Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 19 July 2011

Hồ Dầu Tiếng Nằm cách thị xã Tây Ninh 20km, là một biển nước mênh mông do con người tạo ra từ công trình thủy lợi, trải dài trên nhiều xã, huyện… của 3 tỉnh: Tây Ninh - Bình Dương - Bình Phước. 

Với diện tích rộng trên 27.000 ha và 1,5 tỷ m3 nước: độ lớn hồ Dầu Tiếng chỉ sau hồ thủy điện Hòa Bình với dung tích 9 tỷ m3 và hồ thủy điện Thác Bà 3 tỷ m3 - Còn nếu chỉ tính hồ thủy lợi thì hồ Dầu Tiếng xếp hàng đầu về quy mô trong cả nước. Hồ không những có những khả năng tưới cho hàng trăm ngàn ha đất trồng mà còn là một vùng cảnh quan du lịch hấp dẫn.

Hồ Dầu Tiếng ở xa khu dân cư và được quản lý tốt nên nước hồ khá trong sạch. Những ngày trời nắng đẹp, mặt hồ ánh lên màu xanh biếc, sâu thẳm.

Mặt hồ xanh biếc, gió mát lồng lộng, và có lẽ sẽ làm mọi du khách ngỡ ngàng bởi sự mênh mông của Hồ. Làn gió mát thổi mạnh, ánh nắng chiều không quá gay gắt cùng với làn nước trong xanh khiến bao mệt nhọc tan biến.
Lúc này đây, du khách còn im lặng lắng nghe tiếng thuyết minh của người hướng dẫn. Nhờ đó, Du khách biết thêm, trước đây Hồ Dầu Tiếng là một phần của Chiến khu Dương Minh Châu, đóng góp rất nhiều vào chiến thắng giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

Trong vùng hồ, các đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò là những nét chấm phá của bức tranh hồ Dầu Tiếng. Đồi Thơ thoai thoải đứng cạnh rừng nguyên sinh sát bên hồ cũng là một mảng đẹp quyến rũ trong bức tranh toàn cảnh.

Quanh bờ hồ còn có những thảm cỏ xanh mượt xen lẫn với những cây hoa dại đủ sắc màu. Thiên nhiên thêm sinh động khi từng đàn ong bướm tung tăng nhởn nhơ trên những bông hoa dại và khi mỗi đợt sóng xô bờ dào dạt, mơn trớn.
Trên núi Cậu có chùa Ông, ở đây trông xuống vùng hồ khung cảnh thật tráng lệ. Nằm trong rừng cao su gần núi Cậu là hồ Cầu Nôm, nước cũng trong xanh, không khí ở đây thật trong lành mát mẽ và tĩnh mịch.

Lòng hồ Dầu Tíếng là một nguồn mạch vĩ đại đưa dòng nước ngọt lành đến một vùng đất rộng lớn của tổ quốc. Kênh chính Đông dài 45km, như một dòng sông trải dài qua các huyện phía Đông tỉnh Tây Ninh về đến Củ Chi – TP.HCM. Cùng với kênh phụ cấp I dài 210 km. Kênh chính Tây dài 39km vắt qua các huyện phía Tây cùng với nó là hệ thống kênh cấp I dài 145km. Đây chưa kể đến hàng ngàn km kênh cấp II, III dẫn đến từng thôn ấp để tưới tiêu cho gần 83.000ha ruộng rẫy và cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng.

Với một vùng hồ rộng lớn như vậy có thể tổ chức những hoạt động thể thao, giải trí dưới nước như các loại thuyền buồm, xuồng máy tốc độ cao hoặc lướt ván. Trong những ngày nghỉ tại hồ, khách có thể tham gia các môn thể thao, giải trí dưới nước hoặc một số môn thể thao lướt ván, thuyền buồm.

Hồ Dầu Tiếng tương lai sẽ còn xanh, đẹp hơn nữa và là một điểm dừng chân đầy ý nghĩa cho mọi du khách khi đến Tây Ninh.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Chudu24, Vietbalo và nhiều nguồn khác.
Nếu mùa xuân có hoa mận bung nở trắng trời thì hè về khắp bản làng ngập tràn màu xanh non... Dường như đó là hai thứ đặc sản ở Lóng Luông, nơi đẹp bậc nhất của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

< Trẻ con chơi trò nhảy dây.

Sau gần bốn giờ đi từ Hà Nội theo quốc lộ 6, chúng tôi đặt chân đến địa phận Lóng Luông, cửa ngõ của huyện Mộc Châu. Thấp thoáng trước mắt chúng tôi là những nếp nhà bình yên dưới bóng mát những vườn mận, vườn đào xanh bạt ngàn.
Từng được biết đến như một điểm đen ma túy ở Tây Bắc nhưng Lóng Luông nay là xứ sở của mận tam hoa và đào. Từ những năm 1990 mận đã trở thành loại cây xóa đói giảm nghèo chủ lực của người dân địa phương. Nhờ những mùa mận tam hoa được giá, người dân dựng được nếp nhà vững chãi, có bữa cơm no, có của ăn của để và lấy vợ gả chồng cho con cái. Cây mận đem đến sức sống mới cho bản làng người Mông ở Lóng Luông.
.
< Đường vào bản Lóng Luông.

Đứng trên quốc lộ 6 nhìn xuống địa hình lòng chảo của Lóng Luông, chúng tôi không khỏi liên tưởng một ốc đảo xanh mát lạc lõng giữa vùng khô cằn những quả đồi trọc, trơ trụi bởi đang là mùa phát rẫy làm nương của dân bản địa.

Đây cũng là mùa cây mận được vun xới, nghỉ dưỡng và ấp ủ trong mình tinh túy của đất trời để chuẩn bị cho mùa thu hoạch mận ngọt thơm vào tháng 7 tới.

Ở Lóng Luông, đẹp nhất là bản Ba Kha, bản Lũng Xá, bản Lóng Luông... Bản Ba Kha quanh năm nắng ấm và kỳ ảo trong mây mù vào buổi sớm, trưa và chiều muộn.

Bản Lóng Luông lại thơ mộng với những con đường tỏa ra từ bản làng, nơi mà mỗi buổi sớm dễ dàng bắt gặp những phụ nữ Mông diện váy áo sặc sỡ, lưng gùi gánh củi khô hay cỏ tươi hoặc ngồi thêu áo dưới tán mận xanh mát, ẩn hiện trong màn sương mù trắng xóa...
< Hoa cải nở trong vườn nhà.


Chiều hè Lóng Luông luôn ít mây, trời trong xanh và nắng vàng như mật. Nắng tô điểm cho những luống hoa cải trước gian nhà gỗ mái ngói sẫm màu thời gian. Nắng trải thảm dưới những con đường đất đỏ, quấn quýt lấy đôi chân, bờ vai của những đứa trẻ lễ mễ đeo cặp sách, chân tíu tít dưới bóng cây mận tam hoa.

Ở những bãi đất trống giữa bản làng là sân chơi nhảy dây, nhảy lò cò hay chăn trâu của những cô bé, cậu bé người Mông xinh xắn, tuổi lên ba lên bốn với ánh mắt trong veo và nụ cười hồn nhiên tươi rói...

Nếu bạn là tín đồ “phượt” đường dài, muốn xa lánh những ngột ngạt của thành thị thì Lóng Luông là một địa điểm lý tưởng trong mùa hè này.

< Thêu áo dưới tán mận tam hoa.

Đường đi Hà Nội - Lóng Luông, Mộc Châu thường có dốc ngoằn ngoèo và sương mù bao phủ dày đặc quanh năm (địa phận Tân Sơn và Hang Kia - Pà Cò, Hòa Bình) nên khi đi bằng xe máy hay ôtô cần bật đèn và đi chậm. Chú ý khi vào các bản ở Lóng Luông hãy xin phép người dân trước khi chụp ảnh, không nên để người lạ cầm máy ảnh. Nếu có nhu cầu ở lại bản, cần liên hệ với trưởng bản để được giúp đỡ tận tình.

Du lịch, GO! - Theo TTCT
Là một trong 6/25 người của đoàn khảo sát chinh phục gần 20 cây số đường rừng, lội qua 11 con suối lớn nhỏ, không biết bao lần mưa rồi dứt, dứt rồi mưa, thật khó diễn tả cảm giác vui sướng của chúng tôi khi thác Yavly (Bình Thuận) xuất hiện mờ mờ trong màn mưa ướt. Thác Yavly nằm sâu trong khe núi Tà Hoàng của khu rừng cùng tên rộng đến 20 nghìn hecta.

Trễ hơn so với dự kiến, đến Xã Phan Dũng (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) đã quá trưa, đội tài xế là các anh kiểm lâm địa phương chờ từ sáng sớm, có một số đã ra về. Cả đội chỉ có 4 chiếc minks - chiếc xe được phong tặng là anh hùng vượt đường khó - đưa chúng tôi  đi trong khi cả đoàn khảo sát điểm du lịch  mới này có đến 25 người.

Theo lịch trình ban đầu, sẽ đi xe gắn máy 14 km, sau đó là phải dùng... chân vượt hơn 3 km đường rừng. Mặc dù được khuyến cáo là rất xa và khó đi, nhưng do toàn dân “máu lửa”, đã đi thì nhất quyết phải đến cho bằng được nên chúng tôi  vẫn quyết tâm đi.

Theo kế hoạch, một chiếc minks sẽ đèo 2 người, bác tài nữa là 3. Sẽ có 8 người xuất phát trước. Cả đoàn còn lại sẽ đi bộ từ từ. Sau khi đến nơi, 4 anh chàng  minks sẽ tiếp tục quay trở lại và đưa những người tiếp theo vào thác. Cứ ngỡ thế cũng là hợp lý. Tôi là người may mắn được ưu tiên đi trước cùng với các anh bên đài truyền hình. Không ngờ, vừa mới xuất phát, gặp ngay con suối, anh chàng  minks đèo tôi và anh phóng viên đài bị chết máy. Xui hết biết!

Làm mọi cách chiếc xe vẫn không chịu nổ máy, trong khi đoàn minks và đoàn đi bộ đã vượt lên trước, thế là chúng tôi  quyết định đi bộ “dí” theo đoàn người phía trước. Đi được 2 km, chân bắt đầu mỏi. May mắn, anh chàng  minks của chúng tôi  không còn làm mình làm mẩy nữa. Lên xe, lại tiếp tục hành trình...

Lần đầu tiên đi rừng, chỉ là một con đường  mòn chỉ vừa đủ bánh xe, chúng tôi phải cố gắng  bám chặt vào xe, rồi người sau bám vào người trước để bác tài yên tâm mà tập trung vào tay lái. Nhường chiếc gác chân lại cho anh bạn bên đài truyền hình  vì phải vác theo chân máy quay  khá nặng, tôi phải tự xoay sở với đôi chân không có chỗ để.

Đoạn đường toàn đất đá, trời lại mưa rỉ rả, mưa chỉ vừa đủ thời gian  để mặc chiếc áo mưa vào lại dứt. Cứ thế, không biết bao nhiêu lần, cứ mặc vào, rồi lại cởi ra, cuối cùng là mọi người quyết định cứ mặc áo mưa mặc dù có đoạn đường trời đang nắng. Đường dốc dá, trên đầu thì cây rừng, gai cứ chực chờ quất vào mặt, dưới chân những gốc cây, tảng đá cứ lăm le đôi chân. Những khúc đường cong, chỉ cần xe lệch quỹ đạo là coi như đôi chân tôi no đòn, đau điếng nhưng không dám kêu lên vì sợ bác tài phân tâm.

Đỉnh ngọn thác là nơi giao nhau giữa 2 dòng suối nhỏ nên ngoài tên gọi Yavly, còn có tên là thác cặp.

Mặc dù là anh hùng chinh phục  đường rừng nhưng những anh chàng minks cũng phải chào thua khi phải đèo cả 3 người vượt suối và những ụng cát lớn. Cứ thế, chúng tôi  cứ lên xe, rồi xuống xe, lội qua 11 con suối trước khi đến đích. Một chiếc minks phải bỏ cuộc vì không còn đủ sức chiến đấu. Cả đoàn chỉ còn lại 6 phóng viên và 3 bác tài.

Đến đoạn đường khó nhất, trời lại mưa, đường rất trơn. 9 người bắt đầu hành trình đi bộ vào thác. Trời mưa nên mới hơn 4 giờ chiều cứ có cảm giác tối đến nơi, nhưng hy vọng nhìn thấy ngọn thác tuyệt đẹp của núi rừng Tà Hoàng mà không phải ai cũng có cơ may đến được đã làm tăng thêm quyết tâm cho chúng tôi.

Biết là rất muộn, nếu quay ra rước đoàn người đi bộ thì không thể kịp. Và, rất có thể tất cả mọi người sẽ bị kẹt trong rừng đêm nay. Thế là, 3 bác tài đành phải quyết định  ở lại với hy vọng đoàn người đi bộ thấy trễ quá sẽ tự quay trở ra.

Chưa thấy thác chỉ nghe tiếng nước đổ ào ào, đã có cảm giác vui sướng không sao tả được. Công vượt rừng, vượt suối cuối cùng cũng đã được đáp trả, trở ngại cuối cùng trước khi đến thác là con suối nhỏ. Nước suối trong veo, mát lạnh, con suối cũng chính là “bến đỗ" của thác.

Men theo triền đá, ngọn thác hiện ra trước mặt. Với độ cao khoảng 200m so với chân thác và cao hơn 1500m so với mặt nước biển, ngọn thác uy nguy, hùng vĩ, đẹp lung linh giữa núi rừng Tà Hoàng.

Một dòng nước bạc từ trên cao đổ xuống, bọt tung trắng xóa. Những tia nước như hò reo, chào đón, mời gọi bước chân du khách. Dưới chân thác là một bể rộng, không sâu, chỉ vừa người đứng, nước trong veo, có thể nhìn rõ từng viên đá nhỏ. Rất hoang sơ, rất nên thơ, ngọn thác như một thiếu nữ làm duyên trước vẻ kiêu kỳ của rừng núi.

Chỉ vỏn vẹn 9 người trong khu rừng cùng với tiếng thác ào ào nhưng không gian như rộn rã hẳn lên. Trời vẫn mưa, những chiếc máy quay, máy ảnh  cứ hoạt động  liên tục cho thỏa niềm sung sướng, niềm hân hoan “mình là người chiến thắng”.

Hành trình trở về còn rất dài, xa và nguy hiểm hơn bởi trời tối. Vậy là, chỉ kịp ngắm thác hơn nửa giờ, tranh thủ lúc mặt trời chưa lặn về Tây, chúng tôi  bắt đầu đi bộ trở ra. Vừa hội ngộ với các anh hùng minks cũng là lúc trời sụp tối. Trong rừng, bóng tối xuống rất nhanh. Mới đó mà tất cả đã là một màn đêm mịt mùng. Trong rừng chỉ còn lại 3 ánh sáng của đèn xe và ánh sáng của những chú bươm bướm đêm.

Ban ngày đi rừng không dễ dàng, buổi tối việc định vị những con đường  mòn như thế nào lại càng khó khăn hơn. Quả thật khâm phục những vị “chúa” rừng đã đưa chúng tôi  đến với chuyến phiêu lưu có phần nguy hiểm, gian khổ nhưng rất an toàn và thú vị để chúng tôi  có thể tự hào là 6 người may mắn chinh phục  được thác Yavly kỳ bí này.

Du lịch, GO! - Theo 24H, SGGP

Ngắm thác Yavly --------

Thác Yavly nằm sâu trong khe núi Tà Hoàng của khu rừng cùng tên rộng đến 20 nghìn hecta xã Phan Dũng thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đường đến thác khá gian truân, bạn muốn đi bụi ở đây phải chuẩn bị sẵn tinh thần sẵn sàng đối mặt với nhiều khó khăn.

Để vào thác, bạn nên liên hệ với trạm kiểm lâm để được hỗ trợ. Sau khi liên hệ, bạn có thể vào khám phá thác bằng xe minks, một loại xe đặc chủng cho đường rừng hoặc đi bộ.

Nếu đi bộ phải tranh thủ đi từ buổi sáng sớm để kịp đến thác vì đường từ bìa rừng vào thác dài khoảng 17km đường rừng. Khoảng cách này không như cách tính cây số thông thường, đường rừng dài và khó đi hơn nên sẽ tốn gấp đôi, gấp ba thời gian so với con đường đi thường ngày.

Nếu bạn đi bằng xe, khoảng cách được giảm xuống một nửa nhưng bạn vẫn phải “cuốc bộ” thêm 3km đường dốc. Mỗi xe minks chở được hai người và phải là người am hiểu địa hình (kiểm lâm) mới điều khiển được. Đi rừng tốt nhất nên đi mùa khô để tránh mưa vì mưa rừng nặng hạt và dai dẳng. Vượt qua 11 con suối sẽ đến điểm đi bộ, vượt qua đoạn này là đến thác.

Ngọn thác Yavly sừng sững giữa rặng đá lớn bao bọc trong một sơn cốc. Với độ cao gần cả trăm mét, thác đổ ầm ầm, phá tan không gian im ắng của núi rừng. Đầu trên thác chia hai nhánh rồi giao thoa, hòa quyện vào nhau tạo thành một dòng thác mạnh mẽ. Vì có nhánh song song nên người địa phương còn gọi tên là thác cặp. Phía dưới thác là một vùng hồ rộng có bãi sỏi bao bọc một bên, nước trong vắt và lạnh ngắt. Đây là nơi thích hợp để tắm thác.

Yavly là điểm cắm trại lý tưởng và lãng mạn, vừa có thể nghe thanh âm núi rừng vừa được thưởng thức vẻ đẹp của thác. Bạn đến đây tốt nhất nên ở lại qua đêm ngay trong rừng. Đi rừng, bạn nên chuẩn bị đầy đủ túi ngủ, thuốc trị côn trùng cắn, thức ăn và nước uống, đồ hộp cùng nhiều vật dụng khác…

Du lịch, GO! - Theo Nguoilaodong

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống