Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 19 August 2011

Một hang động lồng lộng giữa rừng già Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) đang gây sự chú ý lớn của nhiều người. Đó là hang bảy tầng, một "kỳ quan" do bàn tay con người xây dựng từ những năm tháng của chiến tranh.

Đi giữa đường kín

Sự đặc biệt của hang là bàn tay con người đã biến một hang động cao cả trăm mét thành bảy tầng hang khác nhau là một kỳ công dưới bom đạn cách đây ngót hơn 60 năm.

Hang bảy tầng thuộc xã Sơn Trạch, Bố Trạch, nằm trong phân khu hành chính của di sản Phong Nha-Kẻ Bàng. Dưới dốc táu cao chất ngất, có một lối rẽ nhỏ trên đường 20 - Quyết Thắng, lối ở khu vực rừng táu và sung cổ thụ ở gần ngầm Trạ Ang. Đó là con đường mòn năm xưa còn nguyên bản. Một đoạn đường kín chừng hơn ba cây số ngoằn nghoèo dưới tán rừng rậm.

< Con đường kín ngày xưa xe cơ giới chạy nay cây cối phủ tràn mặt đường.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Lam sống gần đó nói: “Đây là một phần đường kín của hệ thống đường Trường Sơn năm xưa còn nguyên. Từ sau 1975 đến nay, đường không được sử dụng nên cây cối đã mọc cao chừng một mét”.

Đi giữa đường kín, nhìn rõ lằn xe chạy ngày xưa vẫn còn hằn lên lớp đá xanh kiên cố, không gian như níu về một thời chưa xa.
< Đạn cối dọc đường đi.

Hai bên đường kín còn đó những hố bom, nhiều đạn cối còn vương vãi khắp hai bên. Có một lối mòn dẫn vào một hốc đá cổ, ở đó như một kho đạn bị bỏ quên, trong đó chất đống nhiều quả đạn to, đầu nổ vẫn còn nhưng rỉ sét.
< Lối dẫn lên tầng hai.

Đi hết ba cây số giữa rừng, một lối giao liên nhỏ dẫn vào một hang động mà thời chiến tranh, nó được coi là khu vực cực kỳ bí mật.

Theo hồ sơ Di tích danh thắng Quảng Bình, đây một hang động bí mật nhất bởi ở đó Tư lệnh Trường Sơn, tướng Đồng Sỹ Nguyên đã ở cùng bộ chỉ huy trong một thời gian dài để ra những quyết sách chiến lược ở chiến trường Trường Sơn.
< Lối dẫn lên tầng ba.

"Kỳ quan" bảy tầng

Con đường nhỏ dẫn vào một khu rừng thoáng đãng với hàng trăm cây thân gỗ cao vút hàng chục mét. Giữa không gian đó bỗng hiện lên một dốc đường cong cong, vắt vẻo lên sườn núi đá vôi. Đó là bậc thang được xây từ cách đây hơn 60 năm giữa rừng già, núi cao. Vôi vữa của hàng chục năm trước vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. 62 bậc thang lên xuống men theo sườn núi đá vôi, lẩn khuất giữa trùng điệp tán rừng, hết sức hẻo lánh. Càng lên cao, càng thấy màu xanh của dây leo rừng vươn ra cố phủ hết lối đi.

< Chúng tôi đặc biệt chú ý về một câu khẩu hiệu trong hang ở tầng một, tại vị trí cầu thang dẫn lên tầng hai một khuôn đá hình vuông sơn dòng chữ: “Đảng Lao Đông Việt Nam muôn năm”.

Lên hết các bậc tam cấp là hang bảy tầng. Trong hang, không gian thoáng mát, rộng hàng trăm mét, cao hơn một trăm mét. Hang có hai cửa, cùng một bục xi măng có nhiều dấu ấn của khói đạn ngày xưa với nhiều dòng chữ viết bằng than đè lên nhau. Trong đó ấn tượng nhất là những hình ảnh chim bồ câu tung cánh...

< Lối lên tầng năm.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Lam nói rằng lúc ông phục vụ trong hang, ông được cử đi gùi đá phía ngoài hang về xây. Cát đưa từ dưới Phong Nha lên, xi măng phải viện trợ từ miền Bắc vào. Những người lính gùi xi măng cần mẫn trong ba tháng, bảy tầng hang hình thành.


Cả bảy tầng được xây dựng một cách kỳ công nhưng không đập vỡ mảnh thạch nhũ nào. Ông Lam nói: “Thủ trưởng chúng tôi yêu cầu giữ nguyên cảnh quan thạch nhũ trong hang vì sau này hòa bình còn phục vụ mục đích khác”. Chính vì thế mà không gian của hàng trăm triệu năm vẫn được tồn tại cho đến bây giờ.

Lâu lắm rồi không có ai trở lại, người lính năm xưa nay đã già không nhận ra các địa hình địa vật chốn cũ từng nhộn nhịp những lời nói í ới từ sáng tinh mơ đến nhiều trận chạy vào hang trú bom của tháng năm khói lửa. Nén nhang kính lên giữa núi rừng niềm mong mỏi nơi này không bị lãng quên.

Du lịch, GO! - Theo SGTT
Khu du lịch Hồ Mây đúng như tên gọi của nó, mỗi chiều tà mây lại chập chùng kéo xuống lan khắp mặt hồ và đỉnh núi.

Đó là một không gian thơ mộng để khách thư giãn và cũng là nơi ngắm toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu từ nhiều phía ở độ cao khoảng 250 mét so với mực nước biển. Du khách có thể đến đây vào cả ngày lẫn đêm để thưởng lãm không gian thiên nhiên thuần khiết ngay giữa lòng thành phố náo nhiệt…

Hồ Mây nằm trên đỉnh núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Trên đỉnh núi Lớn có trạm ra đa nên người dân địa phương thường gọi là “núi Ra đa”. Được biết, núi còn có cái tên mỹ miều làTương Kỳ. Do địa hình, vị trí chiến lược của ngọn núi nên suốt một thời gian dài người dân và du khách không được đến. Tết Canh Dần 2010, công trình cáp treo lên núi hoàn thành đưa du khách lên đỉnh núi cao nhất thưởng lãm cảnh trời mây và nhìn thành phố tuyệt đẹp từ mọi hướng ở trên cao...
.

Ngồi cáp treo trong vòng khoảng 15 phút, vượt đường thẳng khoảng 500 mét, du khách đã lên khu du lịch Hồ Mây. Trong quá trình di chuyển, ngồi trong cabin, du khách thỏa sức ngắm cảnh.

Khi đặt chân đến trạm II của cáp treo, ở độ cao 210 mét, du khách sẽ được đón bằng xe điện lên tiếp độ cao 245 mét. Tài xế xe điện là những cô gái xinh xắn: tay cầm vô-lăng, miệng dịu dàng giới thiệu toàn cảnh khu du lịch Hồ Mây trên đỉnh núi Lớn.

Chỉ khoảng 10 phút, xe đã tới nơi cũng là lúc “bài” thuyết minh vừa hết. Du khách xuống xe tản bộ vào vườn thú, nơi nuôi những chú chim công xinh đẹp, heo rừng, đà điểu... Gần đó là vườn hoa xinh đẹp, sắc màu rực rỡ.

Rất nhiều người lên đây còn để tận mắt nhìn thấy khối thép khổng lồ, trước đây là trạm ra đa vi ba của quân đội Mỹ trong thời chiến tranh trước năm 1975.

Khu tâm linh nằm trong khuôn viên khu du lịch là một không gian rộng lớn, có tượng phật Di Lặc cao 30 mét với dáng ngồi ung dung, tự tại. Dưới bệ ngồi của tượng Phật là nguyện đường, nằm sâu trong lòng đá. Hang mát lạnh. Lối dẫn vào hang là tượng 18 vị La Hán với 18 tư thế khác nhau. Ngay cửa hang là hồ cầu phúc.

Quẩn quanh khu vực này, nhiều vị khách mất từ 30-60 phút để thưởng lãm và thực hiện lễ nghi tín ngưỡng. Trước mặt khu tâm linh là 2 hồ nước lớn được ngăn bởi một con đập tràn có cầu bắc qua. Hai hồ này có tên là hồ Mây Thượng ở phía trên và hồ Mây Hạ phía dưới.

Từ vị trí này, nhà thiết kế đã dựng nên một ngọn thác nhân tạo cao 9 mét. Nước từ hồ thượng đổ thẳng xuống hồ hạ tạo nên âm thanh hùng vĩ. Xung quanh hồ được kè đá, trồng hoa, cây xanh tạo cảnh quan thơ mộng. Du khách thư thả tản bộ dưới bóng cây, chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình.

Khu du lịch này tuy mới được xây dựng nhưng vẫn giữ được không gian thiên nhiên thuần khiết với một vạt rừng thông xuất xứ từ vùng Caribe, được trồng từ hàng chục năm trước. Bước dưới những tán thông, khách có cảm giác như đang đi giữa rừng thông Đà Lạt. Không khí mát mẻ.

Gần đó là “rừng” bằng lăng, hoa nở tím. Thiên nhiên nơi đây làm du khách hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Do được bảo vệ nghiêm ngặt nên toàn quả núi xanh rì một màu lá.

Thiên nhiên nơi đây được giữ gìn, tôn tạo vừa để khách tìm hiểu và trải nghiệm. Du khách có thể ngủ đêm trên núi với dịch vụ cắm trại ở rừng thông. Không bao lâu nữa, hệ thống bungalow ngay trên đỉnh núi sẽ hoàn thành. Hệ thống nhà nghỉ được xây dựng thân thiện với môi trường, hướng về một phía của thành phố. Ngồi bên cửa sổ, du khách có thể thu vào tầm mắt không gian náo nhiệt của Vũng Tàu cả ngày lẫn đêm. Đây quả là một nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng. Ở ngay lòng thành phố nhưng không một chút ồn ào; mắt nhìn thấy thành phố nhưng tay lại chạm vào thiên nhiên...

Hệ thống dịch vụ ăn uống được trải dọc đường đi. Du khách có thể dừng chân bất kỳ nơi đâu sau khi đã mỏi gối. Mỗi bar cà phê, nhà hàng đều có góc nhìn lý tưởng để khách vừa nhâm nhi tách cà phê, thưởng thức món ăn và vừa ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành từ trên cao. Bar lô cốt là một không gian cà phê được đặt trên hầm trú ẩn, lô cốt được người Pháp xây dựng trong thời kỳ chiếm đóng Việt Nam. Ngồi ở bar cà phê này, du khách nhìn xuống Bãi Dâu dưới chân núi Lớn. Phía xa là những con tàu viễn dương đang cập bến.

Nếu như trời trong, hướng về bãi Thùy Vân, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dải bờ biển nối liền từ phía sau núi Nhỏ, chạy dài đến tận biển Long Hải.

Càng về chiều, tiết trời càng lạnh. Những đám mây khổng lồ lại bao phủ mang không khí ẩm ướt phủ xuống không gian. Một ngọn lửa đốt lên giữa trời, du khách đang tồn tại trong một thế giới khác của thành phố biển Vũng Tàu. Hãy đến và trải nghiệm...

Du lịch, GO! - Theo báo Cần thơ và nhiều nguồn khác
Chùa Diên Hựu, hay còn gọi là  chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049. Hiện, chùa Một Cột đang bị xuống cấp nghiêm trọng và thiếu sự quan tâm từ các cấp.
Tính đến nay ngôi chùa này đã gần 1.000 năm và là biểu tượng văn hóa - tâm  linh thiêng liêng, niềm tự hào của người dân cả nước.

Xin trùng tu từ 2 năm trước…

Trụ trì chùa Một Cột, Đại đức Thích Tâm Kiên cho biết: "Mỗi ngày chúng tôi tiếp đón khoảng 1.500 - 3.000 lượt khách. Các du khách từ các nơi trên mọi miền đất nước. Đặc biệt khách nước ngoài họ rất quan tâm đến chùa Một Cột. Tôi về đây làm trụ trì chùa từ năm 1992 nhưng mới chỉ có 3 lần chỉnh trang chùa vào năm 1995, 1997 và gần đây nhất là chỉnh trang chùa đón chào Đại lễ nghìn năm Thăng Long".
.

< Mái ngói bị xô dạt...

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, hiện tại chùa Một Cột đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Do mái ngói chùa bị xô dạt không chỉ gây mất mỹ quan mà mỗi khi trời mưa gây tình trạng dột ướt xuống khu vực bên trong chùa và có nguy cơ bị sụp xuống. Tại nhà thờ tổ mỗi khi trời mưa, nước trên mái nhà chảy xuống các pho tượng, ông phải lấy nón ra để che lên cho đỡ ướt. Nền nhà lênh láng nước. Ngoài chùa Một Cột do địa thế nằm ở chỗ trũng khi mưa xuống nước dồn về, gây ngập úng nghiêm trọng - các pháp khí được bảo vệ bằng cách dùng nilông che tạm. Nhiều vị trí của nhà chùa bị dột nát rất cần được tu bổ.

< Sân chùa trở thành hồ nước mỗi khi mưa.

"Chúng tôi đã gửi đơn trình lên lãnh đạo UBND TP Hà Nội, xin được nâng cấp những hạng mục mà hiện nay đang bị xuống cấp trầm trọng. Trước mắt là tôn nền nhà thờ tổ và bề mặt của chùa Một Cột tránh ngập úng khi mưa bão. Chúng tôi đã xin trùng tu chùa cách đây 2 năm nhưng đến nay dự án nâng cấp tu bổ chùa Một Cột vẫn dậm chân tại chỗ", vị Đại đức này cho biết.

Mất nửa năm mới họp xong

< Chùa Một Cột (1922)

Ông Vũ Kim Khánh, phó giám đốc Ban quản lý Dự án quận Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: Từ năm 2010 UBND quận Ba Đình đã giao cho chúng tôi lập đề cương: "Dự án nâng cấp chùa Một Cột". Đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chuẩn bị trình lên lãnh đạo quận để xin phép thực hiện. Xin ý kiến của UBND TP Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa, Ban quản lý Di tích lịch sử của thành phố về những phương án thực hiện trùng tu lại chùa Một Cột. Trước khi thống nhất các phương án đó chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo, trong hội thảo sẽ lấy ý kiến của các nhà sử học, văn hóa, kiến trúc.

Vẫn theo ông Khánh, Chùa Một Cột có vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí  Minh, chỉ đảo một viên ngói cũng phải xin phép đầy đủ các cấp các ngành. Làm theo quy mô nhất định, chứ không thể làm bột phát, riêng lẻ. Đây cũng là vấn đề mang tính tôn giáo, nên phải làm từng bước, từng công đoạn và phải có lộ trình. Khi làm phải hết sức thận trọng, nghiêm túc chứ không được vội vàng.

Theo kế hoạch đến trung tuần tháng 9 này sẽ tiến hành họp giữa các ban ngành để thống nhất ý kiến cho việc trùng tu chùa Một Cột. Dự kiến sẽ phải mất nửa năm mới có thể lấy đầy đủ các ý kiến của các ngành, lĩnh vực xung quanh việc trùng tu, tôn tạo chùa Một Cột.

Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Năm 1962, chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia và  năm 2006 kỷ lục GUINESS Việt Nam xác nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất nước ta.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ báo Datviet, Hanoi online và vài nguồn ảnh khác.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống