Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 9 September 2011

Du khách dừng chân trước tấm bảng giới thiệu lịch sử chùa Giám. Chỉ khoảng vài chục hàng chữ nhưng chứa đựng hàng trăm năm thời gian, ghi dấu biết bao công lao to lớn của danh y Tuệ Tĩnh và công đức của những người tạo dựng chùa từ bao đời đến nay.

Từ hướng Hải Phòng qua TP Hải Dương, tới Ghẽ thì gặp con đường nhỏ bên phải đi vào… Đường đi rộng 5 mét, hai bên đồng ruộng gió xuân mơn man qua da mặt mát lạnh pha lẫn hương đất, bụi mưa xuân hờ hững trên vai áo, cảm nhận trời đất giao hòa ngày xuân mà lòng xốn xang quen quen lạ lạ. Đi chừng 4 cây số tới chùa Giám.



Ngay trước cổng Tam quan chùa có 3 chữ Hán “Quán Tự Tại”. Qua cổng tam quan là hai bên vườn cây xanh, một hồ hình chữ nhật thả hoa sung. Cách một lối đi là hồ non bộ, vườn cảnh mô phỏng thiên nhiên sơn thủy hữu tình.


< Cửu phẩm liên hoa.

Liền đó là sân tiền đường rộng lát gạch vuông màu đỏ, xung quanh là lối đi nối sang hai nhánh. Bên phải là 5 gian nhà khách thoáng mát với những cánh cửa gỗ chạm khắc hình nổi từng ô, rất kỳ công tạo thành những bức tranh ước lệ.

Du khách dừng chân trước tấm bảng giới thiệu lịch sử chùa Giám. Chỉ khoảng vài chục hàng chữ nhưng chứa đựng hàng trăm năm thời gian, ghi dấu biết bao công lao to lớn của danh y Tuệ Tĩnh và công đức của những người tạo dựng chùa từ bao đời đến nay.

Nguyên thủy của chùa Giám là Nghiêm Quang tự do sư Hải Triều trụ trì, vốn nằm trên nền đất trống phía đông huyện Cẩm Giàng. Chùa được xây dựng năm 1336 vào thời Lý, thời đó người ta dựng chùa chủ yếu bằng gỗ, chạm trổ hoa văn cầu kỳ, lợp ngói đỏ. Bởi vậy, khi ngôi chùa hình thành đã trở thành một công trình văn hóa nghệ thuật của Phật giáo thời bấy giờ và rất có giá trị về lịch sử, nghệ thuật với thời nay.

Do thời gian và ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh nên ngôi chùa cổ đã bị xuống cấp nhiều. Tháng 4 năm 1970, chùa Giám chuyển về xã Cẩm Sơn hiện nay, cách mặt bằng cũ gần 7 cây số, được dựng lại nguyên kiến trúc cũ. Do các tượng và các vật liệu có giá trị văn hóa cần phải được bảo tồn nguyên dạng nên việc di chuyển tượng hoàn toàn bằng phương tiện thô sơ, rất công phu trong suốt ròng rã 7 tháng trời. Đến năm 1975 chùa Giám ở khu đất mới được hoàn chỉnh.

< Bàn thờ thiền sư Tuệ Tĩnh.

Trong chính điện có các tượng Phật Thích Ca và các vị Bồ tát, tượng Phật Đản Sinh, tượng Quan Âm Thị Kính và Thập Điện Diêm Vương. Trong nhà phẩm là tòa tháp Cửu phẩm Liên hoa bằng gỗ hình lục giác màu cánh sen có 9 tầng, mỗi tầng đều có 18 vị bồ tát bằng đồng ngự và 54 tầng cánh sen nổi, khắc những họa tiết sinh động. Có tất cả 145 pho tượng, duy nhất tượng Phật A Di Đà ngự tầng trên cùng, khách viếng chùa không thể chiêm ngưỡng gần mà chỉ bái vọng mà thôi.

Tòa Cửu phẩm liên hoa nặng 4 tấn, nếu đẩy sẽ xoay vòng tròn, là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bằng gỗ độc đáo nhất trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Riêng bức tượng đồng A Di Đà được đúc năm 1712 do Thái Phi Trương Thị Ngọc Chứ, Liễu Hạnh công chúa  Hòa diệu đại vương Đức Bà đóng góp công đức. Năm 1717, chùa đúc tượng đồng Quan Âm thánh vị 24 tay và năm 1775 xây dựng điện Thiên Đế cũng do các cung tần và một số người khác thời ấy đóng góp công đức xây dựng....

Bên ngoài chính điện là 2 dãy hành làng có 11 gian thờ 18 vị La Hán. Hậu đường có 7 gian thờ Thiền Sư Tuệ Tĩnh và thờ sư Tổ.

< Khu Tháp cổ.

Quan sát toàn cảnh kiến trúc chùa Giám, ta thấy các kiến trúc sư, các nghệ nhân đã tạo trên mặt bằng của chùa sự liên hoàn của các hạng mục tôn lên vẻ tráng lệ cổ kính, ẩn chứa nhiều tầng trí tuệ văn hóa. Ngôi nhà phẩm rộng 7,90 m2 cao trên 10m, khung nhà bằng gỗ, mái ngói vẩy cá rêu nâu đều đặn, 4 góc mái uốn cong hình đuôi rồng nổi rõ dưới nền trời vừa mềm mại vừa uy nghi. Bên trái là khu tháp Tổ màu xám trắng rêu phong, xung quanh xào xạc cây xanh bên vài cây cau cao thanh cảnh. Từ nhà Tăng đến dãy nhà khách, nhà thọ trai đều được được xây cất với một phong cách rất riêng của kiến trúc Việt Nam. Bụi lá trầu không cuốn quýt cây cau xanh ngả chùm quả như muốn níu bàn tay lá trầu. Cây hồng xiêm nặng cành, các loại hoa thơm quanh vườn toả hương bốn mùa. Bên nhà Nghè, cây đa cổ thụ xoè tán rộng.

Ngày 13/2 âm lịch hàng năm, chùa Giám tổ chức lễ hội rước tượng Tuệ Tĩnh. Ban lễ nghi lần lượt thực hiện từng phần trong lễ rước: Rước hoa và múa lân rồng, biểu diễn thể thao, rước hồng kỳ, đi sau là đội trống, đội siêu đao – chấp kích – bát bửu, rước kiệu thuốc nam, đoàn tế nam, nối bước là đoàn tế nữ, tiếp theo là đoàn cung nghinh kiệu Tuệ Tĩnh, tượng của Ngài được đặt trên đòn bát cống, có lọng che hai bên rất long trọng, cuối cùng là đoàn chư tăng, chư ni với Pháp phục và các Phật tử cùng các bô lão và những người con quê hương Hải Dương dù làm ăn ở đâu, học sinh, sinh viên, học ở các tỉnh thành khác, kiều bào các nơi đều nhớ ngày lễ hội về tham dự.

Du lịch, GO! - Theo VOV

Thursday, 8 September 2011

Bản sắc văn hóa Việt vốn thống nhất trong đa dạng với những sắc thái văn hóa các vùng miền. Là một trong 54 dân tộc anh em trên dải đất Việt Nam tươi đẹp, từ lâu người Khmer đã sáng tạo lên một bản sắc văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Một trong những phong tục, đó là lễ cưới (Pi-pea,).

Theo quan niệm của ngươi Khmer thì lễ cưới phải được tổ chức vào những tháng đủ (30 ngày) thì mới được may mắn và hạnh phúc. Lễ cưới của đôi trẻ người Khmer thường được chọn theo dương lịch và diễn ra với ba nghi lễ: Lễ Sđây Đol Đâng (Lễ nói), Lễ Lơng ma ha (Lễ hỏi), Lễ Pithi A-pe-pì-pe (Lễ cưới).

Lễ Sđây Đol Đâng (Lễ nói) là lễ đầu tiên trong hệ thống các nghi lễ cưới của người Khmer. Trong lễ này, đàng trai chọn Nék Chău Ma Ha (người làm mai) đi cùng đến nhà gái làm lễ nói. Lễ vật gồm: Bánh, trái cây, trầu cau …, mỗi thứ đều là số chẵn.  Bà mối  trong lễ Sđây Đol Đâng phải là người có uy tín, ăn nói hoạt bát, hiểu biết nhiều. Đây là người đã lập gia đình, vợ chồng sống hạnh phúc, đầm ấm, cháu con đầy đủ. Bà mối đến nhà gái dạm hỏi và tìm hiểu ngày tháng năm sinh của cô gái.

< Lễ vật cưới: Bánh, trái cây, trầu cau …, mỗi thứ đều là số chẵn.

Lễ tiếp theo là lễ Lơng ma ha (Lễ hỏi), hai nhà thông báo cho thân nhân và lối xóm biết hai đàng đã chính thức là xui gia. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái gồm: 4 nải chuối, 4 chai rượu, 4 gói trà, 4 gói trầu, 2 đùi heo, 2 con gà, 2 con vịt và một số tiền. Trong lễ này, ngày tháng tổ chức đám cưới cũng được hai họ thống nhất. Thông thường, để làm tốt công việc này bà mối phải đến nhà gái 3 lần. Có những gia đình nhà gái yêu cầu sau khi bà mối đến thì phải có 3 ông mối đến nói chuyện với cha cô gái. Sau khi định rõ ngày lành tháng tốt, ông – bà mối cùng đàng trai đem lễ vật đến cúng tổ tiên nhà gái.

Sau khi định rõ ngày lành tháng tốt, ông – bà mối cùng đàng trai đem lễ vật đến cúng tổ tiên nhà gái. Lễ vật đặt trên các đĩa bạc hoặc trong các thạp gỗ sơn son thếp vàng. Vị a-cha đọc kinh cầu nguyện cho đôi trai gái thành vợ thành chồng cũng như đọc kinh phù hộ cho họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Rồi sau đó chọn người ăn nói vui vẻ đến dự lễ ăn hỏi hầu mang đến niềm vui cho hai họ, nhất là cho cô dâu chú rể. Sau lễ hỏi, chú rể tương lai được phép đến nhà cô dâu để hầu hạ cha mẹ vợ sắp cưới của mình.


< Nhà gái ra nhận lễ.

Lễ  quan trọng nhất trong hệ thống lễ cưới của người Khmer là lễ  Pithi A – pe –pì – pe (lễ cưới).  Lễ này được diễn ra tại nhà gái, dưới sự điều khiển của Acha Pô Lia (thầy cúng). Những nghi lễ chính: tiễn đưa chàng rể về nhà gái; dâng cơm cho sư; cắt tóc; lạy ông bà; rắc bông cau; nhập phòng, nghi lễ được thực hiện theo các điệu nhạc múa cổ truyền.

Lễ cưới thường được tổ chức trong 3 ngày khá phức tạp và tốn kém. Trước ngày cưới, nhà trai dựng cạnh nhà cô dâu một dãy nhà tạm bằng tre lá. Nhà có ba gian: một gian làm bếp, một gian để đãi tiệc và một gian để các chùm hoa cau. Ngày thứ nhất là ngày làm bánh (thường phải có bánh tét, bánh ít và đặc biệt không thể thiếu bánh gừng (Num kha-nhây) và bày tiệc.


< Đôi trẻ làm lễ cúng tổ tiên.

Ngày thứ hai chú rể và nhiều người khác đến ngồi trong gian nhà đặt hoa cau. Buổi trưa là lễ cắt tóc. Trong lễ có một ca sĩ vừa hát vừa múa theo điệu nhạc, đi vòng quanh cô dâu chú rể, thỉnh thoảng giơ kéo cắt một vài sợi tóc của hai người. Tục này nhằm cắt bỏ những điều xấu khỏi cuộc đời của đôi trai gái. Buổi chiều, cha mẹ cô dâu buộc chỉ vào cổ tay cô dâu chú rể, rồi buộc cả cho người thân và bạn bè. Lễ buộc chỉ xong, mọi người cùng nhau vui vẻ dự tiệc.

Sang ngày thứ ba, cô dâu mặc quần áo theo truyền thống, váy bằng lụa, thắt lưng bằng bạc hoặc mạ vàng, khăn quàng thêu kim tuyến quấn lấy thân và vắt sang vai trái. Chú rể có thể mặc quần tây áo sơ-mi. Cô dâu chú rể lạy trước bàn đặt hoa cau rồi ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu bông. Vị a-cha thắp nhang đèn, đọc kinh và lời khấn bằng tiếng Pa-li cầu xin ơn trên ban phước lành cho đôi tân hôn. Sau đó, ông cầm thanh gươm đi với những người mang hoa cau làm lễ Mặt trời. Chú rể cầm quạt che mặt bước lên nhà trong lúc ba tiếng cồng được đánh ngân vang. Em trai hoặc em gái của cô dâu đón chú rể, gởi chăn mền và đưa cho chú rể một miếng trầu. Sau đó chú rể lì xì cho cậu em trai hoặc em gái cô dâu một số tiền nhỏ.


< Sợi chỉ hồng cột tây đôi trẻ như lời chúc phúc.

Khi vào nhà, chú rể ngồi xuống chiếu, mặt quay về hướng Đông. Trước mặt chú rể đã bày sẵn 3 dĩa hoa cau, xung quanh là các mâm bánh tét, bánh ít, bánh gừng một cái đầu heo luộc và một con gà luộc. Sau khi chú rể kính cẩn lạy mọi người trán chạm xuống chiếu, vị a-cha trao cho chú chùm hoa cau thứ nhất dành tặng cha vợ, chùm thứ hai cho mẹ vợ và chùm thứ ba cho em vợ để tỏ lòng biết ơn những người đã có công nuôi dưỡng, chăm sóc giúp đỡ vợ mình trong thời gian qua.

Lễ xong, mọi người chúc mừng đôi tân hôn được trăm năm hạnh phúc, đàn hát ca múa vui vẻ. Sau đó mới thắp đèn cầy xung quanh cô dâu chú rể. Đèn cầy được chẻ làm hai nhánh, người này cầm xong trao cho người bên trái mình. Cứ thế cho đến khi đủ 19 vòng thì tắt đèn cầy. Vị a-cha lấy hoa cau ném cho mọi người xung quanh. Và mọi người cùng ném hoa cau vào nhau để chúc mừng hạnh phúc.

Đến chiều tối, theo tiếng cồng, chú rể bám vào chiếc khăn của cô dâu (tôn xa-bay), cả hai bước vào phòng. Hai vợ chồng ngồi đối mặt nhau mà cô dâu có hai phụ dâu ngồi hai bên. Chú rể múc một muỗng cơm đút cho cô dâu. Cô dâu đáp lễ. Cũng làm ba lần như thế là tục ăn chuối. Sau đó, một người phụ dâu dùng tay cụng đầu cô dâu vào đầu chú rể, và dặn dò những điều cần thiết theo phong tục tập quán cổ truyền.

Đó là quy trình nghi lễ trong đám cưới cổ truyền của người Khmer. Tuy nhiên, hiên nay lễ cưới của người Khmer đã đơn giản hóa đi nhiều, thậm chí có gia đình còn pha thêm một ít nghi lễ cưới xin của người Hoa và người Việt vào, ở thành thị đã được đơn giản hơn và chỉ tập trung trong chỉ một ngày. Tuy nhiên lễ cưới hỏi của người Khmer Nam bộ ở nông thôn vẫn còn được lưu giữ nghiêm ngặt theo luật tục cổ truyền.

Du lịch, GO! - Theo Mimi.com
Chuyến đi kéo dài 12 ngày qua tất cả các tỉnh thành của ĐBSCL với chặn đường 1.247km. Chuyến đi này đã được dự định đã lâu nhưng tới gần cuối năm mới sắp xếp được thời gian để thực hiện.

Kế hoạch của chuyến đi này là... không có kế hoạch gì hết vì mình không thích rong ruổi trên những đường đại lộ lớn nên sẽ cố tìm những đường tiểu lộ để đi. mà đường điểu lộ thì không biết đường nào mà lường trước được nên kế hoach bị thay đổi liên tục.

Chặn 1: TP.HCM-Thạnh Hóa
Dec 15, 2009
Đọan đường thực tế: 76km (47.2miles)
Home - Đại lộ Đông Tây - QL1 - Bến Lức - Tân An- QL 62 - Thạnh Hóa
(TP.HCM - Long An)

Ngày đầu tiên mình không dự định sẽ đạp nhiều và cũng không muốn tạo sự căng thẳng nên sáng ra vẫn đưa con đi học, đưa bx đi ăn sáng tới gần 9h bà xã tiễn mình một đoạn từ nhà ra QL1.

Đoạn từ Bình Chánh đến Bến lức xe cộ đông, cứ lo xe cộ và đèn đỏ không có gì hay. Qua cầu bến Lức có một ngõ quẹp phải nghĩ chắc là đi qua Thủ Thừa được nên mình rẽ vào. con đường off road đầu tiên của chuyến đi gồ ghề đá sỏi đi được một đoan hỏi đường chỉ tới chỉ lui ntn mình lại bị quay ra lại QL1. thôi kệ tiếp tục đạp theo QL1 đến Tân An.

Từ Tân An quẹo và QL 26 đường rộng bớt xe, tốc độ tăng lên 26-27km/h, nhưng đạp được khoản chục cây thì thấy đầu gối bên trái có vấn đề, Trời ạh, ác mộng lớn nhất của mình là vđ chấn thương của cái đầu gối trái lại xuất hiện mới 40km của chặn đầu tiên. Cả tháng nay không thấy nó đau lại nghĩ là ok,, ai dè.. chán.


Tới Mỹ An ghé vào ăn trưa lấy gel nóng Deep Heat ra thoa đầu gối tới gần 12 h mới lên đường đi tiếp. Trời bắt đầu nắng, đường tới Thạnh Hoá cũng không xa nhưng cái chân đau làm mình hoan mang thật sự. không lẽ quay về?? thôi kệ cứ đi. Đầu gối mỗi lúc một đau thấu xương theo từng vòng đap. Tốc độ đường bằng mà cứ rề rề 17km/h. Tới TT Thạnh Hoa là 1h30, tìm được một phòng trọ khá tiện nghi 120k ở tận lầu 3, cái chân đau bước lên cầu thang muốn không nổi phải vịnh thành thang nhất từng bước.

Nghỉ một giấc tới 4h chiều sau đó xuống dạo một vòng thị trấn nhỏ bên dòng sông Vàm Cỏ uống cà phê, đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến cái chân đau mà không biết phải tính thế nào... thôi kệ, có đau cũng phải tìm cái gì đó bỏ bụng. Lòng vòng quanh thị trấn mới biết không có một quán cơm nào bán vào buổi chiều cả. hơ.. hơ.. thôi làm tạm 1 tô hủ tiếu. Trở về phòng vẫn thấy đói bụng đi xuống chợ không biết ăn cái gì đành làm 1 ly chè bưởi rồi về nghỉ. Ngày mai không biết cái chân đau sẽ thế nào đây, nếu không ổn thì chắc chỉ làm một vòng nhỏ rồi quay về thôi... mai tính.

< Rừng cừ tràm thế này chạy dọc theo con đường từ Thạnh Hoá đến Tân Thạnh.

Chặn 2: Thạnh Hóa-Tam Nông
Dec 16,2009
Đọan đường thực tế: 107.5km (66.8miles)
Thạnh Hóa - Tân Thạnh - Mỹ Hòa - Mỹ An - Trường Xuân - Tam Nông
(Long An - Tiền Giang - Đồng Tháp)

Sáng ra thấy chân khá hơn một chút. Vẫn chưa biết nên đi theo kế hoach hay rút ngắn đoan đường để về dưỡng thương dù sao cũng phải đi tới Tân Thạnh xem chân thế nào rồi quyết định đi tiếp. 7h30 xuất phát. Đường đi Tân Thạnh chạy dọc theo những rừng cừ tràm mùi hương tràm thoan thoản buổi sáng thật dễ chịu.

Tới Tân Thạnh ghé vào ăn sáng hỏi thăm mới biết đường đi tràm chim đoạn Tân Thạnh - Trường Xuân rất xấu, mình cũng đi thử một đoan thấy toan là đất đỏ sình lầy, thôi quay lại.

Cái chân vẫn còn rất đau. cứ chốc chốc là phải bôi gel giảm đau, vừa chạy vừa bôi. Nghỉ bụng chắc phải đánh một vòng nhỏ đi Cai Lậy - Mỹ Tho rồi vòng về thôi. Thế là Hướng về Cai Lậy. Tân Thạnh theo TL829 đường tốt, gió xuôi nhưng cái chân đau vẫn không thể đạp nhanh được.


Tới ngã tư Mỹ Phước Tây (Mỹ Hoà). nếu quẹo phải thì đi Tam Nông, nếu đi thẳng thì về Cai Lậy. mình đi thẳng.. đi được một đoạn mình dừng xe lại. một phút đấu tranh tư tưởng không lẽ mình sẽ từ bỏ chuyến đi đã âp ủ bấy lâu chỉ vì cái chân đau. nếu nó đau nửa thì có thể uống thuốc giảm đau, nếu không ăn thua thì chích thẳng giảm đau cùng lắm thì đón xe về thôi chứ sao lại bỏ cuộc. Thế là quay đầu lại ngã tư Mỹ Hoà theo TL847 hướng về Mỹ An để đi Tràm Chim Tam Nông.

Cái đầu gối cứ mỗi giờ đồng hồ là phải thoa gel gảm đau. Những lúc phải leo dốc cầu thật là một cực hình dù đã xuống số thật thấp mà cầu ở đây thì nhiều vô số kể. Tốc độ trung bình chỉ khoản 18km/h. Hơn thế nửa do phải thay đổi cung đường vì đoạn Tân Thạnh - Tam Nông bị hư nên đoạn đường hôm nay nếu đến Tam Nông phải dài hơn gần 40km so với dự kiến nhưng được cái là cung đường này khá tốt, xe cộ ít và cảnh vật hai bên cũng đa dạng.

Đến 1h trưa dừng nghỉ ăn trưa ở ngã ba Hậu Phú, ăn xong tranh thủ đi ngay vì đường còn khá xa. Tới Xuân Trường đã hơn 2h thế là chỉ còn khoản 25km nhưng đây mới là 25km chua nhất. Đường đang thi công, đá lổm chổm, tốc độ giảm xuống khoản 13km/h.

Đường hai bên vắn hoe, lâu lâu mới có một cái nhà còn lại là những đầm năng, sậy, sen và cừ tràm. Lúc này lo nhất là đá chém vỏ thì không biết phải làm sao, may là mình đã dùng cặp bánh hông lớn (42c) nên cũng hi vọng nó không sao.

Cuối cùng thì cũng đến được Tam Nông lúc 4h. Đi lòng vòng quanh thị trấn (cũng khá sầm uất) nhưng không thấy cái khách sạn nào. Hỏi người địa phương mới biết ở đây không có ks nào cả chỉ có phòng trọ thôi. Tìm được phòng trọ mừng húm. nhưng lại không có máy lạnh nước nóng. thôi cũng được. Tắm rửa xong dạo một vòng làm đĩa cơm, đi check mail, tới chập choạn tối mới biết Tam Nông có một đặc sản đó là... muỗi. trời ạh từ bé tới lớn chưa thấy ở đâu muỗi nhiều như ở đây. ngồi cũng bị cắn, đi cũng bị cắn, thậm chị đạp xe tà tà mà muỗi cũng vo ve bám theo mới sợ, hể dừng lại một cái là nó túa ra như ong vở tổ.

Thấy bụng chưa no tìm một quán phở, vừa ghé vào chị chủ chạy ra chưa hỏi ăn gì đã đưa cho mình một gói thuốc chống muỗi để thoa. thiệt là lần đầu mới thấy. ăn vội tô phở mà tay cứ tự đánh tự vã mình bôm bốp. Hèn gì mới chập choạn tối mà quán xá vắn hoe. Trở về phòng trọ việc đầu tiên là giăng ngay cái mùng để chui vào. cái phòng bé tẹo, kín mít dù bật 2 quạt mà vẫn nóng như cái lò than. nghĩ bụng muỗi thế này thì đi đâu được nên 8h đã đi ngủ mà ngủ không được nóng gì mà nóng thế, đến 11h đêm thức dậy lôi hẳn cái quạt vào trong mùng và uống ít thuốc mới ngủ được.

< Chợ Tam Nông buổi sớm trước lúc khởi hành
.
Chăn 3: Tam Nông-Châu Đốc
Dec 17, 2009
Đọan đường thực tế : 99.5km (61.8 miles)
around Tràm chim - TL843 - Tam Nông - TL844 - An Phú - Hồng Ngự - TL841 - Tân Châu - TL953 - Châu Đốc.
(Đồng Tháp - An Giang)

6h sáng thức dậy chuẩn bị đồ đạc, trả phòng, vòng ra chợ Tam Nông ăn sáng đến 8h mới khởi hành. Dự định hôm nay sẽ là một chuyến đi nhẹ nhàng (khoản 70 km) từ Tam Nông theo QL843 - Kinh Trung ương - Hồng Ngự - Tân Châu - Châu Đốc.

< Đường trong tràm chim có đoạn được trải nhựa.

Vừa đi được một đoan thì gặp Minh (Con trai của ông chủ nhà tối qua trọ) hỏi ra mới mới biết Minh làm việc quản lý cho Vườn tràm chim quốc gia Tam Nông. Minh khuyên nên đi một vòng tham quan bên trong trừng tràm. nghe cũng có lý với lại nếu vòng vào tràm chim đi theo hình chử U thì khi quay ra cũng nhập lại QL843 là có thể đi tiếp như kế hoach.

Đường vào tràm chim thật tuyệt, con đường vắn hoe không một bóng người có chổ tráng nhựa có chổ chưa nhưng nói chung đi tốt vào mùa khô chạy dọc theo những cánh rừng đước cổ thụ bạc ngàng trên đầm nước mặn. xa xa những đàn cò, sếu đang đi ăn bên những cánh đồng năng xanh ngắt. tiếng chim, tiếng gió, tiếng lá rừng thật vui tai.

Đây là cung đường đẹp và thú vị nhất kể từ đầu chuyến đi. sự vắn vẻ cũng tạo một cảm giác tê tê nhất định đối với kẻ thích lang thang mạo hiểm như mình. Cứ thế một mình một ngựa đi bọc hết cánh rừng trên 20km.

Đây là cung đường đẹp và thú vị nhất kể từ đầu chuyến đi. sự vắn vẻ cũng tạo một cảm giác tê tê nhất định đối với kẻ thích lang thang mạo hiểm như mình. Cứ thế một mình một ngựa đi bọc hết cánh rừng trên 20km.

Do say sưa ngắm cảnh, và qua nhiều khúc quanh nên khi ra khỏi rừng mình bị mất phương hướng (lỗi nặng), tiện thấy một anh chàng dân địa phương mình tấp vào:

Rừng tràm chim nhìn từ tháp canh.

- Anh làm ơn cho hỏi hướng nào đi Hồng Ngự?
- Hồng Ngự hả.. ưmh.. ưmh đường này (quẹo phải)
- Có phải mình đang đứng ở TL843 không anh?
- Đúng Gồi 843.
- Hình như phải hướng này chứ anh (quẹo trái), em muốn đi ra Kinh Trung Ương, ngã ba An Lộc rồi qua Hồng Ngự. (những danh từ địa phương mình dựa vào tên trên bản đồ mà hình như người dân ở đây dùng tên khác.)
- Đúng gồi đường này nè (quẹo phải)
Thấy ngờ ngợ mình moi bản đồ ra chỉ cho anh ta đường mình cần đi sau khi xem anh chàng gật gù:
- Đúng rồi đó cứ đi đường này, 9km hỏi thăm người ta chỉ tiếp cho.


Thế là nghe theo lới anh chàng thổ địa mình yên tâm quẹo phải. chạy được một đoan thì thấy có mấy chú công an, rồi thì dân phòng đứng lố nhố đằng trước. Chưa biết có chuyện gì thì một ông dân phòng hay công nhân nông trường gì đó ra chỉ mình.. ê.. ê.. mình không hiểu chuyện gì rồi lại một tiếng còi thổi cái rét rõ to.

Đang ngơ ngác thì nhìn qua bên đường có một cây bạch đàng cao tầm hơn chục thước đang đổ về phía mình. xe thắng lết bánh trên đường. ẦM.. cây bạch ngã ngay trước mũi xe mình. Mô phật. giờ em em mới hiểu mấy bác kêu ê.. ê.. là nghĩa gì. các bác ấy đang giải tỏa lòng đường hay sao ý, cứ mấy cây mọc ven đường là cưa hết. một phen hú vía. nghĩ trong bụng... cưa cây mà không có biển báo hay chỉ dẫn gì rõ ràng hết lại chỉ biết nói ê.. ê.. thiệt là hết nói. .

Thôi bỏ đi, nhìn lại từ lúc ra khỏi rừng đi theo chỉ dẫn của anh chàng điạ phương cũng được khoan 8km rồi, sắp phải hỏi đường tiếp đây. nhưng mà ơ.. sao lại có biển báo đường vào thị trấn tràm chim?? đi một đoạn nửa thì nhận ra mình đã đi theo lời chỉ dẫn của ông địa kia mà vòng lại điểm xuất phát ban sáng mất rồi.

Lúc này đã là hơn 10h, mà vẫn ở ngay thị trấn Tam Nông. Hỏi một anh xe ôm, nhìn lại bản đồ mình quyết định không đi ngược lại đường 843 nữa mà sẽ đi đường TL844. Cắm đầu chạy, bụng lầm bầm rủa cải cha thổ địa lấy mất của mình gần 20km đường.

Người không nhường gối thì gối phải nhường người, cái đầu gối hôm nay có phần tử tế. tuy không thể đạp nhấn hay đi nhanh được nhưng cứ đều đều đi quay với tốc độ chậm thì cũng đở đau. Dù cứ lâu lâu lâu lại thoa gel giảm đau nhưng như thế cũng là quá tốt. Nửa đoạn đầu của TL844 đường khá tốt nhưng nữa đoạn sau lại đang thi công, hết đá mi lại đá 1x2 hết đá 1x2 thì lại đá cụi tốc độ có lúc chỉ được 10km/h. Lúc này cảm thấy đói bụng, phải tấp vào một quán nước ăn vội một ít lương khô rồi mới đi tiếp. Đi hết TL 844 ra tới QL30 đi thêm 12km nữa ngược lên tả ngạng sông Tiền thì đến thị trấn Hồng Ngự ăn trưa. lúc này cũng đã giửa ngọ. 1h từ Hồng Ngự tiếp tục đi về Tân Châu.


< Tân Châu khi vừa qua khỏi bến phà.

Hôm nay trời nắng như muốn thiêu sống mình, hai cái đầu gối bị táp nắng đỏ như tôm luộc, rát bỏng. Tốc độ đoan này khoản 20-21km/h. qua thêm một chuyến phà nửa là tới Châu Đốc. thấy cái ks đầu tiên là check in vào luôn. 140k, không tệ, trời nắng hôm nay lấy của mình khá nhiều sức lực, sau nghỉ ngơi tắm rửa mình lại phóng ra ngoài đường tìm cái ăn. cũng như những lần trước, chợ là nơi mình tìm đến đầu tiên. một đĩa cơm sườn + cơm thêm 20k ngon, no, rẻ, sau đó đi dạo một vòng thị trấn, mua một ít nước uống rồi quay về ks xem đoạn cuối của trận chung kết Việt nam-Mã Lai. Tức như bò đá. vậy là một lần nữa VN lại ôm hân. tắt tv đi ngủ.

Còn tiếp
VictorPhung - Forum Phuot.com
Du lịch, GO!

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống