Người La Hủ, còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy; trong đó La Hủ hay Ladhulsi (La Hủ tộc) hay Kawzhawd là những tên tự gọi.
Người La Hủ sinh sống tại Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Myanma và Lào. Dân tộc La Hủ là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam, hiện có khoảng trên 9000 người - đa số sinh sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) và Thái Nguyên.
Xưa nay đồng bào La Hủ ở Pa Vệ Sủ (Mường Tè) không có truyền thống trồng bông, lanh để dệt trang phục. Thế nên mới có chuyện, phụ nữ ở các bản cứ đầu tuần hoặc ngày 15 của tháng lại rủ nhau đem củi, thịt thú rừng, nấm hương, các lâm thổ sản quý đến chợ đổi lấy vải của các dân tộc khác hoặc đổi lấy bông, lanh về dệt trang phục.
.
Phụ nữ La Hủ mặc quần dài hai ống, áo tay dài, cài khuy bên nách phải, vào những ngày lễ tết, họ mặc thêm áo có tay ngắn ra ngoài, cài khuy giữa ngực. Chính sự lam lũ, vất vả này đã làm nên những nét riêng biệt của người phụ nữ La Hủ. Điều này thể hiện ngay ở chiếc áo dài mặc hàng ngày của phụ nữ thường làm thêm một vạt áo rủ ở phía sau, dài tới tận quá khoeo chân giống như cái chắn bùn.
Thàng My - nữ cán bộ đoàn ở Pa Vệ Sủ bảo rằng: "Tà vải dư thừa ấy để giúp cho các chị, các mẹ ngồi bệt xuống nghỉ chân khi quá mệt".
Người phụ nữ La Hủ rất ít khi trò chuyện với khách lạ. Khi ra đường, họ thường cúi mặt, những bước đi lui cui và củi bao giờ cũng chất ngất trên quẩy tấu (gùi lớn) sau lưng.
Ngay từ sớm tinh sương, những phụ nữ La Hủ đã thức giấc, đỡ gùi lên lưng, tay cầm nắm cơm non (cơm từ gạo lúa non), vừa ăn vừa cất bước vào rừng. Những chuyến đi rừng của họ thường cả ngày. Tối mịt họ trở về, gùi củi nặng lặc lè...
Con gái La Hủ nết na, đẹp lạ lùng với mũi cao, mắt sáng, nước da trắng ngần và nụ cười e ấp như níu bước chân người. Chỉ có một điều, dáng đi của họ cứ xiêu đổ về phía trước. Ở bản Pa Vệ Sủ, trai gái được phép tự do yêu đương khi đến tuổi lập gia đình.
Trong số lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái bắt buộc phải có thịt sóc và nhà gái thường phải dẫn nhà trai ra thăm đống củi do cô gái kiếm được. Đống củi càng lớn, chất gỗ càng tốt, chứng tỏ cô gái ấy chịu thương, chịu khó, đảm đang công việc trong gia đình...
Phụ nữ La Hủ được phép đẻ trong gian buồng của mình với sự giúp đỡ của mẹ chồng hay chị em gái. Sau khi đẻ 3 ngày thì làm lễ đặt tên cho đứa trẻ. Tên của trẻ sơ sinh thường được đặt theo ngày sinh, do vậy trong cộng đồng người La Hủ, việc trùng tên khá phổ biến. Nếu thấy trẻ lâu lớn hoặc hay đau ốm, có thể làm lễ đổi tên khác.
Cũng giống như người Hà Nhì, đồng bào La Hủ vẫn còn duy trì thói quen báo hiệu nhà có trẻ mới sinh bằng cách úp chiếc nón trên cọc trước cửa (nếu cọc ở phía bên phải chứng tỏ nhà ấy sinh con gái, còn cọc ở bên trái là sinh con trai).
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Danviet, Wikipedia, Battramdao blog
Người La Hủ sinh sống tại Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Myanma và Lào. Dân tộc La Hủ là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam, hiện có khoảng trên 9000 người - đa số sinh sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) và Thái Nguyên.
Xưa nay đồng bào La Hủ ở Pa Vệ Sủ (Mường Tè) không có truyền thống trồng bông, lanh để dệt trang phục. Thế nên mới có chuyện, phụ nữ ở các bản cứ đầu tuần hoặc ngày 15 của tháng lại rủ nhau đem củi, thịt thú rừng, nấm hương, các lâm thổ sản quý đến chợ đổi lấy vải của các dân tộc khác hoặc đổi lấy bông, lanh về dệt trang phục.
.
Phụ nữ La Hủ mặc quần dài hai ống, áo tay dài, cài khuy bên nách phải, vào những ngày lễ tết, họ mặc thêm áo có tay ngắn ra ngoài, cài khuy giữa ngực. Chính sự lam lũ, vất vả này đã làm nên những nét riêng biệt của người phụ nữ La Hủ. Điều này thể hiện ngay ở chiếc áo dài mặc hàng ngày của phụ nữ thường làm thêm một vạt áo rủ ở phía sau, dài tới tận quá khoeo chân giống như cái chắn bùn.
Thàng My - nữ cán bộ đoàn ở Pa Vệ Sủ bảo rằng: "Tà vải dư thừa ấy để giúp cho các chị, các mẹ ngồi bệt xuống nghỉ chân khi quá mệt".
Người phụ nữ La Hủ rất ít khi trò chuyện với khách lạ. Khi ra đường, họ thường cúi mặt, những bước đi lui cui và củi bao giờ cũng chất ngất trên quẩy tấu (gùi lớn) sau lưng.
Ngay từ sớm tinh sương, những phụ nữ La Hủ đã thức giấc, đỡ gùi lên lưng, tay cầm nắm cơm non (cơm từ gạo lúa non), vừa ăn vừa cất bước vào rừng. Những chuyến đi rừng của họ thường cả ngày. Tối mịt họ trở về, gùi củi nặng lặc lè...
Con gái La Hủ nết na, đẹp lạ lùng với mũi cao, mắt sáng, nước da trắng ngần và nụ cười e ấp như níu bước chân người. Chỉ có một điều, dáng đi của họ cứ xiêu đổ về phía trước. Ở bản Pa Vệ Sủ, trai gái được phép tự do yêu đương khi đến tuổi lập gia đình.
Trong số lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái bắt buộc phải có thịt sóc và nhà gái thường phải dẫn nhà trai ra thăm đống củi do cô gái kiếm được. Đống củi càng lớn, chất gỗ càng tốt, chứng tỏ cô gái ấy chịu thương, chịu khó, đảm đang công việc trong gia đình...
Phụ nữ La Hủ được phép đẻ trong gian buồng của mình với sự giúp đỡ của mẹ chồng hay chị em gái. Sau khi đẻ 3 ngày thì làm lễ đặt tên cho đứa trẻ. Tên của trẻ sơ sinh thường được đặt theo ngày sinh, do vậy trong cộng đồng người La Hủ, việc trùng tên khá phổ biến. Nếu thấy trẻ lâu lớn hoặc hay đau ốm, có thể làm lễ đổi tên khác.
Cũng giống như người Hà Nhì, đồng bào La Hủ vẫn còn duy trì thói quen báo hiệu nhà có trẻ mới sinh bằng cách úp chiếc nón trên cọc trước cửa (nếu cọc ở phía bên phải chứng tỏ nhà ấy sinh con gái, còn cọc ở bên trái là sinh con trai).
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Danviet, Wikipedia, Battramdao blog