Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 2 September 2011

Khu du lịch Mà Giá (nằm ở huyện Khánh Vĩnh, Nha Trang), một khu du lịch sinh thái đặc biệt do một người dân tộc Raglay khai phá, vẫn còn rất hoang sơ với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ như một món quà tặng quý giá của thiên nhiên dành cho con người.

Khánh Vĩnh cách thành phố Nha Trang khoảng 30km, là huyện có con đường mới mở Nha Trang - Đà Lạt (rút ngắn lộ trình từ thành phố cao nguyên về biển chỉ còn 140km), chạy ngang qua. Trên con đường này, nơi ngã ba tiếp giáp giữa đường cũ và đường mới có lối rẽ vào xã Yang-ly. Đi thêm khoảng 2km, chúng ta sẽ đến một khu du lịch sinh thái đặc biệt do một người dân tộc Raglay khai phá.

Xuất phát từ dãy Trường Sơn, dòng sông Cái Nha Trang băng qua nhiều ghềnh thác đổ xuống đồng bằng, qua nhiều dải đá cheo leo, tạo thành những con suối đẹp. Trong một lần đi tìm nước về tưới ruộng cho bà con, Mà Giá - nguyên Chủ tịch xã Yang-ly đã tìm thấy dòng nước len qua địa hình xã mình rất ngoạn mục. Khi ấy, vì chỉ muốn đem nước về tưới tiêu nên Mà Giá chưa nghĩ đến giá trị sinh thái của nó.

Năm 2000, khi đã nghỉ hưu, Mà Giá dựng một ngôi nhà sàn nhỏ ở rẫy của mình rồi khoanh vùng khu vực dòng sông Cái chảy qua xã Yang-ly khoảng 6ha cốt để giữ rừng. Để cuộc sống thuận lợi hơn, Mà Giá đào ao thả cá, tạo thêm vài tiện nghi cho sinh hoạt, bỏ công sức ra khuân đá chặn dòng nước để tạo thành dòng chảy nhỏ, tài bố trí cảnh quan, dựng thêm nhà sàn… Đến năm 2003, Khu du lịch sinh thái Mà Giá hình thành.

Khu du lịch Mà Giá vẫn còn rất hoang sơ. Càng đi sâu vào bên trong, cảnh trí thiên nhiên càng hùng vĩ. Nhiều loại cây rừng lạ như tre, nứa, mây ré, cọ, mác… cùng đủ loại đá giăng ngang, trải dọc rất tự nhiên, đúng nghĩa là quà tặng của thiên nhiên cho con người.

Dòng suối ở đây có nhiều tên. Người ta lấy tên xã Yang-ly đặt tên cho con suối, cũng có người gọi nó là suối Lách bởi từ dòng suối mẹ, con suối chảy qua khu vực này len lách thành nhiều nhánh nhỏ. Cũng có người gọi là suối Lau, nhưng tên gọi thông dụng nhất là suối Mà Giá.

Trên đường đi đến Khu du lịch sinh thái Mà Giá, khách sẽ đi qua vùng định cư của đồng bào dân tộc Raglay của xã Yang-ly. Tại đây, khách sẽ có dịp thấy được cuộc sống định canh, định cư của bà con và những sản vật của huyện Khánh Vĩnh. Bước qua những tảng đá thật lớn giống như cổng chào, khách sẽ thấy một bảng chỉ dẫn có dòng chữ nhắc nhở mọi người chú ý giữ sạch rừng.

Sau khi băng qua một dòng nước nhỏ, khách như lạc vào một thế giới của âm thanh nước vì đó là chỗ hội tụ của bảy dòng suối nhỏ. Rải rác những nhà sàn nhỏ khuất dưới tán lá rừng, bên dưới có dòng nước trong vắt chảy qua. Những chiếc cầu bắc ngang suối tạo điều kiện cho khách thám hiểm sâu vào bên trong. Lẫn trong giai điệu của dàn nhạc nước thiên nhiên, khách còn được nghe tiếng đàn đá ngân vang gần xa phát ra từ bộ đàn đá do chính của chủ nhân làm.

Từ xưa, người dân tộc Raglay đã có truyền thống làm bộ đàn đá rất công phu. Họ vào rừng lấy búa gõ vào viên đá nào có tiếng kêu “ma la”, đánh dấu để đó, rồi hàng ngày đến đó khai thác đá. Một bộ đàn đá phải có ít nhất từ chín đến mười một tảng đá. Đá được cột bằng hai sợi dây, loại dây mây chỉ có ở trong rừng, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Tảng đá lớn nhất (ma la mẹ) có thể bằng chiếc bàn, còn tảng nhỏ nhất (ma la con) chỉ bằng hai bàn tay.

Để thử đàn, phải làm một máng nước cho nước chảy từ trên suối xuống đổ vào đàn đá. Tùy theo con suối xa hay gần, có khi để thử một bộ đàn đá phải kéo cái máng dài cả trăm thước. Đá con kêu trước, đá mẹ kêu sau. Lại phải kéo dây cho các viên đá cụng vào nhau để kiểm tra âm thanh của toàn bộ đàn đá. Một bộ đàn đá phải làm mất nhiều năm mới xong. Bộ đàn đá của Mà Giá dù không được chế tác công phu như những bộ đàn cổ nhưng cũng tạo được những âm thanh của đá rộn rã, mời gọi bước chân du khách thám hiểm.

Những ngày cuối tuần hay ngày lễ, khách đến Khu du lịch Mà Giá đa phần là thanh niên hay gia đình trẻ. Khách có thể đem theo thức ăn và vui chơi, tắm suối. Chủ nhân khu du lịch không đòi hỏi khách phải trả tiền thuê nhà sàn, nhưng bắt buộc khách phải dọn dẹp sạch sẽ khi ra về và khi vui chơi không được chặt phá cây rừng. Mục đích của Mà Giá là giữ rừng, bảo vệ môi trường chứ không phải kinh doanh du lịch.

Đã có nhiều Công ty du lịch đặt vấn đề mua lại khu này với giá khá cao, nhưng Mà Giá nhất quyết không nhượng. Ông nói: “Mình giữ rừng, giữ nguồn nước là để lại tài sản to lớn cho con cháu rồi!”.

DU lịch, GO! - Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần, internet
Nhắc đến Đà Lạt, nhiều người nghĩ ngay đến thành phố ngàn hoa và những khu du lịch tuyệt đẹp. Trên đường khám phá xứ sở của tình yêu và nỗi nhớ, cạnh Quốc lộ 20, du khách còn biết đến thác bảy tầng đẹp và hoang dã với nước tung trắng xóa. 

< Một gia đình người Nhật đưa con tới thác chơi.

Cao nguyên Langbian được bác sĩ Yersin phát hiện cách đây hơn 300 năm, nổi tiếng với truyền thuyết về tình yêu. Người ta truyền tai nhau rằng thác chính là nơi chàng Lang và nàng Bian có những đêm trăng hẹn thề. Mối tình này đã xóa tan hận thù của tộc người Chil, Lạch. Đây chính là thiên tình sử vĩ đại nhất của xứ ngàn thông reo. Vì thế, con thác cũng trở nên nổi tiếng.

< Những chiếc xe trượt có thể chở được 2 người.

Chắc hẳn nhiều người không xa lạ với loại hình giải trí cảm giác mạnh bằng xe trượt cao tốc (hay còn gọi là roller coaster) ở nhiều khu giải trí trên thế giới. Ở Việt Nam, hệ thống xe trượt hiện đại đầu tiên được lắp đặt ở thác Dalanta, Đà Lạt vào năm 2006.

< Từ độ cao 20m, dòng thác trắng đổ xuống, len lỏi qua những vách đá.

Thác đổ xuống, trải rộng dưới chân đèo Prenn, ở ngay cửa ngõ Đà Lạt. Thông thường, du khách đến với Datanla chỉ tham quan theo cách tản bộ hay trượt trên hệ thống máng trượt dài khoảng 1.000m để xuống tầng thác thứ nhất rồi dừng lại ngắm cảnh và chụp ảnh.

Ít ai biết rằng, thác Datanla có đến bảy tầng, có đủ những điều kỳ thú cho một hành trình khám phá hấp dẫn, đầy phiêu lưu mạo hiểm.

< Dòng thác trắng như lụa.

Sau khi đã thỏa thích ngắm rừng thông thơ mộng và dòng nước bạc như mây tuôn đổ trên triền núi đá hoa cương, mềnh sẽ chia tay với tầng thác đầu tiên của Datanla.

Với sự hướng dẫn của các huấn luyện viên leo núi chuyên nghiệp, những "nhà thám hiểm" đầy ngẫu hứng sẽ lần lượt băng qua con đường dốc cao độc đạo bằng cách bám lần theo những sợi chão đã được thắt gút, để đến một hẻm đá dựng sâu hun hút có tên là vực Tử Thần. Đây là điểm chính thức bắt đầu hành trình thử thách lòng can đảm.

< Chuẩn bị xuống thác nào!

Địa điểm đu đây xuống thác hiện nay chỉ khai thác ở thác Dalanta. Nếu đã tham gia trải nghiệm cảm giác chông chênh khi leo núi, bạn không nên bỏ qua hình thức mạo hiểm mới này, bởi ngoài sự chênh vênh khi leo xuống một vách đá dựng đứng, bạn còn đối diện với những dòng nước xiết xối thẳng vào mặt, vào người. 7 tầng thác của Dalanta khá kỳ vĩ, mỗi tầng có độ cao tăng dần và thế nước chảy khác nhau để du khách từ từ làm quen.

< Nước cuốn, vách cheo leo đầy thử thách.

Leo núi, vượt thác không chỉ là một môn thể thao lý thú mà còn là một cuộc chinh phục mạo hiểm, đòi hỏi người chơi rất nhiều kỹ năng, từ sự khéo léo, động tác chính xác, đến khả năng xử lý tình huống nhanh khi gặp sự cố, nhưng trên hết  là lòng can đảm và máu phiêu lưu.

Khi tổ chức những hành trình leo núi, vượt thác kiểu này, yếu tố an toàn luôn được các nhà tổ chức tour đặt lên hàng đầu. Huấn luyện viên sẽ  sẵn sàng hủy bỏ  cuộc leo thác hay thay đổi lộ trình nếu phát hiện thấy màu nước, bọt thác hoặc thời tiết có dấu hiệu bất thường. Khi ấy, du khách sẽ được sơ tán đến địa điểm dự phòng, và được hướng dẫn di chuyển ra khu vực an toàn.

Xuống tới tầng thác thứ ba, bẹn sẽ có dịp trải nghiệm thử thách mạo hiểm khi leo xuống một vách đá dựng đứng cao gần 20m. Tầng thác ở đây rất kỳ vĩ với thiên nhiên ban sơ trong trẻo. Băng qua một vạt rừng thưa là đến tầng thứ tư, nơi dòng nước trải xòa như cô sơn nữ nằm phơi tóc.

< Chiếc cầu nhỏ cong cong bắc qua thác.

Sau khi đã vượt những tầng thác như cách luyện tập và thực hành nâng dần độ khó, du khách sẽ đến được tầng thứ sáu của thác Datanla. Vách đá tầng này dựng đứng, cao gần 25m, rất trơn. Đỉnh cao khám phá chinh phục là đây, Du khách sẽ phải vượt thác trong dòng nước xiết. Một thử thách mạo hiểm nhưng kết thúc thật đẹp bởi tầng thác thứ bảy, tầng cuối cùng với tên gọi là "tầng máy giặt" do thác cuộn xoay, xoáy mạnh mẽ vào tâm điểm.

Phù, mình chỉ leo được đến tầng thứ 4 của thác thội, ngồi nhìn mấy anh chị leo hùng hục mà ham quá! Cũng tại vết thương ngay chân, làm mình đau nên không leo tiếp được. Anh huấn luyện bảo cho em nghỉ, hôm khác lại leo, đành hẹn với lòng sẽ chinh phục 7 tầng thác lần sau vậy!

Cứ thử dành trọn một ngày để chinh phục bảy tầng thác Datanla, trải lòng giao hòa với thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, đảm bảo bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng Đà Lạt từ một góc nhìn rất lạ, rất khác và sẽ bất ngờ khi khám phá chính mình. Kết thúc hình thức vượt thác cũng là lúc bạn khám phá đầy đủ vẻ đẹp hoang sơ của thác Dalanta.

DU lịch, GO! - Tổng hợp từ Congan, Yumi blog, Tinmoi
Cách thành phố Nam Định khoảng 13km, Báo Đáp là làng nghề duy nhất làm đèn ông sao cho trẻ em vào mỗi dịp Trung thu. 

< Đèn ông sao loại siêu nhỏ được làm phổ biến nhất ở Báo Đáp hiện nay. Loại đèn này đòi hỏi sự công phu, khéo léo của người thợ, giá thành dao động từ 3.000-4.500 đồng/chiếc.

Làng 10 xóm thì có đến 9 xóm làm nghề đèn sao, với khoảng 500/1.000 hộ làm nghề, mỗi năm sản xuất khoảng 1,5 triệu đèn bán khắp miền Nam, Bắc. Trong đó nhiều nhất là xóm 3 (xóm nhà thờ) và xóm 4. Tại đây, những hộ mới làm nghề “khiêm tốn”  cũng sản xuất vài nghìn chiếc đèn, còn những hộ lâu năm thì số lượng lên đến vài vạn chiếc, như gia đình ông Vũ Văn Kháng mỗi năm sản xuất 7-8 vạn chiếc.

< Những chiếc đèn sao được làm và bày chật lối trong nhà.

Từ rằm tháng bảy trở đi là thời điểm làng Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định nhộn nhịp làm đèn ông sao phục vụ Tết Trung thu khắp mọi miền đất nước.

Có mặt ở Báo Đáp những ngày cuối tháng 8, mới thấy không khí tất bật của một làng quê thanh bình. Dưới bóng những nhà thờ cổ tráng lệ xúm xít người lớn và trẻ con đang cùng tô vẽ những chiếc đèn sặc sỡ rồi đem phơi trước hiên nhà.

< Cán đèn làm từ ruột cây đay và được nhuộm đỏ cho có màu rực rỡ.

Những chiếc xe cút kít hối hả chở đèn qua từng ngõ nhỏ. Những xe tải, xe máy ăm ắp đèn sao nối đuôi nhau chở hàng lên Hà Nội, đi Hải Phòng, Sài Gòn... vào mỗi buổi chiều.

Bên cạnh nghề làm đèn sao, hầu hết các hộ gia đình vẫn làm ruộng hoặc làm hoa giấy, hoa vải - vốn được xem là hai nghề khởi thủy của làng.

< Xếp đèn ngăn nắp để cho vào kho hàng.

“Do sản xuất hoàn toàn thủ công nên người dân thường bắt đầu làm đèn từ tháng giêng trở đi và dần hoàn thiện trong lúc nông nhàn” - bác Hoàng Trung Tín, 54 tuổi, một trong những hộ gia đình làm đèn sao nhiều nhất trong làng, cho biết.
Cũng theo bác Tín, vật liệu làm đèn khá đơn giản và được giao tới tận nơi như tre nứa người Thanh Hóa mang ra, giấy bóng kính từ Hà Nội, xương cây đay làm cán lấy của những người Thái Bình đi xe thồ đến bán.

< Làm diềm trang trí cho đèn ông sao.

“Làm một chiếc đèn sao phải qua trên dưới 30 công đoạn phức tạp. Từ chẻ/vót tre, in hoa văn, màu sắc trên giấy bóng đến cắt khung, làm xương đèn, lắp cán… mới tạo thành một chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh” - bác Vũ Văn Nhất (50 tuổi), trú tại xóm 3, chỉ vẽ.
Thật vậy, mỗi loại đèn với kích cỡ khác nhau lại đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ từ bàn tay và con mắt của người thợ. Nếu làm một chiếc đèn cỡ nhỏ (25cm) đã khó vì phải tỉ mẩn từng chi tiết thì làm một chiếc đèn lớn (từ 1-2m) lại càng khó hơn.

< Hình ảnh gần gũi, quen thuộc tại Báo Đáp: từ người lớn đến trẻ em đều tham gia làm đèn ông sao.

Bác Nguyễn Văn Đình - trú tại xóm 2, là hộ gia đình duy nhất trong làng làm đèn sao cỡ lớn - tâm sự: “Làm đèn sao lớn tốn rất nhiều thời gian, công sức. Các khâu chọn và chế tác nguyên liệu thô, làm xương đèn, dán giấy bóng… phải cần 4-5 người cùng làm và với cường độ nhanh nhất cũng chỉ được 15 chiếc/ngày”.  

< Đóng gói đèn ông sao để xuất đi các nơi. Mỗi gói hàng có 350 chiếc đèn.

Năm nay, do thị hiếu ưa chuộng đèn ông sao truyền thống cũng như giá nguyên liệu tăng khiến giá mỗi chiếc đèn tại Báo Đáp dao động từ 3.500-5.000 đồng/chiếc. Đây không chỉ là niềm an ủi lớn đối với dân làng Báo Đáp mà còn là tín hiệu vui với đồ chơi trung thu nội khi cơn lốc đồ chơi ngoại đang liên tục hoành hành trên thị trường Việt.

< Chiều về là thời điểm người dân chở đèn đi bán cho các đại lý bán buôn.

Và bạn có biết để gìn giữ hình ảnh đèn ông sao truyền thống, ở Báo Đáp đã luôn có một hình ảnh quen thuộc: ngày ngày sau khi tan học, cùng những ông bố bà mẹ đang say sưa chẻ tre, làm xương đèn là những đứa trẻ tập tành học nghề bằng việc ngồi dán giấy kính, trang trí diềm đèn... như người thợ đã thạo việc.

Du lịch, GO! - Theo Tuoitre

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống