Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 6 August 2011

Hang Dơi – một hang núi hiểm trở nằm trên ngọn Suối Tranh. Ngược dòng suối lên đến thượng nguồn là thác suối Tranh. Không hùng vĩ như Đam Ri, kiêu sa như Prenn, thác suối Tranh cũng đủ mê hoặc khách phương xa. Thác nước nơi đầu nguồn thật lãng mạng với từng mảng nước trắng xóa cứ tuông trào tuông trào không dứt như muốn xóa tan đi bao nhiêu nhọc nhằn của cuộc sống đời thường.

Muốn đến hang Dơi các bạn phải vượt lên đến đầu nguồn ngọn thác, băng qua những dốc núi cheo leo hiểm trở, đôi khi còn có những vị khách không mời mà đến như trăn, rắn, rít…

Mãi lo đối phó với núi đá cheo leo dọc đường, du khách quên mất thiên nhiên tuyệt vời đang mở ra. Tạm dừng bước chân lại để thưởng thức không khí hoàn toàn trong lành, thoang thoảng mùi hoa cỏ dại, thỉnh thoảng ta bắt gặp một vài cánh hoa Mua tim tím hay nhánh lan rừng vàng nhạt.
.
Thiên nhiên bao la bao nhiêu, con người càng có cảm giác bé nhỏ bấy nhiêu. Vượt qua bao gian nan, cuối cùng một hang núi cũng hiện ra trước mắt.

Hang núi âm u, tối như mực, tĩnh lặng như tờ. Bước đi cẩn thận nhé bạn, một cái vấp chân cũng có thể khuấy động vương quốc của loài dơi đang ngủ ngày.
Đôi khi, có bạn lém lĩnh vỗ tay thật mạnh, vậy là hàng hà sa số những sinh vật bé nhỏ bay nhanh như chớp kéo ùn ùn về phía miệng hang và thoát ra ngoài. Chỉ trong chốc lát không thấy một chấm đen nào nữa.

Những bác lớn tuổi cho biết, trong hang núi có rất nhiều loài trăn, rắn quý, sống hàng chục năm. Thực phẩm chính của chúng là dơi, tuy nhiên những chú dơi không bao giờ chịu rời tổ đi nơi khác.

Dù có bay đi kiếm ăn bao xa chúng cũng quay về Hang Dơi để trú ngụ, đúng nghĩa một tổ ấm êm đềm và cũng là nơi thưởng ngoạn của du khách phương xa.

Du lịch, GO! tổng hợp
Sau khi cây cầu Tam Giang (thường gọi là cầu Ca Cút) nối hai bờ phá Tam Giang (xã Hương Phong và Hải Dương, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2010, đã đánh thức tiềm năng du lịch của khu vực đầm phá Tam Giang.

Từ trung tâm TP Huế đi theo quốc lộ 49 về hướng Thuận An, đến cầu Diên Trường (xã Phú Tân, huyện Phú Vang) rẽ trái, đi thêm chừng 5 km nữa là đến Cồn Tè. Cồn Tè nằm cuối xã Hương Phong, nhìn ra cửa Thuận An. Tại đây, vào mùa hè, ngồi trên những căn nhà chồ bốn bề lộng gió, thưởng thức các món cá tươi rói mới bắt lên từ phá Tam Giang, mọi cảm giác mệt mỏi chừng như tan biến.

“ Cà Tam Giang là cá vua ăn”, người Thừa Thiên – Huế thường nói thế để chỉ cái ngon của tôm cá nơi đầm phá quê mình. Giờ đây nhiều sản vật của Tam Giang được bên ngoài cho là đặc sản và thu mua với giá khá cao.

Dường như để cân đối thị trường, để cung đều món ngon vốn có của phá cho người ăn, mỗi vùng phá lại nuôi những loại cá khác nhau. Thêm vào với hồng, mú, vẩu, ngư dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền) còn nuôi thêm các loại cá tho, nâu; còn ở xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) thì thêm các loại cá kình, dìa. Không để thiếu cua ngon Tam Giang, ngư dân các xã Quảng An, Quảng Thành (huyện Quảng Điền) đã nuôi chúng từ vài ba năm nay.
Cánh cửa thị trường, những vận hội làm ăn mở ra đã kích thích sự sáng tạo của vùng ngư dân lâu nay chỉ biết lầm lũi với cách làm ăn cố hữu từ ông cha truyền lại. Nắm được quy luật sinh sản của những loại cá nuôi trên phá, ngư dân một số làng chài đã dong ghe đánh bắt những luồng cá con vừa từ các cửa Thuận An, Vinh Hiền tản vào phá đem về nuôi ươm để chờ bán cho người nuôi.

Theo các ngư dân có kinh nghiệm, sở dĩ hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nuôi được nhiều loại cá ngon là do nguồn nước luôn được luân lưu, môi sinh trong sạch.

Mặt khác, đây cũng là vùng duy nhất trong phá Tam Giang còn lại loài rong hẹ (còn gọi rong cỏ kiệu) là thức ăn số một và cũng là nơi sinh cư lý tưởng của các loài cá con như cá mú, cá hồng, cá dìa, cá kình và cá nâu.
Báo cáo khoa học về đa dạng sinh học các loài cỏ biển thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của Viện Hải dương học Hải Phòng đã được Hội đồng khoa học Sở Khoa học - Công nghệ Thừa Thiên - Huế nghiệm thu năm 2005, cho biết: “Cây rong hẹ còn có tên là rong cỏ kiệu, một loài cỏ biển quý trong thảm thực vật hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Loài rong này khi sinh trưởng sẽ tạo nên một thảm thực vật hệ đáy của vùng đầm phá và trở thành nơi sinh cư lý tưởng cho các loài cá con, trong đó có các loài cá mú, cá hồng, cá nâu...”.

Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có đến 163 loài cá, bao gồm cả cá nước lợ lẫn cá có nguồn gốc biển (sống ở gần vùng cửa biển), cá nước ngọt (sống ở gần các cửa sông), và cá di cư (theo mùa). Các loại cá ngon nổi tiếng của Tam Giang như: cá dầy, cá đối, cá dìa, cá hanh, cá bống, cá vược, cá chình...

Người Huế thường gọi chúng là những “con cá thuốc bắc”, bởi thịt cá có chức năng như một liều thuốc an thần nhẹ, chống mất ngủ và giảm tress rất hiệu quả. Đặc biệt, các món cá kình, cá nâu, cá dìa hấp mồng tơi ở đây vẫn được lưu truyền là loại thuốc trị chứng mất ngủ hiệu quả.

Các loại cá trên cũng đặc biệt ngon, bổ khi được nấu cháo. Khi những hạt gạo đã bắt đầu nở búp trong nồi, nước cháo sôi sùng sục, những chú cá ong, cá dìa, cá nâu tươi nguyên còn giãy đành đạch, được tẩm qua gia vị thả ào vào soong. Hương thơm bốc lên ngào ngạt. Húp bát cháo cá tươi quyện trong vị cay nồng của hành hương, mồ hôi trong người toát ra, mọi độc tố tồn đọng trong cơ thể dường như được tống khứ. Toàn thân nhẹ hẫng một cảm giác sảng khoái lâng lâng...

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Thanhnien, SGTT và nhiều nguồn khác.

Friday, 5 August 2011

Động Mã Tiên ở lưng chừng núi Mã Tiên (núi Roi Ngựa) ở thôn Mã Tiên, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô. 

Đi thuyền qua hồ Đồng Thái vào chân núi, du khách lên thăm động Mã Tiên. Men theo gần 100 bậc đá, bên sườn núi để đến cửa động. Cửa động cao đến 15 m, rộng 10 m, trông giống miệng của con cá khổng lồ.

Nền hang ở động này trũng xuống, không được bằng phẳng, chứa đựng nhiều khối đá lớn nhỏ muôn hình muôn vẻ.
Không gian trầm mặc bên trong động cùng nhiều khối đá lớn nhỏ muôn hình muôn vẻ nhấp nhô như một đàn cá voi đang nô đùa khiến ta tưởng mình đang lạc vào chốn thủy cung với vô vàn cảnh sắc khác nhau. Mỗi bước đi qua các buồng hang là mỗi lần ta nhận được những khám phá mới, những âm điệu mới của thiên nhiên, để rồi cùng trở về với truyền thuyết cổ xưa được lưu truyền mãi đến hôm nay.
.
Từ nền hang đi qua một cửa hang hẹp sẽ bước lên tầng 2 của động Mã Tiên, cao hơn, có đến 5 buồng hang cao, thấp, rộng, hẹp. Mỗi buồng hang là một cảnh sắc khác nhau, đầy mới lạ gắn với những truyền thuyết như: Bàn tay tiên, Giếng ngọc.

Tầng 2 của động ở phía Tây được gọi là nơi tiên ở. Buồng của tiên ở cao nhất, mát nhất. Trong động có "giếng ngọc" lúc nào cũng có nước trong xanh.
Toàn bộ động Mã Tiên không chỉ có một cửa hang, mà còn có đến 3 cửa lộ thiên trên đỉnh núi nên lúc nào cũng sáng, mát mẻ, không khí trong lành.

Động Mã Tiên cũng có rất nhiều đền, chùa, miếu mạo mang yếu tố tâm linh gắn với những lễ hội dân gian đặc sắc càng khiến cho Đồng Thái thêm sức hấp dẫn.
Hồ Đồng Thái cạnh đó, vượt qua triền núi thấp, bằng đường mòn, du khách sẽ đến với những thung lũng to nhỏ khác nhau. Đâu đó, tiếng chim gọi bầy từ những khu rừng nguyên sơ bỗng làm tan vỡ khoảng không yên lặng, tạo ra một âm sắc mới, âm sắc của sự sống và khát vọng. Thế nhưng, ngay sau đó, sự tĩnh lặng sẽ trở về, trả lại cho du khách những giờ phút nghỉ ngơi thoải mái.

Có lẽ vì thế, lâu nay Đồng Thái được xem là địa điểm lý tưởng cho những ngày nghỉ cuối tuần của du khách, nó quyến rũ người ta bằng nhiều loại hình du lịch thú vị như du thuyền, đua thuyền, cắm trại, săn bắn, du lịch văn hóa - lịch sử hay mua sắm hàng hóa... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của động, của hồ đã tạo nên dấu ấn đẹp trong lòng du khách mỗi khi chia tay Đồng Thái, động Tiên - một góc hồn của cố đô xưa.

Du lịch, GO! tổng hợp.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống