Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 20 August 2011

Trong kho tàng văn hóa của người dân tộc Tày thì hát dân ca giao duyên luôn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc. Nhưng có một thể loại mà ít người biết tới và đang có chiều hướng mất dần, đó là hình thức hát Iếu ở tỉnh Hà Giang.

Trong kho tàng văn hóa của người dân tộc Tày thì hát dân ca giao duyên luôn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc. Nó thường được diễn ra trong các lễ hội như hội Lồng tồng, lễ hội Giã cốm, lễ hội rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy... Tại các lễ hội này, những chàng trai, cô gái vừa vui chơi, vừa tìm bạn để hát giao duyên, hát đối đáp bằng thơ hoặc hát theo làn điệu cọi. Nhưng có một hình thức hát giao duyên mà ít người biết tới và đang có chiều hướng mất dần, đó là hình thức hát Iếu ở tỉnh Hà Giang.

Hát Iếu là thể loại hát dân ca chỉ dành riêng cho người chưa vợ và chưa chồng. Tuy nhiên, trong thực tế do sức hấp dẫn của loại hình dân ca này nên những người có vợ, có chồng, thậm chí là những người lớn tuổi đều có thể hát, nhưng phải được sự ủng hộ, đồng tình của mọi người thì mới được hát.
.

Hát Iếu không chỉ là một hình thức sinh hoạt văn hóa mà còn thực hiện chức năng trao đổi tình cảm lứa đôi và biểu hiện nét đẹp phong tục tập quán mang nội dung trữ tình đằm thắm, mượt mà.

Chị Hoàng Thị Cấp - Xã Xuân Giang - Huyện Quang Bình - Tỉnh Hà Giang cho biết:
“Hát Iếu và hát cọi thì về hình thức thì không khác nhau vì đều là lối hát đối đáp. Cọi là những bài có sẵn, những bài dân ca cổ truyền từ xưa và thành bài rồi, có thể cả một bài dài toàn là đố hết và một bài dài đều là đáp, đấy là hát Cọi.

Còn hát Iếu cũng là hát đối đáp nhưng mà chỉ xuất hiện trong sự ngẫu hứng. Ví dụ trong mâm cơm thì một người ngẫu hứng hát 1,2 câu thì người bên kia cũng ngẫu hứng hát và trả lời câu ấy. Nó giống như hát đối của các dân tộc khác nhưng mà tại chỗ và không có bài bản gì, và lúc đó phải vận dụng trí tuệ và sự nhạy cảm của người nghe; thứ 2 là người đó phải giàu vốn sống và ngôn ngữ, giàu trí tưởng tượng thì mới hát được. Cho nên trong đám hát khi mà có 2 người hát Cọi với nhau thì rất hay nhưng khi hát Iếu thì không hát được vì tự nhiên có một câu bắt mình phải trả lời thì lại không trả lời được”.

Thời gian hát Iếu diễn ra rất dài, có thể thâu đêm đến sáng, thường một bên nam hoặc nữ đưa ra câu đố, bên đối tượng phải hát đối lại, khi hát trả lời được rồi thì có thể đưa ra câu đố tình huống khó hơn cho người đã đố mình lúc trước, cứ như vậy 2 bên đối đáp nhau cho tới khi bên nào thua thì thôi.

Hiện nay, hình thức sinh hoạt dân ca này đang dần vắng bóng trong đời sống dân gian. Thế hệ lớn tuổi thì thuộc nhiều lời hát hơn các thế hệ trẻ, điều này cũng do nhiều nguyên nhân, có lẽ phần nhiều là các thế hệ trẻ bây giờ tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa khác nhau. Trong khi đó nền văn hóa dân tộc lại không được bồi dưỡng thường xuyên.

PGS. TS Trần Bình - Giảng viên khoa VHDT - Đại học Văn Hóa Hà Nội phân tích: “Dân tộc Tày có rất nhiều lối hát dân ca như Si, lượn, phông sa lư hay hát then. Tuy nhiên, việc bảo tồn cái này cũng mỗi nơi một cách. Nơi thì ghi âm ghi vào kho, nơi thì tổ chức cuộc thi.

Thế nhưng, vấn đề ở đây là gì? Nếu các thể loại ấy muốn tồn tại được thì phải có người thể hiện chúng. Những người thể hiện ấy phải được truyền dạy chứ không ai tự sinh ra lớn lên rồi đến năm 20 tuổi tự biết hát dân ca”.
Theo PGS. TS Trần Bình, người thể hiện phải được truyền dạy từ lúc nhỏ thông qua việc hát ru. Việc dạy là một chuyện, còn dạy để ngấm vào máu, để người học yêu thích những điệu hát đó, lớn lên họ lại ru con theo những điệu hát đó. Ông cho rằng việc thực hiện lưu giữ những giá trị văn hóa ấy còn chưa ổn.

Ngày nay, số lượng các nghệ nhân và người sưu tầm hát Iếu hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, ngay cả nhiều người dân tộc Tày cũng không thể phân biệt được đâu là hát Cọi và đâu là hát Iếu.

Với những giá trị văn hóa độc đáo, hát Iếu đang đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu, quan tâm hơn nữa, để những giá trị văn hóa ấy có thể tồn tại cùng cuộc sống đương đại.

Du lịch, GO! - Theo VTV, internet
Với hơn 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đại khoa, văn miếu Xích Đằng (Văn Miếu Hưng Yên) đã thể hiện tinh thần hiếu học của con người trên mảnh đất "Nhất Kinh kỳ, Nhì Phố Hiến".

Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc Phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Sở dĩ văn miếu có tên như vậy là do được xây dựng trên đất làng Xích Đằng và căn cứ vào khánh và chuông còn lại tại văn miếu.

Theo từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương ghi rõ văn miếu Xích Đằng là một trong sáu văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của đất nước và văn miếu Hưng Yên cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám).
.

Thế kỷ 17 dưới thời vua Lê Thánh Tông, để chấn hưng lại đạo Nho, triều đình đã cho thành lập nhiều trường học bên ngoài trường Quốc Tử Giám ở các trấn.

Ở trấn Sơn Nam (gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất của Hà Nội và Hưng Yên) có văn miếu Xích Đằng ( hay còn có tên là văn miếu Sơn Nam) được xây dựng vừa làm nơi để thờ tự các bậc hiền nho, vừa là nơi tổ chức các kỳ thi của trấn.

Sau nhiều biến chuyển trong việc chia tách lại địa lý các trấn dưới các triều Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn, văn miếu Xích Đằng trở thành văn miếu của trấn Sơn Nam thượng và sau này là của tỉnh Hưng Yên.
Dù nằm trong khu dân cư, nhưng đi ngay trên cầu Yên Lệnh, thuộc quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng Yên có thể quan sát được văn miếu Xích Đằng từ hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi được trồng trước cổng. Nằm trên đường dẫn vào còn có tượng hai con nghê đá lớn được tạc từ thế kỷ 18.

Tam quan (hay còn gọi là cổng Nghi môn) của văn miếu Xích Đằng là một trong những công trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các văn miếu còn lại ở Việt Nam. Được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên Tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi hương.

< Bia trong văn miếu.

Thay vì lầu trống như ở các văn miếu Quốc tử giám, văn miếu Mao Điền, ở văn miếu Xích Đằng lầu trống được thay vào bằng lầu chuông. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền nho trong mỗi dịp lễ hội. Hai chiếc chuông và khánh của văn miếu cũng là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ 18.

Khu nội tự kết cấu theo kiểu chữ Tam: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Mặt chính quay về hướng nam. Bên trong khu nội tự tỏa sáng với hệ thống các đại tự, cấu đối, cửa võng và một hệ thống các trụ, kèo được sơn son thếp vàng phủ kim hoàn toàn.

Hiện vật quý giá nhất trong văn miếu còn lưu giữ được đến ngày nay đó chính là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa. Trong đó có 138 vị ở Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình.

< Ảnh xưa.

Từ các khoa thi đầu tiên dưới thời nhà Trần đến khoa thi cuối cùng vào cuối thời nhà Nguyễn, tỉnh Hưng Yên đều có người đỗ đạt cao. Thời nào cũng có người tài của đất Hưng Yên đỗ đạt ra giúp việc nước, việc dân.

Học vị cao nhất được ghi danh ở các bia đá còn lưu lại là trạng nguyên Tống Trân, thời nhà Trần; trạng nguyên Nguyễn Kỳ, triều nhà Mạc; trạng nguyên Dương Phúc Tư, triều nhà Lê. Chức vụ cao nhất được biết đến là tiến sĩ Lê Như Hổ, quận công triều nhà Mạc…

Ở văn miếu Xích Đằng hiện tại đang thờ hai pho tượng của Đức Khổng Tử và các bậc chư hiền nho gia. Cùng với đó là pho tượng của người thầy giáo lỗi lạc, người hiệu trưởng đầu tiên của văn miếu Quốc Tử Giám Chu Văn An.

Hằng năm cứ vào ngày đầu xuân tại Văn miếu có tổ chức sinh hoạt văn hóa, đó là tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa. Ngoài ra vào mùa thi, thanh thiếu niên, học sinh về văn miếu tìm hiểu truyền thống hiếu học của cha ông và thắp nhang cầu mong cho sự học hành ngày càng phát triển.

Du lịch, GO! - Theo aFamily và nhiều nguồn khác.

Friday, 19 August 2011

Bọn mình thì cho rằng thác Tà Pứa phải đẹp, ít ra nó cũng còn trong sự hoang sơ chứ không dính cảnh vào cổng mua vé rồi đi vòng vo ngắm cảnh trên những con đường lát đá hay nhựa hoặc vào... thang máy lên tầng cao - hiện đại quá thì còn gì thú vị nữa?

< Đường vào thác Tà Pứa.

Vậy là mình và bà xã quay đầu xe vào con đường mòn kia sau khi chộp vài tấm kỷ niệm với chị bán hàng nọ. Lối mòn lầy lội đầy những vũng nước, ổ gà trên nên đất đỏ nên mình kêu bà xã xuống xe đi bộ theo sau.

Đây là điều may mắn vì sau đó một phút là xe mình làm một nhát đo đường! Do cái vali phía sau khá nặng, ràng trên baga có trọng tâm cao - phần khác thì đoạn mòn này trơn như trét mỡ nhất là phía phải có đóng một lớp rêu xanh.
.
< Xem thì như vậy nhưng đừng nhầm như mình. Trời khô ráo thì không bàn nhưng sau cơn mưa: đoạn này trơn như xát mỡ gà, nhất là mé rêu xanh xanh bên phải.


Đang chạy ngọt thì mình chỉ nhấp nhẹ thắng lại một phát thì bánh trước sàng ngay sang phải, xe đổ kềnh. Bấy giờ mới biết cái nền lối mòn đất đỏ kia trơn bóng như gương trát mỡ và... cứng như đá chứ không hề mềm kiểu bùn nhão!
Chẹp, không đến nổi gãy hay rạn xương nhưng ê ẩm ở sườn và hông cho đến tận bi giờ, he he.
< Thành quả sau khi "đo đất"

Dùng hết sức để nâng chiếc xe dậy, cái vali và mớ đồ lạc son phía sau rơi sang một bên: thành quả là đèn signal trái trước vỡ tan, áo khoác và quần lê lết đất đỏ!

Đèn bể không sao vì nó vẫn còn cháy ngon lành. Áo quần lê lết một tý... cho ngầu, không quan trọng - chỉ có phần hông khá đau nhưng qua bữa sau lội bộ vào thác Triệu Hải mới thấy phê, còn lúc này không si nhê gì.

< Nơi gởi xe.

Đợi khá lâu bà xã mới tới, mình kêu bấm vài pô trình làng. Hóa ra cái máy ảnh có sự trục trặc gì đó.
Bất chợt trời đổ cơn mưa rào, bọn mình vội vàng đẩy vào khoảng vài chục mét thì thấy nhà đân và mình gởi xe tại đây. Kiểm tra lại mới thấy pin máy ảnh đã cạn, tiêu rồi!


Còn may: nhà dân nơi mình gởi xe có điện. Vậy là nhờ người ta cắm sạc thêm năng lượng cho cái bửu bối chộp - toàn cảnh tiên, cảnh đẹp nhưng không lưu giữ được ảnh thì thôi... ở nhà sướng hơn, he he...
Ngồi tán phét với anh chủ nhà trẻ cho qua thời gian chờ tạnh mưa và sạc pin, bọn mình biết được thêm nhiều điều linh tinh tại vùng đất này.

Anh chàng tuổi "băm" nhưng nét mặt còn rất trẻ, đã có hai con trai và cũng quậy thần sầu. Đất trong này chung quanh trồng cao su, cây nhỏ mới chỉ vài ba năm thôi nhưng khía trên thân cũng cho biết đã được thu hoạch rồi. Năm nay cây bị bệnh nhiều, lá teo tóp nên năng xuất thấp, phun thuốc cho cây thì không biết bao nhiêu cho xuể, bắt mạch cũng không đúng bệnh nên anh chàng cũng pó tay.

Hồi sau mưa chỉ còn lất phất nên bọn mình xắn quần, gắn pin và lội bộ băng theo lối mòn vào thác.
< Lội qua suối này.

Bọn mình đi thẳng lối mòn một đoạn dài nhưng buộc phải quay trở lại do thông tin thác nước trong này phải cắt rừng hơn 1km nữa mới đến.
Vậy là bọn mình ra thác phía ngoài bằng lối đến dòng suối theo hình bên.
< Nước trong leo lẻo, mát lạnh khiến bà xã vô cùng thích thú.

Thật ra trong khu vực này có đến 3 thác: theo lối thẳng hơn 1km là vào thác tít trong rừng - thác thứ 2 là thác Trượt mà bọn mình đang hướng đến. Còn thác thứ 3 là thác nhỏ bên ngoài kia.
< Nhìn bên kia suối.

Tên "thác Trượt" có lẽ do thác có rãnh đá từ trên cao ngoằn ngoèo đổ xuống giống như máng trượt trong các công viên nước: làm một phát từ trên ầm xuống hồ nước phía dưới...
< Qua suối một đoạn thì bắt đầu nghe tiếng ì ầm của nước đổ...
Có một chiếc xe gắn máy ai đó vứt bên lối mòn...
Hóa ra của nhóm bạn trẻ này. Vừa thấy bọn mình, nhóm ùa lên vẩy tay chào mời: hóa ra bàn tiệc nhỏ đang lai rai vài ve bên suối, thú vị thật!

Dưới kia, trên các khe đá lớn nước tuôn trắng xóa vòng vèo đổ xuống hồ nước phía thấp.
< Kẻ lãng du.
< Thác Trượt là vậy đó, nhưng vẫn còn lối mòn lên cao hơn...
Nước cứ đổ ầm ầm liên tục từ ngày này qua tháng khác. Vậy đó: ở đâu còn rừng thì vẫn còn nước - hết rừng thì cũng có nước đấy nhưng là nước lũ.
Bước ra phần đá giữa thác làm một tấm ảnh: mình thêm khái niệm về phần tên của thác! Suýt té vì rất trơn. Có lẽ vì vậy nên danh từ "Trượt", tên của thác định hình từ đây?

Chỉ nhoáng té là có kinh nghiệm liền: bước trên đá phần trên mặt nước thì ok, còn các vũng nước có lớp bùn cặn vàng thì bạn xem chừng nhé, không khéo là làm một nhát "trượt" thiệt đó.
Tốt nhất cứ từng bước dợm chân, chắc chắn rồi hãy đi là ổn.

Đáng công tụi này vào đây, chả bỏ công cú té trời giáng - rút cuộc thì mình cũng được đền đáp xứng đáng với cảnh đẹp vô ngần giữa thiên nhiên.
Thỏa thuê rồi, bọn mình trở ra. Thòm thèm cái thác tít trong rừng nhưng đoạn đường sáng tới giờ đi quá dữ nên chịu, không thể làm thêm nhát đúp.
< Khung cảnh thật lãng mạn...
< Rời nơi này, chạy thẳng là đến Đoàn Kết.
< Dọc theo một khoảng đường có dòng suối réo rắc chay song song với con lộ. Có suối trong vừng rừng rúi là có cơ may gặp thác nữa đây (nếu tìm).
< Một đoạn hơi lầy, cũng đất đỏ.
< Và do suối nhiều nên các cầu nhỏ cũng nhiều...
Nhìn cột kilômét bên đường: bọn mình biết còn 12km nữa sẽ đến QL20. Còn đường này là DT717.
< Đa phần hai bên là rừng núi, ít nhà cửa.
< Nhìn xa xa đã thấy chỏm núi Lu Gu, lại nhớ về núi Đá Bia...
Máy mới chỉ sạt được một tẹo pin nhưng quang cảnh hai bên đẹp quá nên cứ bấm lia lịa, may mà vẫn ổn.
< Giữa hẻm núi.
< Vào một đoạn cong.
Đỉnh Lu Gu đã thấy rõ hơn, bọn mình qua cây cầu sắt nhỏ với nước chảy xiết bên dưới.
Và rồi cũng đến thị trấn ĐạM'ri (Đạm Ri ?), rẽ trái: bọn mình vào QL20 về Madagui.

Còn tiếp

Điền Gia Dũng

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10


Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống