Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, Ngũ Hành Sơn được xem là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung và là niềm tự hào của người dân xứ Quảng.
Đây là nhóm núi đá nằm liền kề với biển. Mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ: Kim Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hỏa Sơn. Không gian huyền ảo, thơ mộng với chùa chiền, hang động, cây cỏ, tiếng chuông chùa...
Ngũ Hành Sơn thật sự là cõi thiên thai giữa chốn trần gian. Khách thập phương khi đến đây, được hòa mình vào thiên nhiên phóng khoáng với núi non trùng điệp, sóng vỗ dạt dào, cây cỏ xanh mướt và lắng lòng nghe tiếng chuông chùa xa xa vọng lại, mọi tạp niệm của cõi trần tục dường như được rũ sạch.
Từ trước đến nay, người ta đặt cho nhóm núi này nhiều tên. Người Việt đặt tên nó là Ngũ Chỉ, tượng trưng cho 5 ngón tay vì từ trên cao nhìn xuống, thấy các ngọn núi như 5 ngón tay ấn xuống đất. Người dân Quảng Nam gọi nó là núi Non Nước. Người Pháp ghi trên bản đồ địa dư đặt tên là núi Cẩm Thạch, và danh từ Ngũ Hành Sơn là do vua Minh Mạng đặt.
Nơi đây, các dấu ấn văn hóa lịch sử còn in đậm trên các công trình chùa, tháp đầu thế kỷ 19, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ 14, 15. Những di tích văn hóa lịch sử như mộ thân mẫu tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự vẫn còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ... Tất cả là những minh chứng hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.
Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí.
Tận dụng nét độc đáo đó mà nhiều bàn tay tài hoa đã biến các khối đá vô tri vô giác kia thành những tác phẩm điêu khắc tinh xảo đến tuyệt vời, để rồi dần dần nơi đây hình thành nên làng đá mỹ nghệ - một làng nghề truyền thống, một điểm du lịch ấn tượng của Đà Nẵng và khu vực.
Thật ra Ngũ Hành Sơn có đến 6 ngọn chứ không phải 5 ngọn như mọi người thường nghĩ, bởi ngọn Hỏa Sơn chia thành 2 ngọn nhỏ gồm: Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn nối với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao lên. Tuy nhiên khi nhắc đến Ngũ Hành Sơn, hầu như người ta chỉ biết đến 5 ngọn núi và quên đi tiểu tiết của ngọn Hỏa Sơn. Hơn nữa trong tư duy và trong đời sống phương Đông, 5 là con số cực kỳ quan trọng, vì vậy 5 ngọn: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tự nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường. Thủy Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn ở phía tây.
Kim Sơn là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi. Trong ngọn Kim Sơn có một hang động với những lớp thạch nhũ lấp lánh như kim tuyến bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm cao bằng người thật rất thanh tú, dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng. Sau khi phát hiện ra bức tượng, một vị hòa thượng đã mở rộng lối vào động và cho xây dựng chùa Quan Thế Âm dựa lưng vào núi, hướng mặt ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hằng năm vào đầu xuân (19.2 âm lịch), chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm thu hút phật tử thập phương tề tựu về.
Mộc Sơn nằm song song với Thủy Sơn. Ngọn núi này không có chùa chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng tựa như một người đang ngồi, người địa phương gọi là Cô Mụ hay Bà Quan Âm. Trong núi có một động nhỏ, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh máy bay địch.
Thủy Sơn là núi đẹp nhất và lớn nhất trong cụm với phong cảnh hữu tình. Ngọn núi này có nhiều chùa, đẹp nhất là 2 chùa Tam Thai và Linh Ứng. Chùa Tam Thai được xây dựng từ năm 1630. Đến năm Minh Mạng thứ 6 (1825), vua cho xây lại chùa. Sau đó, nhà Nguyễn sắc phong ngôi chùa này là quốc tự. Từ trên ngọn Thủy Sơn, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn thấy sông Cẩm Lệ, sông Hàn đẹp như tranh vẽ; hay ra Vọng Hải đài ngắm nhìn bãi biển Non Nước quanh năm sóng vỗ; rồi vào động Huyền Không, động Linh Nham, động Lăng Hư, động Âm Phủ… để có cảm giác như được chạm vào cái thâm u, huyền bí sâu thẳm trong lòng núi.
Hỏa Sơn có sườn núi hiểm trở, cây cối mọc dày đặc trong các kẽ đá, và cũng ẩn chứa trong mình nhiều hang động tĩnh mịch.
Thổ Sơn là núi nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như một con rồng nằm dài trên bãi cát. Thổ Sơn không có phong cảnh đẹp, chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết, Thổ Sơn là nơi ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây. Ngày nay, người ta vẫn tìm thấy những nét văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá. Hãy thử một lần đến đây để chiêm nghiệm thêm về “thuyết ngũ hành” giữa đất trời quê ta.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, internet
Đây là nhóm núi đá nằm liền kề với biển. Mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ: Kim Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hỏa Sơn. Không gian huyền ảo, thơ mộng với chùa chiền, hang động, cây cỏ, tiếng chuông chùa...
Ngũ Hành Sơn thật sự là cõi thiên thai giữa chốn trần gian. Khách thập phương khi đến đây, được hòa mình vào thiên nhiên phóng khoáng với núi non trùng điệp, sóng vỗ dạt dào, cây cỏ xanh mướt và lắng lòng nghe tiếng chuông chùa xa xa vọng lại, mọi tạp niệm của cõi trần tục dường như được rũ sạch.
Từ trước đến nay, người ta đặt cho nhóm núi này nhiều tên. Người Việt đặt tên nó là Ngũ Chỉ, tượng trưng cho 5 ngón tay vì từ trên cao nhìn xuống, thấy các ngọn núi như 5 ngón tay ấn xuống đất. Người dân Quảng Nam gọi nó là núi Non Nước. Người Pháp ghi trên bản đồ địa dư đặt tên là núi Cẩm Thạch, và danh từ Ngũ Hành Sơn là do vua Minh Mạng đặt.
Nơi đây, các dấu ấn văn hóa lịch sử còn in đậm trên các công trình chùa, tháp đầu thế kỷ 19, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ 14, 15. Những di tích văn hóa lịch sử như mộ thân mẫu tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự vẫn còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ... Tất cả là những minh chứng hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.
Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí.
Tận dụng nét độc đáo đó mà nhiều bàn tay tài hoa đã biến các khối đá vô tri vô giác kia thành những tác phẩm điêu khắc tinh xảo đến tuyệt vời, để rồi dần dần nơi đây hình thành nên làng đá mỹ nghệ - một làng nghề truyền thống, một điểm du lịch ấn tượng của Đà Nẵng và khu vực.
Thật ra Ngũ Hành Sơn có đến 6 ngọn chứ không phải 5 ngọn như mọi người thường nghĩ, bởi ngọn Hỏa Sơn chia thành 2 ngọn nhỏ gồm: Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn nối với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao lên. Tuy nhiên khi nhắc đến Ngũ Hành Sơn, hầu như người ta chỉ biết đến 5 ngọn núi và quên đi tiểu tiết của ngọn Hỏa Sơn. Hơn nữa trong tư duy và trong đời sống phương Đông, 5 là con số cực kỳ quan trọng, vì vậy 5 ngọn: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tự nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường. Thủy Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn ở phía tây.
Kim Sơn là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi. Trong ngọn Kim Sơn có một hang động với những lớp thạch nhũ lấp lánh như kim tuyến bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm cao bằng người thật rất thanh tú, dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng. Sau khi phát hiện ra bức tượng, một vị hòa thượng đã mở rộng lối vào động và cho xây dựng chùa Quan Thế Âm dựa lưng vào núi, hướng mặt ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hằng năm vào đầu xuân (19.2 âm lịch), chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm thu hút phật tử thập phương tề tựu về.
Mộc Sơn nằm song song với Thủy Sơn. Ngọn núi này không có chùa chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng tựa như một người đang ngồi, người địa phương gọi là Cô Mụ hay Bà Quan Âm. Trong núi có một động nhỏ, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh máy bay địch.
Thủy Sơn là núi đẹp nhất và lớn nhất trong cụm với phong cảnh hữu tình. Ngọn núi này có nhiều chùa, đẹp nhất là 2 chùa Tam Thai và Linh Ứng. Chùa Tam Thai được xây dựng từ năm 1630. Đến năm Minh Mạng thứ 6 (1825), vua cho xây lại chùa. Sau đó, nhà Nguyễn sắc phong ngôi chùa này là quốc tự. Từ trên ngọn Thủy Sơn, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn thấy sông Cẩm Lệ, sông Hàn đẹp như tranh vẽ; hay ra Vọng Hải đài ngắm nhìn bãi biển Non Nước quanh năm sóng vỗ; rồi vào động Huyền Không, động Linh Nham, động Lăng Hư, động Âm Phủ… để có cảm giác như được chạm vào cái thâm u, huyền bí sâu thẳm trong lòng núi.
Hỏa Sơn có sườn núi hiểm trở, cây cối mọc dày đặc trong các kẽ đá, và cũng ẩn chứa trong mình nhiều hang động tĩnh mịch.
Thổ Sơn là núi nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như một con rồng nằm dài trên bãi cát. Thổ Sơn không có phong cảnh đẹp, chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết, Thổ Sơn là nơi ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây. Ngày nay, người ta vẫn tìm thấy những nét văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá. Hãy thử một lần đến đây để chiêm nghiệm thêm về “thuyết ngũ hành” giữa đất trời quê ta.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, internet