy biết bao công phu trong nghề. Có hôm trời nắng nóng độ khô ẩm tăng phải gia giảm màu cho phù hợp với độ xốp của tranh. Quấy hồ đặc quá, giấy cong vênh như bánh đa quá lửa, không in tranh được...

Rồi kỹ thuật khắc ván tranh, chế tạo màu từ lá tre, rỉ đồng, hoa hòe, vỏ điệp... Anh Tấn tâm sự: "Nhà đông, tôi cũng phải cho các cháu làm thêm hàng mã để sống. Nhưng mình không l à m tranh nữa mà để mai một dòng tranh thì thật tuổi hổ với ông cha, các anh ạ! nhiều khi tôi dành hẳn một gian buồng trong nhà để sáng tác mẫu tranh. Gian ngoài cho các cháu làm hàng khỏi bề bộn và đỡ bận tâm đến không khí sáng tác của mình. Kinh tế gia đình từ những năm kinh tế cũng đỡ nên tôi cũng có điều kiện vẽ tranh hơn".

Do chịu khó học hỏi và yêu nghề làm tranh dân gian, anh Tấn được các cụ nghệ nhân trong làng "truyền nghề"cho. Các loại tranh in ván, tranh khắc, trổ lé... anh đều nắm vững và xử lý kỹ thuật làm tranh thuần thục. Những năm trước anh Tấn đã được tín nhiệm phụ trách tổ làm tranh Đông Hồ gia công cho Nhà nước theo chủ trương phụ hồi dòng tranh dân gian. Các nhà nghiên cứu nghệ thuật Vương Như Chiêm, Chu Quang Trứ, khi về Đông Hồ đều tìm đến anh Tấn để hiểu ngọn ngành của dòng tranh "độc nhất vô nhị " này...

Nhiều đoàn khách nước ngoài: Nhật, Tiệp, Thụy Điển, I-ta-li-a, Mỹ, Đức... qua sự trình bày của anh Tấn đều viết bài ca ngợi vẻ đẹp của làng tranh với sức sáng tạo dồi dào của các nghệ nhân trên các báo và tạp chí nổi tiếng của thế gjới. Anh Tấn đã sáng tác hàng trăm tranh, có nhiều tranh chưa đưa ra xuất bản, biểu hiện công phu tìm tòi xử lý chất lượng trong tranh dân gian. Các tranh "Bắt sống giặc lái Mỹ", "Bác Hồ về thăm làng" đã được bảo tàng mỹ thuật Việt Nam bày treo trang trọng và in trong các vựng tập là niềm vui của anh trên đường tìm về với những giá trị văn hóa dân tộc.

Nét say mê nghệ thuật ấy chưa bao giờ giảm, mặc dù anh sắp vào tuổi sáu mươi. Anh vẫn cất công ra các phố phường Hà Nội để sưu tầm bộ tranh Bát tiên và Tố nữ cổ mà lâu nay thất lạc. Có lẽ mong muốn hơn cả trong anh là tỉ nh Hà Bắc và Bộ Văn hóa thông tin sớm ra đời Trung tâm tranh Đông Hồ để khôi phục và phát triển dòng tranh dân gian đang có nguy cơ bị mai một.

Du lịch, GO! - Theo CGTĐT Bắc Ninh, ảnh internet
Đèo Thung Khe ở Quốc lộ 6, tỉnh Hòa Bình. Đèo Thung Khe rất đẹp nhưng cũng rất nguy hiểm do dốc, đá lở thường xuyên và những khúc cua chóng mặt nối tiếp nhau xuất hiện.

Đến đỉnh đèo Thung Khe ở độ cao khoảng 1.000m so với mực nước biển. Tại đây có vài dãy quán lợp lá, vốn là những chiếc bàn được ghép lại từ những cây gỗ xù xì bên đường bày bán mía, cơm lam, rêu đá, rau rừng... Bạn có thể dừng lại để thưởng thức món ngô luộc, mía luộc, ăn cơm lam chấm vừng dân dã, hấp dẫn.

Ngoài là điểm dừng chân lý tưởng ra, bạn có thể mua vài thứ về làm quà, chỉ với vài thân cây trần trụi làm giá treo những nhánh lan rừng, cải mèo, hoa lạ, dứa rừng chữa bệnh dạ dày cho khách vãng lai đem về làm quà cho Hà Nội. Một nét đặc sắc riêng của bà con dân tộc Mường.

Đỉnh đèo Thung Khe là nơi khách du lịch có thể cảm nhận không khí mát mẻ rất đặc trưng của Mai Châu. Từ đỉnh Thung Khe, bạn có thể trải mắt ngắm toàn bộ thung lũng dưới chân đèo, đưa mặt đón những đợt gió mát lồng lộng, có thể nhìn thấy những thảm xanh mướt đầy sức sống. Đây là một trong những nơi ngắm cảnh đẹp nhất tỉnh Hòa Bình.

Thung lũng Mai Châu hiện ra dưới chân đèo Thung Khe trong ánh đèn nhìn xa như hàng nghìn ngọn lửa đang âm ỉ cháy. Bản Lác văng vẳng tiếng cồng chiêng. Xuýt xoa bên nồi lẩu gà bốc khói cùng những chén trà xanh.

Vượt đèo Thung Khe ban đêm vào mùa lạnh là một trải nghiệm khó quên cho bất kỳ tài xế hoặc du khách nào, với màn sương phủ kín kèm cái lạnh buốt đến tê người, tầm nhìn xa bị hạn chế không quá 3m. Vượt đèo Thung Khe khi ánh sáng duy nhất chỉ là đèn xe của chính mình hoặc của những xe tải, xe khách đi ngược chiều. Thung lũng Mai Châu hiện ra dưới chân đèo Thung Khe trong ánh đèn nhìn xa như hàng nghìn ngọn lửa đang âm ỉ cháy.

ĐÈO THUNG KHE, MẮT CAY XÈ, RÉT SUN TE …

< Đèo Thung Khe chìm trong mây mù.

Đầu năm, mấy ngày nghỉ Tết ở nhà nằm khàn mãi cũng chán. Thế là mấy anh em rủ nhau đi Mộc Châu ngắm hoa đào ... "Em" cào cào Serow 250cc lần đầu được chạy cung Tây Bắc cứ gào rú vì thích chí ... Chủ của nó là tôi thì cứ "e ấp" vì cái chân gãy chưa lành hẳn, cảm giác đi xe chưa thật. Vì vậy chặng đầu từ HN lên Hòa Bình có vẻ chưa phê! Nhưng đến chặng 2 từ Hòa Bình lên Mộc Châu thì "ôi thôi" rồi nhá. Cứ gọi là "bay tóc" ....

Nói thật. Người ta bảo chẳng cái dại nào như cái dại nào... Quả đúng như thế. Chuyến đi Mộc Châu lần này thật sự dại dột. Cứ nghĩ thời tiết cũng bình thường thôi, ai ngờ .....Ngày hôm trước, từ Hòa Bình lên tới Mường Khến thì còn chịu được. Nhưng bắt đầu từ chân đèo Thung Khe lên tới Mộc Châu thì quả thật là quá khủng.

16h30’. Trời chiều, gió vi vút và lạnh lẽo. 3 chiếc xe rồng rắn dẫn nhau lên đào Thung Khe trong cái lạnh 7 độ. Sương bắt đầu mờ ảo khi lên tới lưng chừng Thung Khe. Chúng tôi ghé vào cái chợ tạm ven đường để nghỉ ngơi cafe trên đường Phượt.

..Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi buồn...
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời ....

Giọng hát Bằng Kiều với bài Lệ Đá, qua sự phối âm "tuyệt đỉnh" nghe cứ như lãng đãng thêm cái phong cảnh núi rừng. Chúng tôi nói đùa: Có lẽ "phong" cho bản Lệ Đá này cái tên Phượt ca thì hợp ...

Vượt qua khúc cua đèo Thung Khe, bắt đầu nhá nhem tối. Sương mờ mịt hơn. Trời như lạnh hơn. Đi được một lúc thì hai bàn tay tôi bắt đầu tê cóng, các đầu ngón tay buốt như kim châm, mặc dù đã đi găng tay da. Càng đi lên, càng lạnh. Lạnh kinh khủng.

Lại nhớ cái đêm mưa phùn đi Mộc Châu ở bài viết trước, khi đi ngang qua Tòng Đậu, trời tối quá, qua một ngã ba không có biển chỉ đường, gần nửa đêm, mưa phùn và sương mù mờ mịt. Chợt thấy một cậu trai H’mong khoác áo mưa, chân đi ủng lúi húi bước. Ngừng lại hỏi đường:

- Ơ cái mày, cho tao hỏi đường đi Mộc Châu đây phải không?!
- Ừ. Cái mày đi còn xa lắm mới đến à …
- Thế cái mày đi đâu về đấy?
- Ơ, cái tao đi chơi gái về mà …
- Thế từ tối đến giờ “chơi” được mấy gái rồi?

Thèng cu chắc mới 16 tuổi vội giấu mặt vào sau vạt áo mưa, miệng lí nhí:
- Ơ, không đâu …
Cả xe phì cười vì cái vẻ mặt ngơ ngác và thẹn thùng của cu cậu.

…Và bây giờ, chúng tôi lại đi trong đêm lên Mộc Châu, nhưng có lẽ chưa bao giờ chúng tôi lại đi trong đêm một cách liều lĩnh và rợn mình như vậy.

Chiều tối, con đèo Thung Khe bắt đầu mưa. Thoạt tiên nó chỉ là mưa phùn và gió cũng chỉ hơi lạnh. Nhưng khi bắt đầu đến đoạn địa phận Sơn La thì chao ơi: Gió không còn rít vù vù nữa mà thay vào đó là cái lạnh tê tái. Lạnh đến mức ngón tay (đã đi găng da) tê dại và cảm giác như nó sắp "hoại thư" đến nơi .... Trong khi đó thì trời đổ sương mù mịt. Kẻ đi trước chỉ nhìn thấy khoảng 3m, còn kẻ đi sau thì phó mặc, trông vào cái đèn hậu đỏ lừ của kẻ đi trước để mà căn đường.... 3 cái xe cứ lầm lũi chạy "cà rịch, cà rịch" như thế trong cái khung cảnh đêm đen mù mịt, vắng ngắt và lạnh lẽo kinh hoàng ...

Tôi đi đầu tiên. Vượt lên trên chú windy. Lúc này mắt bắt đầu cay xè. Khoảng đường trước mắt mờ ảo, thi thoảng thấy 1 con "đom đóm" vàng vàng đi gần đến và rồi ào một cái, một chiếc xe tải nặng nề rú rít chạy qua bắn tung nước lên mặt. Khỏi nói về cái vụ nước bắn lên mặt..... Mặc dù có kính che ở mũ bảo hiểm nhưng không thể cho nó cụp xuống bởi ngay lập tức nó sẽ nhoè nhoẹt nước mưa ...

< Nhìn xuống chân đèo Thung Khe.

Chạy được hơn 10km. Tôi bắt đầu run cầm cập. Bụng thì đói và thấm lạnh. Lạnh quá. Lạnh đến mức đã nghĩ không thể chịu nổi nữa mặc dù đã mặc tới ..5 áo. Trong cái khoảng mờ mịt trước mặt, bỗng hiện ra mấy ngọn đèn vàng vọt. Tôi chợt nhớ ra cái quán ăn 46 xã Loóng Luông, cái quán của một "ông" chủ quen đã có lần ngồi kể với chúng tôi về tệ nạn buôn heroin ở Loóng Luông và sự giàu có của các "ông: H'mong tại đây. Giờ mà đến được cái quán này vào nghỉ một lát cho đỡ cóng tay và ăn chút gì đó chứ không một lát nữa có lẽ cả bọn ...toi hết mất!!!

Nhìn kỹ thì đúng là cái quán 46. Tôi dừng xe kêu cả bọn vào nghỉ. May là lúc đó mới có khoảng 8h30, quán vẫn mở những ..hết đồ ăn. Chỉ còn bếp lửa là đang hồng rực ...

Ông chủ quán nhìn chúng tôi ..trân trối rồi bỗng nhiên hỏi một câu:
- Lần này các bác đến quán em không thấy bẩn. Nhưng có vẻ lạnh quá nhỉ
- Chào bác! Lạnh quaaaaa....

Quay lại nhìn, mấy "ông bà" đi cùng đã chạy hết cả bếp lửa. Trời ạ! "Rang hồ" chịu lạnh kém quá, chỉ còn 2 "rang hồ" tiếp chuyện ông chủ trong khi tay vẫn run bần bật....
Chưa lúc nào mà chúng tôi lại thấy thấm thía cái đói và cái rét đến mức kinh khủng như vậy.

Ông chủ quán 46 rót chén nước nóng hổi mời chúng tôi uống. Câu chuyện lan man từ chuyện ngày đi Song Khủa đến chuyện hoa Đào rừng tết năm ngoái, rồi tôi bỗng hỏi:

- Này bác! Hồi này Loóng Luông đã đỡ vụ buôn heroin chưa ?!
- Ối giời! Vừa bắt khoảng hơn 10 người bác ạ. Cả Xã đội trưởng và con ông Chủ tịch xã. Năm ngoái xã này có 5 án tử hình. Cả dân H'mong lẫn dân Kinh.....
- Thế tổng xã này bao nhiêu người dính án tử?
- Để tôi tính thử: 1..2..3.. Khoảng hơn 10 người....
- Kinh thế?! Thế mà vẫn không giảm à?
- Giảm cái gì ... Có tăng thì có. Bác bảo lợi nhuận thế thằng nào chả ham. Nó làm vất vả nương sắn cả năm may được 7 triệu. Chỉ cần đi 1 chuyến là "ẵm" số tiền làm cả 20 năm gộp lại...

Mắt anh ta tự nhiên "tối sầm" lại và giọng chợt u hoài ...
- Có lần em còn biết có người đến nhà em ăn uống xong xin ngủ lại. Tối uống nước cứ dò hỏi em đường nào vào biên giới. Em nhìn phát biết ngay dân buôn hàng. Nói thật, chính em cũng được các anh CA dặn ... Nhưng em không muốn làm cái "trò" đó.

Đêm ấy, em nói thẳng: Các anh về đi, không "vào" được đâu. Có "vào" được thì chắc không thoát nổi về đến Hòa Bình.... Em ở đây, thật ra lo lắng lắm. Con cái gửi hết về quê chứ không dám để ở đây...
- Hồi trước bác có kể cho tôi là dân trong xã này có khoảng 7 bản và gần 1000 người, 75% là dân H'mong mà có tới hơn 20 chiếc xe Lancruise, Camry 3.0, Prado... Giờ còn như vậy?
- Còn chứ. Có thằng chỉ "cưỡi" Lancruise đi uống rượu cả ngày. Giờ vãn xe Camry, nhưng có Lexus tới mấy chiếc. Bác bảo: dân ở đây chỉ làm ruộng, buôn bán mở quán như tụi em lãi được bao nhiêu mà sắm xe?! Chỉ có hàng thôi ...

Tôi ngừng lại. Nhìn ra đêm đen. Trong cái màn đêm đen kịt lạnh cắt da, cắt thịt kia, rì rầm tiếng xe và ánh đèn vàng vọt ngoằn nghèo leo dốc chui vào rừng sâu...

Du lịch, GO! - Theo NTO, Blog Yume, internet

Sunday, 17 July 2011

Những vách đá vôi sừng sững, những hang động kỳ thú, thạch nhũ nhiều hình dạng, núi Đá Dựng của Hà Tiên được mệnh danh là 'Động Phong Nha' của vùng đất phù sa.

Núi Đá Dựng, tên chữ là Châm Nham Lạc Lộ gắn với truyền thuyết khi đến khai mở đất Hà Tiên, thấy thỉnh thoảng nông dân nhặt được ngọc quý trên núi, nên Mạc Cửu đã đặt tên cho núi là Châu Nham - núi ngọc.

Núi cao khoảng 100m, trông giống hình tam giác cân toạ lạc giữa ruộng lúa bao la thuộc xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang. Có hai hướng để đến đây, một là trên đường đến Thạch Động có ngã rẽ ra đồng, rẽ vào hướng đó, đi thêm gần 2km là tới. Đường thứ hai là sau khi qua khỏi Thạch Động, hướng về cửa khẩu Xà Xía có đường đất đỏ rẽ vào.
.
Từ xa, núi trông như một khối dính liền, xanh ngát màu xanh cây cỏ, nhưng khi đến gần, núi được kiến tạo bởi nhiều lớp đá vôi, qua thời gian, bị nước biển xâm thực lồi lõm tạo thành khoảng 14 hang động lớn và nhiều hang động nhỏ liên thông như một mê cung.

Mỗi động có một vẻ đẹp riêng và được đặt tên dựa theo 3 nguyên tắc: truyền thuyết, hình dạng đá thạch nhũ và cảm giác của động mang lại cho du khách khi khám phá.
Dựa vào truyền thuyết có các động như động Cội Hàng Da, được cho rằng là nơi sinh sống của Thạch Sanh, cũng là nơi chàng giương cung bắn con chim đại bàng đang cắp công chúa khi nó bay ngang qua. Động Lầu Chuông, nơi Thạch Sanh bị Lý Thông giam giữ sau khi cứu được công chúa. Vừa thất vọng về người anh kết nghĩa, vừa buồn nhớ đến công chúa, chàng giải khuây bằng cách gõ vào các thạch nhũ. Không ngờ đá phát ra những âm thanh trầm bổng, ai oán như nỗi lòng của chàng. Bài ca theo gió đến tận cung đình, vang đến tai công chúa. Biết được nỗi lòng và nơi giam giữ Thạch Sanh, nàng bèn nhờ vua cha đến giải thoát cho chàng.

Hang động gắn với những tạo hình thạch nhũ như động Dơi có những thạch nhũ hình bình hồ lô, động Thần Kim Quy với khối đá màu vàng hình con rùa đang ngẩng đầu, động Bồng Lai có hình bàn tay Phật in ở vách đá hay động Sám Hối, có một tượng đá to như hình nhà sư đang cúi đầu vào vách đá trầm tư.
Những động động dựa vào cảm giác của du khách như động Cổng Trời càng đi sâu, động càng nhỏ, mang đến cảm giác đang đi sâu vào lòng đất âm u, nhưng thật ra, động ăn dần lên cao và thông ra khoảng không đầy ánh sáng bên ngoài.
Động Xã Lộc Kỳ có hai "giếng trời" như nắp động thông lên bên trên với dây leo, hằn rõ lên vách đá vôi có hình vân kỳ lạ. Động Trống Ngực, khi du khách đưa tay vỗ vào ngực, thì vách động dội lại thanh âm giống như tiếng trống...
< Động Thần Kim Quy.
Để chinh phục tất cả 14 động, du khách mất khoảng từ 1 - 2 giờ đi theo cầu thang ôm lượn theo suốt chiều dài của ngọn núi dài gần 3.200m.

Đường lên núi cực đẹp với những rể cây buông thõng, bốn bề là đồng bằng bao la, trái ngược với cảm giác âm u, lành lạnh trong lòng động nên sau khi khám phá một động bất kỳ, du khách lại vội vàng ra cái vùng sáng ấy, hít thở hương lúa non thơm lừng, đón những ngọn gió mát rượi hay phóng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa xanh tốt, ngắm nhìn chú trâu gặm cỏ, ngắm cụm núi và biển Mũi Nai sóng vỗ.

Du lịch, GO! - Theo Bưu Điện VN

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống