Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 18 August 2011


Thác Mu thuộc địa phận xóm Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình). Thác được hình thành bởi một con suối ngầm khởi nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, nằm ở độ cao trên 1.000m, giữa vùng rừng núi hoang sơ. Đứng từ xa mà chiêm ngưỡng thì ngọn thác này hệt như dải ngân hà vừa tuột khỏi cung mây…
Nơi đây, phong cảnh đẹp như thiên đường. Lãng đãng mây trắng giăng giăng trên các sườn núi. Dưới thung lũng ùn ùn mây, lớp nọ gối lớp kia như những đợt sóng của muôn trùng biển bạc. Dãy núi Trường Sơn như bức bình phong tím ngắt án ngữ trước mặt. Thấp thoáng trong làn sương mờ ảo hiện lên bao nếp nhà sàn nép mình dưới những hàng cọ cao vút.

Bạt ngàn giâu gia đất, từng cây buông những chùm quả lúc lỉu, đỏ mọng bên những triền núi như mời gọi du khách. Vô vàn hoa rừng đủ màu sắc, từng vạt, từng vạt xen nhau, tạo những nét chấm phá, tô điểm trên nền xanh đại ngàn.
.
Trong khung cảnh ấy, thác Mu hiện lên vẻ đẹp hùng tráng với những bậc thác kỳ vĩ tung bọt trắng xoá. Tiếng thác ào ào xối đá gào thét dữ dội. Thác Mu có nhiều bậc thác con, độ cao của các bậc thác cũng rất khác nhau, bậc vừa cao khoảng mươi mười lăm mét, có bậc cao tới bốn, năm chục mét.

Có đoạn thác Mu như dải lụa luồn qua những tán cây giữa rừng già tuôn xuống từ bầu không, tiếng reo của thác vang xa tới vài cây số, bụi nước trắng xoá. Chân thác là một vực sâu, nước trong vắt, có thể nhìn tận đáy. Còn gì thú vị hơn khi được đắm mình trong làn nước mát trong lành của núi rừng hoang sơ cho dịu đi cơn nóng của mùa hè oi ả.

Dưới thác Mu là hang Mu. Chỉ mùa khô mới vào được trong hang, vì mùa mưa nước chảy rất xiết. Khi vào hang, người ta phải mang theo đèn pin hoặc đuốc để soi đường. Chẳng ai biết hang Mu dài bao nhiêu, vì chưa có người nào đi được đến tận cùng. Bù lại, trong lòng hang là một động đá lớn với nhiều thạch nhũ tuyệt đẹp, hình thù kỳ quái. Khi được ánh sáng của đuốc, đèn chiếu vào, các khối nhũ đá bỗng trở lên lấp lánh, huyền ảo như được dát vàng, dát bạc. Hang Mu xứng đáng là một kỳ quan thiên nhiên mà tạo hoá đã ưu ái ban cho mảnh đất này.

Sẽ trọn vẹn hơn cho chuyến du lịch đến thác Mu nếu bạn được thưởng thức rượu cần và các món thịt lợn Mán, từ lâu đã trở thành đặc sản văn hoá ẩm thực nơi đây. Có lần đến với thác Mu, chúng tôi đã may mắn được dùng bữa với bà con nơi đây. Trong nếp nhà sàn của người Mường, trong bữa tiệc hôm ấy, thịt lợn Mán được bày trên những tàu lá chuối. Chủ, khách ngồi quanh bình rượu cần, có một người túc trực bên cạnh, dùng một chiếc sừng trâu để chế thêm nước.

Sau đó, từng cặp (một nam, một nữ) tới uống với nhau, mỗi một cặp phải uống hết 1 trâu (một trâu bằng 2 sừng) rồi chuyển đến hai người khác. Cứ như vậy cho đến cặp đôi cuối cùng.
Dưới chân thác Mu, lâng lâng, chuếnh choáng trong men rừng dịu êm. Dường như tất cả chúng tôi đều say. Nhưng đó cơn say ngọt ngào, say đất, say người, say cảnh nơi đây.

Du lịch, GO! - Theo Lao Động, internet

Vùng đất Nam bộ được thiên nhiên ưu ái với đất đai màu mỡ, cây trái xanh tươi. Chính vì vậy khi nhắc đến cây trái, rau quả thì phải nói đến Nam bộ, cũng vì lẽ đó mà nét ẩm thực ở nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng.

Chỉ nhìn qua món canh kiểm, một trong những món chay hiếm hoi có tên riêng, chứ không dùng tên kiểu giả mặn như  đa số các món chay khác hay đặt đủ thấy sự dung hòa của nhiều loại rau, củ, quả để tạo nên một món canh chay mà ai đã được từng ăn sẽ nhớ mãi.

Ở Nam bộ hễ đến những ngày rằm lớn đa số người theo đạo Phật thường nấu món canh kiểm dùng làm món ăn chay. Để nấu món canh kiểm, người ta cần chuẩn bị những rau, củ quả như bí đỏ, khoai lang, đậu que, đậu phộng, bột khoai, đậu hũ, nước cốt dừa.
.

Theo như những người theo Phật giải thích nguồn gốc món ăn này là do ngày xưa Phật tử thường cúng dường vào dịp rằm, lễ. Người mang đến trái bí, kẻ dâng miếng khoai, quả mướp. Các nhà sư mới nghĩ ra cách gộp tất cả những nguyên liệu này nấu thành món ăn thết đãi chúng sinh.

Còn theo như những người  Việt gốc Hoa thì món canh kiểm có nguồn gốc từ món “tàu thưng” là canh được nấu từ đậu xanh, bột báng, đậu hũ, khoai lang của người Triều Châu khi du nhập vào đất Nam bộ thêm các loại rau, quả và nước cốt dừa vào  thành ra món canh kiểm như hiện nay.

Dù nguồn gốc như thế nào đi nữa thì món canh kiểm giờ đây được xem như món ăn chay đặc trưng của người Nam bộ. Để nấu món canh kiểm trước tiên lấy dừa nạo nhỏ, vắt lấy 1 lít nước cốt. Khoai lang, bí, khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, xắt dày; đậu phụng  ngâm nước, nấu mềm, bóc vỏ, rửa sạch. Đậu còn lại rửa sạch, rang vàng với chút muối. Bún tàu ngâm nước, cắt khúc dài. Đậu hũ ngâm nước, xé miếng bằng 3 ngón tay.

Trộn chung khoai lang, khoai môn, bí đỏ, ướp muối, đường, để nửa tiếng cho thấm. Cho nước dừa vào nồi nấu sôi, đổ hỗn hợp khoai, đậu các loại ninh thật mềm, khi gần chín cho bún tàu, đậu hũ và nước cốt dừa vào nêm muối, đường cho vừa ăn thì nhắc xuống. Khi ăn múc ra tô, rắc đậu phộng lên trên, ăn nóng. Nếu thiếu nước cốt dừa là mất đi linh hồn của canh kiểm.

Món canh kiểm có thể ăn cùng với cơm hay bún, khi ăn sẽ cảm nhận được sự kết hợp của vị ngọt, mặn và béo; cùng với vị bùi của khoai, giòn của đậu phộng, và mềm của đậu hũ.

Ăn chay giờ đây là xu hướng tương đối phổ biến của nhiều gia đình mỗi khi đến ngày rằm, mồng một,...và món canh kiểm dường như đã là món không thể thiếu trong những bữa cơm chay của người Nam bộ.

Du lịch, GO! - Theo Lao Động, internet

Chắc các bạn sẽ tự hỏi: đã đến bài thứ 4 trong loạt bài về chuyến đi "tìm đèo và thác" rồi nhưng vẫn chỉ thấy đường và... đường. Xin thông cảm, việc gì cũng có trước sau, không đầu thì làm sao có được cái đuôi nhỉ?

< Thác còn xa lắm...

Thật tế thì với địa hình khá nhiều núi rừng của Việt Nam: thác nhiều vô kể. Mà thác mình đề cập là các thác hoang sơ chứ không phải loại thác "vào cổng mua vé" hay dạng thác mà đến mùa du lịch thì ban quản lý phải phone một phát cho nhà máy thủy điện: "ớ ơ, các đồng chí mở đập xã nước cho dưới này kiếm bậy mớ khách giúp nhé"... đâu.

Vậy cái tiêu chuẩn thác mà bọn mình nhắm tới là các thác đẹp, không kinh doanh du lịch. Các thác mà chả mấy ai biết đến ngoài người địa phương càng tốt - thường thì những thông tin về các thác này kiếm lòi tròng trên mạng, may mắn lắm mới có chút thông tin, còn ảnh thì pó chiếu.
.
< Chuẩn bị lên đường sau phút ngơi nghỉ.

Một trong những thác bọn mình đến trong chuyến này, mình post tạm ảnh bên để các bạn không sốt ruột (thác này đỉnh cao nhất là 70m). Còn tường tận về nó thì trước sau cũng sẽ đến trong những hồi sau.
< Lộ 766.

Trở về chuyến đi: Nghỉ ngơi, giải khát một hồi thì hai kẻ phiêu bồng lại lục tục lên đường. Đường đi đoạn này dễ, cứ nhắm thẳng lộ 766 sẽ đến Võ Đắc, TT Đức Tài (lúc này lộ mang tên 713) rồi TT Võ Xu.
< Ngã 3 công viên 9 tháng 4 (ngày tấn công Xuân Lộc với những trận chiến ác liệt).

Kế đến cũng chạy thẳng lộ 713 đi Mê Pu 1, Mê Pu 2... là sẽ gặp ngã 3 Tà Pứa. Hướng còn lại của ngã 3 là lộ 336 đi Đức Phú, Nghi Đức, Bắc Ruộng...v.v. Còn đi thẳng 713 sẽ đến đèo Tà Pứa cũng thuộc xã Đức Phú.
< Rời thị trấn cũng qua cái cổng chào tròn, e he...
< Khoảng đường này chạy khá gần núi Chứa Chan Gia Lào. Tại đây có đường dẫn lên núi.
< Xe vẫn nuốt đường, lộ 766 này dẫn về Đức Linh.
< Còn 18km nữa là tới Võ Đắc.
< Lúc thì uốn về phía trái, trời mát mẻ...
< Lúc thì uốn về phía phải, nắng lột dên...
< Có lúc lại lưng lửng.
< Nhưng bất kể nóng lạnh, bọn mình vẫn hướng thẳng về phía trước, cũng không còn quá xa đâu.
< Xem như một chút mát xa nhẹ...
< Kế đó là chút "sương muối vùng khô", nói bình dân hơn là... bụi.
< Rồi cái sự khuyến mại cũng chóng qua, không nhiều so với một "đại lộ" rộng thênh thang.
< Một dốc khá cao, chả thấy chân trời.
Lúc này dự định sẽ qua bữa trưa khi đến Võ Xu do khi nãy ở GiaRay còn quá sớm. Xu thì chắc phải có Xơi... ngon.
Kỳ này đi mang kỹ găng tay nên không sợ rát lưng bàn tay. Tuy nhiên do lúc nắng lúc u nên không trùm khăn kín mặt (ngộp quá) nên về có thể cái thành quả "lột da sống đời".
< Một cây cầu xinh xinh.
< Mình dị ứng với mấy chiếc xe chở mặt hàng này, dù là gổ hay củi tạp - cứ nhắm mắt mường tượng ra cảnh người ta đang giết rừng.
< Đường nhựa chứ không phải đất nghen, chỉ dính đất đỏ thôi.
< Một đoạn đang tân trang... dung nhan.
< Đoạn khác không cần vì nhan sắc đã có rồi.
< Đoạn đúng ra phải có cái núi Dinh nho nhỏ nhưng không thấy, có lẽ cây che mất.
Bổng nhiên đường rộng ra như một đại lộ, giữa là bồn cây ngăn cách với hàng cột chiếu sáng thẳng tắp: Đến Võ Xu rồi.
< Đồng lúa chín vàng? Hổng phải, chỉ là gốc rạ thôi, người ta vừa gặt rồi.


Hồi sau bạn sẽ thấy cảnh người ta phơi lúa lềnh khênh trên lộ 713, phơi hết cả mặt đường.
Đoạn này phơi, đoạn kia hú lên một tiếng là gom vào: hóa ra trời chợt nắng chợt mưa...
< Phía xa là những rặng núi dài thuộc rừng Tánh Linh.
Chạy huốt qua chợ Võ Xu mà quên bén chuyện ăn uống. Chẹp chẹp, lại nhịn đói sao cà? Không sao vì vẫn còn chợ Mê Pu sắp đến.
< Qua cầu là đến Mê Pu.

Còn tiếp


Điền Gia Dũng

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống