Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 7 August 2011

Cuối tuần, thay vì ngồi đồng trong quán cà phê đông đúc, có cơ hội hãy dịch chuyển về miền xanh mát Cần Giờ, "phượt" ngay trên địa phận TP.HCM.

< Mua chiếc vé vài nghìn đồng qua phà Bình Khánh, bên kia sông đã là không gian xanh mát của Cần Giờ.

Chỉ cần leo lên xe máy, chạy thong thả khỏi trung tâm TP.HCM chừng hơn một giờ đồng hồ, không gian xanh mát, trong lành, hoang sơ của Cần Giờ đã hiện ra. Nằm ở phía đông nam TP.HCM, huyện ven biển
Cần Giờ là điểm đến tiện lợi, khá gần (cách trung tâm nội thành khoảng 50 km) nhưng vẫn đầy đủ tính chất hoang dã dành cho những ai thích "phượt" tranh thủ trong ngày cuối tuần.

Nói hơn một giờ đồng hồ là tính tới đích đến, nhưng thật ra, chỉ cần qua phà Bình Khánh nằm ở cuối đường Huỳnh Tấn Phát, Quận 7, là đã ngợp tầm mắt màu xanh cây đước, bần, dừa nước, và cảm nhận được ngay bầu không khí mát rượi phả ra từ lá phổi xanh Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển thế giới.
.
< Đường Rừng Sác đã được mở rộng, có thể phóng xe máy ngon lành (nhưng đừng phạm luật để CSGT thổi nhé).

Tuyến đường Rừng Sác - Cần Giờ dài hơn 36 km dẫn từ bến phà trung tâm xã Bình Khánh về thị trấn huyện lỵ Cần Thạnh đã được mở rộng phẳng phiu.

< Trời xanh, mây trắng, gió lồng lộng rất đáng cho một chuyến "phượt" cuối tuần.

Trước kia nhiều người còn e ngại khi phải di chuyển trên con đường cũ nhỏ hẹp, mấp mô, nhưng giờ đây nếu không muốn bó gối trên ô tô hoặc xe buýt chạy tuyến cố định, có thể vi vu lướt gió một mạch bằng xe máy.
< Một dịch vụ nhỏ - đi dạo bằng những chiếc xe đạp mi ni cho trẻ em lẫn xe đạp đôi cho người lớn.
< Nước biển Cần Giờ...
< Chẳng tốn kém gì cả, ra biển vào sáng sớm để giỡn sóng và xem người dân đi cào hến.
< Cậu nhóc thành phố lạ lẫm với một chú ếch con bắt được.
< Đến đảo khỉ, đi trên con đường hoang sơ rợp bóng cây đước.
< Thích thú với hai mẹ con nhà khỉ trên đảo.

Vợ chồng anh Nguyễn Bá Dũng và chị Đỗ Ngọc Anh Thư là dân làm du lịch chuyên nghiệp, có thể tự thiết kế một tour cho gia đình mình ở đâu đó trong và ngoài nước, song lại chọn chuyến "phượt" gọn nhẹ ngày hè đi về miền duyên hải của TP.HCM này. Chị Anh Thư, hiện đang công tác tại công ty du lịch TST cho biết, chi phí cho một chuyến đi bằng xe máy của hai vợ chồng chị cùng con trai, với hai ngày và một đêm nghỉ tại Cần Giờ tổng cộng chỉ hơn một triệu đồng.
< Những chú khỉ quen hơi người, đu cành cây, thả mình xuống nước biểu diễn.
< Trải nghiệm hồi hộp ghê người khi chứng kiến và nghe âm thanh những cú táp giật mồi câu của bầy cá sấu bán hoang dã.
< Thưởng thức món đặc sản gỏi có một không hai với trái bần xanh chua thanh khiết.
< Một giấc nghỉ trưa đến rất nhanh giữa không gian mát rượi, tĩnh lặng....
< ... bên tàng cây có chiếc xe thổ mộ gợi nhớ không gian xưa.


Search trong Du lịch, GO! để có thêm nhiều thông tin về Cần Giờ.
< Nhưng rồi cũng phải trả lại tất cả cho miền duyên hải ngập mặn, lên chuyến phà chiều để về phố xá ồn ào.

Không ít những cặp vợ chồng hoặc nhóm bạn bè có lựa chọn cách đi "rửa phổi" giá rẻ như gia đình chị Thư.

Ngày nghỉ, thay vì ngồi ở những quán cà phê, công viên hay khu du lịch trong nội thành vẫn không thoát khỏi đám đông và khói bụi ô nhiễm, những người quen chân đi, có cơ hội là dịch chuyển, "phượt" ngay về với thiên nhiên.

Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet
Du lịch bụi hay còn gọi là “phượt” không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần mà nó đã dạy cho con người cách sống, cách quên và tập cho họ vượt qua nỗi sợ hãi.

Cuộc sống bộn bề với những lo toan cơm áo gạo tiền khiến cho con người ở thành phố thấy không gian xung quanh lúc nào cũng bí bách, nhất là giới văn phòng.
Vậy là khi có thời gian, 2 đến 3 ngày hay chỉ 1 ngày là họ khăn gói lên đường. Tuỳ vào số lượng ngày nghỉ mà họ chọn điểm đến. Mà không chỉ có người trẻ mới thích đi du lịch bụi hay còn gọi là “phượt” ngay cả những người lớn tuổi cũng thích cưỡi ngựa sắt thong dong trên những cung đường. Đơn giản là để khám phá, để hoà mình vào thiên nhiên và để được hiểu hơn về văn hoá các vùng miền.
.
Quản lý một trang trên diễn đàn về chủ đề du lịch, anh Vũ Thành Công - một nhiếp ảnh gia với nickname là “oi­­_zoi_oi”, cho biết, hàng ngày có hàng chục topic lập ra rủ nhau đi phượt, hỏi kinh nghiệm hay địa điểm cần đến.


Niềm đam mê

Với kinh nghiệm của người từng phượt nhiều năm, anh Công thường hướng dẫn cụ thể cho từng nhóm. Điểm đến mà các bạn trẻ ưa thích là Mộc Châu - Sơn La, Lào Cai với các cung Y Tý, Bát Xát, đèo Ô Quy Hồ; Hà Giang thì có Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc… Thường các nhóm tự lập ra quy tụ khoảng 5 đến 10 người. Phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy. Những địa chỉ trên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với dân phượt. Ai cũng muốn được thử sức mạo hiểm trên những cung đường ngoằn nghèo, những khúc cua tay áo hay đơn giản là cảm giác được leo dốc.

Theo anh Vũ Thành Công, mỗi chuyến đi là một sự trải nghiệm, là một lần làm giàu thêm tri thức của mình. Bởi đi là để thấy, để được khám phá, được hoà mình vào thiên nhiên, hoà mình vào cuộc sống cộng đồng, trải nghiệm các kỹ năng sống… Có vô vàn điều để học trên các cung đường anh đã đi qua. Có những chuyến anh đi cùng với nhóm tự lập topic trên mạng hoặc đơn giản là đi một mình. Cách đi cũng là một vấn đề. Đi từ 5 đến 10 người hay đông hơn nữa, mọi thành viên phải tuân thủ những quy định chung của nhóm đặt ra và quan trọng không được tách đoàn.

Là dân ảnh nên trong 10 năm qua, anh Công đã lang thang khắp các con đường của dải đất hình chữ S và vô số lần ở các nước bạn. Kho ảnh của anh ngày càng đồ sộ. Có thời gian là anh lấy xe lên đường và năm nào cũng dành khoảng 20 ngày làm một hành trình xuyên Việt. Anh thích lang thang một mình bởi cảm giác được tự do, tự vạch ra lộ trình mình thích với khung thời gian linh hoạt. Có khi dành cả nửa ngày chỉ để ngồi ngắm sông Mã ồn ào chảy siết từ một góc cao của Mường Lát hay đứng lặng hàng giờ trước biển mây trên đèo Ô Quy Hồ (Sapa, Lào Cai). Không sợ ai hối thúc. Với phượt, mình là người viết lên hành trình.

Niềm đam mê khám phá không chỉ dành cho người có máu phượt mà rất nhiều nhân viên văn phòng vẫn dành thời gian rảnh ít ỏi để được đặt chân lên những vùng đất mới.

Thu Trang làm trong ngành thời trang bị ràng buộc nhiều về thời gian nhưng chị cũng khá tài tình khi sắp xếp được một năm có 3 đến 4 chuyến đi ra khỏi thành phố. Với Trang, “phượt” mang cho chị niềm hứng khởi được vượt qua chính mình. “Rời xa căn phòng máy lạnh với bốn bức tường tù túng, tôi vác ba lô đi du lịch bụi. Bao lo toan, stress và những tính toán đời thường tan biến hết. Chỉ còn lại cảm giác được sống hết mình, vượt lên bản thân, kẻ thù lớn nhất của mỗi con người”, chị bộc bạch. Không những thế, theo chị Trang, “phượt” còn mang lại cho chị hương vị của sự mạo hiểm.

“Đôi khi phải băng qua những con đường đầy sỏi đá, rồi những lần lạc đường hay hỏng xe, mất phanh trên con dốc, đi qua một cây cầu bấp bênh. Mỗi lần đi như thế là mỗi lần tôi tập được cảm giác vượt qua được nỗi sợ hãi. Những cảm giác mới mẻ và hồi hộp ấy khiến người lữ hành càng đi càng say”, chị Trang tâm sự.

Ít thời gian để đi nhưng mỗi chuyến chị Trang đều kết hợp để làm từ thiện. Được chia sẻ những thiệt thòi, những khó khăn với người dân nơi mình đến là niềm hạnh phúc của chị. Món quà tuy nhỏ đôi khi chỉ là ít quần áo cũ, sách vở, đồ dùng học sinh… nhưng chị thấy ấm lòng và tâm trạng vui hơn khi phải quay lại với cuộc sống ồn ào nơi đô thị.

Và “phượt” không chỉ dành cho người trẻ mà những người già về tuổi nhưng trẻ về tâm hồn cũng đam mê mãnh liệt. Hơn 15 năm gắn với chiếc xe Min, người bạn đồng hành trong các chuyến đi, anh Trần Nghĩa không nhớ nổi mình đã đặt chân lên những đâu. Đến đâu anh cũng gặp những lời mời thân thiện của người dân. Anh bảo, giới trẻ nhiệt huyết, sung sức có nhiều cách thể hiện. Có người thích chụp ảnh, người thì khoe xe, làm chủ tốc độ hay đơn giản đi để mà đi nhưng với anh “phượt” là tình yêu. Anh bảo từ “phượt” dùng với người trẻ hợp hơn còn anh đơn giản chỉ là thong dong trên những cung đường. Anh không thích kiểu sống hời hợt nên mỗi chuyến đi với anh là một sự khám phá kỳ công. Hơn 15 năm đi đã đem lại cho anh một kiến thức khổng lồ.

Đến nay, đã hơn 50 tuổi nhưng anh vẫn trẻ trung, vẫn hồ hởi trước những chuyến đi. “Đi không giờ là mệt, không bao giờ là thừa, đi là biết, được nhiều thứ. Và đi là tình yêu ngấm vào máu”, anh Nghĩa chia sẻ.

Sự chia sẻ

Ngày nay bạn sẽ không lúng túng khi bắt đầu một chuyến “phượt”. Chỉ cần vào mạng bạn có hàng loạt các trang web chuyên tư vấn về phượt. Đừng ngần ngại, hãy chia sẻ những điều thắc mắc, bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích. Với kinh nghiệm 10 năm đi phượt, anh Vũ Thành Công hiện là Mob của các Box chuyên về phượt như: Box Hội nhóm phượt, Box Tìm bạn đồng hành và tổ chức chuyến đi, Box ảnh. Đi nhiều, hiểu nhiều và quan trọng là thích chia sẻ nên hàng ngày anh trả lời lên lịch cho rất nhiều các bạn trẻ.

Anh Công kể, nhiều người đi phượt về rồi mới kêu là giá mà mình biết trước có những trang như thế thì chuyến đi thêm ý nghĩa biết bao. Vì chủ quan, nhiều người thích là đi. Đến một nơi không hiểu biết gì về chốn đó thì giống người mù màu chỉ đi mà thôi. Ngay như việc chuẩn bị hành lý, nghe thì đơn giản nhưng nếu làm tốt chuyến đi sẽ thuận lợi hơn nhiều. Xe máy là phương tiện di chuyển duy nhất nên sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng. Các thiết bị liên lạc như bộ đàm, điện thoại, máy ảnh, máy định vị… phải đầy pin. Đồ ăn, nước uống, thuốc… cũng là những thứ không thể thiếu.

Lời khuyên của anh Công, trước khi đi, bạn hãy vào các trang phượt để tìm kiếm thông tin, chắc chắn chuyến đi sẽ đạt hiệu quả cao.

… Và rẻ bất ngờ

Trong thời giá cả tăng vùn vụt như hiện nay thì “phượt” là cách lựa chọn sáng suốt của những người yêu chủ nghĩa xê dịch. Theo kinh nghiệm của những dân “phượt” lâu năm, với thời giá như hiện nay thì khoảng 300.000 đồng/người/ngày bao gồm tất tần tật với các chuyến trong nước. Còn với các nước trong khu vực như Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia… chỉ khoảng 500.000 đồng/ngày/người.

Giữa tháng 4 vừa qua, nhóm của Hà An gồm 5 người đã thoả mãn niềm thích thú khi được hoà mình vào tết té nước của Lào. Chuyến đi kéo dài 6 ngày 6 đêm nhưng mỗi người chỉ chi khoảng 3,2 triệu đồng bao gồm tiền xe, tiền ăn, tiền khách sạn và cả tiền mua quà cho người thân. “Nếu chịu khó một chút vẫn có thể thỏa mãn niềm đam mê “phượt” mà không phải lo lắng quá nhiều đến chuyện tiền bạc”, Hà An chia sẻ.

Đi du lịch mỗi người một sở thích và có nhiều cách tiêu tiền nhưng đã đam mê du lịch bụi thì hãy hưởng thụ theo đúng như cái tên dân dã, đó là hình thức du lịch ít tốn kém hơn, có những tiện ích vượt trội so với đi tour như được tự chọn chỗ ăn, nghỉ… phù hợp với túi tiền của mỗi người.

Theo anh Công, du lịch không nhất thiết phải ở khách sạn, nếu những chỗ an toàn có thể thuê sân bãi và mang túi ngủ theo. So với ở khách sạn thì hình thức này rẻ hơn nhiều, lại được nếm trải sự thú vị khi được ngủ dưới “khách sạn nghìn sao”. Thậm chí, anh Công cho rằng hình thức này còn giúp những người trong đoàn trở nên gắn bó hơn.

Dù tiêu nhiều hay ít thì cái cảm giác là người tự khám phá, tự mày mò khi lạc đường, rồi òa lên sung sướng khi tìm thấy lối ra thì tiền không thể mua được. Cái mà phượt mang lại không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần mà nó đã dạy cho con người cách sống, cách quên và tập cho họ vượt qua nỗi sợ hãi.

Thậm chí, có những suy ngẫm và trải nghiệm mà họ chợt nhận ra sau một chuyến đi. Hãy sống đúng nghĩa trên những cung đường bạn đi. Bạn sẽ được rất nhiều.

Du lịch, GO! - Theo VOV, ảnh sưu tầm.
Không phải ngẫu nhiên mà từ nhiều năm nay, vùng núi đá cực bắc của tỉnh cực bắc Hà Giang đã trở thành điểm đến của nhiều tour du lịch khám phá. Vùng đất được mệnh danh là cao nguyên đá này quá ấn tượng đối với du khách bởi phong cảnh thiên nhiên cực kỳ hùng vĩ. Nhưng không chỉ có cảnh quan, món ăn ở đây cũng rất lạ lùng...

Từ thị xã Hà Giang, qua những con đèo cao ngất tới Quản Bạ, rồi Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Phong cảnh vừa hùng vĩ vừa trữ tình dần hiện ra ngoài cửa xe như trong một bộ phim du lịch khám phá. Đầu xuân, những vườn mận, vườn đào hoa nở trắng xoá hoặc hồng rực.

Đầu hè, những triền ngô xanh nõn bám trên các sườn núi đá. Trễ hơn chút nữa, mùa lúa duy nhất trong năm bắt đầu, từ trên những sườn núi cao nhìn xuống thung sâu, thấp thoáng các khu ruộng bậc thang loáng nước, ở đó, người Mông đang hối hả cày cấy...
.
Trong không gian như mơ như thực ấy, không khi nào thiếu những vạt cải hoa vàng rực rỡ. Và thật thú vị, đó chính là món ngon đầu tiên mà người viết bài từng được ăn khi lần đầu tiên đến với vùng cao nguyên đá Hà Giang.

Cải ngồng Hà Giang rất lạ, cọng mũm mĩm như đọt măng tây, điểm những chấm hoa vàng tươi rói cả khi còn tươi lẫn khi đã luộc chín. Ngọt, chắc, bùi là những cảm giác rõ mồn một khi thưởng thức món ngồng cải luộc rất bình dân nhưng cực kỳ khoái khẩu với người miền xuôi vốn thèm rau sạch khi đến Hà Giang!

Khí hậu quanh năm mát mẻ của núi cao, nhất là vùng "lõi của cao nguyên đá" là hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc khiến nơi đây trồng được những loại rau, đậu rất ngon và lạ. Trái "dưa mèo" mũm mĩm như chú chuột bạch cỡ lớn, đậu Hà Lan xanh mượt, giòn và ngọt lạ lùng.
Dẫu không nổi tiếng như ở Định Hoá (Thái Nguyên) hay Mường Thanh (Điện Biên), lúa gạo trồng trong những thung lũng lọt giữa ngút ngàn núi đá ở Đồng Văn, Quản Bạ vẫn làm nên những nồi cơm ngon nhất.

Cơm gạo mới ở Đồng Văn, Mèo Vạc luôn nấu bằng nồi nhôm đúc và vùi trong than củi nên thơm dẻo khác hẳn cơm nấu trong nồi điện dưới xuôi.

Thường thì muốn đi hết một vòng bốn huyện miền núi cao, du khách phải nghỉ lại Hà Giang sau khi vượt qua 320km đường xe từ Hà Nội. Sáng hôm sau, lại đi trên những con đường chênh vênh trên sườn núi cao ngất. Đi theo hành trình ấy, thì ăn trưa tại thị trấn Yên Minh là hợp lý. Chặng về cũng vậy, khởi hành từ Đồng Văn hoặc Mèo Vạc vào buổi sáng thì tầm trưa cũng lại đi qua "cửa ải" Yên Minh.

Thị trấn cửa ngõ của hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc có hai quán ăn nhỏ nằm bên chợ huyện Yên Minh đã sẵn sàng đón khách. Món ăn ở đây khá "độc". Ngồng cải luộc vừa ngọt vừa bùi, bó ngô non nhồi thịt thơm phức, tôm suối xào lá chanh giòn tan.

Vào các buổi sáng chủ nhật, dưới những mái ngói thâm nâu trên cao nguyên đá là cả một thế giới kỳ lạ của ẩm thực! Rượu ngô người Mông 8.000 đồng/lít, uống say tràn cung mây.

Đặc biệt vào mùa lạnh, món lạp xường và thịt xông khói trở thành đặc sản. Quy trình làm lạp xường nhiều người đã biết, thịt băm nhỏ trộn gia vị nhồi vào ruột heo non và nướng trên than hồng cho chín rồi trên trên gác bếp. Thịt xông khói được làm theo cách khác. Thịt mông, vai, ba chỉ của con lợn cắp nách xẻ thành miếng dài đem ướp muối chừng một tuần rồi đem treo lên gác bếp. Đem làm món, vị mặn của muối quyện với chất béo của mỡ khiến người mới ăn không biết đằng nào mà lần!

Dân tộc Tày ở Hà Giang còn có món rêu đá nướng vô cùng đặc biệt (những món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ), người ta tìm rêu ở những bãi rêu lớn rồi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng. Rêu còn được phơi khô trên lên gác bếp để dự trữ, chỉ có khách quý mới được đãi món rêu khô này..

Lõi của vùng cao cực Bắc là thị trấn Đồng Văn. Thủ phủ của cao nguyên đá khiến ta nao lòng bởi vẻ đẹp u hoài của khu phố cổ bên ba dãy chợ mà người Pháp khi xâm chiếm Đồng Văn đã xây từ những năm 30 của thế kỷ trước.

Nếu đã một lần đến cao nguyên đá, bạn hãy cố tìm để được ăn món "gà mèo", một giống gà đặc biệt chỉ có ở vùng cao núi đá này và xứng đáng được liệt vào hàng đặc sản. Con gà mèo không khác gì gà thường nhưng chân đen, mặt đen, mào đen, da đen, thịt đen và xương cũng đen nốt. Luộc, rang và nấu canh gừng là cách người vùng cao nguyên đá "ứng xử" với gà mèo.

Thịt gà mèo rất lạ: không béo, không nát, chắc mà không dai, nạc mà không xác. Tóm lại, nếu một lần đã được xơi món thịt gà đen như bánh gai ấy, thì một ngày đẹp trời nào đó, ta sẽ lại khao khát được leo cao nguyên đá lần thứ hai, rồi lần thứ ba!

Du lịch, GO! - Theo Xaluan, VTV, ảnh sưu tầm

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống