Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 5 September 2011

Ai đã từng tới Mộc Châu (Sơn La) không thể không thăm Động Sơn Mộc Hương hay còn gọi là Hang Dơi, cái tên đã trở nên quen thuộc từ lâu với nhiều du khách.

Động được ví như một tác phẩm nghệ thuật, một thắng cảnh mà thiên nhiên ban tặng cho cao nguyên Mộc Châu, nơi mà mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách thăm quan.

Từ thị trấn Mộc châu, ngược đường lên thị xã Sơn La khoảng 300m, Hang dơi ở phía núi bên tay phải, cách quốc lộ 6 khoảng 150m. Cửa hang quay về hướng nam nhìn xuống thung lũng lớn, ở gữa thung lũng lớn gồm bảy quả núi nhỏ tựa như bảy viên ngọc. Đi từ chân núi tới cửa hang: du khách phải qua 240 bậc đá, từ đây nhìn xuống thấy quốc lộ 6 thẳng tắp qua thị trấn Mộc Châu với nhà cao tầng san sát ẩn hiện trong mây trắng.

Cửa hang có hình thù như miệng một con rồng khổng lồ, men theo lối đi hai bên tựa như hai mép rồng. Giữa là một hòn đá nhô ra như lưỡi rồng, trần hang cao như hàm rồng, nền bằng phẳng, rộng và thoáng.

Vào sâu hang mở rộng ra, ngước mắt nhìn lên trần hang thấy những con dơi treo người lơ lửng, người dân ở đây cho biết trước đây hang nhiều Dơi lắm, nên được gọi là hang Dơi, hang còn được người dân tộc Thái gọi là hang Sa Lai (hang Nước) vì trong lòng núi có mạch nước ngầm chảy quanh năm không bao giờ cạn.

Du khách vào hang sẽ gặp những cảnh sắc diệu kỳ: từ trần hang rủ xuống những dải nhũ thạch lấp lánh đủ bảy sắc cầu vồng. Nhiều khối ngũ đá từ trên trần hang chảy xuống nền hang cao tới hơn 20m như những dễ cây đa cổ thụ rủ xuống mặt đất. Ngoài ra còn rất nhiều nhũ đá mang dáng cây đồng tiền, cây thóc, hình ông tiên, cô tiên, con voi, sư tử, hổ, kỳ đà, đại bàng và cả những đám mây bay lượn.

Với tư cách nhìn giàu tưởng tượng du khách có ngay những nhũ đá để đặt tên. Mỗi tên gọi đều là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tài hoa của tạo hóa mà không một bàn tay nào của con người có thể thay thế được. Đường nét những nhũ đá như những nét trạm trổ vừa phóng khoáng vừa tinh xảo, sống động huyền ảo. Các cửa hang 50m rộng khoảng 800 m2 vòm hang có chỗ cao hơn 30 m, có hình tròn.

Động Sơn Mộc Hương là địa danh gắn liền với truyền thuyết “Cung nhà trời” và “Sự tích Hồ nước”. Theo truyền thuyết, có một con rồng ngao du khắp 4 phương trời, khi đi qua vùng đất này thấy phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hoà nên chọn làm nơi nghỉ chân, sau đó rồng đã nhả 7 viên ngọc, tạo thành 7 quả núi trong đó có hang Dơi.

Giữa lòng hang có một hồ cạn rộng khoảng 200 m², giữa hồ là con rùa đá, bên trái là hình một đôi trái gái bằng thạch nhũ. Theo truyền thuyết, ngày xưa có chàng hoàng tử con vua Thủy tề yêu say đắm công chúa trên đất liền, hoàng tử thường cưỡi rùa của vua cha lên trần gian gặp công chúa. Biết chuyện, vua Thuỷ tề ra lệnh rút hết nước. Không còn đường về, hoàng tử đã ở lại trần gian bên người yêu và hai người đã biến thành đá để chứng minh cho tình yêu bất tử.

Cảm động trước tình yêu của đôi trai gái, con rùa cũng biến thành đá nằm giữa hồ canh gác cho họ. Tình yêu son sắt của đôi trai gái đã làm cho vua Thủy tề cảm động, vua đã tạo ra những hồ nước nhỏ, ruộng bậc thang và các con vật để tạo dựng cuộc sống mới cho hoàng tử.

Hang Dơi có diện tích khoảng 6.915 m², là hang động Catxtơ đá vôi điển hình nằm ở độ cao gần 100m so với Quốc lộ 6, hang có chiều dài 80 m, cao 20m, rộng 25m kết cấu thành 3 khoang lớn, được ngăn bằng các khối nhũ đá, măng đá, rèm đá, tường đá.

Hang được phát hiện từ năm 1952, tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số hiện vật, dấu tích của người Việt cổ. Tháng 9-1992, Bảo tàng Sơn La kết hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức thám sát tại Sơn Mộc Hương.

Ở khoảng đất rộng trước cửa động, hố thám sát đã phát hiện có tầng văn hoá dày 0,5m, hiện vật thu có mảnh tước, rìu mài lưỡi, bi đá, mảnh gốm... dấu hiệu chứng minh tại đây đã có người Việt cổ sinh sống cách nay khoảng 3.000-3.500 năm về trước.

Ngày 24-1-1998, hang Dơi đã được công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Với sự độc đáo huyền ảo của hang, rất nhiều du khách đến thăm nơi đây đã để lại nhận xét: " Đây là hang đẹp nhất phía tây" " Tây thiên địa nhất động ".

Du lịch, GO! Tổng hợp
Từ đầu tháng 9-2011, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí bắt đầu tập kết tuốc bin gió lên đảo Phú Quý, huyện Phú Quý - Bình Thuận để chuẩn bị lắp đặt nhà máy phong điện tại đây.

Dự án Nhà máy Phong điện Phú Quý được động thổ vào cuối năm 2010, với tổng mức đầu tư hơn 335 tỉ đồng, gồm 3 tuốc bin gió (chiều cao cột tháp là 60 m, đường kính cánh quạt 70 m) với tổng công suất 6 MW.

Dự án do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và hai ngân hàng đối tác là OceanBank và Ngân hàng HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam) ký kết Hợp đồng thu xếp vốn và Hợp đồng tín dụng xây dựng Nhà máy Phong điện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Dự kiến, khi chính thức vận hành vào cuối năm nay, Nhà máy Phong điện Phú Quý sản xuất khoảng trên 25 triệu KWh/năm, bảo  đảm nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trên đảo.

Trước kia, không chỉ các doanh nghiệp trên đảo mà cả người dân huyện đảo gặp nhiều khó khăn do giá điện tăng cao. Theo phương án tính giá điện mới được thực hiện đầu tháng 8/2011, dù chỉ được dùng điện 16 giờ mỗi ngày (do máy phát diesel) nhưng giá điện ở mức cao khiến những nhà máy sản xuất nước đá: một mặt hàng không thể thiếu để phục vụ cho tàu thuyền đi đánh bắt hải sản phải đóng cửa hoặc chuyển sang chạy dầu. Không chỉ DN nước đá gặp khó khăn, các cơ sở chế biến hải sản cũng rơi vào tình trạng tương tự, phải thu hẹp sản xuất.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Phong điện đảo Phú Quý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển đảo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia và khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Đây là một tin vui với người dân huyện đảo Phú Quý.

Du lịch, GO!
Bà cụ ngồi cạnh bếp lửa, xung quanh là những thiếu nữ Tày mới mười tám đôi mươi đang chăm chú nghe lời cụ kể: “Ngày xưa, người dân Tày nói về vẻ đẹp của phụ nữ Tày đơn giản lắm vì người Tày không nói được hay và cầu kỳ đâu”. Cụ dẫn ra ngay câu tục ngữ về vẻ đẹp của cô gái Tày của Nghĩa Đô: Phụ nữ là lá là hoa/Là sao đêm sáng, là bầu trời xanh.

Cách nói của người dân Tày nơi đây có sự mộc mạc đến giản dị trong tư duy, cách nghĩ và cách quan sát của họ. Cách ví von phụ nữ Tày như lá, như hoa, như sao, như bầu trời xanh là cách miêu tả tuy đơn sơ nhưng đã mang đến vẻ đẹp giản dị, trong sáng và mát mẻ của những cô thiếu nữ Tày vừa mười tám đôi mơi. Vẻ đẹp ấy hòa lẫn với vẻ đẹp của thiên nhiên là cách nói rất phù hợp với cuộc sống và môi trường cư trú của người dân Tày ở nơi đây.

Đi vào miêu tả chi tiết vẻ đẹp hình thể của người thiếu nữ Tày, bà cụ lại đọc tiếp một câu tục ngữ khác, nhìn đôi mắt bà cụ sáng và vui tươi hẳn lên: Con gái má lúm đồng tiền/ Chân trắng bẹ chuối bóc/ Tay thuôn búp măng mọc/ Nhiều trai làng chết lăn.

Ca dao trữ tình Việt Nam cũng có nhiều câu nói về vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ: Cổ tay em trắng như ngà/ Đôi mắt em liếc như là dao cau... Người Tày ở Nghĩa Đô lại có cách nói nghe một lần có thể nhớ mãi. Câu tục ngữ là một quan niệm rất thật của người dân Tày vùng Nghĩa Đô. Có thể đó là cách nói chẳng có chút văn chương bác học theo quan niệm thẩm mĩ của nhiều người nhưng đó lại là cách nói để khẳng định chuẩn mực về vẻ đẹp người phụ nữ vùng đất này.

Là con gái thì phải má lúm đồng tiền mới xinh, là con gái Tày chân phải trắng như bẹ chuối mới bóc, tay phải thuôn như búp măng trên rừng già...

Vẻ đẹp ấy được hình thành trong tư duy của ngư*ời dân qua chính những gì họ nhìn thấy, qua chính công việc lao động vất vả trong cuộc mưu sinh như đào măng trên rừng già, chặt chuối nơi rừng sâu về nuôi lợn.

Nghe bà cụ đọc, những cô gái Tày mới lớn như bị cuốn hút, bởi cho đến giờ các cô cũng đâu có được biết về “vẻ đẹp chuẩn mực ấy” là: Eo thắt đáy con mạ/ Má ửng hồng bồ quân/ Chân dong dỏng duyên dáng/ Tóc uốn dáng đuôi gà/ Mắt liếc mòn đá suối.

Tục ngữ Tày Nghĩa Đô xưa chỉ có mấy câu giản dị vậy thôi nhưng đã nói lên cái đẹp về hình thể, dáng đi, sự hiền hòa, mát mẻ toát lên từ cái ửng hồng của khuôn mặt của các cô gái miền sơn cước.

Người thiếu nữ Tày cũng biết làm duyên làm dáng qua cái mớ tóc đuôi gà, má ửng hồng như quả bồ quân mới chín trên rừng già là tín hiệu của cô gái đã trưởng thành.

Eo của các cô không phải là thắt đáy lưng ong như cách nói của người Kinh mà là thắt đáy con mạ mới là người phụ nữ vừa đẹp vừa chăm chỉ và khỏe khoắn. Và đôi mắt của ngời thiếu nữ Tày trong câu tục ngữ “Mắt liếc mòn đá suối” đã để lại ấn tượng sâu đậm đối với người nghe, làm say đắm những chàng trai trong bản và từ phư*ơng xa đến. Thế mới biết người thiếu nữ Tày Nghĩa Đô không chỉ đẹp, không chỉ duyên dáng mà còn sắc sảo và khỏe khoắn trong quan niệm hết sức mộc mạc và giản dị của người dân nơi đây.

Đêm đã về khuya, bếp lửa than càng nồng đợm như lời kể của bà cụ về vẻ đẹp của người phụ nữ Tày Nghĩa Đô. Đang kể, bà cụ bỗng cất lên một lời ru mà tôi chưa được nghe một lần: “Ngủ ngon bé ngủ cho ngon/ Ngủ chờ mẹ thả gà lên rẫy cũ sờn non/ Mẹ thả con vịt xuống cánh đồng ốc hến/ Gà ăn thóc vãi no béo mập/ Vịt ăn tép ốc béo đầy bầu/ Lấy về mổ thịt cho con ăn. Rồi cụ nói: “Người phụ nữ Tày không chỉ đẹp đâu nhé mà còn biết cả hát ru nữa đấy”. Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử mà ngư*ời phụ nữ Tày nơi đây chắt chiu từ cuộc sống lao động vất vả và “chưng cất” nó thành điệu hồn của lời ru:

Có lời ru nào mà mộc mạc đến vậy, dù chẳng có gió mùa thu thức trọn canh chày, dù chẳng lên núi để rửa bành con voi nhưng lời ru của người mẹ Tày Nghĩa Đô như in sâu vào trong giấc ngủ của em bé Tày và tâm hồn chúng được lớn lên từ đó.

Rồi ngay cả cái dáng địu con (một phong tục của người Tày Nghĩa Đô) cũng được người phụ nữ đ*ưa vào lời ru: Chín tháng mẹ địu con đằng trước/ Năm năm mẹ cõng con trên lưng/ Đằng trước địu bằng da/ Đằng sau địu bằng vải.

Những câu tục ngữ giản dị, chân thật mà dường như không thể thật hơn được nữa đã nói lên cả sự hy sinh ấy: Mẹ mặc rách, mặc ná/ Mong cho con có bát cơm đầy/ Mong cho con mặc đẹp bằng chúng bạn.

Cứ như thế, qua lời kể của bà cụ, những câu tục ngữ của người Tày được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng hết sức mộc mạc, chân thật và giản dị đã làm toát lên vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ Tày Nghĩa Đô.

Du lịch, GO! Theo Didulich.net và nhiều ảnh nguồn khác.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống