Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 21 August 2011

Tré thì nhiều tỉnh thành phía Nam đều có nhưng tré Bình Định có những hương vị thơm ngon đặc biệt mà tré những nơi khác không thể nào sánh được.

Nguyên liệu để làm tré là thịt heo thủ tươi ngon. Nhưng chính những bí quyết trong khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng như khâu ướp gia vị và gói tré của người đất võ đã khiến cho món tré nơi đây trở nên thơm ngon đặc biệt. Thịt heo thủ rửa sạch, luộc vừa chín (nếu luộc chín quấ, thịt sẽ bị mềm), xắt lát mỏng, ướp với các loại gia vị gồm muối, tiêu, tỏi băm, mì chính với lượng vừa đủ.

Đặc biệt khi ướp thịt phải cho thêm riềng thái sợi mỏng cùng hạt mè và thính. Người đất võ làm thính từ gạo. Chọn loại gạo thơm ngon, vút với nước cho sạch bụi bẩn, rang chín rồi xay thành bột mịn để làm thính. Chính sự kết hợp trong hương thơm giữa riềng, hạt mè và thính làm cho món tré khi thành phẩm có những hương vị thật lạ, thật ngon.
.
Lá ổi rửa sạch, lau khô. Lót lá ổi trong lá chuối rồi cho thịt vào, gói lại thật kín, thật chặt. Phía bên ngoài được bao bọc bở một lớp rơm, bó rơm thật chặt tay để  các nguyên liệu kết dính chặt vào nhau tạo thành một khối thống nhất khi lên men. Nếu buộc lạt lỏng quá thì các nguyên liệu sẽ bị rã, tré vì thế cũng không thơm ngon. Tré gói xong để nơi khô ráo, thoáng gió khoảng ba ngày là dùng được.

Khi ăn, chỉ cần gỡ từng lớp lá ra rồi xắt tré thành những lát mỏng. Những lát tré thanh mảnh, dậy lên vị men thơm quyến rũ, kích thích vị giác ngay khi vừa nhìn thấy. Tré ăn kèm các loại rau sống, dưa leo, bánh tráng nướng  hay cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt rất thơm ngon.

Dù được làm từ thịt heo nhưng tré không hề có vị béo, ăn không có cảm giác ngán. Những hương vị thơm ngon của các loại gia vị tỏi, tiêu, riềng quyện lẫn vào nhau thật thú vị. Thực khách còn cảm nhận được hương thơm man mát quen thuộc của lá ổi như vấn vương trong từng miếng tré, rất thơm, rất gần gũi nhưng cũng có một chút gì đó rất lạ.

Nhờ vào cách ướp gia vị và cách gói cẩn thận nên tré Bình Định có thể bảo quản trong vòng vài ngày mà không bị hư hay giảm hương vị. Vì thế, tré Bình Định đã có mặt trong hành lý của những người con đất võ khi xa quê cũng như của khách thập phương như là một món quà thơm ngon, quý hiếm của xứ nẫu thân thương.

Du lịch, GO! - Theo báo Lao Động

Saturday, 20 August 2011

Buổi sáng thức đây với tâm trí vô cùng khỏe khoắn. Sớm mai ở thị trấn Madagui lành lạnh và đó đây thoang thoảng hơi sương cùng mùi vị của rừng núi. 

< QL20 lúc hơn 6h sáng...

Ngày đầu tiên tại đây: mới 4h sáng là nghe chuông nhà thờ king kong rồi, chừng 5h sáng ding dong thêm trân nữa nhưng nhìn ra QL20 còn vắng hoe.

Do trời sớm nhiều mây nên bọn mình không có cơ hội chụp ảnh mắt trời ló dạng. Mà nghĩ cũng khó: chung quanh toàn là núi, ánh dương nếu soi qua được những núi này thì chả còn trong khoảng khắc đầu ngày nữa rồi còn chi. Vả lại 3 đêm nghỉ tại đây thì sáng sớm nào trời cũng đầy mây mù nên không làm được tấm ảnh bình minh nào cho đẹp như ở các vùng biển.
.
< Nơi bọn mình ở:
Hotel Minh Hằng
QL20 - số 79 TT Madagui
Đạ Huoai - Lâm Đồng
063.3932567 - 0937.887672

Hôm nay là một trong ba ngày đáng nhớ trong chuyến này do bọn mình sẽ hướng vào Đạ Tẻh khám phá những thác và cảnh đẹp trong đây xem liệu số thông tin ít ỏi mình nắm được trước đó về các thác có chính xác hay không.
Đi bộ theo QL20 một khoảng vài trăm mét nhưng chưa có hàng quán nào bán cả dù lúc này đã hơn 6h - Dân Madagui mình ngủ khiếp thật, ngủ sớm nhưng dậy trễ.

Trở ngược lại thì gặp cái quán "Bún mọc giò heo" này nên ghé vào làm bữa sáng. Bún giò, giò bó 20k/tô - chơi luôn ly cà phê đá cho tỉnh táo giá 7k.

Khách lạ vào quán nhưng khối câu chuyện hỏi thăm qua lại vẫn rôm rả - vui, khởi đầu một ngày đầy hưng phấn.

< Lên đường!

Xong phần cái bao tử thì bọn mình lên đường: đường vào Đạ Tẻh dễ dàng vì ngay hồ trung tâm thị trấn, cứ đến ngã tư QL20 thì một bên vào chợ, bên kia là đường vào - Đạ Tẻh, Đạ Tồn, Đạ Kho trong đó đầy đủ sất!

Do đích nhắm phát sinh đầu tiên là một thác ở Đạ Tồn (thác Đạ Tràng) nên bọn mình tìm đường vào thôn này trước.
< Thấy nhánh rẽ nên ngoặc vào...


< Nhưng không phải: đây là đường cụt, trở ra thôi dù trong này cảnh vật cũng rất đẹp.

Do bọn mình ở Madagui nhưng đích nhắm là Đạ Tẻh nên xin nói qua một chút về nơi này:
Đạ Tẻh là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, trong đó có thị trấn cùng tên. Huyện trên vùng tiếp giáp giữa cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh và cùng Đông Nam Bộ. Phía bắc giáp hai huyện Cát Tiên và Bảo Lâm. Phía nam giáp huyện Đạ Huoai. Phía tây giáp huyện Cát Tiên và huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai). Phía đông giáp huyện Bảo Lâm.

< Hỏi một anh người địa phương đang chạy trên đường thì anh cho biết phải đi hết đoạn đường có con lươn mới quẹo (đường này chính là lộ 721).
< Và rồi cũng đến nơi quẹo: rẽ phải vào đây.
< Được một đoạn thì thấy cổng chào "Thôn 2 - xã Madaguôi".

Huyện Đạ Tẻh bao gồm: thị trấn Đạ Tẻh và 10 xã: Quốc Oai, Mỹ Đức, Quảng Trị, Hương Lâm, Đạ Lây, An Nhơn, Hà Đông, Đạ Pal, Triệu Hải, Đạ Kho.
< Lộ đây, đường đó, bon mình cứ phang thẳng...
< Thấp thoáng bụi tre làng, lãng mạn...

Là một trong những huyện nằm trong vùng tiếp giáp cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh và khu vực Đông Nam Bộ, thực chất đây là một bình nguyên, Đạ Tẻh có độ cao trung bình 100-300m so với mặt biển.

Đỉnh núi cao nhất trong huyện là núi Đăng Lu Gu ở phía Đông với 708m. Đạ Tẻh có 2 sông chính là Đạ Nha dài 50km và sông Đạ Tẻh dài 30km chảy ra sông Đồng Nai.

< Lộ nho nhỏ nhưng trông "phê" hơn mấy còn đường to chà bá ở thành phố đầy bụi bặm - Đúng là "Đứng núi này mà cứ trông núi nọ", bụt chùa nhà không linh!
< Chạy ngang qua cái lò gạch.
< Chẹp, củi từ rừng! Chắc họ dùng để nung gạch đây.
< Gặp bảng "Đường đèo hơn 2km, giảm tốc độ", đã à nghen!

Đạ Tẻh có thác Đakala (Đạ K’Lả - Đạ Bin -Triệu Hải). Rừng Đạ Tẻh tiếp giáp một phần với rừng Cát Lộc thuộc huyện Cát Tiên, có nhiều thú quí hiếm như: voi, sơn dương, khỉ, tê giác…


< Vào đến đây thì cái nắng nóng hồi nãy tiêu tan mất, không khí man mát như hơi của cái máy lạnh khổng lồ.
< Rừng là vậy đó, còn rừng còn nước còn thuận hòa, mất rừng mất hết cả tương lai.
< Những vòng cua huyễn hoặc...
< ... trong một ngày mà bọn mình nghĩ sẽ bội thu. Kia là nắng, đây bóng râm mát lạnh.

Theo thông tin từ Wikipedia thì địa bàn huyện có nhiều thắng cảnh đẹp, là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ. Du khách có thể tham quan thác Triệu Hải cao hơn 50m, phía trên có 6 thác giật cấp, đứng xa hàng chục cây số vẫn có thể nhìn thấy.
< Điện vẫn dẫn đến mọi thôn làng...
< Tình cờ bắt gặp hai cô bé dẫn bộ. Hỏi tưởng xe hư nhưng không phải, chỉ là bách bộ thôi.
< Tính ra đây là con đèo thứ 3 bọn mình đi trong chuyến này. Trước đó là đèo Tà Pứa, đèo Chuối (chưa hết, còn dài dài).
< Hiếm hoi mới có một bóng xe chạy ngược lại.
< Rồi cuối cùng thì hết đèo.

Phía trên thác là khu rừng rậm với những lũng nước sâu trong vắt có thể hình thành những hồ bơi thơ mộng và có thể là vệ tinh của khu du lịch Đam Bri, thị xã Bảo Lộc. Hồ Đạ Tẻh rộng 21.000ha, cách trung tâm huyện 9km.

Đây không chỉ là công trình thuỷ lợi mà còn là một điểm đến rất thú vị dành cho khách du lịch...
< Bọn mình vào thôn, chung quanh chỉ lưa thưa nhà.


Thông tin về Đạ Tẻh trước khi đi bọn mình chỉ biết vậy thôi, và không chỉ thác Triệu Hải mà còn nhiều thác khác ở Đạ Tồn, Đạ Pal...
< Ngoặc trái, mình rẽ qua lối này. Theo nhẩm tính thì đây sẽ là con đường chạy song song với dòng Đạ Mí. Hỏi một cô bé cho chắc ăn thì quả đúng là vậy.


< Dừng xe ở một cầu nhỏ, nơi này có một trảng cỏ ra sông...
< Đứng ngoài này mà đã nghe dòng chảy réo rắt của dòng sông rồi.
< Nước mát lạnh, đầy phù sa. Tít phía xa xa là cây cầu treo lớn bắt ngang dẫn qua thôn 4 thuộc xã Đạ Tồn.


Còn tiếp

Điền Gia Dũng

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20
Từ thành phố Hải Phòng, đi qua những ruộng thuốc lá xanh rờn xen lẫn cánh đồng lúa chín vàng, chúng tôi đến thăm Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trên quê hương ông ở làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo.

< Tam quan khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trên con đường trải đầy rơm rạ sau vụ gặt và nồng đượm mùi thuốc lào Tiên Lãng, Vĩnh Bảo nổi tiếng khắp nước, cũng có rất nhiều người như chúng tôi, tìm về Khu di tích, thắp nén hương thơm, tưởng nhớ tới Nguyễn Bỉnh Khiêm, một danh nhân văn hoá, một nhà hiền triết mà sự nghiệp và tên tuổi của ông đã lưu danh mãi cùng đất nước.

Thân thế và sự nghiệp: Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên chữ là Hanh Phủ, tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, sinh năm 1491 tại thôn Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
.
Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, thân phụ ông là Thái Bảo Nghiêm quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo.

< Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 3 gian lập trên nền nhà cũ.

Tuy nhiên, lớn lên trong giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, nhiễu loạn nên suốt thời trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535, khi đã 45 tuổi, ông mới đi thi và đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình).

Năm 1543, trước cảnh bầy tôi lộng quyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm mạnh dạn vạch trần sự tha hóa, thối nát rồi dâng trảm sớ lên vua đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản, song không được nhà vua chấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trường dạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử, chắt lọc những tinh hoa của các đạo pháp ngoại lai, bổ sung vào đó tính chất giản dị mà sâu sắc của người Việt để giáo hóa người đời và dạy dỗ học trò thành người có đức có tài, hữu ích cho đất nước. Học trò của ông nhiều người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền...

< Bàn thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời năm 1585, ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như Tập thơ Bạch Vân gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán và hai tập Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi với hàng trăm bài thơ chữ Nôm. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Thơ của ông là cả một tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).

Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm hay nhắc tới sự thăng trầm "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành nương dâu) của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như "phù vân". Ông thương xót cho "vận mệnh" quốc gia và cảm thông sâu sắc tình cảnh của "dân đen", "con đỏ". Ông thật sự mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình. Tương truyền, để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc, "vận mệnh" của đất nước trong hoàn cảnh ấy chưa thể có những lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế "chân vạc".

Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà triết học lớn của Việt Nam. Ông cũng tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình".

Nhà sử gia Phan Huy Chú có viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hơn 40 năm mà không một ngày nào quên đời, lòng lo thời thương đời thể hiện ra văn thơ. Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành, không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị đều có quan hệ đến việc dạy đời".

Quần thể di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm trên quê hương

< Cầu đá bắc qua hồ Thái Nhâm.

Tưởng nhớ và khắc ghi những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở làng Trung Am, quê hương của ông, con cháu và dân làng đã xây dựng một khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình, là nơi thờ cúng và trưng bày hiện vật về thân thế và sự nghiệp của ông.

Qua khỏi cổng tam quan với 3 chữ Hán: Trung Am từ (tức đền Trung Am) là ngôi đền thờ chính gồm 3 gian lập trên nền nhà cũ của Trạng Trình, là nơi đặt tượng và bài vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng ông được làm bằng gỗ, trông thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng đạo thơ cho các học trò. Phía trước đền là hồ Thái Nhâm, trên khoảng đất giữa hồ có cầu bắc qua còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê (1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng và tên những người đã đóng góp xây dựng đền.

Phía sau đền là 3 gian nhà lợp cói, mô phỏng am Bạch Vân, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan đã về dạy học, làm thơ. Cách không xa Bạch Vân am là khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm và  phù điêu. Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm  cao 5,7 mét, nặng 8,5 tấn được làm bằng chất liệu đá Granit và trong tư thế ngồi tay cầm bút, tay cẩm sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị.  Hai bức phù điêu, mỗi bức có cao khoảng hơn 5 mét, dài hơn 20 mét và được làm khá hoàn chỉnh cả về nồi dung, bố cục mỹ thuật... Một bức diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay.

< Vườn tượng tái hiện cảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm và các học trò ở am Bạch Văn năm xưa.

Trong quần thể di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách không xa đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là phần mộ cụ Nguyễn Văn Định, thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm và tháp Bút Kình Thiên, tương truyền là do học trò tạo dựng để ca ngợi tài năng của Trạng trình như trụ cột chống trời, chùa Song Mai và đền thờ bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình), di tích Quán Trung Tân bên bờ sông Hàn… Đặc biệt trong không gian của khu di tích có rất nhiều vườn tượng, với kích thước bằng người thật, diễn tả lại cuộc đời, cảnh dạy học khi xưa của Nguyên Bỉnh Khiêm, tạo nên một khung cảnh gần gũi và sống động.

Hàng năm cứ đến ngày 23/12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờ tế lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bên cạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi dân gian đánh vật, kéo co, chọi gà, cờ người… đã mang đến một không khí lễ hội dân gian độc đáo, để lại những ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong và ngoài nước.

Du lịch, GO! - Theo Quehuong online

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống