Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 10 September 2011

Khô cá lóc là một món ngon đặc biệt mà dung dị của người miền Tây. Đơn giản nhất là gỏi xoài, nhưng công phu cao hơn một bậc phải kể đến thứ gỏi vả trộn xoài với khô cá lóc.

Mùa tát đìa, người ta chọn những con cá lóc to vừa, làm sạch tách lấy philê ướp muối với gia vị rồi đem phơi nắng. Chỉ cần độ hai nắng là miếng cá đã khô và se mặt.

Có nhiều cách để chế biến khô cá lóc. Nếu chiên thì trước tiên, ngâm miếng khô trong nước nóng chừng 20 phút cho mềm rồi chiên. Không chiên quá lâu vì miếng khô sẽ cứng và không ngon.

Khô cá lóc chiên xé nhỏ ăn với cơm, hoặc làm mồi nhậu đều tuyệt. Khi đó, chắc chắn là không thể thiếu món nước mắm me giằm ớt, hay nước mắm xoài.
Nhưng với dân đồng bằng Nam bộ thứ thiệt thì không thể không biết đến vị hấp dẫn của khô cá lóc trộn gỏi. Đơn giản nhất là gỏi xoài, nhưng công phu cao hơn một bậc phải kể đến thứ gỏi vả trộn xoài với khô cá lóc.

Khô cá lóc nướng trên lửa than cho chín vàng, xé nhỏ. Xoài xanh cắt sợi. Trái sung còn xanh xắt lát mỏng, ngâm với nước muối chừng vài phút. Đem các thứ trộn với nước mắm ngon, thêm chút giấm, đường, ớt cay và rau thơm, để một lát cho thấm là dùng được.

Du lịch, GO! - Theo SGTT
Chùa Sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả ở Đắk Lắk. Tên Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.

Chùa bắt đầu được xây dựng từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, còn chính điện thì đến năm 1953 mới khởi công. Ngôi chùa này nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột do Đoan Huy - Hoàng Thái Hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và Nam Phương hoàng hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công.

Chùa được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế nên có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn với kiến trúc địa phương. Cổng chính theo hướng Tây Nam nhìn ra đường Quang Trung, hướng về thung lũng “Suối Đốc Học”. Trước và sau cổng đều ghi “Khải Đoan Tự”.

Toàn bộ ngôi chùa gồm cổng chính (cổng tam quan) hướng về phía Tây Nam, chính điện, điện Quan Âm, nhà hậu tổ.
- Cổng tam quan gồm hai tầng với ba vòm cửa cao 7m, rộng 10,5m.
- Tách biệt với chính điện là Ðiện Quan Âm hình lục giác, với sáu cây cột trang trí hình rồng, mây.
- Chính điện rộng 320m² gồm hai phần, phần trước kiến trúc theo kiểu nhà dài của Tây Nguyên nhưng cột kèo lại theo lối nhà rường của người Việt.
Nửa sau xây theo lối hiện đại.

Đáng chú ý nhất trong chánh điện là tượng Phật Thích Ca bằng đồng đặt chính giữa chính điện cao 1,1m với đài sen bằng gỗ quý cao 0,35m được trang trí rất công phu. Bên gian phải chính điện treo một quả chuông đồng cao 1,15m, chu vi đáy 2,7m, nặng 380kg do các nghệ nhân phường đúc đồng ở phía Tây kinh thành Huế làm vào tháng 1/1954 (tức tháng chạp năm Quý Tỵ).

Sau nhiều đợt trùng tu, cất thêm vài công trình mới, chánh điện vẫn y như cũ và dành để thờ Đức Thích Ca; bên hông trái của chùa có tòa lục giác thờ Quan Âm Bồ tát. Ngoài việc là một trong những di tích lịch sử hấp dẫn của thành phố Buôn Ma Thuột, chùa Khải Đoan còn là nơi thể hiện dòng chảy của đạo pháp dân tộc trên đất Tây nguyên.

Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến và là một địa điểm không thể không ghé thăm khi đến Đắk Lắk.

Du lịch, GO! - Tổng hợp

Trong cuộc kháng chiến cứu nước, chùa Khải Đoan là nơi có phong trào Phật giáo yêu nước đấu tranh đòi hòa bình thống nhất Tổ quốc. Chùa còn là nơi đùm bọc, che chở cho nhiều quần chúng cách mạng hoạt động, chùa khải đoan chính là nơi nổ ra các cuộc đấu tranh chính trị góp phần quan trọng vào phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Tháng 09.1959 gần 7.000 Phật tử đã tổ chức một cuộc biểu tình tại chùa Khải Đoan đòi Ngô Đình Diệm phải thi hành Hiệp định Geneve. 


Tháng 07.1963, Đại Đức Thích Quảng Hương (chánh đại diện Phật giáo DakLak kiêm trụ trì chùa Khải Đoan) phát nguyện tự thiêu đúng vào lúc phái đoàn quốc tế đến thị sát tình hình, làm cho cuộc đấu tranh của Phật giáo DakLak bùng lên quyết liệt. Sáng 30.01.1968 (tức mồng một Tết Mậu Thân) gần 7.000 quần chúng Thị xã Buôn Ma Thuột tập trung tại chùa Khải Đoan nghe tuyên truyền về chính sách mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, sau đó tuần hành trên đường phố.


Cùng với Biệt Điện Bảo Đại, Đình Lạc Giao, Nhà đày Buôn Ma Thuột, chùa Khải Đoan là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đồng thời cũng là di tích lịch sử văn hóa của tỉnh DakLak và của Thành phố Buôn Ma Thuột.
Canh thụt là món ăn truyền thống đặc biệt thơm ngon, bổ dưỡng và hấp dẫn của đồng bào M'nông ở Đăk Nông.

Món canh này là sự kết hợp của rất nhiều loại nguyên liệu được nuôi trồng ngay trong vườn nhà hay trên nương rẫy như rau, củ, quả, bột bắp rồi cá suối, thịt của một số loài gia súc, gia cầm.

Để nấu canh thụt, người ta phải chọn lựa ống lồ ô kỹ càng. Nếu chọn cây non sẽ không ngon vì nhựa cây sẽ hăng đắng. Nếu chọn cây quá già, lửa sẽ làm nứt cây, canh sẽ chảy ra ngoài. Khi nấu không được dựng ống thẳng đứng mà phải để nghiêng ống lồ ô trên lửa và phải quay tròn để canh chín đều.

Nguyên liệu gồm rau, măng, dọc mùng, thịt rừng hoặc cá suối, ít con mối và chú dế bầu hoặc vài con dế dũi... tất cả cho vào ống lồ ô tươi, bịt kín đầu và cho lên bếp đun chín. Khi nấu vừa chín tới, người ta thường lấy đoạn dây mây (adương) có gai mà đâm trong ống cho các "nguyên liệu" nhừ nát, hòa quyện vào nhau thành một chất dẻo. Khi đó, muối, ớt được bỏ vào, thọc đều, có thể bỏ thêm một ít rau thơm.

Người M'nông lấy đọt cây riềng rừng cho vào ống nứa nấu thụt với thịt chim, sóc ăn rất ngon. Món canh thụt ngon nhất được nấu từ các loại trái, lá rừng như cà trắng, bồ ngót, lá lót, măng rừng, đọt mây, đọt đoác... và cá suối nhưng quan trọng nhất phải có lá nhíp. Lá nhíp deo dẻo, có đủ các vị đắng, cay, ngọt, bùi, béo. Theo quan niệm của người M'nông, lá nhíp không chỉ thơm ngon, béo bổ, người mất sức, bị đau yếu ăn vào sẽ khỏe, trẻ bị còi ăn lá nhíp sẽ mau lớn...

Già làng A Hui Tăng (71 tuổi), ở buôn A Rem, xã Nhân Đạo, huyện Đăc Rlấp bật mí rằng, ngày trước, để đãi khách quý, bà con trong buôn thường làm món đúc ống lồô bằng thịt các loại cá, chim (tươi hoặc khô) nấu với bắp chuối rừng.

Tuy không giống canh mà giống gỏi nhưng là một loại gỏi ướt với mùi thơm, vị béo của thịt cá quyện trong vị chát của búp chuối rừng, cùng với mùi thơm nồng của hạt tiêu rừng, rất kích thích vị giác người ăn. Ngoài ra, da trâu phơi khô, được nướng cho thơm, rồi luộc để bỏ vào ống đâm, giã với cà tím, cũng tạo thành một loại súp vừa thơm vừa giòn.

Theo kinh nghiệm những người sành ăn, khi nấu canh thụt, họ thường bỏ vào ống lồ ô vài đọt non của cây thiên niên kiện (pvân) thì vị thơm ngon sẽ tăng lên bội phần và còn làm cơ thể khỏe mạnh. Bởi vậy, đây là món quý và công phu được đồng bào làm để đãi bạn bè, khách quý hoặc là quà tặng của những chàng rể muốn thể hiện tình cảm với bố mẹ vợ.

Du lịch, GO! - Theo Danviet, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống