Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 10 September 2011

Ngoài những lệ cúng chung như các địa phương có nghề biển khác, cư dân trên hòn Đỏ (thuộc tỉnh Khánh Hòa) còn có tục thờ cúng Lỗ Lường, tương tự lễ hội Nõ Nường nổi tiếng ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ).

Hòn Đỏ, thuộc xã Ninh Phước, là một đảo nhỏ nằm ở phía đông bắc bán đảo Hòn Hèo, ngoài khơi thị xã Ninh Hòa, cách đất liền khoảng 10km. Theo người dân địa phương, đảo có tên như thế vì vào mỗi sáng sớm hoặc lúc chiều tà, các khối đá trên đảo thường chuyển từ màu vàng nhạt sang màu đỏ sậm.

Đây là một hòn đảo xinh đẹp với những bãi cát hoang sơ, những gành đá thiên tạo muôn màu muôn vẻ, những giếng nước ngọt tự nhiên, những ngôi miễu thờ và những câu chuyện linh thiêng, huyền bí gắn liền với nghề lưới đăng truyền thống.

< Hòn Đỏ ngoài khơi hải phận Ninh Hòa.

Phía bắc và phía đông đảo là vịnh nước sâu, có nhiều khối đá cao lớn mang nhiều hình thù, màu sắc thật kỳ vĩ. Phía nam đảo là một mũi đá rất đẹp, có tên mũi Chầm Vọng. Từ mũi Chầm Vọng đi về hướng tây khoảng 1km, du khách sẽ gặp bãi cát rộng tên là bãi Trường, nước biển trong xanh, phẳng lặng, nơi đây có miễu Hội Đồng và hai miễu nhỏ ngư dân quen gọi là miễu Cô, miễu Cậu.

Phía sau miễu có đường mòn dẫn lên vại thờ Bà Chúa Đảo trên đỉnh núi. Ở hướng đông nam đảo có bãi và gành thấp dần, là nơi đóng lưới đăng của sở đầm Hòn Đỏ (thuộc Hợp tác xã nghề cá Mỹ Giang), đầm đăng duy nhất ở Ninh Hòa.

< Đáy hang là tảng đá lớn với khe nứt ở giữa giống hình âm vật của người phụ nữ, mà ngư dân gọi trại đi một cách tôn kính là Lỗ Lường.

Trên gành, từ chỗ móc gang lưới men theo triền núi nghiêng xuống về hướng tây chừng 80m đến một hang đá nhỏ ở độ cao cách mặt biển khoảng 15m. Đáy hang là một tảng đá thật to với một kẽ nứt ở giữa. Đã bao đời nay ngư dân lưới đăng trên đảo gọi tảng đá có khe nứt nói trên một cách tôn kính là Lỗ Lường hay Khe Bà Lường, còn cái hang có tảng đá đặc biệt này gọi là hang Lỗ Lường. Ngư dân dùng sơn đỏ bôi lên khe đá và viền màu vàng xung quanh, ở đó có một bệ thờ nhỏ bên cạnh là năm thanh gỗ tròn sơn đỏ, tạc hình dương vật - ngư dân gọi trại là “bộ đồ”.

< Miễu Hội Đồng trên bãi Trường.

Cách hang Lỗ Lường không xa là miễu Bà Lường, bên trong thờ tượng bà bằng gốm sứ và cặp ngựa hồng đứng chầu hai bên. Hàng trăm năm qua, ngư dân lưới đăng sở đầm Hòn Đỏ thờ cúng Bà Lường tại miễu và hang Lỗ Lường, vì lệ xưa ông bà để lại và cũng vì lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự linh ứng sau những buổi lễ cầu ngư.

Ngày nay, sau những dịp cúng xuân và cúng thu ở đình làng Mỹ Giang, ban tế lễ và bà con ngư dân lên thuyền ra đảo, mang theo lễ vật cúng tại miễu Bà Lường và hang Lỗ Lường. Người chủ tế ra hang Lỗ Lường van vái, khấn nguyện rồi kính cẩn dùng thanh gỗ đỏ làm động tác tượng trưng cho sự giao phối, dâng hiến để Bà Lường vui lòng, ban cho ngư dân ước nguyện “biển no”, trúng mùa nhiều cá.

< Bên cạnh bệ thờ trong hang là 5 thanh gỗ tạc hình dương vật - còn gọi là “bộ đồ” - dùng vào việc cúng lễ.

Trước đây, ngoài sở đầm trên hòn Đỏ, còn nhiều sở đầm ở tỉnh Khánh Hòa có tục thờ cúng Lỗ Lường như đầm Nghi Phong Diêu Chữ - tục gọi Bãi Dầm (huyện Vạn Ninh), hòn Một (TP Nha Trang), hòn Nhàn (TP Cam Ranh). Ngày nay chỉ còn sở đầm Hòn Đỏ duy trì lễ tục độc đáo này.

Hằng năm, từ khoảng tháng giêng âm lịch, các loài cá nổi di cư theo mùa từ vùng biển phía nam ra phía bắc, ngư dân địa phương gọi là “mùa cá lên”. Đến cuối tháng tư, cá từ vùng biển phía bắc chạy vô nam là mùa cá lại. Trong lúc di chuyển, đàn cá gặp vách núi của đảo hay bán đảo nhô ra biển nên chạy dọc theo gành đá.

< Những ngày “biển đói”, người đại diện đầm đăng đến hang Lỗ Lường van vái cầu xin Bà Lường cho trúng mùa nhiều cá.

Từ đặc điểm này mà hàng trăm năm trước, ngư dân Khánh Hòa đã phát kiến phương pháp đánh bắt độc đáo là lưới đăng có quy mô lớn, lao động nhiều, sản lượng cao - chủ yếu là các loài cá ngon như cá thu, cá bò, cá ngừ... nhưng không cần di chuyển giàn lưới mà chỉ cắm, đón lõng ở những nơi cố định chờ cá đến.

Nghề lưới đăng làm theo mùa vụ (mỗi năm chỉ một mùa 5-6 tháng), giăng lưới tại sở đầm cố định, không thể đang giữa mùa di chuyển đến nơi khác nên tính may rủi là rất lớn. Nếu lâu ngày không đạt năng suất đánh bắt, “biển đói” người cũng đói, không có tiền đóng thuế, trả công thợ bạn... vì thế ngư dân tin tưởng tuyệt đối vào sự phù hộ độ trì của các vị “thần linh biển cả”, trong đó có Bà Lường và việc thờ phụng cúng kiếng từ khi dọn nghề đến ngày mãn mùa cá là vấn đề cực kỳ hệ trọng.

Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre, ThethaoHCM
Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Thành phố biển này thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam.

< Biển Bãi Trước hồi năm 1967.

Vẫn là tỉnh lỵ của Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng thời gian gần đây, tỉnh này có xu hướng di dời các cơ quan chính quyền của tỉnh về thị xã Bà Rịa và nhiều giao dịch hành chính mới được diễn ra tại đây.

Vũng Tàu giáp Bà Rịa và huyện Long Điền, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay. Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km. Đây là nơi người ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lẫn lúc hoàng hôn.

< Dinh Ông Thượng (Bạch Dinh) - La Villa du Gouverneur. Biển Vũng Tàu nhìn từ Bạch Dinh.

Vài nét tiểu sử của dinh thự này :
Được bắt đầu xây dựng vào năm 1898, Villa du Gouverneur (có gốc tích là một pháo đài thời nhà Nguyễn) được dùng là nơi nghỉ mát của Toàn quyền Đông Dương thời đó là Paul Doumer. Do vậy , dinh thự này được người dân gọi tên là Dinh Ông Thượng ....
< Bãi biển dưới chân Bạch Dinh.

Dinh thự được xây dựng kiên cố kiến trúc kiểu Pháp, bề ngoài mầu trắng sang trọng nên cũng còn được gọi là Bạch Dinh dài 28 m, cao 19 m gồm ba tầng, rộng 15 m tọa lạc trên khuôn viên rộng sáu héc-ta. Từ 1906 đến 1917, đây là nơi thực dân Pháp giam lỏng vua Thành Thái trước khi lưu đày ông sang đảo Réunion...
< Chợ Vũng Tàu xưa.
< Trại lính Pháp tại Bến Đình.

Vũng Tàu có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý.

< Nhà thờ Vũng Tàu 1954.
< Đường Trưng Nhi bên hông chợ cũ 1967.

Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (do mũi đất mang tên thánh Jacques), tiếng Việt là Cap Xanh Giắc.
< Bạch Dinh 1968.

Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au Cap). Hiện nay mũi đất cực đông của Vũng Tàu có tên gọi là "mũi Nghinh Phong".
< Chụp từ Thích Ca Phật Đài nhìn về hướng Bến Đình 1967.
< Đường Phan Thanh Giản nay là Lý Tự Trọng.

Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền.
Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì "Thuyền Úc", tục danh Vũng Tàu... phía bắc ôm cửa Tắc Khái (cửa sông Dinh), phía nam đỡ núi Thát Sơn để che cửa Cần Giờ.

< Đường Trần Hưng Đạo ngày xưa.

Mặt vụng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các dòng nước sông đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu."
< Sân vận động Lam Sơn 1970.

Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn. Thời vua Gia Long (1761-1820), khi nạn hải tặc Mã Lai hoành hành tại vùng biển này là mối đe dọa cho các thương nhân vùng Gia Định, vua đã gửi ba đội quân đến dẹp loạn và cho phép ba tướng cầm đầu cùng quân lính ở lại mở đất.
< Bãi Trước Vũng Tàu.

Theo sắc của vua Minh Mạng năm 1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền thuộc ba đội binh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam.
< Hàng quán ở bãi Trước.
< Bãi trước Vũng Tàu những năm 1966-1967.

Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.

Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực (circonscription) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.
Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques.
Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa thành khu Cap Saint Jacques cho đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 khu Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.
< Hòn Bà Vũng Tàu.
< Xe thổ mộ ở Vũng Tàu.
< Bạch Dinh.
Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.
Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.

Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1934 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố (commune).

Hiện tại, Vũng Tàu có diện tích 140,1 km² gồm 16 phường và 1 xã: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Thắng Tam, Rạch Dừa, Nguyễn An Ninh; Xã Long Sơn với dân số khoảng 310 000 người(năm 2010).

Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí, Vũng Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam. nơi có trụ sở của Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro). Là một trong những trọng điểm du lịch phía Nam, Vũng Tàu có nhiều bãi biển đẹp như bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm Dương), bãi Dứa (Hương Phong), bãi Dâu (Phương Thảo) cùng bãi tắm Long Hải.
Ngoài ra có nhiều nơi tham quan như chùa Thích Ca Phật Đài, tượng Chúa Kitô Vua, Bạch Dinh, Núi Nhỏ, Núi Lớn cùng tuyến cáp treo có khu vui chơi.

Du lịch, GO! - Trích Wikipedia, nguồn ảnh Vietlandnews

Friday, 9 September 2011

Tốc độ đoan này khoản 20-21km/h. qua thêm một chuyến phà nửa là tới Châu Đốc. thấy cái ks đầu tiên là check in vào luôn. 140k, không tệ, trời nắng hôm nay lấy của mình khá nhiều sức lực, sau nghỉ ngơi tắm rửa mình lại phóng ra ngoài đường tìm cái ăn. cũng như những lần trước, chợ là nơi mình tìm đến đầu tiên. một đĩa cơm sườn + cơm thêm 20k ngon, no, rẻ, sau đó đi dạo một vòng thị trấn, mua một ít nước uống rồi quay về ks.

Chặng 4: Châu Đốc-Hà Tiên
Dec 18,2009
Đọan đường thực tế: 112km (69.5 miles)
Châu Đốc - Núi Sam - QL91 - Nha Bàng - ngã tư Tịnh Biên - TL955A - Vĩnh Qúy - Vĩnh Hòa - Đầm Tích - QL80 - Hà Tiên - Mũi Đèn - Mũi Nai.
(Kiên Giang)

Lo lắng không biết hôm nay đường xá tốt xấu thế nào nên 5h đã thức dậy, gói gọn đồ đạc, trả phòng, ăn sáng xong cũng cũng gần 7h trực chỉ hướng núi Sam. Chắc phải 20 năm rồi mới ghé lại núi Sam, núi vẫn vậy không cao hơn chút nào. chỉ khác là nhà cửa hai bên đường chi chít

Vòng qua núi Sam với những con dốc vừa phải trên QL91 hướng về phía cửa khẩu Tịnh Biên mình cảm thấy cái đầu gối mình đã khá hơn với những con dốc dài.

Vậy là ổn, lúc này có thể nghỉ đến việc hoàn thành hết cuộc hành trình với sự nhườn nhịn lẫn nhau giữa người và gối .. kha.. kha..

Tới ngã tư Tịnh Biên rẻ trái chạy cặp theo con kênh Vĩnh Tế.

< Kinh Vĩnh Tế, bên kia khoản 1km là Cambodia.

Đây là con kênh chạy dọc theo biên giới giữa VN và Cambodia kéo dài từ Châu Đốc đến Hà tiên nên cứ đi theo con kênh này thì chắc không bị lạc có điều không biết đường tốt xấu thế nào thôi.
< Con đường rất tốt.

Những cánh đồng bát ngát dọc hai bên kênh được điểm xuyến những hàng cây thốt nốt đặc thù của vùng miền nhìn thật đã mắt. dù trời nắng gắt nhưng tốc độ vẫn được duy trì trên 20km/h. và không mấy khó khăn khi thực hiện gần hết cung đường này trong vòng buổi sáng. sau khi dùng cơm trưa mình quyết định tự thưởng cho mình bằng một giất ngủ trưa ở một quán nước võng mát mẻ ở Trà phọt để tránh cái nắng gay gắt buổi trưa.

< Đoan gần đến mũi Đèn.

Đoan đường chỉ còn hơn 20km nữa thôi nên không có gì phải vội. nghỉ ngơi đến 3h tiếp tục lên đường. khi đến ngả ba giao nhau với QL80, biển hiện ra trước mặt, một cảm giác lân lân khó tả trong lòng.. Woah, ta đã tới biển rồi. Đến Hà Tiên tìm một khách sạn chui vào, tắm rửa xong lạ vội đạp ra mũi nai và mũi đèn hi vọng kịp chụp vài tấm hình hoan hôn, nhưng có lẽ là không may hôm nay mây nhiều không thấy mặt trời ở chân trời được.

Ở Hà Tiên thấy phong trào xe đạp cũng khá rầm rộ, buổi chiều thấy rất nhiều nhóm mỗi nhóm năm ba người dợt xe rất hào hứng. nhiều lúc muốn dí theo nói chuyện nhưng nhớ tới cái đầu gối bất kham của mình nên đành ngậm bò hòn nhìn theo.

Quay về TT Hà Tiên tìm một quán cơm cạnh đầm nước mặn làm một đĩa cơm (lại cơm) gà luộc trộn gỏi.. ôi ngon làm sao. dạo vòng chợ đêm quanh tt Hà Tiên mua một ít đồ, quay về ks lúc 9h30.
Theo kế hoach thì phải ra Phú Quốc ngày mai, nhưng sợ không kịp về dự sinh nhật 70 tuổi của bà già nên đành cancel, chắc ngày mai sẽ làm một ngày nghỉ ngơi ở Hà Tiên. mai tính tiếp.

< Núi đá dựng (Thạch động).

Chặng 5: Hà Tiên - Hòn Đất 
Dec 19,2009
Đọan đường thực tế: 103.7km (64.5 miles) + leo hơn 3.000 bật thang
Hà Tiên - Thạch Động - Hà Tiên - Ba Hòn - Hòn Chông - off road 20km - QL 80 - Hòn Đất
(Kiên Giang)

Thay vì nghỉ ngơi 1 ngày ở Hà Tiên như lịch trình, sáng ra mình quyết định sẽ đi tham quan Thạch Động (một điểm du lịch khá nổi tiếng ở Hà Tiên) và đạp một đọan ngắn khỏan 50km qua hòn Chông. Hơn 6h, xà vào quán cóc đối diện ks làm đĩa cơm tấm và li cafe. Xong quay vào lấy xe thẳng hướng Thạch Động mà cuốc. Từ thị trấn đến Thạch Động khỏan 7km, đường tốt, gần đến Thạch Động có chững cánh rừng rậm mọc theo triền núi khá đẹp. Đến nơi còn khá sớm, chưa có con ma du lịch nào tới cả. mấy người làm việc cho KDL hình như cũng chưa tới giờ làm. Mua vé 2k, được đưa cho tờ giấy hướng dẫn sơ đồ thế là một mình leo lên núi.

Nói là leo chứ thật ra là đi theo những bật thang. Có tất cả 14 cái hang len lỏi như cái ổ mối chung quanh cái núi nhỏ này, tổng chiều dài đi qua 14 cái hang này là 1120m, cứ tính trung bình mỗi mét có ba bật thang thì phải đi cả thẩy khỏan 3,500 bật lên xuống !! Cảm giác đi vào từng hang động một mình cũng khá ép-phê, tĩnh lặng, huyền bí. Tiếng gió vu vu lùa vào hang, tiếng dơi rít lên khi nghe thấy tiếng chân người bước vào, tiếng đập cánh lọan xạ của những con dơ tạo ra một hổn hợp âm thanh kỳ ảo khó tả. Đi một vòng ước đẩm mồ hôi, chai nước đem theo không còn một giọt, lại còn phải nhường cho cái chân trái bị đau bước từng bước nghỉ như người bị thọt lên xuống từng nấc. Cuối cùng cũng hết một vòng qua 14 cái hang.

< Đường đi vào Hòn Chông.

Khi xuống tới nơi thì những đòan khách du lịch đầu tiên mới bắt đầu chuẩn bị lên núi. Ngồi nghỉ mệt một lúc lên xe đạp về thị trấn, việc đầu tiên là tấp vào một quán bánh canh bên đường làm một tô, đĩa cơm hồi sáng không thấm vào đâu sau hơn một giờ leo núi. Cũng may cái đầu gối đau không làm khó mình qua hơn 3000 nấc thang chứ không lại rách việc. Về lại ks chuẩn bị đồ đạc. rời Hà Tiên lúc 10h. Đường từ Hà Tiên đi Hòn Chông khá tốt, khỏan mươi km đầu có những con dốc vừa phải chạy dọc theo bờ biển, không khí thật trong lành, mỗi tội xe lớn hơn nhiều ép mình văng vô lê mấy lần. Tới ngã ba Ba Hòn quẹo phải đi vào hòn Chông cung đường có nhiều vách núi đẹp, đọan này có hai nhà máy xi măng nên xe tải vẫn nhiều.

< Nghỉ ngơi bên hòn Chông.

Tới hòn Ré Lớn là một xóm chài, mình tấp vào ăn trưa, ăn xong đạp tiếp vào khu du lịch hòn Phụ tử (bây giờ sập mất một hòn rồi sao chưa đổi tên nhỉ?) phong cảnh ở đây khá đẹp và đặc thù với những đảo đá lớn nhỏ ngòai bãi cùng với những rừng cây thốt nốt trên bãi biển trông cũng lạ.
< Hòn phụ tử bây giờ.

Vòng tới vòng lui chụp mấy tấm hình rồi cũng hết việc. mới 1h trưa, ở lại đây thì cũng chẵng còn gì để làm mà đi thì cũng lỡ cỡ đường tới Rạch giá theo dự định còn khỏan 85km nửa chắc là nuốt không nổi. còn ở lại thì làm gì với cái bãi nhỏ xíu đầy dịch vụ hàng lưu niệm và quán ăn mà không có mấy khách du lịch đây?
Thôi đi vậy.

< Những đoạn đường khó đi, chụp thì không thấy dốc nhưng thật ra là dốc rất cao.

Kế họach của chuyến đi là mình sẽ không vòng ra QL80 để đi Rạch Giá mà sẽ men theo con đường ven biển (trên bản đồ có thể hiện con đường này). Hỏi người dân địa phương thì họ bảo chỉ có QL80 thôi, người lại bảo, nghe nói có đướng (lại nghe nói) nhưng chưa bao giờ đi vì rất xấu. Hỏi gần chục người cuối cùng cũng tìm được ngã queo vào con đường ven biển.

Nhưng họ cảnh báo đường khó đi lắm và chưa ai trong số họ đi hết con đường đó. Chính vì cách trả lới nhác gừng đó đã kích thích tính tò mò của mình, quyết định đi. Mới vài km đầu là đã thấy những lời cảnh báo ban nãy không phải là thừa. Đường đất đỏ rất nhiều dốc cao chạy bọc bên núi bên biển. lâu ngày nước chảy làm lộ ra những khối đá lớn nhỏ mấp mô. Có những con con dốc xe gắn máy è ga số 1 chạy lên đá vắn tung tóe.

< Cảnh dọc con đường ven biển.

Xe mình về hết đĩa hết líp đứng nhún lên mà bánh xau có khi vẫn trượt vòng vòng tuy vậy con đường này lại đem lại cho mình một cảm giác thật thú vị. phong cảnh tự nhiên bên rừng bên biển người dân đa phần là người dân tộc. ở nhà sàn nói tiếng khơ-me. Đi được khỏan 10km thì đường không còn dốc nữa tuy vẫn xấu và hẹp.

Vòng qua vòng lại mấy cây cầu mình không còn thấy biển đâu nữa. ngặc nỗi mấy chổ ngã ba không có ai đê mình hỏi đường, có khi gặp người dân tộc nói tiếng Việt không rành, hỏi mấy câu trả lời không được tủm tỉm cười bỏ đi. Một lúc sau tới một xóm nhỏ gặp mấy cái nhà người kinh mình vào hỏi thì họ bảo con đường ven biển bên kia còn đây là con đường chạy ra QL80. Mấy bác xe ôm bảo đường ven biển không đi được vì có mấy chổ cầu bị hư hay chưa có cầu cũng chẵng có đò muốn về Rạch Giá chỉ có ra QL80 mà đi thôi. Không còn lựa chọn nào khác mình đành phải đạp thêm 8km đường đất ngoằng nghèo theo chỉ dẫn để ra QL80. Ra đến QL đã là 4h30’, từ đó về hướng Rạch Giá chỉ có Thị xã Hòn Đất là có ks mà Hòn Đất vẫn còn hơn 30km nữa. Cắm đầu cắm cổ đạp. mình không muốn đạp buổi tối. Bụng thì đói lôi phô mai, xúc xích, sữa tươi ra vừa đạp vừa nạp năng lượng cuối cùng cũng đến được Hòn Đất lúc chập chọan tối.

Hôm nay mệt. đúng ra là một ngày nghỉ xả hơi hóa ra lại là một ngày vất vả nhất tính từ đầu cuộc hành trình.

Còn tiếp
VictorPhung - Forum Phuot.com
Du lịch, GO!

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống