Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 17 August 2011


Đích đến của chuyến đi này như đã trình bày từ những bài trước là Madagoui và Đạ Tẻh. Thi trấn Madagoui là chổ sẽ trú ngụ trong 4 ngày tại đây do chi phí nhà trọ - ăn uống mềm mại hơn tại khu du lịch, còn khám phá thì đa phần ở Đạ Tẻh và những vùng xung quanh.

Cái để khám phá ở Đạ Tẻh là những thác nước tại đây. Mình xin nói rõ hơn đây là những thác hoang chưa hề nhuốm mùi du lịch, chưa có một CTy nào khai phá và do vậy thiên nhiên quanh các thác này vẫn còn hoang sơ khá hoàn mỹ. Cũng vì thế mà các thông tin về những thác đó trên mạng rất hiếm hoi còn hình ảnh thì hầu như không có hoặc có như không tường tận.
Một điều thôi thúc khác là bọn này cũng muốn "thử lửa" con đèo Lộc Bắc trên QL 725 vừa mở nối liền Đạ Tẻh đến Bảo Lâm (Lâm Đồng). Do chỉ vừa khánh thành vào tháng 5.2011 nên trên các bản đồ vẫn chưa hề thấy bóng dáng con đường và đèo này.
.
< Trên QL56 hướng về Long Khánh.

Và do không thấy, không rõ nên bọn mình tìm đến và bội thu: trong chưa đầy một ngày, bọn mình đã đi qua đèo Lộc Bắc, đèo B40, đèo Bảo Lộc, đèo Chuối... cộng với đèo Tà Pứa, đèo vào Đạ Tồn đã đi ngay hôm trước - sướng chưa?

Bạn cũng sẽ thắc mắc tại sao không chọn quách QL20 đi Madagoui cho nó tiện và nhanh? À, do đoạn này bọn mình tính đi trong hành trình về TP...
<; Còn 8km nữa thì đến ngã 3 Tân Phong - tức là chạm mặt QL1.

Còn phần đi do điểm bọn mình cần ghé trước tiên là đèo Tà Pứa và con thác cũng tên nên hướng đi sẽ phải qua Gia Ray, Võ Xu... Vả lại, đi ngang qua nhiều địa danh mình chưa từng đi hoặc lâu lắm rồi chưa ghé cũng thích lắm chứ?
< Nhà thờ Hàng Gòn thuộc xã cùng tên.

Trở về bài viết: Sau khi ra QL56 rồi thì cứ thẳng đường mà chạy cho đến khi nào gặp ngã 3 QL1. Đoạn QL chính này vắt ngang thị xã Long Khánh và bọn minh cũng chỉ chạy tạm một đoạn để đến Gia Ray.
< Đoạn uốn cong tới xã Nhân Nghĩa.
< QL56 không nhiều xe nên chạy khá thoải mái.

Cũng không thấy bóng CSGT nhưng trước giờ bọn mình cũng giữ tốc độ xe không vượt quá 60km hay trong giới hạn. Chậm một tý nhưng thêm an toàn mà, vội gì?
< Trên tấm bảng xanh cạnh đường đã thấy chữ Ngã 3 Tân Phong (Long Khánh), bọn mình sẽ quẹo phải...
< ... hướng về thị trấn Gia Ray. Đường này chính là QL1.


Theo Bách khoa toàn thử thì Long Khánh là một thị xã thuộc tỉnh Đồng Nai gồm 6 phường và 9 xã. Thị xã Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam Bộ, cao nguyên và miền Trung có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua, có vị trí rất quan trọng về các mặt chính trị-kinh tế-xã hội và an ninh-quốc phòng đối với tỉnh và cả khu vực.


< Góc cua đầu tiên. Chạy thêm một tẹo nữa sẽ thấy ngã 3 mà người ta gọi là ngã 3 Bảo Định.

Thị xã Long Khánh là đầu mối giao lưu hàng hóa với các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Phú Yên... tạo điều kiện cho phát triển thương mại-dịch vụ. Có diện tích đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu đó là: cao su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng...
Khoáng sản có puzlan trữ lượng lớn làm phụ gia cho ximăng.

< Chôm chôm, ai ăn hông?

Nếu bạn xem trên bản đồ Wikimapia sẽ thấy đủ hết, đây là món bửu bối không thể thiếu trước và trong khi đi xa của bọn mình.
Tuy nhiên lâu lâu cũng bị hố một tý, ví dụ như đoạn đường đi Cẩm Mỹ trong bài trước.

< Hết chôm đến "sầu", trái cây chạy đầy trên QL để phân phối đến mọi nơi...
< Đố bạn núi xa xa trên hình là núi gì? Đó là núi Chứa Chan đấy, người ta còn gọi là núi Gia Ray hoặc núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Núi có độ cao 837m là điểm du lịch thu hút nhiều du khách hành hương. Trên núi có Chùa Bửu Quang được xây dựng từ đầu thế kỳ XX, với chánh điện mái vòm, toạ lạc trên một hang đá có dáng Hàm Rồng.


Nghe những người cao tuổi nói chùa rất... linh thiêng nên các dịp lễ, tết số người hành hương về đây lên đến hàng ngàn, không khí náo nhiệt như ngày lễ hội.
< Đã đến gần Chứa Chan hơn. Đoạn đường mình đi sẽ bọc vòng vào hông núi này.

Bà xã mình từng đến đây một lần, theo xe hành hương và quà mang về là cái gì bạn biết không? Thịt heo rừng quay! Chả biết heo rừng thật không hay là heo mọi, heo con... nhưng thịt cứ sần sần. Về nường hay kho lại ăn cũng đã lắm.
< Đến ngã 3 Túc Trưng.
< Qua cầu Suối cát của xã cùng tên.
< Ngã 3 Sông Ray.
< Nhìn mấy chiếc xe này lại nhớ những chuyến đi vài năm trước của bọn mình...
< Đường cong cuối cùng, đi khoảng 1.4km nữa là sẽ đến ngã 3 Ông Đồn.
< Đến địa phận thị trấn Gia Ray.
< Và ngã 3 Ông Đồn đây, cái cổng chào tròn tròn...
< ... là nơi bọn mình phải chạy qua.

Thị Trấn Gia Ray thuộc huyện Xuân Lộc - trong những năm gần đây, phong trào xã hội hóa giao thông ở thị trấn Gia Ray đã có bước phát triển vượt bậc so với vài năm trước.

Nếu bạn có dịp dạo quanh thị trấn Gia Ray trong dịp hành hương chùa Gia Lào, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến hàng loạt các tuyến đường đã được nhựa hóa, bê tông hóa khang trang, sạch đẹp.

Ghé vào quán uống nước, nghỉ chân - bấy giờ là 10h sáng ngày 12.8.2011.
Cũng sẳn dịp lôi cái máy cùi bép ra xem và điều nghiên trước đoạn đường sẽ qua và sẽ tới.

Tới thì cũng dễ vì cứ theo đường 766 này phang tới sẽ đến Đức Linh, Võ Xu.

Còn tiếp

Điền Gia Dũng

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10


Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. 

Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao là Trường Sơn Nam, chen lẫn núi là những hồ nước lớn nhỏ.


Không gắn với những truyền thuyết đẹp như các hồ của Đà Lạt, song hồ Lăk, hồ Eakao, hồ Ayun Hạ... vẫn làm say lòng du khách với những nét đẹp riêng.

Hồ Lăk

Hồ Lăk cách Buôn Ma Thuột khoảng 56km về phía Nam, theo quốc lộ 27 đi Đà Lạt.

Nằm giữa vòng ôm của núi đồi và rừng thông xanh ngát, hồ Lăk như một sơn nữ, đẹp một cách hoang sơ và kỳ vĩ. Bên cạnh nét đẹp làm say đắm lòng người, hồ còn gắn liền với truyền thuyết về chàng trai tên Y Lăk đã dũng cảm băng rừng vượt suối, tìm ra hồ nước để cứu hạn cho dân làng.

Đến hồ Lăk, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác thú vị của việc lênh đênh trên thuyền độc mộc ngắm hoa sen, đủng đỉnh cưỡi voi thăm các làng quanh hồ. Đêm đến, trong hơi ấm của bếp lửa, nhâm nhi rượu cần, ăn chén cơm dẻo, thưởng thức món chả cá thác lác, bạn sẽ cảm nhận được hương vị của núi rừng thấm vào từng thớ thịt.


Hồ Eakao

Hồ nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 12km theo hướng Đông Nam, thuộc địa bàn xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. Eakao mang vẻ đẹp của hồ nước bao la in bóng những rặng núi, ríu rít tiếng chim, gần đó là những vườn rau quả xanh mát cùng không khí mát rượi.

Đến đây, bạn có thể thả thuyền lênh đên trên hồ, câu cá, cắm trại hay lang thang trong khu du lịch Eakao.

Biển Hồ

Biển Hồ hay hồ Tơ Nưng, Ia Nueng cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km, thuộc xã Biển Hồ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Biển Hồ có hình bầu dục với diện tích khoảng 230ha.

Đây vốn là một miệng núi lửa khổng lồ, quanh năm ăm ắp nước và luôn xanh ngăn ngắt. Nước trong đến độ có thể nhìn rõ từng đàn cá tung tăng bơi lội. Đứng bên hồ, du khách được thả tầm mắt ngắm nhìn thành phố Pleiku mờ ảo trong sương, những đồi đất đỏ, đồi chè trập trùng, hoa cà phê trắng xoá, xa xa là những cánh rừng bạt ngàn, xanh thẳm.


Hồ Ea Snô

Hồ Ea Snô là một hồ nước tự nhiên thuộc xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô, Đắk Lăk. Hồ có vẻ đẹp của những ốc đảo xanh ngát soi mình trên mặt hồ bao la. Đến đây, bạn có thể chọn cách du thuyền trên mặt hồ vừa thưởng lãm cảnh đẹp vừa thả hồn theo làn gió mát rượi để xua tan những mệt mỏi, lo toan của cuộc sống.

Từ địa danh này, bạn cũng có thể ra sông Krông Nô rồi xuôi về bên trái để xuống thác Đray Sáp, hay ngược dòng lên thăm quê hương của tù trưởng Nơ Trang Gưh. Ngoài việc du ngoạn cảnh hồ, bạn còn có cơ hội tham quan các buôn làng: buôn Ol, buôn Choah, buôn Leng.


Hồ Ea Sup Thượng

Ea Sup Thượng thuộc xã Chư Ma Lanh, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Đây là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai ở Tây nguyên.

Ngoài việc chiêm ngưỡng hồ, bạn còn có những lựa chọn hấp dẫn khác như tham quan công trình thủy lợi lớn thứ nhì Tây Nguyên, hay thuê chiếc thuyền nhỏ và lưới của ngư dân địa phương rồi dong thẳng ra giữa hồ thử vận may với mẻ lưới. Vào ban ngày, hồ nên thơ với mặt gương soi bóng mây, rừng và từng đàn cò trắng bay là là để kiếm mồi. Khi hoàng hôn buông xuống, hồ trở nên thơ mộng với những đàn chim bay về tổ trong ánh sáng nhập nhoạng.


Hồ Ea Nhái

Ea Nhái là một hồ nhân toạ lạc giữa nông trường cà phê Thắng Lợi thuộc TP. Buôn Ma Thuột.

Hồ mang vẻ đẹp tuyệt vời của những đồi hoa cà phê trắng xoá hay những chùm trái chín đỏ âu trĩu cành. Cách "cảm" hồ tốt nhất là buông cần câu trên chiếc xuồng nhỏ hay ngả người xuống thảm cỏ ven hồ, nghe những âm thanh của cuộc sống hoà lẫn trong tiếng gió, tiếng nước.

Hồ Ayun Hạ

Hồ Ayun Hạ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai, huyện Ayun Pa và xã H Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Đây là hồ nước nhân tạo lớn thứ nhất Tây Nguyên.

Ngoài việc cung cấp nước tưới cho việc trồng trọt quanh vùng, hải sản, thuỷ điện, hồ còn là địa điểm tham quan du lịch cho người dân địa phương và khách du lịch với các hoạt động thể thao dưới nước, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Sotaydulich, Wikipedia.
Khi thời tiết vào hè, đi biển thường là lựa chọn tốt nhất cho các ngày nghỉ cuối tuần hay nghỉ lễ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để tận hưởng không khí mát lành, phong cảnh có sơn có thủy thì cách Hà Nội chừng 200km về phía bắc, có một hòn ngọc xanh đang ẩn mình chờ đón khách du lịch. Đó chính là Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), nơi mà cả một phức hệ bao gồm hồ, sông, suối, núi rừng, hang động đã giữ cho nước hồ có nhiệt độ trung bình cả năm 22 độ C.

Vườn quốc gia Ba Bể với phần diện tích lớn là hồ Ba Bể với vẻ đẹp tự nhiên độc đáo đã trở thành khu Ramsar( vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) thứ 1938 của thế giới và là thứ 3 ở Việt Nam sau Xuân Thủy (Nam Định) và Bàu Sấu (Đồng Nai).

Nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km, hồ Ba Bể là điểm nổi bật trong vùng rừng núi phía tây bắc của Việt nam.


Được bao bọc xung quanh bởi những ngọn núi đá vôi và nằm trên độ cao 500- 600m so với mực nước biển, hồ Ba Bể bao gồm: hồ Pé Lẩm, hồ Pé Lù, hồ Pé Lèng với tổng chiều dài khoảng 9km, chiều rộng thay đổi từ 0.2km đến 1.7km, có độ sâu trung bình khoảng 17 đến 23m( nơi sâu nhất đạt 38m).

Hồ Ba Bể được nối thông với sông Năng, dòng sông này hiện nay đang có nguy cơ bị ngăn lại để xây đập thủy điện. Hồ Ba Bể có vai trò như một hồ chứa nước tự nhiên cung cấp nước cho hệ thống sông Năng trong khi thác Đầu Đẳng đóng vai trò là một con đập cho hệ thống này.

Dịu dàng qua động Puông, dòng sông Năng chuyển mình sôi động thành thác Đầu Đẳng khi bị hàng trăm tảng đá lớn chặn lại ở bản Húa Tạng với 3 bậc thác chênh nhau 3 – 4 mét. Tiếng thác reo có thể nghe thấy ngay từ khi bước chân từ bến thuyền vào khoảng 100m làm bước chân thêm háo hức. Có thể ngồi ngắm thác trên những phiến đá lớn hoặc trên ban công gỗ xây phía trên cao với sư thư thái tận hưởng.

Hòn Pò Giả Mải – tức Gò Bà Giá nơi đặt tấm bia đá niên hiệu Khải Đinh năm thứ 9 (1925) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành Ba Bể, tuy nhỏ nhưng có những cây lớn thả rễ sum xuê và những góc nhìn mát rượi.
Câu ca véo von về con người nơi đây từ xưa như một sự khẳng định “Bắc Kạn có suối đãi vàng, có hồ Ba Bể có nàng áo xanh”. Những người sinh sống ở khu vực này chủ yếu là dân tộc Tày với hình ảnh đặc trưng trên con thuyền độc mộc và bên cây đàn Tính.

Hồ Ba Bể có một hệ sinh thái vô cùng phong phú và là nơi cư trú của rất nhiều loài động thực vật. Một khảo sát cho hay, hệ sinh thái độc đáo nơi đây có hơn 1288 loại thực vật có mạch( thực vật bậc cao). Đặc biệt, nơi đây là môi trường phát triển của một số loài thực vật được cho là quý hiếm của thế giới như Nghiến( tên khoâ hoc: Burretiodendron hsienmu) vốn chỉ sinh trưởng ở một số vùng đặc thù ở Việt Nam và Trung Quốc.

Về động vật, hệ sinh thái vùng hồ Ba Bể có khoảng 553 loài động vật có xương sống với 81 loài thú, 332 loài chim, 48 loài lưỡng cư và 106 loài cá. Nhiều loài trong số đó có tên trong sách đỏ của hội bảo tồn thiên nhiên thế giới(IUCN) như: rái cá( tên Latin: Lutra Lutra), dơi gập cánh dài(tên khoa học: Miniopterus schreibersi), sóc bay lông tai(tên khoa học: Belomys pearsonii),...

Với sự ưu đãi của thiên nhiên, vùng hồ Ba Bể được công nhận là một trong 68 vùng đất ngập nước quan trọng nhất và có giá trị môi trường mang tầm quốc tế. Sự công nhận này sẽ là sự quảng cáo hiệu quả nhất cho hồ Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành niềm tự hào của quốc gia. Tiềm năng cho những hoạt động ngòai trời ở vùng Hồ Ba Bể có thể nói là rất hữu ích để tổ chức những tour du lịch dã ngoại bao gồm những chuyến du lịch kết hợp chèo thuyền kayak, leo núi, khám phá nền văn hóa người Dao, người H'mong. Nói thêm, vùng hồ này dường như là một thiên đường cho thuyền kayak.

Bạn có thể dành 1 ngày với cụm thăm quan tất cả các điểm bằng thuyền gắn máy với giá 550.000đ và thưởng thức sự thư thái trên mặt hồ với hành trình lênh đênh giữa núi rừng sông nước, tận hưởng hương cỏ cây ngọt mát hoặc đơn giản chỉ là ngồi đọc một cuốn sách hay. Ba Bể thực sự là một điểm đến tuyệt vời cho những người yêu thích mạo hiểm và muốn khám phá vẻ đẹp tự nhiên.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TourDatviet, Myworldvn

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống