Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 1 August 2011

Chùa Giồng Thành còn có tên chữ là Long Hưng tự, thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, nhiều cây cối tươi tốt, cách hữu ngạn sông Cái Vừng khoảng 300 m, cách thị trấn Tân Châu 3 km, trên đường tỉnh 942, từ Phú Tân đi Tân Châu. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1986.

Chùa được cất theo chữ "Song Hỉ" có 3 gian: chánh điện, nhà giảng, hậu tổ. Giữa chánh điện và hậu tổ có 2 nhà cầu và song hành. Chùa lợp ngói, trên cột chánh điện có vẽ rồng. Trên nóc chùa có tháp 2 tầng hình phễu. Gian chánh điện thờ Phật Thích Ca, Ngọc Hoàng và 2 ông Nam Tào, Bắc Đẩu. Nhà giảng thờ Phật Mẫu: gian hậu tổ thờ hòa thượng Trần Minh Lý, Chôn Nhơ và hòa thượng Nguyễn Văn Điền. Xung quanh chùa cây cối xanh tốt làm tăng thêm vẻ cổ kính, trang nghiêm.
.
Hằng năm, vào các ngày rằm lớn như ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Mười, thiện nam tín nữ địa phương và các nơi khác đến dâng hương rất đông. Ngày 19-05 được xem như ngày hội của nhà chùa với nhiều hoạt động mang tính chất văn hoá truyền thống đặc sắc để kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sở dĩ gọi là Giồng Thành vì chùa được xây dựng trên một giồng đất cao, vốn là thành lũy vào thời Nguyễn. Vào năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), khi Nguyễn Tấn Lâm và Nguyễn Công Trứ dẹp xong cuộc nổi dậy của Lâm Sâm ở Trà Vinh, thì quân Xiêm lại đem binh thuyền sang đánh phá đất Việt. Vua bèn sai Nguyễn Tấn Lâm và Nguyễn Tri Phương giữ mặt Tiền Giang, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Công Nhàn giữ mặt Hậu Giang, và cử thêm Lê Văn Đức đem binh phối hợp. Các vị tướng này chia thành ba mũi cùng tiến công, khiến quân Xiêm bị thua to, rút chạy về nước…

Để bảo vệ bờ cõi lâu dài, vua nhà Nguyễn ban lệnh cho tướng sĩ đến vùng đất gần tiếp giáp biên giới, tức Tân Châu Đạo, chọn địa điểm đào (nơi đào lấy đất biến thành hào) và đắp thành một gò đất cao, xa trông như cái "giồng", để xây dựng một thành lũy. Thời Pháp thuộc, thành lũy bị sụp đổ, giồng đất trở nên hoang vu.

Năm 1875, hoà thượng Trần Minh Lý đứng ra dựng chùa bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Sau có người phát tâm hiến đất và gạch ngói để trùng tu và mở rộng chùa. Đến năm 1927, hoà thượng Chánh Hườn - tục gọi hoà thượng Điền - đứng ra xin nhà cầm quyền Pháp cho đi quyên góp những người mộ đạo, để xây cất lại ngôi chùa. Năm 1970, hoà thượng Chôn Nhơ cho trùng tu lại chùa theo kiến trúc kiểu Ấn Độ, khiến chùa có diện mạo như ngày nay.

Tại đây vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của Phan Xích Long đã tập họp thu hút người yêu nước chống Pháp. Chùa cũng là nơi mà cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sinh sống một thời gian trước khi về Cao Lãnh. Trong thời kỳ 1954 - 1975, chùa Giồng Thành tiếp tục là cơ sở của tỉnh ủy Châu Đốc, huyện ủy Tân Châu và là điểm giao liên của Khu 8, Trung ương cục miền Nam. Đặc biệt nơi đây từng là chỗ trú ngụ an toàn cho các nhân vật lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt....

Chùa Giồng Thành nằm nép mình dưới những hàng cây cao tạo cho du khách một cảm giác yên bình khi bước vào khuôn viên. Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã. Chùa có lối kiến trúc tổng thể theo hình chữ Hỷ - 喜 với 3 gian: chánh điện, nhà giảng và hậu tổ. Hiện nay, chùa còn giữ được một hiện vật là giường ngủ của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và đã xây dựng nhà trưng bày những di tích lịch sử trong đó có một số hình ảnh liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Du lịch, GO! - Theo Vietgle, Cổng thông tin điện tử An Giang và nhiều nguồn khác
Điểm nhấn trên trang phục của người phụ nữ Dao Khâu là chùm đồng bạc (5 – 7 chiếc) và các tua chỉ màu đỏ thẫm từ cổ áo xuống lưng.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Dao Khâu dung dị với màu chàm là chủ đạo. Điểm tô trên bộ trang phục là màu đỏ bởi theo tâm linh của dân tộc Dao Khâu, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Bạc trắng là trang sức tô điểm thêm cho trang phục của phụ nữ các gia đình khá giả và còn là của hồi môn khi cô dâu về nhà chồng…

Đến với các xã: Phăng Xô Lin, Tả Phìn (huyện Sìn Hồ), hình ảnh khiến du khách ấn tượng là những cụ bà dân tộc Dao Khâu ngồi bên khung cửa gỗ, tỉ mẩn dạy con cháu thêu họa tiết trên trang phục. Tuy các chợ hiện nay bày bán rất nhiều quần áo, đa dạng về mẫu mã, chủng loại song phụ nữ Dao Khâu vẫn thủy chung, sắt son với nghề thêu.
.
Ngoài chùm đồng bạc (5 – 7 chiếc) còn có các tua chỉ màu đỏ thẫm từ cổ áo xuống lưng (gọi chung là “mạ phín”). Thiếu nữ Dao Khâu từ 14 tuổi trở lên bắt đầu được mẹ thêu cho bộ “mạ phín” này. Chùm “mạ phín” khiến mỗi bước đi của cô gái thêm uyển chuyển, dịu dàng, thu hút ánh mắt của bao người.

Cuối góc chợ hay nơi đầu bản, trước khi đi chơi, các cô gái thường cẩn thận sửa lại khăn quấn đầu cho nhau. Phụ nữ Dao Khâu quấn đầu bằng tấm khăn vải chàm dài 5 – 7m. Khi quấn đến vòng thứ 3, chiếc khăn sẽ được bẻ gập 3 góc rồi mới quấn tiếp để tạo hình dáng. Học quấn đầu là bài học khó, những cô gái thường phải nhờ mẹ, nhờ bạn quấn sao cho vuông vắn, chỉnh chu. Dưới chiếc khăn quấn đầu màu chàm, gương mặt xinh xắn với làn da trắng hồng của cô gái càng tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng.
Thắt lưng của phụ nữ Dao Khâu là một mảnh vải chàm dài, buộc nhiều vòng ở eo người phụ nữ. Chiếc yếm (phống) và hai bên ống tay áo đều được may viền màu xanh nhạt. Riêng chiếc quần được chú trọng thêu bằng chỉ nhiều màu sắc. Các bà dạy cháu thêu theo chiều dọc sợi vải chàm, các loại hoa văn: chữ vạn, cây thông, hình chim, lá cây... theo bàn tay tài hoa dần hiện lên trên mặt vải linh động mà tinh tế; hài hòa về màu sắc, bố cục, đường nét.

“Mỗi phụ nữ Dao Khâu, nếu thêu miệt mài trong một tháng cũng chỉ xong được một chiếc quần ấy” – bà Chẻo Khé Mềnh, 68 tuổi vừa dạy con gái Tẩn Y Mẩy và cháu gái Tẩn Quang Mấy thêu, vừa kể.

Một điểm nhấn nữa là hoa văn, họa tiết ở thân trước chiếc áo. Ngày thường, trang phục được chú ý bởi tua chỉ màu và 2 đường thêu dọc theo phần cúc áo. Riêng trang phục ngày cưới của cô dâu thì có thêm chùm vòng cổ và 1 hàng bạc trắng ở thân trước.

Dân tộc Dao Khâu hiện nay nhiều người đã có trình độ học vấn, được đi nhiều nơi, nhưng mỗi khi về lại quê mình, thấy các bà, các chị đang say sưa thêu trang phục bên bậc cửa gỗ của căn nhà trình tường, càng thêm yêu dân tộc mình hơn.

Du lịch, GO! - Theo báo Lai Châu, ảnh internet
Hiểu một cách đơn giản nhất, đi trekking, tức là khoác ba lô trên vai, đi bộ đến vùng nông thôn, vào rừng hoặc xuyên núi để tìm hiểu thiên nhiên cũng như cuộc sống của người dân bản xứ tại những nơi mà du khách đi qua.

Các địa điểm được bạn trẻ chọn để Trekking thường là những khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng và thành phố, giao thông bất tiện, không có đường cho ôtô, xe máy. Bạn chỉ có thể tiếp cận bằng cách đi bộ và phải mất khá nhiều thời gian.
Những điểm đến này thường không có tên trên bản đồ mà chỉ đi đến tận nơi du khách mới biết và khám phá ra những điều đặc biệt. Chặng đường đi trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều bất ngờ thú vị. Ở miền núi phía bắc, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa) và Rừng Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) là hai điểm đến được nhiều du khách nước ngoài thám hiểm nhất do những chính sách mở nhằm phát triển du lịch của chính quyền địa phương tại đây.
.
Các bạn trẻ có thể tự tổ chức các kế hoạch đi trekking theo các cung đường như: Na Hang - Tuyên Quang, Ba Bể - Bắc Cạn, Y Tý Bát Xát - Lào Cai, Mù Căng Chải hay Tà Sì Láng - Yên Bái… chủ yếu là các vùng rừng núi thuộc Tây bắc.

Một ngày trung bình bạn có thể đi bộ khoảng 12km đến 15km.
Số lượng người đi trekking nên bắt đầu từ con số 2, bạn hoàn toàn không nên đi một mình để tránh những rủi ro không thể kiểm soát. Việc có thêm một người bạn đồng hành để chia sẻ cảm xúc và những khó khăn của chuyến đi là một điều nên làm.


Chuẩn bị các vật dụng chung trong chuyến đi: 

Lều trại, dây thừng (dù), tấm trải, túi ngủ, dao đi rừng, bật lửa, nến đốt, nồi niêu xoong chảo, siêu đun nước.
Một số thuốc men cơ bản như viên thuốc tiệt khuẩn nước, dầu gió, hạ sốt, đau bụng, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, cồn y tế, kem chống muỗi, vắt.

Một số đồ ăn có thể bảo quản lâu và dễ sử dụng, nhiều năng lượng như ruốc khô, xúc xích, đồ hộp, lương khô, mỳ tôm, thịt bò khô, lạc rang mặn, rau khô đóng gói, bánh quy, kẹo ngọt, sô cô la, viên C sủi để tăng cường sức đề kháng và đặc biệt là café hay một chai rượu nhỏ. Số đồ dùng này sẽ được chia đều cho các thành viên trong nhóm mang.

Các đồ vật cá nhân: 

Những vật dụng không nên thiếu trong ba lô của bạn là một vài bộ quần áo đi trekking (siêu nhẹ, chống mưa, muỗi, vắt), một bộ quần áo mềm để mặc đi ngủ vào buổi tối, tất chân, khăn quàng cổ, mũ đội đầu, găng tay bảo hộ, đồ vệ sinh cá nhân (bàn chải, khăn mặt, dầu gội, xà phòng, kem đánh răng), một đôi dép lê, áo mưa choàng, giầy đi mưa, dao cá nhân, đèn pin (tốt nhất là loại đèn đeo trán), một bộ bát (nhựa), đũa thìa và một ít đồ ăn vặt như kẹo, bánh, lương khô để ở vị trí dễ lấy nhất trong ba lô. Một bản copy về lịch trình chuyến đi hoặc bản đồ khu vực đi trekking.

Các đồ nghề khác (nếu có) rất thú vị như máy nghe nhạc Ipod hay MP3, máy định vị GPS, la bàn, máy ảnh, một cuốn sổ nhỏ và cây bút để ghi chép lại những kinh nghiệm quý báu trên đường.

Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, loại có nhiều túi đựng đồ. Mùa hè, nên mặc một áo phông bên trong và một áo khoác dài tay bên ngoài để đảm bảo bạn sẽ không bị xây xước do cây rừng cào phải cũng như bảo vệ bạn không bị cảm lạnh do vã mồ hôi và gặp gió rừng. Bạn nên đi giày vải mềm, có nhiều gai để bám đường chắc. Ba lô nên dùng loại có dây đeo thắt ngang lưng để cố định không lắc lư giúp di chuyển dễ dàng.

Ba lô của bạn có thể nặng từ 5 đến hơn 15 kg tùy thuộc vào thời gian, kế hoạch và số lượng người tham gia đi trekking. Do đó, bạn phải có một sức khỏe tốt, có luyện tập vận động thường xuyên trước chuyến đi.

Di chuyển trên đường: 

Di chuyển theo cự ly để có thể hỗ trợ nhau trong trường hợp có sự cố, không nên tách ra đi một mình, nhất là khi vượt suối, qua vực, đi trên đường hiểm. Khi dừng lại nghỉ không nên tháo ba lô ra mà hãy dùng chính ba lô làm điểm tựa lưng. Uống nước vừa phải, không nên uống quá nhiều dẫn đến óc ách mệt mỏi.

Nên đến bản làng để ngủ đêm, có thể ngủ tại nhà dân địa phương, hoặc hạ trại gần nhà dân. Bạn cũng có thể nhờ dân bản (hoặc nơi nào bạn chọn đến) nấu cơm, mua thức ăn, rau xanh cho bữa tối.

Trong trường hợp cắm trại giữa rừng thì nên hạ trại khi trời còn sớm, hạ trại bên cạnh nguồn nước, đồ ăn cho bữa tối phải được chuẩn bị trước, đốt một đống lửa to và duy trì ngọn lửa suốt đêm.

Nghiên cứu bản đồ địa chính và địa hình khu vực định đến để lên kế hoạch phù hợp cho chuyến đi, tính toán khoảng cách di chuyển sao cho hợp lý với sức người và đề phòng không rơi vào tình huống nguy hiểm. Xem trước dự báo thời tiết để có những phương án chuẩn bị. Chuẩn bị giấy giới thiệu nếu khu vực đi trekking là vùng biên giới hoặc khu bảo tồn có sự quản lý riêng của các cơ quan chức năng chuyên ngành.

Du lịch, GO! - Theo Dantri, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống