Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 23 August 2011

Mỗi ngôi chợ của Sài Gòn mang đến cho du khách những cảm giác khác nhau, trải nghiệm khác nhau.


Chợ Bình Tây

Chợ Bình Tây hay chợ Lớn do một thương nhân người Hoa tên Quách Đàm hiến tặng, với điều kiện cho phép ông xây dựng các khu nhà quanh chợ và dựng tượng sau khi ông qua đời. Chợ được xây cất bằng xi-măng cốt thép theo kỹ thuật phương Tây nhưng mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc.

Tháp giữa vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”. 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa phương Đông. Giữa chợ có khoảng sân rộng rãi đặt tượng ông Quách Đàm cùng ngày bệ đá ghi ngày xây dựng chợ. Xung quanh bệ đá có 4 con sư tử ngậm châu và 4 con rồng đều bằng đồng đang phun nước.
.
Chợ Bình Tây là một trong những ngôi chợ lớn và cũng là ngôi chợ lâu đời nhất của thành phố. Chợ hoạt động suốt từ 2-3h sáng đến 9-10h đêm. Chuyên kinh doanh hàng sỉ với mức giá thấp nhất có thể. Ngoài lượng tiểu thương các nơi đến kinh doanh, hàng năm, chợ đón tiếp rất nhiều lượt khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm.
Địa chỉ: Chợ Bình Tây, 57A Tháp Mười, P.2, Q.6, TP. HCM.

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912 đến tháng 3/1914. Lễ khánh thành chợ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30/3/1914, với pháo hoa, xe hoa và hơn 100.000 người tham dự. Báo chí lúc đó gọi sự kiện này là "Tân Vương Hội”. Sau khi hoàn thành, người dân gọi là chợ Mới hay chợ Sài Gòn để phân biệt chợ cũ. Sau năm 1957, chợ đổi tên như hiện nay.

Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, lần lượt theo các hướng Bắc, Nam, Đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang. Trong một số trường hợp, cổng chính được coi là biểu tượng của TP. HCM.

< Chợ Bến Thành xưa...

Hiện chợ có hơn 3.000 sạp hàng, bán sỉ, lẻ từ thực phẩm, vật dụng hàng ngày đến hàng xa xỉ phẩm. Chợ bắt đầu hoạt động từ 4h sáng tại khu vực cửa Bắc với các sạp hoa quả và mặt hàng tươi. Khoảng 8 - 9h sáng, các quầy, sạp ở cửa Đông, Tây, Nam và trong lồng chợ... đồng loạt mở cửa.

Địa chỉ: Cửa Nam (nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang) - Phường Bến Thành - Quận 1.

Chợ đêm Bến Thành

Các mặt hàng quần áo ở chợ đêm đều có size khá lớn cùng slogan đậm chất Việt.
Chợ đêm Bến Thành được hình thành ở hai con đường ở cửa Đông và cửa Tây của chợ Bến Thành. Khác với chợ diễn ra vào ban ngày, chợ đêm Bến Thành chỉ kinh doanh 2 mặt hàng chính là thời trang và ăn uống với mức giá trung bình. Khách đến chợ là du khách nước ngoài thích không khí mua bán của Sài Gòn về đêm hay giới trẻ vừa dạo chợ vừa tranh thủ học tiếng Anh với người nước ngoài.

Chợ Tân Định

Chợ Tân Định được xây dựng vào năm 1926 và là một trong những chợ di tích lịch sử của Sài Gòn. Ngoài cổng chính được thiết kế khá đẹp và nổi bật, kiến trúc chợ không có gì đặc sắc.

Ngành nghề kinh doanh chính là thực phẩm tươi sống, quần áo, ăn uống, thực phẩm khô, giày dép, trái cây với mức giá nhỉnh hơn so với những chợ khác. Tuy nhiên, người dân và du khách biết đến chợ như một vựa kinh doanh vải vụn lớn và rẻ nhất Sài Gòn.

Địa chỉ: Chợ Tân Định, số 1 Nguyễn Hữu Cầu, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM.

Chợ An Ðông

Chợ An Đông có lịch sử 56 năm. Hiện chợ có 2.702 quầy sạp với doanh số luân chuyển hàng hóa khoảng 1.500 tỉ đồng/năm. Ngoài các mặt hàng kinh doanh thường thấy tại cách chợ, nơi đây được xem là vựa thời trang cập nhập mẫu mã nhanh nhất, với chất lượng không thua kém so với các shop lớn. Đây cũng là nơi cung cấp sản phẩm của các thương hiệu đồ lót nổi tiếng như Triumph, Vera, Wacoal, Lys với giá rẻ hơn các shop của những nhà sản xuất này.

Địa chỉ: Chợ An Đông, 34-36 An Dương Vương, P.9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Chợ Bà Hoa

Chợ Bà Hoa thành lập vào năm 1967. Tên chợ được đặt theo tên của người phụ nữ gốc Quảng lập nên chợ. Điểm đặc biệt là chợ chỉ chuyên kinh doanh những mặt hàng chỉ xứ Quảng mới có.
Mì Quảng thơm lừng với mùi củ nén và nước dùng sóng sánh.

Khi dạo bước giữa những gian hàng tại đây, người Quảng xa xứ sẽ cảm thấy ấm lòng, còn người dân xứ khác tìm thấy nhiều điều thú vị thông qua những nét đặc trưng ẩm thực xứ Quảng thông qua các loại bánh với những cái tên hầm hố như bánh nổ, bánh đập, bánh tổ hay những lọ ớt khô cay nồng, món mắm cái cá cơm dân dã, mắm chuồn thính mặn mòi.

Ngoài việc mua về chế biến cho gia đình, tại chợ cũng có các gian hàng bán các món ăn xứ Quảng như mì Quảng, bánh tráng đập, ruột già xào nghệ tươi xúc bánh tráng ...

Địa chỉ: Chợ Bà Hoa, đường Trần Mai Ninh, Phường 11, Quận Tân Bình, TP. HCM.

Chợ Cây Gõ

Chợ Cây Gõ hay chợ Minh Phụng là ngôi chợ chính thống duy nhất của Sài Gòn mở cửa kinh doanh từ lúc 18h và bán đến mờ sáng hôm sau. Tuy kinh doanh vào thời điểm khác biệt các ngôi chợ khác nhưng với các yếu tố thuận tiện về giao thông, đại điểm (nằm giữa Chợ Lớn và Bến xe miền Tây), chợ thu hút khá nhiều lượt khách đến tham quan mua sắm. Ngoài đặc trưng về giờ giấc, việc các tiểu thương “thách” giá trị của món hàng đến mức “trả giá nào cũng dính” khiến chợ càng trở nên “tai tiếng” hơn.

Du lịch, GO! - Theo Buudien Vietnam
Khoang Xanh là một khu du lịch sinh thái thuộc xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội. Khoang Xanh nằm ở sườn phía Đông của núi Ba Vì, trong một khu vực có rừng nguyên sinh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Bắc, gần Sơn Tây.

Khoang Xanh – Suối Tiên có những thác nước từ trên cao đổ xuống tung bọt trắng xóa. Từ thác Tràn ngược lên đến Hòn Chồng khoảng 1 km, là những thác nước đẹp mê hồn như thác Mơ, thác Mâm Xôi, thác Hòa Lan thơ mộng, nước suối trong mát…

Những phiến đá to nằm rải rác dọc theo bờ suối còn là điểm dừng chân lý tưởng để du khách nghỉ ngơi và ngắm cảnh núi rừng. Đây là nơi phong cảnh ngoạn mục hữu tình, núi rừng trùng điệp với khí hậu núi rừng mát mẻ trong lành.

.
< Tầng thứ nhất.

Sau khi tắm thác, lội xuống dòng suối mát lạnh, du khách có thể leo lên đỉnh núi Vua, nơi có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú và các loài cây cổ thụ quí.
< Tầng thứ hai.

Khoang Xanh  - Suối Tiên là điểm du lịch có môi trường sinh thái còn tương đối nguyên vẹn, nơi có nhiều người Mường sinh sống. Núi rừng hùng vĩ, những đám mây trắng bồng bềnh ôm lấy đỉnh núi Tản, thác nước đổ trắng xóa xung quanh khiến khung cảnh nơi đây càng thêm huyền bí.

Du khách được đắm mình trong thung lũng xanh thơ mộng bên núi Tản Viên, có dòng Suối Tiên vắt mình từ trên cao, len lỏi qua các sườn đá chảy xuống trông như một dải lụa bạc khổng lồ.

Khoang Xanh – Suối Tiên còn là mảnh đất thiêng gắn với một truyền thuyết lãng mạn. Tương truyền rằng, thuở hồng hoang có một Nàng tiên xuống trần gian, dạo chơi và lạc vào nơi hoang sơ tuyệt đẹp này. Muôn vàn hoa lá cỏ cây đua nhau khoe sắc trong tiếng hót lảnh lót của đàn chim rừng, và cả những âm thanh réo rắt của dòng suối trong, đã khiến nàng tiên mê mải, quên cả thời gian.

< Đây thì có trạm nghỉ chân gồm nhà sàn hội họp, nhà hàng... hội ẩm thực và sân khấu ngoài trời có một hòn non bộ rất đẹp.

Tới khi mặt trời nghiêng bóng, Nàng liền vội vã bay về trời và bỏ quên tấm áo choàng màu xanh của mình ở lại trần gian. Đúng lúc ấy, có chàng Hoàng tử vô tình đi săn qua đây bắt được tấm áo ấy. Hương hoa thơm ngát của núi rừng, cộng với mùi thơm tỏa ra từ xiêm áo Nàng tiên khiến chàng Hoàng tử ngất ngây, mơ màng dõi lên làn mây trắng.
Nàng tiên ngoảnh nhìn lại, bắt gặp đôi mắt âu yếm, đắm say của chàng hoàng tử. Nàng không kìm được con tim yêu thôi thúc đã quay trở lại, e ấp như nụ hoa rừng cùng Chàng tình tự. Khi mặt trời hồng nghiêng vòm cây bóng lá, vầng hào quang của tình yêu đang tỏa sáng rực rỡ trong trái tim Nàng, nhưng luật đời nghiêm khắc, nàng phải về. Hoàng tử níu Nàng lại chẳng muốn rời xa.
Trong thanh âm diệu kỳ của sớm bình minh, nàng dịu dàng cùng chàng trên tấm xiêm y màu xanh. Nàng khe khẽ hát khúc du ca của đất trời, ru Chàng vào giấc ngủ yên ả giữa núi rừng. Chàng Hoàng tử tỉnh dậy, chẳng thấy Nàng tiên xinh đẹp đâu nữa, chỉ còn tấm áo choàng màu xanh phảng phất mùi hương của Nàng. Kể từ đó, tấm áo choàng màu xanh Nàng tiên để lại cho chàng Hoàng tử đã thành thung lũng Khoang Xanh mơ màng, xanh mãi ngàn năm.
Đến với Khoang Xanh - Suối Tiên quý khách có cảm giác như thăm Đà Lạt nhưng lại ngay cửa ngõ thủ đô, được tham quan và vui chơi cùng suối, thác, rừng, công viên nước, thung lũng Khủng long...
KDL có phục vụ ăn uống lịch sự, sang trọng, thực đơn phong phú các món đặc sản rừng, nhà hàng trang nhã, thoáng đẹp; Hệ thống nhà sàn dân tộc và nhà nghỉ khép kín (68 phòng đôi) đạt tiêu chuẩn sang trọng với đầy đủ tiện nghi; Phục vụ hội nghị, hội thảo; Biểu diễn ca múa nhạc dân tộc tại động Thiên Thai và sân khấu ngoài trời với những tác phẩm độc đáo do các nghệ sỹ nổi tiếng Việt Nam dàn dựng; cắm trại, đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ; Bóng đá, bóng chuyền, tennis, cầu lông, bóng bàn, bi-a, du thuyền; Massage, xông hơi, karaoke…
Đặc biệt từ năm 2007, khu Du lịch Khoang Xanh đã có thêm bể bơi khoáng nóng (đạt tiêu chuẩn quốc gia) cùng dịch vụ tắm bùn khoáng.

Khoang Xanh Suối Tiên thích hợp cho dã ngoại gia đình vì có cả khu vui chơi cho trẻ con rất thoải mái. Gần đó còn có đồi núi với khung cảnh lãng mạn, thức ăn ở đó cũng tương đối ngon, nhất là gà rừng

Du lịch,GO! tổng hợp
Đã từng đặt chân đến vùng châu thổ sông Hồng, điều đọng lại trong tôi là sự hấp dẫn kỳ bí của nền văn hóa Khmer, thông qua chùa chiền để nói lên tín ngưỡng và văn hóa của người Khmer. Văn hóa Khmer có cái gì đó vừa sâu sắc và lạ lẫm đối với chúng ta, đơn giản vì khi sinh ra và lớn lên họ đều hướng tới phật pháp, người Khmer có một mối giao hòa Phật - Trời - Con người, biểu tượng trong lòng của người Khmer chính là chùa chiền.

Khmer những con người của tự do

Từ cái thời lâu lắm (thế kỷ thứ 10), vùng châu thổ sông Cửu Long còn là một vùng đất hoang sơ, đầm lầy nhưng lại màu mỡ và phì nhiêu bởi sự bù đắp của phù sa mang lại. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất này đã thu hút nhiều con người đến để khai hoang và sinh sống, do vị thế và địa hình giáp ranh với vùng biên giới Lào, Campuchia nên đã xảy ra cuộc di cư sang vùng đất châu thổ khỏi đế chế Ăngkor của người Khmer.
.
< Người Khmer trong trang phục truyền thống.

Cần nhấn mạnh thêm rằng sự bóc lột của đế chế Angkor, rồi sự đô hộ của chế độ phong kiến Thái Lan rất tàn bạo, những người con của Cao Miên đã rời bỏ quê hương để lánh nạn.

Chính vì làn sóng di cư đã làm cho vùng châu thổ sông Cửu Long thêm đa dạng tộc người: người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm, họ là những người tự do đến đây để khai phá vùng châu thổ. Người Khmer có mặt từ rất sớm so với các dân tộc khác trên mảnh đất này.


< Chữ viết của người dân Khmer thể hiện trên đá.

Nói về người Khmer, họ là những tộc người chiếm rất đông trên vùng châu thổ, mang những đặc trưng của quê hương Khmer. Hầu hết người Khmer trên vùng đất châu thổ sông Cửu Long đều có nét đặc trưng nơi họ sinh sống: sống quanh chùa, theo một quần thể hay gia đình sống chung với nhau theo lối tập trung và có sự thống nhất quản lý với nhau theo một bộ máy mà cai trị đơn vị là Mê (mẹ) phum (*) và Mê sóc (*) có trách nhiệm trong một quần thể, theo thời gian sự cai quản bày đã dần mất đi do đặc tính của xã hội.

Sinh hoạt của người dân lúc đó chỉ khai hoang: làm ruộng, trồng lúa, nương rẫy, săn bắt, chở hàng… Quá  trình chinh phục thiên nhiên để tồn tại trên mảnh mảnh đất vốn màu mở mà cũng lắm nhiều thú dữ, mặc dù được thiên nhiên ưu đãi nhưng họ cũng gặp trở ngại, khó khăn.

< Chùa Kh'leang.

Người Khmer chỉ có ở lòng tin nơi đấng siêu nhiên nên họ phải nhờ đến đấng thiêng liêng, thần linh, cầu trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, được mùa màng, được cuộc sống được bình yên, được che chở. Từ đó hình thành một thói quen thờ thần thánh trong cuộc sống của người Khmer. Một số thần gắn liền với cuộc sống tâm linh của người khmer:

"Thần rừng Mrinh: khi trồng trọt, chăn nuôi, chặt đốn rừng.
  Thần Phum Sróc: Cầu mong cho phum sóc được yên vui.
  Thần Nắt - ta Phonum: khi lên núi rừng săn bắt.”

< Tiên nử Kenma ở chùa Dơi - Sóc Trăng.

Đời sống tinh thần, văn hóa cư dân Khmer Nam bộ cũng bắt nguồn từ đó. Về sau, dân số của người Khmer ngày một đông, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động sản xuất cũng phát triển theo, việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các nước vùng lân cận cũng được mở rộng, trong đó có việc giao lưu với người Ấn Bà la môn giáo, nên người Khmer cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa Bà la môn giáo, những văn hóa đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay như: Thờ Linga Yoni (Ngọc dương Sản môn), Brah Bưssnuka (Thần xây dựng), Krong Piali (Thần hoàn bổn cảnh) trong cưới gả, làm lễ hội.

Tất cả các tín ngưỡng thần thánh đều do con người tạo ra nên đã ăn sâu vào cuộc sống của người Khmer, nhiều lễ hội từ đó đã ra đời và được xem như một biểu tượng của người dân Khmer, ít nhất trong lĩnh vực quảng bá du lịch của vùng đồng bằng châu thổ.

< Chùa Dơi ở Sóc Trăng của người Khmer.

So với các hình thức du lịch khác thì du lịch về lễ hội của người Khmer thì quả là mang đậm nét rất nhiều về tuổi đời lẫn quy mô tổ chức, nhưng tại sao lúc nào cũng đông đúc du khách kéo đến hàng năm? Vâng, đơn giản vì đó là tín ngưỡng tồn tại rất lâu và rất thiêng. Có xem và chứng kiến những hoạt động diễn ra ở lễ hội ta mới thấy người Khmer đã xây dựng nền văn hóa Khmer đơn giản gắn liền với thiên nhiên, con người, tôn thờ thần thánh.

< Rắn naga biểu tượng thường đặt trong chùa.

Trong tín ngưỡng dân gian của người Khmer, Phật pháp đóng vai trò quan trọng, như là phần không thể thiếu trong cuộc sống, nó góp phần làm cho cuộc sống của người Khmer hướng tới tự do và bình yên trong cuộc sống. Người Khmer Nam bộ chịu ảnh hưởng chính của ba luồng văn hóa là: tôn giáo dân gian, Bà la môn giáo(*) và Phật giáo. Ba nền văn hóa này là chỗ dựa tinh thần, nó luôn luôn tồn tại, giao hòa với nhau như những dòng nước sông suối và chi phối đời sống tinh thần người Khmer Nam bộ.

< Rắn naga ở chùa Kh'leang.

Vượt qua không gian và thời gian, cùng với đầu óc không ngừng sáng tạo, bàn tay khéo léo tài ba của nghệ nhân đã sản sinh ra một nền văn hóa đặc sắc đậm chất Khmer Nam bộ. Điều này thể hiện rõ nhất trong nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer Nam bộ.

Sức sống Chùa Chiền của người Khmer

Người Khmer đã từng nói: ”Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”. Chùa đã tồn tại từ rất lâu không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn thể hiện nét sinh hoạt văn hóa của người Khmer. Đa số các ngôi chùa tồn tại từ rất lâu đời, tập trung nhiều nhất là ở vùng Nam bộ.

< Chùa Kh'leang ngôi chùa tráng lệ, uy nguy của Sóc Trăng.

Có những ngôi chùa đã tồn tại hàng thế kỷ, qua thời gian vẫn thể hiện uy nguy, lộng lẫy, trang nghiêm. Hầu hết người Việt nào khi đến miền Tây Nam bộ điều thấy chùa của người Khmer, điều có thể nhận ra cách thể hiện của nó khác với những ngôi chùa của người Kinh rất nhiều bởi sự đa dạng về nghệ thuật kiến trúc lẫn hình thái (chùa Kh’leang, chùa Dơi…) với những ngọn tháp cao vút giữa nhiều loại cây to như thốt nốt, dầu, sao, những cây đặc sản Nam bộ. Nó thể hiện sự uy nguy, đồ sộ bởi không gian kiến trúc rộng lớn, theo một sự sắp đặt cụ thể từng chi tiết: hoa văn, đường nét, tượng thần, tiên nữ (chùa Dơi, chùa Kh’leang).

< Hình tượng đặc trưng chùa của người dân Khmer.

Vừa bước vào tới mặt tiền, cảm giác được tắm mình trong sự uy nguy, trang nghiêm, thanh tịnh của ngôi chùa dưới bóng cây thốt nốt và hàng cây mát rượi giống như trong phim ”Trở về vùng đất Phật”. Cảm giác choáng ngợp đã vây lấy tôi khi ngắm nhìn những phù điêu trang trí và vật linh thiêng của người Khmer. Nét độc đáo thể hiện trong mỗi ngôi chùa khá sinh động từ sự ra đời của đức Phật đến những mối liên hệ giữa người với Phật pháp. Nói lên rằng, sự che chở của Phật pháp như là một hàng rào sẵn sàng che chở, cứu vãn tất cả chúng sanh, đưa đến cõi an lạc, đức Phật luôn tâm niệm là thế trong cõi chúng sinh không riêng người Khmer mà còn cho tất cả chúng ta.

< Tượng thần Krud (tượng người đầu chim) trước cổng.

Điều thú vị còn nằm ở chỗ xung quanh mỗi chùa điều có các thần linh và các tiên nữ trên mỗi cổng vào, thường thì một ngôi chùa có hai cổng chính và phụ. Cũng nhờ kỹ thuật bố trí khá hoàn chỉnh cho nên từ ngoài nhìn vào sẽ thấy ngôi chánh điện cao hẳn lên, điều này có thể phân biệt được với chùa chiền cổ truyền Việt Nam.

Khung mái chùa uốn cao hẳn lên và  được làm bằng loại gỗ quý, được đưa từ nhiều vùng khác đến. Mái chùa được phân ra làm ba phần bọc quanh nhau và  những góc cạnh đều được trang trí và điêu khắc rất công phu. Những nhánh cao vút lên ở những góc mái, chung quanh chùa có nhiều cột cao san sát nhau tạo ra một hình tượng vững chải và kỳ bí. Ba lớp là thành bọc quanh chiến phần lớn sân chùa, khiến cho du khách tưởng tượng đến những hạn chế từng vùng riêng biệt, các Tiên nữ Kemna trên cửa hay trên cột trông rất hung, luôn trong tư thế chiến đấu.

< Tượng thần Krud được gìn giữ trong bảo tàng Kh'leang.

Đặc biệt nhất là những hình tượng Krud, tức là hình người đầu chim, một biểu trưng về "vật nhân nhất thể". Ảnh hưởng Corinthien và Dorothien của Hy Lạp thể hiện rõ nét nhất trong những mô hình này.

Mái chùa Khmer là phần kiến trúc và trang trí nổi tiếng trong toàn bộ, cấu trúc khá phức tạp và độc đáo. Thông thường trong kiến trúc bộ mái chùa Khmer gồm có ba cấp, mỗi cấp mái lại chia làm ba nếp. Nếp cẩn ở giữa thường lớn nhất và trang trí tinh vi nhất, còn hai nếp phụ ở hai bên cân đối, hài hoà. Trên đầu hai góc mái trên cùng thường có một khúc đuôi rắn dài đó là rắn Naga vì nó tượng trưng cho chiếc cầu nối liền giữa cõi trần gian và Niết Bàn. Rắn Naga nhiều đầu còn tượng trưng cho chiếc cầu nằm trải dài dưới chân những ngôi đền núi (thế giới con người) đến đỉnh của ngôi đền (thế giới thần linh). Hình tượng những chiếc cầu vồng hình rắn Naga là mô típ phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc Khmer. Nhờ vậy, trông đầu mái có cảm giác nhẹ nhàng hẳn lên.

< Rắn naga xếp thành cầu vòng.

Mỗi ngôi chùa tồn tại điều theo một quy ước chung, khi nhìn vào cổng ta sẽ biết được nghệ thuật kiến trúc của toàn bộ ngôi chùa đó. Nếu cổng chùa chỉ có một ngôi tháp hoặc lợp mái chùa nhiều lớp chồng lên nhau, hai bên thường có hai vị thần bảo hộ (Tuya Rắbal) hoặc con sư tử hay xuất hiện bước đầu thần rắn Naga uốn lượn trên tường rào đầu ngóc lên trời, tất cả nhằm canh giữ những báu vật quý giá ở bên trong.

< Tháp hình búp sen của chùa Kh'leang.

Những ngôi tháp phía trên thường là hình búp sen hoặc hình chuông được cách điệu từ hình ảnh bát úp đặt trên bậc tam cấp tượng trưng cho tam cõi đức Phật từng thọ sanh trong suốt bốn A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp tạo duyên lành để thành đạo. Trên bát úp là cột trụ cao thẳng lên trời có gắn ba hoặc năm đĩa tròn tượng trưng cho Tam bảo hoặc năm vị Phật sẽ thành đạo trong kiếp trái đất này và trên cùng là cõi Niết bàn.

< Chùa Kh'leang - sặc sỡ và tráng lệ.

Ấn tượng hơn khi tiếp tục bước vào phía trong ngôi chùa, thường thì ngôi chùa phần Chánh điện của chùa Khmer chiếm phần lớn và vị trí quan trọng từ ngoài vào. Đây là gian phòng dùng trong việc hành lễ, thờ phụng, cầu đạo, truyền đạo, hành đạo. Cách bài trí chánh điện đơn giản, nhưng không kém phần trang nghiêm. Trên bệ chính cao nhất, có nhiều tầng, đặt pho tượng Phật. Những tượng Phật của chùa Khmer thường quay về  hướng Đông.

< Tiên nữ Kenma ở chùa Kh'leang.

Giải thích về chọn phương hướng nầy, kinh điển Khmer cho rằng: Phật Tổ ở phương Tây thì bao giờ cũng quay về hướng Đông, để phổ độ chúng sanh. Phần bệ tượng chính thường khắc họa, trang trí một toà sen rộng lớn, chia nhiều bậc và mỗi bậc đều có nhiều hoa văn trang trí mỹ  thuật. Bệ tượng thường là một toà sen và có nhiều bậc, được chạm trổ đầy tin xảo. Khác với những ngôi chùa Việt Nam và chùa Trung Hoa, những loại chùa Khmer chỉ thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, không thờ các vị Phật, Bồ tát khác như đức Quán Thế Âm Bồ tát, Di Lặc Tôn Phật, La Hán và các Bồ tát khác.

< Cổng phụ chùa Kh'leang.

Những câu chuyện kể về Đức phật đã được dựng lên đầy màu sắc trên những bức tường (Chùa Dơi). Cũng cần nói thêm là chùa được xây dựng cách đây 400 năm tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa có hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và tứ Linh  Long - Lân - Quy - Phượng đều làm bằng đất sét.

Nghệ thuật kiến trúc Khmer cho ta thấy được nét độc đáo thể hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên từ kiến trúc tường rào, cổng chùa Khmer, nó không chỉ đơn thuần trang trí cho đẹp bề ngoài, mà còn có sự kết hợp chặt chẽ với  thiên nhiên và con người, giữa đời với đạo, thế giới này với thế giới khác. Đặc biệt là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa Bà la môn giáo với văn hóa Phật giáo.

< Chùa Dơi - một góc nhìn.

(*) Mê Phum, mê Sóc: mẹ phum, mẹ sóc, đó là những thành viên có tuổi, có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín được người dân bầu lên.
(*) Phum, sóc: là nơi định cư truyền thống của người Khmer, thường là dưới tán dừa, cây thốt nốt, thường có vài chục nóc nhà quần tụ quanh mái chùa. Phum, sóc là hình thức xã hội cổ truyền của người Khmer, vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng.
(*) Đạo Bà La Môn: gọi Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism), là đạo bản địa của người Ấn (Hindus), hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên hoặc sớm hơn nữa, tức là có trước Phật giáo ít lắm cũng khoảng 10 thế kỷ. Không xác định ai là giáo chủ hay người mở đạo.

Chùa Kh'leang
Số 71, Đường Mậu Thân, Phường 6, Tp Sóc Trăng
P/s:  Hằng năm chùa Kh’leang diễn ra nghi lễ quang trọng của người dân Khmer:
1.      Lễ Chol Chnam Thmay: lễ chịu tuổi (13/03 – 15/03 âm lịch, tại xã Lộc Khánh, Lộc Hưng Lộc Ninh).
2.      Lễ Dolta: lễ cúng ông bà (29/8 - 01/9 âm lịch, lễ cổ truyền của người Khmer).
3.      Lễ cúng trăng rằm: tổ chức đua ghe ngho (15/10 âm lịch, diễn ra tại các chùa của người dân Bảy Núi, An Giang).

Du lịch, GO! - Theo Yumiblog Team s7

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống