Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 15 August 2011

Phía trước là biển bao la, phía sau là rừng nguyên thuỷ, Cà Ná như một cô gái đẹp quyến rũ trên cung đường thiên lý Bắc Nam.
Bãi biển Cà Ná dài khoảng 3km, cong cong như hình lưỡi liềm, nằm ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 32km.

Với các bờ biển khác, sau khi được khám phá, các công ty du lịch hay tỉnh lỵ sở hữu mới mở cung đường biển để thu hút du khách thì ngược lại, biển Cà Ná nằm ngay bên cạnh quốc lộ 1A. Nghĩa là ngay khi cung đường nối hai đầu của đất nước hình thành cũng là lúc mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàn mỹ của vùng biển này. Cái hay là dù có bề dày lịch sử như thế, song biển Cà Ná luôn quyến rũ lòng người với nét duyên của nàng thiếu nữ đang độ xuân thì. Để dù có rong ruổi nơi đâu hay đến đây bao nhiêu bận, du khách vẫn giữ nguyên cảm xúc tinh sơ ban đầu khi đến đây.
.
Biển Cà Ná sở hữu tất cả nét đẹp của bờ biển Ninh Thuận với mặt nước xanh bao la nối liền với bầu trời, với những triền cát trắng tinh mềm mại uốn lượn nhưng quyến rũ hơn với các tảng đá granite lớn nhỏ trải dài ra biển. Sau mỗi đợt sóng, những tảng đá ấy nhấp nhô tựa như đàn hải cẩu đang đùa giỡn trên mặt biển.

Xa xa, cách bờ khoảng 10km, hòn Câu như một chú rùa nổi trên mặt nước nổi tiếng với truyền thuyết về giếng Tiên, Thạch động Bảy đầu lâu hay đặc sản ốc nhảy. Phía sau vùng biển trời bao la ấy, dãy núi Trường Sơn sừng sững với những vách đá vôi cao ngất ngưởng tạo nên bức tranh rừng biển hữu tình.

Nước biển Cà Ná có độ mặn cao hơn các biển khác từ 3-4 độ nên xanh thẳm, trong vắt. Ngoài cảm giác trọng lượng cơ thể như nhẹ hơn khi hoà mình vào dòng nước. Nếu chịu khó lội ra khoảng 20m, du khách ngắm các rạn san hô tuyệt đẹp ở độ sâu từ 1- 1,5m.

Sau khi nghịch sóng thoả thích, du khách có thể tạo dáng ghi lại những shoot hình ấn tượng hay thả chân trần trên bờ cát trắng mịn, tận hưởng gió biển lồng lộng. Với những du khách thích mạo hiểm có thể chọn chinh phục độ cao của những mỏm đá nhiều hình thù trong trò chơi leo núi, khám phá những hang động kỳ bí như hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, hang Giếng Đục... nằm sát mép bờ.

Tiến sâu một chút vào dãy Trường Sơn, khám phá thảm động thực vật phong phú của dãy núi nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến sẽ trải dài trước mắt. Và nếu đã đến đây, đừng quên thưởng thức món thịt nhông nổi tiếng, hay rảo vào các sạp bán đồ lưu niệm cạnh biển, chọn cho những đặc sản nổi tiếng của Cà Ná như muối, nước mắm nhĩ...

Du lịch, GO! - Theo Bưu Điện Việt Nam
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai…
36 phố phường Hà Nội…, câu thơ dân gian ấy ai cũng thuộc. Nhưng 36 phố phường là những phố nào và có tự bao giờ ? Đó là điều không phải ai cũng biết.

Từ ngày vua Lý Công Uẩn xuống chiếu dời đô về Đại La ( 1010) , đặt tên Kinh đô là Thăng Long ( Rồng bay), thủ đô chia làm 2 khu vực: Khu vua ở và thiết triều gọi là Thăng Long Thành và khu dân cư nơi làm ăn buôn bán của mọi tầng lớp sĩ nông công thương. Dân quê gọi là phố Kẻ Chợ , vì mỗi phố sản xuất và bán một thứ sản vật nổi tiếng.

Khu dân cư này cũng có thành bao quanh, gọi là Thăng Long ngoại thành. Cả hai khu vực này được tổ chức thành một đơn vị hành chánh, gọi là phủ Ứng Thiên. Đến năm 1014 đổi là Nam Kinh. Sang đời Trần đổi là Trung Kinh , có 61 phường.

< Phố Lò Rèn ngày xưa.

Đến đời Lê , mới tổ chức lại thành 36 phường . Đến đời Hồ gọi là Đông Đô. Đến thời nhà Lê, sau chiến thắng quân Minh, đổi thành Đông Kinh.

Đến năm 1831, thời Minh Mạng, cái tên HÀ Nội mới ra đời , gồm 4 phủ: Hòa Đức ( tức Thăng Long cũ), Thường Tín, Ứng Hòa, Lý Nhân. Phủ Hòa Đức, Thăng Long cũ ấy chính là 36 phố phường xưa. 36 phường thời Lê ấy , lại chia thành 3 loại theo nghề nghiệp làm ăn:

< Phố Hàng Mắm xưa.

Thứ nhất là các phường làm nghề nông , vẫn giữ nguyên tên gọi đến ngay nay như Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Hồ, Xã Đàn, Thịnh Quang…, rồi các phường buôn bán, phường thợ thủ công.

Với quá trình đô thị hóa, nhiều phường nông nghiệp biến thành phương buôn bán, như phường Giang Khẩu ( Hà Khẩu) ở ngay cửa sông Tô Lịch là một nơi nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, thuyền bè thương nhân trong và ngoài nước vào buôn bán, làm ăn.

< Tấm bưu ảnh ghi chú là Hàng Mắm nhưng thực ra là đoạn phố cuối Hàng Bạc.

Cạnh đó còn các phường buôn bán, thủ công mới hình thành nên nhiều phố Kẻ Chợ như hàng hàng The ( tơ , lụa, the ), hàng Vôi , hàng Giấy,v.v.. Đến thế kỷ thứ 18, thương nhân Hà Lan, Anh , Bồ Đào Nha , nhiều nhất là Hoa Kiều đã đến Hà Nội mở các tiệm cao lâu, các cửa hàng dịch vụ, buôn bán. Từ đó tạo hình thành 36 phố phường sầm uất.

< Phố Hàng Đồng.

Có bài ca dao ( có người gọi là bài thơ khuyết danh) nổi tiếng, giúp mọi người nhớ tên 36 phố phương xưa . Xin chép theo trí nhớ phục vụ bạn đọc, ai thấy có câu nào chưa đúng bổ sung để có một bài ca dao hoàn chỉnh:

< Phố Hàng Nón.

Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sau phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm ,Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ ,Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến , Hàng Than
Hàng Mã, Hàn Mắn, Hàng Ngang, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, CẦu Đông
Hàng Buồn, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng BÈ
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The , Hàng Gà
Quanh đi đếïn phố Hàng Da
Trải xem phừơng phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

^ Phố Hàng Gai.

< Phố Hàng Khay toàn cảnh nhìn từ ngã tư Tràng Tiền.

Có lẽ đến thời gian giữa thế kỷ XVIII, bài ca dao mới ra đời , vì trong bài có đến Phố Mới, Phúc Kiến là những phố do người Phúc Kiến, Quảng Đông ( Trung Quốc ) sang buôn bán , rồi định cư ( đoạn phố Hàng Buồn, Hàng Ngang bây giờ) .Nhưng dù xưa như thế, nhưng đến khu phố cổ HÀ Nội bây gờ, theo bài ca dao, chúng ta cũng có thể đi đếm các tên phố đến ba thế kỷ rồi vẫn không thay đổi…

< Phố Hàng Đào.

Du lịch Ba mươi sau phố phường Hà Nội, tức là du lịch phố cổ Hà Nội . Đó là một tam giác phố cổ , cạnh thứ nhất giáp với Sông Hồng, từ Hàng Đậu đếïn Hàm Tử Quan. Canh thứ hai từ Hàng Đậu qua Phùng Hưng đến Cửa Nam. Cạnh thứ ba chạy từ Cửa Nam qua qua Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Lò Sủ đến Hàm Tử Quan. Khu 36 phố phường này tên phố gắn liền với tên mặt hàng sản xuất và buôn bán từ xưa đến nay. Ở khu này, những ngôi đình thờ tổ sư các nghề vẫn còn.

< Phố Hàng Đường.

Đa số nhà cổ lợp ngói âm dương, hình ống, với kiểu kiến trúc 3 gian hai chái, hay 5 gian, phát triển theo chiều dọc, sâu hun hút. Đây là Khu phố cổ nổi tiếng, đậm nét văn hóa HÀ Nội xưa đang được đầu tư ,nghiên cứu để bảo tồn ,gìn giữ.

Ngày nay, vào thời đổi mới, hội nhập , Hà Nội đã rộng gấp nhiều lần xưa kia, không ai nhớ hết phố mới Hà Nội bây giờ, nhưng 36 phố phường xưa thì không thể quên được và vẫn còn đó. Hiện UBND HÀ Nội đang vận động bà con phố nào thì kinh doanh đúng loại hàng đã thành tên phố, để thành mộtu thương hiệu riêng, phục vụ khách du lịch. Cho họ hiểu thêm văn hóa Hà Nội – Thăng Long, các gốc của văn hóa Việt Nam.

Du lịch, GO! - Theo Ngô Minh blog, Bao Toquoc, Bee...
Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 5 diễn đàn dành cho những người yêu du lịch, Phuot.com lần đầu tiên tổ chức một buổi “offline” ba miền tại bãi biển Tiên Sa, Đà Nẵng trong hai ngày 13 và 14-8.

Chương trình quy tụ gần 200 thành viên khắp mọi miền, xuất phát từ Hải Phòng, Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… theo nhiều chương trình và cách thức di chuyển khác nhau để đến Tiên Sa tham dự gala mừng diễn đàn thêm tuổi mới.

Phượt lên 5 - trăng rằm Tiên Sa được tổ chức đúng vào dịp Tết Trung nguyên cũng là cơ hội khám phá phố cổ Hội An lung linh đèn lồng trong đêm rằm tháng 7. Đặc biệt, trong khuôn khổ các hoạt động mừng sinh nhật lần thứ 5, Phuot.com tổ chức hai cuộc thi trên mạng “Cuộc thi ảnh Phượt Marathon” dựa trên ý tưởng ghi lại một ngày của dân phượt với chủ đề “Dịch chuyển” và cuộc thi “Sáng tạo phượt cụ”.
.
“Sáng tạo phượt cụ” là một ý tưởng khá thú vị của một quản trị viên có nick LinhEvil. “Phượt” là dịch chuyển, “Cụ” là công cụ, “phượt cụ” được hiểu nôm na là “công cụ dùng trên đường dịch chuyển”.

Với mục đích chia sẻ và khuyến khích các bạn phượt phát huy trí thông minh, sáng tạo để tạo ra các phát minh nho nhỏ, hóm hỉnh, tiện dụng và độc đáo theo phong cách riêng, tạo điểm nhấn trên đường du lịch, cuộc thi đã thu hút 15 tác phẩm dự thi khá độc đáo và ấn tượng.

Kết thúc cuộc thi, BGK đã quyết định không trao Giải thưởng sáng tạo táo bạo. Giải thưởng Sáng tạo ứng dụng thuộc về nick BodyParty với sản phẩm "GPS Bike Mount" sử dụng vật liệu có sẵn là mắc áo để chế tạo đồ gá máy GPS cho các hành trình bằng xe đạp.

Giải thưởng Sáng tạo viển vông nhưng mà hay thuộc về thành viên Lonely Rebel với sản phẩm “Chiếc bè tự tạo” nhân một chuyến cùng bạn đồng hành xuôi sông Đà đã gây ra một cơn sốt trên diễn đàn về ý tưởng cũng như quyết tâm biến nó thành sự thật.

Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm như bếp cồn, bếp nướng, giá để đồ xe máy, chun lưới buộc đồ… đều là các sản phẩm thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt và hữu dụng của dân phượt dựa trên các nguyên liệu có sẵn, rẻ tiền.

Đồng hành với lịch trình sinh nhật, thành viên có nick Summer_flower44 cùng các bạn phượt khác tại đầu cầu Sài Gòn đã tổ chức một chương trình quyên góp từ thiện với hàng chục triệu đồng và nhiều sách vở, đồ dùng học tập, quần áo… cho cô nhi viện Mằng Lăng (Phú Yên) và mái ấm Vinh Sơn (Kon Tum).

Du lịch, GO! - Theo Tuoitre Cuoituan

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống