Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 21 August 2011

Nếu có thời gian, từ Hà Nội bạn hãy thử một chuyến đi bằng xe máy để cảm nhận những hình ảnh hoàn toàn mới về Cát Bà (Hải Phòng) trên con đường của rừng và biển.
Trong tổng số gần 2.000 hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long, đảo Ngọc hay đảo Cát Bà là đảo lớn nhất, nơi nổi tiếng về du lịch với bãi biển xanh ngọc ngà, bờ cát trắng mịn và hệ thống dịch vụ phù hợp mọi nhu cầu từ bình dân tới cao cấp.

Đến với Cát Bà, khách du lịch thường đi bằng tàu cao tốc, tàu cánh ngầm hoặc đi ôtô qua phà. Bằng cách này thời gian di chuyển được tiết kiệm nhiều, tuy nhiên, bạn lại bỏ lỡ một phần thú vị rất lớn nơi đây. Nếu có thời gian, hãy thử một chuyến đi bằng xe máy và cảm nhận những hình ảnh hoàn toàn mới về Cát Bà.
.
Xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể đi theo tu‎yến phà Tuần Châu (Quảng Ninh) - Gia Luận, hoặc theo tuyến Đình Vũ (Hải Phòng) - Cát Bà. Chúng tôi chọn tuyến phà Đình Vũ. Trung bình mỗi giờ có một chuyến phà nên hành khách không phải đợi lâu. Mất chừng một giờ rưỡi bạn đã chính thức đặt chân lên đảo.

Nếu đi bằng tàu, du khách sẽ được đưa thẳng đến trung tâm huyện đảo. Còn đi phà, sau khi lên bờ bạn sẽ được trải nghiệm 25km đường ven biển với những hình ảnh không thể nào quên. Con đường rải nhựa uốn lượn nép mình theo vách núi, dốc lên xuống thoắt ẩn thoắt hiện với những khúc cua không kém gì những cung đường Tây Bắc.

Tuyến phà Đình Vũ - Cát Bà hoạt động liên tục trong ngày từ 6g-17g, gồm hai chặng: Đình Vũ - Ninh Tiếp (từ Hải Phòng ra đảo Cát Hải) và Gót - Cái Viềng (từ đảo Cát Hải sang đảo Cát Bà, bến Cái Viềng còn gọi tắt là bến Viềng). Giá vé đi phà khá rẻ, 5.000 đồng và 3.000 đồng tương ứng cho mỗi bến. Khách đi kèm xe máy 20.000 đồng và 12.000 đồng.

Nếu Tây Bắc luôn gợi cảm giác về sự dữ dằn, khốc liệt, thì những con đường Đông Bắc dù dốc cũng dựng đứng tựa lên tận trời nhưng lại luôn mang một nét gì đó mềm mại, dịu dàng. Một cách l‎ý giải, đó là những con đường ở đây nằm gần biển nên thường gặp hồ, ao, đầm, áng… nét khí hậu với độ ẩm cao, nhiều hơi nước, nhiều mây nên tạo cảm giác mát mẻ nhiều hơn.

Ấn tượng đẹp của Cát Bà trong lòng du khách đó là sự sạch sẽ và quy củ. Nó được thể hiện từ dải bờ biển với những bãi tắm phủ cát trắng mịn màng, làn nước xanh trong vắt cho đến toàn bộ con đường hơn 30km từ bến phà Viềng vào trung tâm huyện đẹp đẽ, phẳng lì. Nếu đi ôtô, có lẽ bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cảnh đẹp vì có thể ngủ thiếp đi khi xe chạy quá êm.

Đầu giờ chiều, chúng tôi vào đến trung tâm huyện đảo. Dù đang là mùa du lịch, cũng không quá khó khăn để có thể tìm được căn phòng vừa ‎ý dù bạn có là dân du lịch bụi hay những người có yêu cầu thật cao. Thời điểm này giá phòng nghỉ dao động từ 300.000-400.000 đồng/ngày cho tới một vài triệu đồng/ngày, tùy theo chất lượng. Nếu đến vào mùa vắng khách, phòng nghỉ giá dưới 200.000 đồng/ngày là điều hoàn toàn có thể tìm được.

Sau một hồi nghỉ ngơi, hành trình được tiếp tục với pháo đài Thần công. Con đường dốc uốn lượn lên tới độ cao 177m trên mực nước biển. Đây là khu di tích lịch sử gồm trận địa các khẩu pháo đối hải cỡ lớn cùng hệ thống hầm, hào công sự được xây dựng từ những năm 1940.

Từ đây có thể bao quát trọn vẹn một dải biển Đông trong tầm mắt. Bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng hai khẩu pháo 138 li, sản xuất hơn 100 năm trước tại Pháp (năm 1910), với tầm bắn lên tới 40 km.

Có một góc nhỏ không một lữ khách nào có thể bỏ qua. Đó là quán cà phê Pháo Đài. Rất yên tĩnh ở trên cao, khách vào quán nhâm nhi ly cà phê, hít thở làn gió biển và thu gọn vào tầm mắt mọi cảnh đẹp của đảo Cát Bà. Dưới chân núi là hai bãi biển đẹp nhất đảo: Cát Cò 1 và Cát Cò 2 cùng toàn cảnh trung tâm huyện đảo.

Đặc biệt trong vịnh Cát Bà, hàng trăm tàu cá và tàu du lịch phủ kín mặt vịnh y như cảnh trong phim Cuộc chiến thành Troy. Phía ngoài biển xa, những hòn đảo lớn nhỏ ẩn hiện tựa thế trận bàn cờ. Bạn sẽ nhìn thấy đảo Khỉ, núi Voi Phục, đảo Long Châu, Cát Ông… bồng bềnh trên sóng.

Chiều dần buông, trở lại thị trấn Cát Bà, con đường 1-4 dẫn du khách ra tới bãi tắm chính Cát Cò. Hoặc thả mình vào làn nước trong mát, hoặc tản bộ trên con đường độc đáo treo trên vách núi nối liền bãi tắm Cát Cò 1… Cát Cò 3 với nhau.

Sau bữa tối, mọi người đều dồn xuống đường, gió biển thổi căng hơi mát. Ai đó ngồi nhâm nhi chai bia ngay bên bờ vịnh, ngắm nhìn những ánh đèn màu nhấp nháy trên các quán thuyền dập dềnh theo sóng.

Từ Cát Bà, bạn cũng có thể đi xe vào làng Việt Hải, Hiền Hào… chứng kiến cuộc sống ở nơi tưởng như đã từng biệt lập với thế giới bên ngoài. Bạn cũng có thể thong dong dạo trên vịnh Lan Hạ với vô số hang động có lẽ còn chưa được biết tới… hay thực hiện những chuyến đi bộ khám phá dài trong những cung đường dọc ngang vườn quốc gia Cát Bà…

Tuyến đường vòng chạy men theo rừng quốc gia, chiều kia bám dọc bờ biển luôn khiến mọi tay lái ngỡ ngàng. Các đơn vị kinh doanh du lịch ở đây rất sẵn lòng cho khách du lịch thuê một chiếc xe tay ga nhỏ nhắn tự mình khám phá huyện đảo.
Hãy đến một lần và trải nghiệm Cát Bà trên từng vòng xe lăn bánh.

Du lịch, GO! - Theo Du lịch Tuoitre
Trời lúc này nắng đã lên khá gắt nhưng đứng cạnh dòng sông vẫn mát rượi vì xung quanh toàn là núi liền rừng. Dòng nước đục vàng mang đầy phù sa này theo hợp lưu với sông Đồng Nai trên địa phận Cát Tiên rồi chảy về miền xuôi qua nhiều con thác khác.

Do Huyện Đạ Tẻh nằm trên phần chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc với vùng Đông Nam Bộ, địa hình thấp dần về phía Tây - Tây Nam từ độ cao 600m xuống còn dưới 120m ở hạ lưu sông Đạ Nha, Đạ Tẻh nên nước sông này chảy cuồn cuộn rất mạnh. Một trong những nhánh của sông này là Đạ Mí (?) mà bọn mình đã ghé lại ven bờ lúc từ Đạm'ri về Madagui trên QL20, chỉ là nhánh thôi nhưng nước ở đó cuồn cuộn như dòng lũ dữ.

Địa hình Đạ Tẻh chia làm hai dạng với vùng núi cao chiếm diện tích tương đối lớn, phân bổ ở thượng lưu các con sông Đạ Tẻh, Đạ Lây, Đạ Kho, Đạ Bộ, trong vùng thuộc địa phận xã ĐạPal, Quảng Trị, Mỹ Đức, Quốc Oai và một phần các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn.
.
< Sắp đến cầu treo.
.
Còn lại là địa hình vùng núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp có độ cao trung bình 200m, tập trung ở phía Nam và Tây Nam của huyện, địa hình này nằm ở hạ lưu các sông nói trên và hình thành nên một vùng đất tương đối bằng phẳng thuộc xã Hà Đông, thị trấn Đạ Tẻh và một phần các xã Mỹ Đức, Quốc Oai, An Nhơn, Hương Lâm, Đạ Lây, Đạ Kho.
< Cầu treo Đạ Tồn lớn và rất vững chãi.
.
Ngắm dòng sông một đổi rồi bọn mình trở ra lộ chạy xe về hướng cầu treo.

Cây cầu này cũng có một câu chuyện, nhỏ thôi: Trườc kia thôn 4 nằm bên kia sông, muốn qua lại rất khó khăn vì dòng nước sông chảy mạnh và sâu, còn muốn đi hướng khác thì xa và phải cắt rừng từ Đạ Oai vô cùng bất tiện.

< Giữa cầu nhìn xuống dòng Đạ Nha.
.
Do vậy cây cầu ra đời, vững chải bắt ngang dòng Đạ Nha là niềm phấn khởi đối với người dân tại đây. Cầu do dân địa phương đóng góp một phần (nghe nói mỗi người 200k), phần còn lại là kinh phí nhà nước. Chung quy: đây là nổ lực của việc  nhà nước và nhân dân cùng làm, góp phần phát triển phần đất của thôn 4.
< Nền cầu lát vĩ sắt nhám gồm hai làn.
.
Cầu to, nền sắt lớn ô vuông phía giữa nhìn thấy nước cuộn phía dưới nhưng rất vững chãi, hai người một xe chạy qua không si nhê gì cả. Qua đó rồi thấy cái công thôn, bọn mình rẽ phải theo con đường bọc vòng trong xóm.
< Bên này là thôn 4 thuộc xã Đạ Tồn.
< Nhà? không phải, chỉ là chuồng bò thôi, bò nuôi khá nhiều vì cỏ phong phú.
.
Ở Đạ Tồn nhà nào cũng có vườn và rẩy, đa phần trong số đó là trồng điều, đất ven sông suối được trồng lúa, trồng mía, trồng cỏ nuôi bò. Điều trước nay là cây chủ lực của xã nhưng nghe nói năm nay mất mùa nên một số bà con dự định chuyển sang loại cây trồng khác. Chẹp, mong rằng nông dân ta tính đúng để tránh cảnh được giá thì mất mùa và ngược lại.


< Đường trong thôn lát nhựa.
.
Chạy vào thôn rồi bọn mình quẹo phải chạy sâu vào xóm. Đường sạch đẹp và không hề thấy chút rác nào ngoài những trảng cỏ xanh mướt hai bên.
< Một ngôi nhà của người địa phương.
.
Chuyến này bà xã có đem theo một số áo mưa mới để tặng bà con - một ít bánh dành cho các bé. Thật ra người ta ở đây chưa hẳn là nghèo...
< Chị phụ nữ dẫn đàn bò đi "điểm tâm".
.
Nhưng khi nhân được quà: ai nấy cũng rất thích vì dạng này có lẽ thuộc hàng "hiếm" tại đây, mà mùa này mưa rất nhiều.
"Lần này bé Tư có áo mưa đi học rồi"
< Tiệm "tạp hóa" lưu động.
.
Ghé hàng tạp hóa lưa động trong xóm hỏi đường, sẳn dịp cũng trao ít bánh cho các bé. Qùa không đáng gì nhưng chí ít cũng mang lại niềm vui.
< Trên đường tìm thác Đạ Tràng.
.
Một chị phụ nữ kêu tụi mình chở theo chú bé con chị để dẫn đường đến thác nhưng mình từ cảm ơn và từ chối, chắc tìm không quá khó đâu.


< Những lối mòn qua rừng rậm, Đạ Tràng ơi, mi ở đâu?
.
Vắng người nên tìm dịp để hỏi cũng là chuyện hiếm, biết hỏi ai?
< Rồi đang lúc bí đường thì tình cờ gặp một cô bé cho biết: "Con chỉ biết ở đây có một thác thôi, hướng này".
< Già đi xe bự, nhỏ đi xe nhí - chỉ giúp nhau cũng là phương cách "tiếp thị du lịch địa phương". Bà xã tặng cô bé gói bánh nhỏ, lúc đầu thì từ chối nhưng rồi cũng nhận, cảm ơn bé nhé.
< Đường vào thác là lối trên cao, có một chú bê canh giữ.
< Trên đó nhìn xuống thấy cây cầu ngang suối.
< Tiếp tục truy tìm, bà xã xuống đi bộ cho... chắc ăn!
< Nắng len lỏi qua kẽ lá rừng.
< Thêm một đoạn nữa thì mình bỏ xe lại: "Em cưng ở đó chờ anh nhé".
.
Trong rừng lúc này mình bổng nhớ đến những thông tin voi rừng từng xuất hiện nhiều lần ở Đạ Tồn. Có lần thì một con, có lần những 3 con kéo đến phá trụi nhiều ruộng hoa màu của dân. Dấu chân con voi lớn nhất mà người ta đo được là 35x36 cm - khả năng đây là những con voi tách đàn từ rừng Tánh Linh về đây.
< Lầy cũng có tình yêu (hình trái tim)?
.
Do voi là động vật cần bảo tồn nên trẻ con, phụ nữ phải tạm lánh nạn vào khu trung tâm huyện còn trai tráng thì ở lại thì đuổi voi bằng các cách truyền thống là đốt lửa, đánh trống, khua mõ. Cũng may những lần xuất hiện đó là năm 2003 và 2006, sau này thì không thấy nữa.
< Ngã 3 khiến bọn mình phân vân không biết nên theo lối nào. Phía trái nghe tiếng nước réo rào rạc nên mình chọn hướng này.
.
Còn nếu bây giờ mà ông tương xuất hiện trước mặt mình thì phải làm gì nhỉ? Hẹn chiều nay nhấm nháp cùng ông ly cà phê đặc sánh?


< Kết quả là gặp dòng suối với nước chảy rất mạnh.
< Men theo suối này lội bộ thêm một khoảng dài nữa...
< Loanh quanh miết theo bờ suối đầy bụi rậm một hồi thì bắt đầu lạc trong một khoảng rừng trồng toàn cây ca cao..
< Tới lui, xuôi ngươc khá lâu trong đó mà không thấy thác đâu cả, tiếng nước rì rào vẫn nghe rất gần.
.
May mắn là một chàng trai trẻ đột nhiên xuất hiện và hỏi "cô chú tìm gì" rồi dẫn mình ra lối đi tới thác. Chắc anh chàng là người trông rẫy do vài chiếc xe gắn máy của họ vẫn bỏ lây lất tại đó.
< Cuối cùng thì cũng đến được thác Đạ Tràng...
< Nước từ thác cuồn cuộn chảy ra thành dòng suối - đoạn suối hồi nãy mình thấy bắt nguồn từ đây.
< Thác không quy mô như chút thông tin mình có được trước chuyến đi "Tại đây có một thác rất đẹp, đề nghị những nhà làm du lịch hãy đầu tư để phát triền du lịch...". 


Nhưng dầu gì thác cũng thật hoang sơ và nước rất nhiều, chảy xuống gặp ghềnh đá nên hắt lên cao. Đẹp!
< Khung cảnh quanh thác: phía nguồn là rừng rậm.
.
Vài tảng đá cạnh thác giúp bọn mình ngồi nghỉ chân, uống nước và táy máy với dòng nước mát lạnh.
Tiếng nước đổ ì ầm nhưng một bản nhạc hoàng tráng của rừng xanh.
< Nhưng ngoài kia thì những ngọn đồi đã bị chặt phá hết, chắc để trồng cây công nghiệp, làm rẫy.
< Máu của rừng.
.
Khoảng nữa giờ sau, thỏa thuê rồi thì bọn mình rời thác lần trở ra.
Em Win vẫn ngoan ngoãn chờ đó...
< Đường trở ra.
.
Giờ sẽ đến thác ở Triệu Hải. Xem qua thác này rồi thì mình nghĩ thầm chắc thác TH cũng nho nhỏ xinh xinh thôi nhưng chỉ một hai tiếng nữa thôi thì mình biết là lầm hoàn toàn.
Mời bạn xem trong hồi sau.

.
Còn tiếp
.
Điền Gia Dũng
.
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20
Bãi Xép thuộc xã An Chấn huyện Tuy An - Phú Yên. Đây là một bãi cát vàng óng  kéo dài giữa hai mũi đá lớn nhô ra biển, bãi như một thiên đường hoang sơ với cảnh quan rất đẹp phía Bắc thành phố Tuy Hòa. 

Từ năm 2009: dự án khu du lịch sinh thái Bãi Xép và tuyến đường nối quốc lộ 1A (xã An Chấn, huyện Tuy An) do Công ty TNHH du lịch Sao Việt (TP.HCM) làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng và hoàn thành. Tuy nhiên ngoài những khu nhà nghỉ cao cấp, cụm villa và bungalow... tít phía trong đồi thì bãi Xép vẫn còn nguyên vẹn và sạch đẹp hơn . Có thay đổi chỉ là một nhà hàng mái lá phía trong, vài chiếc dù đá che nắng phía ngoài, chỉ thế thôi.

< Vài chiếc dù đá dưới bãi Xép.

Dù bãi biển chỉ dài khoảng 500m nhưng bãi Xép cảnh quan bãi Xép đẹp không thua bất kỳ bãi biển của khu nghỉ mát nào: Phía trái bãi là những cụm đá đen to lớn với sóng vỗ ì ầm tung những lớp bụi nước li ti, từ đây trải dài bờ cát vàng mịn có độ lài vừa phải đến tận mũi đá phía Nam, nhìn từ xa thì nơi này trông như một ngọn đồi phủ cỏ xanh mướt.

< Ghềnh đá ở bãi Xép.

Mặt bằng trên ngọn đồi này bằng phẳng, rất rộng nên là nơi lý tưởng để các bạn trẻ căn lều cắm trại để chờ đón ánh bình minh hay hoàng hôn trên biển nếu không muốn đầy đủ sự tiện nghi tại resort Sao Việt.

Phía đất liền là những ngọn đồi cát lưa thưa cỏ dại và có nhiều con dông. Từ đây có vài lối mòn dẫn vào thôn xóm phía trong.

< Trên đồi cỏ.

Nếu không phải ngày lễ tết hay cuối tuần thì khi đến đây du lịch: sẽ chỉ có bạn và biển cả trong gió lồng lộng giữa tuyệt tác thiên nhiên.

< Đường vào bãi Xép.

Đường vào Bãi Xép rộng đẹp và dễ tìm thấy. Nếu từ huyện Tuy An, bạn theo QL1 chạy về phía Nam khoảng 17km - nếu từ Tuy Hòa: bạn cũng theo QL1 đi theo hướng Bắc khoảng 12km sẽ thấy ngã 3 Sao Việt, cứ theo đường này chạy thẳng qua vài xóm làng thật bình dị sẽ vào bãi Xép.

Một lưu ý nhỏ là Bãi Xép Phú Yên này hoàn toàn khác hẳn bãi cùng tên tại phường Ghềnh Ráng - Quy Nhơn (đây là bãi tại một làng chài).

Du lịch, GO!

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống