Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 10 September 2011

Người dân tộc Mông thường xây cất nhà ở những ngọn núi rất cao và nguy hiểm. Nơi ít người có thể biết tới và dám leo lên khám phá.

Từ phía bên lưng của đèo Khau Phạ, con đèo hiểm trở mà ngày nay có rất ít xe cộ qua lại, chúng tôi dừng lại giữa lưng chừng trời để tận hưởng khung cảnh hùng vĩ toàn cảnh thung lũng Tú Lệ phía dưới chân đèo. Khau Phạ hay còn được gọi là Cao Phạ, nghĩa là Sừng Trời

Đứng từ bên đèo, theo tầm mắt thẳng phía trước, thấy một con đường như sợi chỉ mỏng vắt thẳng lên trời. Nơi xa tít tắp ấy có ngôi làng nhỏ mang cái tên Lìm Mông.

Con đường càng khó càng thôi thúc cánh chạy bụi chinh phục cho bằng được. Trời sẩm tối, hai chiếc xe đến được chân đường lên trời, rồ ga phóng tới.

Con dốc dài tưởng chừng như được bôi mỡ trơn tuột. Đất đỏ vá đất sét quyện lại, cứng và trơn trượt. Chiếc xe gầm gừ cố lao lên con dốc cho bằng được.

Đường đã dốc lại còn không phẳng, gập ghềnh những khấc cao thấp khiến xe người ngồi xe tưởng như sắp nẩy ra ngoài. Người dân tộc chạy xe Win lao qua, con xe mang thương hiệu Trung Quốc mà máy khỏe, leo dốc khỏe.

Được một hồi thì cánh con gái phải xuống xe đi bộ vì xe không đủ sức cho hai người nữa. Hai đứa con gái leo lũng thững với mấy cô bé của làng Lìm Mông, trên cao này chỉ có duy nhất ngôi làng này nằm ở điểm cao nhất

Theo tập quán, người Thái thường chọn những nơi bằng phẳng, gần nguồn nước để sinh sống, trong khi người Mông lại chọn những đỉnh núi cao, thoáng mát để làm nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thói quen làm rẫy du canh du cư vẫn còn dù đã được chính phủ hỗ trợ nhiều.

Người Mông xuất hiện đầu tiên ở Mèo Vạc, phía Hà Giang rồi di cư dần sang núi các tỉnh phía Bắc. Giờ thì số lượng người dân tộc này đã sánh ngang với Mèo Vạc.

Rải rác trên khắp đất Yên Bái, trên những rẻo cao, lưng chừng giữa mây trời, những bản làng vắt vẻo trên cao. Người ta phải leo rất cao mới tới được và những bản nằm tách biệt hẳn với xóm làng phía dưới. Tà Si Láng, Phình Hồ cho đến Chế Cu Nha, La Pán Tẩn rồi Lìm Mông, những cái tên mà khi nghĩ tới đã thấy ở xa lắm.

Chiều buông dần khi chúng tôi đến được với bản. Vài nếp nhà gianh nằm ẩn hiện sau mấy gốc đào, lũ lợn mọi đen trũi ì oạp ăn bữa tối. Trong nếp nhà của anh bạn trưởng bản, ấm áp quanh bếp lửa hồng. Nhà anh cũng như nhiều gia đình khác đều có tục cả nhà cùng sống dưới một nếp nhà. Gia đình anh có tất cả 26 người, là bố mẹ, anh chị em, rồi lập gia đình, con cái đều vui vầy.

Từ Lìm Mông, toàn cảnh thung lũng Tú Lệ hiện mờ ảo trong sương chiều. Ánh trăng bạc khiến khung cảnh thêm huyền ảo. Trong trời đất bao la, thấy con đường nhỏ xuống núi hun hút tấm mắt. Xuống được chân núi, chúng tôi ngồi lại bên cây cầu bắc qua suối, ngắm trăng và hưởng hương thơm của đất và lúa đang vào mùa gieo mạ.

Người Mông giỏi nghề làm ruộng. Những ruộng bậc thang nổi tiếng trên khắp cả nước đều nằm tại xứ Mù Cang Chải. Thung lũng Tú Lệ nổi tiếng với gạo nếp và gà đồi. Ai qua đây cũng ghé lại ăn bát xôi nếp nương và mang dăm ba cân gạo về làm quà.
Đến mùa lúa, người ta sẽ ngẩn ngơ trước một vẻ đẹp không hai của những cánh đồng bậc thang, những thành quả lao động tuyệt vời của bà con dân tộc Mông suốt một năm trời.

Du lịch, GO! - Theo Citilink, internet

Trên đỉnh Lìm Mông

Tháng 9, Tây Bắc bạt ngàn lúa và lúa, chỗ này còn xanh, chỗ kia đã chín vàng, chỗ khác đã kĩu kịt tay liềm, quang gánh. Tháng 9, khi những cơn gió se đầu tiên mang theo hương hoa bưởi vào phố, tôi lại nhớ những ngày lang thang và giây phút đứng trên đỉnh Lìm Mông, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Đã bao lần tôi dừng chân trên đèo Khau Phạ, cùng bạn bè chỉ về phía con đường đất đỏ vạch một nét dài quanh co trên lưng núi ở bên kia thung lũng, bảo nhau: nhất định sẽ có ngày mình đi về phía ấy!

Thu Cúc, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Tú Lệ... những địa danh đã thuộc nằm lòng trên quốc lộ 32 qua vô vàn chuyến đi hướng lên Tây Bắc, hôm nay thêm một lần lại được điểm danh trong một hành trình.

1 - Chuyến đi cuối tuần khá vội. Nắng lên lấp lánh trên những đồi chè Thanh Sơn trải dài thơm ngát hai bên đường. Đám trẻ tan học tíu tít đạp xe với chiếc ghế nhựa xanh đỏ lúc lắc sau yên. Những vành nón nhấp nhô giữa biển chè xanh ngút mắt. Chỗ này hái chè bằng tay, chỗ kia ngắt chè bằng máy, ai nấy đều hối hả giữa cái nắng cuối hè còn sót lại.

Thở một hơi thật dài, khoan khoái, những bụi bặm mệt nhoài của thành phố đã ở lại sau lưng, rất xa. Trái tim rộng mở thêm ra để đón những cơn gió trong trẻo mát lành nơi miền trung du Phú Thọ, bất chấp mặt đường đang nóng ran dưới ánh mặt trời.


Chúng tôi vượt đèo Khế một cách dễ dàng. Con đường nhọc nhằn năm nào giờ đã trải nhựa đường to đẹp. Vừa ở chân đèo bên Thu Cúc (Phú Thọ) thoắt cái đã đứng trên đất Văn Chấn (Yên Bái). Núi rừng trải ra hùng vĩ, những thung lũng lúa vào mùa ngút ngát dập dờn như cánh sóng. Cảm giác đổ đèo, vào cua thật sảng khoái, tựa những kỵ sĩ đang lang thang bay bổng trên kỵ mã thời xa lắc.

Dừng chân trên đèo Khau Phạ ngắm thung lũng Cao Phạ bát ngát trong màu lúa, bốn bề là núi giăng thành, những dãy núi uy nghi và tráng lệ như ý nghĩa của chính cái tên Khau Phạ - “Sừng Trời”.

Chúng tôi từng hội ngộ bạn đồng hành trong chuyến đi, từng tíu tít “súng, ống” (một cách gọi vui máy ảnh) để ghi dấu bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp miền tây Yên Bái, nhâm nhi ly cà phê ấm sực trên đỉnh đèo gió lộng, ngồi miên man trên thành taluy và tay siết chặt tay bạn đồng hành.

Đã có nhiều cảm xúc, những kỷ niệm ở một chốn mà khi căng mắt qua bên kia thung lũng, có một con đường và những mái nhà cứ hút dần, hút dần nơi cuối trời. Phía ấy là Lìm Mông.

2 - Phải vòng đi vòng lại một lúc chúng tôi mới tìm thấy con đường đi về phía thung lũng, nối Lìm Thái với Lìm Mông, cạnh một vách núi có hang đá khá lớn. Lìm Thái là bản của người Thái, nằm gần quốc lộ, ngay bên bờ suối Nậm Có, theo đúng tập tục định cư và sinh sống của người Thái, ở gần nguồn nước.

Những ngôi nhà sàn bản Lìm Thái nằm rải rác bên đường, nhất là đoạn đã bêtông hóa. Nhưng ở bên kia con suối đi lên bản Lìm Mông vẫn là con đường đất đỏ, sống trâu, sống ngựa nhập nhằng.

Cả nhóm vừa chạy xe vừa vẫy tay chào mấy cô gái Thái đang đứng bên nhà sàn hong tóc, chải đầu, phơi sợi nhuộm trên bờ rào ống tre. Suối Nậm Có mùa này khá cạn, đá cuội nằm lổn nhổn vẫn không ngăn được những chiếc xe Win của trai bản phóng ào qua. Chúng tôi rón rén chạy xe qua cây cầu bằng phên tre rộng khoảng 1m vì không muốn băng qua suối. Mấy anh bạn Mông thấy vậy cười “phán” tay lái thanh niên người Kinh “chưa tinh luyện”.

Những chiếc xe như phiêu giữa một biển lúa mênh mang bát ngát, dập dồn. Hương lúa mới dịu ngọt như xua tan cái nắng hanh khô gay gắt. Những cánh lúa dài, trĩu hạt, xanh mướt. Lúa cấy một mùa đang mang trên mình tấm áo của trù phú và ấm no.

3 - Lìm Mông là bản của người Mông. Đường lên Lìm Mông dốc ngược, nếu cắm biển báo chắc biển nào cũng trên 10 độ. Con đường đất đỏ, bụi mờ trong nắng khô, vào ngày mưa hẳn sẽ là một thách thức đáng sợ cho các tay lái. Những góc cua vừa gắt vừa dốc đến mức chiếc xe như muốn trôi tuột lại phía chân dốc.

Nhọc nhằn, nhưng đáng giá, khi cứ đi một đoạn lại phải dừng để nhìn ngược về phía Cao Phạ, về biển lúa đã nhìn không biết bao nhiêu lần từ phía quốc lộ 32. Hôm nay, vẫn biển lúa ấy mà từ phía Lìm Mông nhìn về sao thấy lạ, như ai đó vừa nghiêng đi bức tranh và mở ra những góc nhìn mới mẻ đến bất ngờ.

Chúng tôi dừng xe chơi với mấy đứa trẻ bên bờ ruộng được kè đá vững chắc, tranh thủ đi “thăm” lúa. Một người đàn ông Mông cùng gia đình đang hì hục chở gỗ từ dưới Lìm Thái lên bằng chiếc xe Win, từng chuyến, từng chuyến nhọc nhằn. Người Mông có thói quen sống trên núi cao bởi tính kiêu hãnh như chim đại bàng, muốn sống tự do giữa đất trời.

Khi người dưới xuôi càng tiến lên gần, người Mông sẽ dời nhà lên phía đỉnh núi cao hơn nữa. Không biết có phải vì thế mà bản Lìm Mông càng đi càng thấy chênh vênh lơ lửng trên “Sừng Trời”?

Trên đỉnh Lìm Mông. Tấm áo của núi rừng được điểm tô bằng màu xanh chen vàng, màu của sự no đủ. Mênh mông đến choáng ngợp, mộc mạc đến chơi vơi, yên lành đến lặng lẽ. Lặng lẽ như tôi khi ngồi trên vách núi đang xẻ đường dang dở thu vào trong ký ức vẻ đẹp của Tây Bắc, của Cao Phạ từ góc nhìn Lìm Mông.

Vẻ đẹp ấy chắc năm nào cũng đủ đầy và ấm áp, như khoảnh khắc siết tay bạn đồng hành, đã mãi mãi ở lại với Lìm Mông...

Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre, internet
Hàng năm, cứ đến giữa tháng Tám âm lịch, ngư dân huyện Cần Giờ, TPHCM lại tổ chức lễ hội Nghinh Ông, vừa trang trọng vừa sôi nổi, cả ở trên đất liền tại thị trấn Cần Thạnh và trên biển với sự tham gia của hàng trăm tàu thuyền cùng hàng nghìn ngư dân và du khách. 

Với quan niệm cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển, lễ Nghinh Ông (còn gọi là lễ rước cốt Ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá Ông, lễ cúng Ông, lễ Nghinh Ông Thủy tướng) gắn liền với tục thờ cá Ông, là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân.

Lễ nghinh Ông là hoạt động văn hóa tiêu biểu nhằm duy trì các phong tục, tập quán truyền thống của ngư dân, vừa góp phần giới thiệu, quảng bá và khai thác tiềm năng kinh tế du lịch biển, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái biển đang rất được du khách yêu thích hiện nay.

Đây là lễ hội truyền thống của ngư dân ven biển nói chung, lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm nay diễn ra từ ngày 11 – 14/9/2011 tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. HCM.

Lễ hội năm nay bao gồm nhiều hoạt động hấp dẫn như nghi thức Nghinh ông với đoàn thuyền hàng trăm chiếc đồng loạt nối đuôi nhau theo thuyền Nghinh lướt sóng tiến ra biển.

Sau khi thuyền nghênh về lại đất liền, lễ rước Ông về vạn diễn ra rất đông vui với những đoàn lân rồng, ba ông Phước - Lộc - Thọ cùng nhau tiến vào Lăng Ông để dự lễ mừng công của ngư dân làng biển. Sau nghi thức chính, phần hội bao gồm tiết mục biểu diễn như hát bội - diễn các tích xưa cùng các trò chơi dân gian như thả diều, đi cà kheo, lễ hội hoa đăng và những cuộc tranh tài giữa các xóm chài các xã diễn ra thật hấp dẫn như bơi thuêỳn, thi đấu bóng đá trên biển.

Lễ nghinh Ông là hoạt động văn hóa tiêu biểu nhằm duy trì các phong tục, tập quán truyền thống của ngư dân, vừa góp phần giới thiệu, quảng bá và khai thác tiềm năng kinh tế du lịch biển, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái biển đang rất được du khách yêu thích hiện nay.

Du khách sẽ được hòa mình vào lễ hội, tháp tùng đoàn nghinh Ông, đồng thời bạn còn ngoạn cảnh sông nước, hệ thực vật đa dạng và đặc trưng của rừng ngập mặn Cần Giờ, nơi được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam. Từ tháp Tang Bồng cao 25m bạn sẽ quan sát được toàn cảnh vườn cò và thảm rừng xanh mát một màu tại Khu du lịch Vàm Sát hay tham quan khu thiên nhiên Lâm viên Cần Giờ với đàn khỉ sống tự nhiên hàng trăm con rất dạn dĩ với con người….

Nằm ở phía đông nam, là “tiền đồn” của thành phố ở phía biển, huyện Cần Giờ chiếm 1/3 diện tích TPHCM, trong đó rừng ngập mặn chiếm gần một nửa, từ ngày 21-1-2000 đã được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh “nhà máy lọc không khí” đó, rừng ngập mặn Cần Giờ còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật, trong đó có những loài nằm trong sách đỏ. Cần Giờ cũng có khá nhiều di tích lịch sử - văn hóa, các đình, chùa, nhà thờ, thánh thất, miếu, lăng; trong đó có những ngôi chùa cổ kính như chùa làng ở Cần Thạnh có tượng A Di Đà bằng gỗ đã trên trăm tuổi và các khu du lịch như Vàm Sát, Đảo Khỉ...

Do chỉ bằng nửa đường đi Vũng Tàu, du khách từ các quận nội thành TPHCM chỉ trong ngày cũng đủ để vừa dự lễ hội Nghinh Ông vừa tham quan một vài điểm du lịch của Cần Giờ.

Du lịch, GO!
Chặng 6: Hòn Đất - Thứ 11
Dec 20, 2009
Đoạn đường thực tế: 90.5km (56.2 miles)
Hòn Đất - QL80 - Rạch Giá - QL61 - Minh Lương - QL63 - Phà Tắc Cậu - Thứ Mười Một.
(Kiên Giang)

Đêm qua mất ngủ, trời ạh, lại muỗi. dù là phòng máy lạnh, phòng cũng ngăn nắp gọn gàng vậy mà muỗi ở đâu đêm cứ vo ve, cả đêm đập được chắc phải tới 20 con. Để đồng hồ báo thức 6h sáng vậy mà mãi đến 8h mới dậy nỗi vì đầu hôm không sao ngủ được. trả phòng ăn sáng xong tới 9h30 mới xuất phát, hôm nay bị thiếu ngủ chắc là mệt mỏi lắm đây, thôi kệ cứ đi, đến đâu được thì đến.

Đoạn từ Hòn Đất đến Rạch Giá xe cộ khá đông chạy không được thỏai mái cho lắm tới Rạch Giá dạo một vòng, ghé mua ít gel giảm đau và thuốc viêm họng (mấy hôm nay đi hít bụi nhiều quá, cái cổ có vấn đề) thấy cũng đã 11h30 ghé vào ăn trưa luôn.

< Phà Tắc Cậu (cái tên nghe ngộ ngộ).

Tiếp tục đi thẳng đến ngã ba Minh Lương quẹo phải theo TL63 tới phà Tắc Cậu để qua sông Cái Lớn.

Từ phà Tắc Cậu trở đi đường được làm bằng đan bê tông lớn chạy chạy dọc theo kênh Xẻo Rô, đường êm, dễ đi và ít xe. Lần đầu tiên mình thấy ở VN sử dụng lọai đường bê tông ntn cho QL như Thailand. Tốc độ trung bình đọan này khoảng 25km/h.

< Cuộc sống đời thường luôn là một chủ đề hấp dẫn trong chuyến đi.

Qua thị trấn Thứ Ba (An Biên) trời nắng gắt, mình dừng nghỉ chân ở một quán võng bên dòng kêng Xẻo Rô, Những dịp dừng chân như thế này thường là cơ hội để mình gặp, nói chuyện tiếp xúc với con người địa phương. Người dân Miền Tây nói chung dễ gần dễ bắt chuyện và rất vui vẻ.

< Chỉ có nhưng con đường nhỏ đi qua những vùng thôn quê mới cản nhận hết được cuộc sống nơi này.

Nếu chuyến đi chỉ đề cập đến cung đường, cảnh quan, mà bỏ qua những con người ở những nơi mình đi qua thì mất đi một phần rất lớn ý nghĩa của cuộc hành trình. Mỗi con người một câu chuyện không kể sao cho hết có khi chỉ là vài câu nói bâng quơ nhưng có khi nó để lại trong ta nhiều điều để xuy ngẩm, hiểu hơn về cuộc sống cũng như những mảnh đời đây đó. Những thông tin sâu hơn về vùng đất mình đang đến, hay những câu chuyện ngày xửa ngày xưa được truyền miệng bao đời ở vùng đất đó. Tất cả đều có một ý nghĩa nhất định đối với mình.

< Danh từ địa phương nghe cũng lạ.

Rời An Biền hướng về Thứ Mười Một (An Minh). đường có rất nhiều cầu nhỏ chắc chỉ vài trăm mét lại có một cái cầu. đây là khu vực U Minh Thượng vẫn thuộc địa phần tỉnh Kiên Giang. Đến thị trấn thứ Mười Một lúc 4h. Quay tới quay lui mấy lượt cũng tìm được một nhà trọ với máy lạnh nhưng không nước nóng.

Tắm giặc xong chạy đi tìm cái ăn sớm vì nghe nói vùng U Minh muỗi nhiều lắm. Quả đúng vậy ăn bửa cơm tối mà dưới bàn mình có tới 4 khoanh nhang muỗi vậy mà vẫn bị tấn công liên tục. Nhưng nếu so ra muỗi ở đây không bằng một nữa muỗi ở Tam Nông. Quay về phòng nghỉ sớm bù lại đêm qua mất ngủ.

< Con đường đan đi qua khu vực U Minh.

Chặng 7: Thứ 11 - Năm Căn
Dec 21,2009
Đọan đường thực tế: 123km (76.4 miles)
Thứ Mười Một - Thới Bình - Tắc Thủ - Trần Văn Thời - QL1 - Cái Nước - Đầm Cùng - Năm Căn.
(Kiên Giang - Cà Mau)
< Một điểm nghỉ chân lý tưởng bên đường.

Hôm qua ngủ ngon nên hôm nay chạy tốt. Thức dậy 5h30, Trả phòng, ăn sáng xong 6h30’ lăng bánh. Theo dự định hôm nay sẽ đi Cà Mau rồi sau đó đi về Năm Căn, hướng nam thẳng tiến. Qua khỏi địa phận Kiên Giang, Cà Mau đón chào bằng một đọan đường đất đỏ gồ ghề khỏan 3km, sau đó tới đường đan nhỏ, bề rộng khỏan 2,5m đi xuyên qua vùng đầm lầy U Minh.

Đường đan tuy nhỏ nhưng rất dễ chạy, lại không có xe lớn nên yên tâm đảo mắt ngắm cảnh. cảnh vật hai bên đường còn nguyên nét thiên nhiên đi xuyên qua những cánh rừng tràm, đước tiếng chim hót, tiếng máy tàu lạch tạch, đâu đó nghe thật vui tai.
< Đường qua Trần Văn Thời.

Trong ý nghĩ của mình Rừng U Minh chắc là heo hút lắm nhưng không phải vậy, dọc con đường vẫn có nhiều nhà dân tuy thưa nhưng bạn không hề cảm thấy đơn độc lo lắng. đi khỏan 20km thì tới thị trấn Thới Bình. Nếu quẹo trái sẽ ra QL63 để đi Cà Mau, còn nếu đi Thẳng thì về thị trấn Trần Văn Thời. Nghĩ bụng Cà Mau thì đã đến nhiều lần rồi sao không đi Trần Văn Thời. Hỏi thăm đường cẩn thận mình tiếp tục con đường đan đi tiếp về Trần Văn Thời. Đi được 20km thì đến ngã ba Tắc Thủ có một cây cầu lớn mới xây xong, vượt qua cây cầu này là còn 20km nữa mới tới Trần Văn Thời ăn trưa.

< Cầu Tắc Thủ.

2h qua phà Trần Văn Thời đi theo con lộ nhựa dài 8km ra QL1 để đi Năm Căn.
Đoạn cuối cuối của QL1 này ít xe đường rộng nhưng gió tạc ngang khá mạnh nên tốc độ chỉ khoản 20km/h
Khi qua thị trấn Cái Nước có một cậu HS đi xe đạp đầm rất cừ, chạy theo nói chuyện mới biết em tên Vĩ nhà ở Năm Căn mỗi tuần đạp xe 5 lần từ Năm Căn về Cà Mau để học rồi chiều đạp về lại Năm Căn mỗi ngày đạp đi về là 120km. Kinh hoàng, không biết nói sao luôn, vậy là có bạn đồng hành một đọan. Qua phà Đầm Cùng là 5 cây cầu lớn đang sửa chửa. Đến Năm Căn lúc 4h30.

< Không có cột cây số Năm căn 0km nên lấy cột 1km làm kỷ niệm.

Vĩ chỉ cho mình một khách sạn. tắm rửa xong lại nhảy lên xe chạy một vòng chợ và đạp qua cầu sắt để đi hết phần thừa còn lại khoảng 4km của QL1. Thế là mình đã chinh phục bằng xe đạp đến điểm cuối của trục giao thông đường bộ Việt Nam.
< Bưu điện Năm Căn.

Ăn cơm xong liên lạc với Vĩ hai anh em đi làm li chè mà như quảng cáo là ngon nhất miền Tây. Tuy mình không hảo ngọt lắm nhưng mấy hôm nay đạp xe ăn cái gì cũng thấy ngon. Ok tối nay tôi ở Năm Căn nơi cuối cùng (đường bộ) của đất nước. quá đã.
Chặng 8: Năm Căn - Hộ Phòng
Dec 22, 2009
Đoạn đường thực tế: 104.5km (65 miles)
Năm Căn - QL1 - Đầm Cùng - Cái Nước - off road dọc sông Gành Hào 25km - QL1 - Hộ Phòng.
(Cà Mau - Bạc Liêu)

Hôm qua đọan gần Năm Căn thấy gió hướng Đông dữ quá nên biết thế nào hôm nay cũng vất vả. 5h30 thức dậy, ăn sáng tại phòng luôn để đi cho sớm tránh gió.

< Con đường dẫn ra bến đò để qua sông Gành Hào.

Dự định hôm nay điểm đến sẽ là Gành Hào, không đi qua Cà Mau mà rẽ qua Đầm Dơi rồi đi dọc theo con sông Gành Hào để ra cửa biển. Từ Năm Căn theo QL1 20km đi Cái Nước vượt qua 5 cái cầu đang sửa chửa và phà Đầm Cùng, gió tạc ngang rất khó chịu, nhưng gió thật sự gây khó khăn kể từ khi queo phải vào Cái Nước chạy dọc theo sông Bảy Háp để đi Đầm Dơi. Hôm nay chắc phải qua gần chục cái đò lớn nhỏ không nhớ hết cứ chốc chốc lại phải qua đò, có đọan ngã tư sông phải qua liên tiếp 2 đò mới qua được bờ cần đến.

Đến Đầm Dơi độ giữa trưa, nghỉ ăn trưa xong đạp tiếp gần 20km nữa về phía Bắc gần tới Cà Mau để đến thượng nguồn sông Gành Hào. Phải hỏi đường và vòng đi vòng lại mấy lượt mới tìm thấy cái đò đưa mình qua nhánh sông Gành Hào. Từ đó con đường nhỏ trải nhựa bề ngang chừng 2m cứ uống lượn quanh co dọc theo con sông.

< Một mình một đò.
< Đường nhiều đoạn bị sạc lở.

Đường nhựa nhưng lâu ngày xuống cấp nhiều đọan sạc lở gần hết đường. Đây cũng là một trong những con đường off road đẹp của chuyến đi, cảnh vật âm u heo hút vắng vẻ cộng với con đường cũ như lâu lắm không ai đi qua tạo một cảm giác lạnh người.

Hai bên đường chủ yếu là dừa nước, lâu lâu lại có những mảnh ruộng khô nước nức nẻ lộ ra thật ấn tượng.
< Mới qua mùa khô mà đất đã thế này.

Đường dằng sốc cứ lưng tưng liên tục khiến lục phủ ngủ tạng như muốn đảo lộn. Nghỉ trong bụng nếu qua hết con đường này mà không gảy cây căm nào thì mình có thể tự cấp cho mình chứng chỉ rút căm được kha.. kha.. Đi được hơn chục cây số tới địa phần giáp ranh giữa Cà Mau và Bạc Liêu thì con đường tắc tị. Dân địa phương bảo hết đường (bó tay tập 2) hỏi đi hỏi lại mấy người nữa vẫn không có kết quả. Chỉ định duy nhất của mọi người là ở đây muốn đi đâu đều phải chạy cặp theo con kênh chia cắt hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu để ra QL1.

Còn muốn đi cửa Gành Hào thì cũng phải ra QL1 chạy đến Giá Rai để đi vào. Đành từ bỏ ý định chinh phục con đường dọc sông, tiếp tục đạp khỏan chục km nửa qua mấy cái phà chui ra QL1.

Ra đến QL1 trời đã xế chiều nghỉ không thể đạp đến Bạc Liêu nữa chắc phải nghỉ ở Hộ Phòng. Đọan QL1 này trực chỉ hướng Đông gió buổi chiều mỗi lúc một mạnh. Nãy giờ chạy đường lưng tưng như Hugo cưỡi đà điểu nên ra được đường láng đạp căng chân cho đã. Đang đạp ro ro bổng nghe một tiếng “tưng..” như tiếng dây đàn bị đức. hổng lẽ….. dừng xe lại kiểm tra y như là.. một cây căm bên líp đầu lìa khỏi cổ. Tình huống này mình đã có trong kế họach. Căm, tool đều có chỉ thiếu cái mỏ-lết lớn mà cái này có thể tìm mượn không khó. Đạp thêm vài trăm mét nữa ghé vào một tiệm sửa Honda, mượng cái mỏ lết và chổ ngồi tháo bánh tháo líp ra thay căm. Cái bác sửa xe cứ tròn xoe mắt nhìn những cái tool nhỏ xíu rồi săm soi từng vòng líp thích thú. Thấy bác ấy rảnh quá nhờ chục cho tấm hình hê.. hê..

Sau độ nữa giờ thì căm được thay xong. Cảm ơn bác sửa xe không quên dúi cho bác ít tiền cafe tiếp tục lên đường tiến về Hộ Phòng tìm nơi tá túc. Thị Trấn hộ phòng hình như chỉ có 1 cái ks thì phải may là cũng đủ tiện nghi. Tắm rửa xong quay ra chợ làm bửa tối, mua ít phomai và nước uống, quay về phòng làm vài viên thuốc viêm họng cảm cúm rồi lăng ra ngáy.

Còn tiếp
VictorPhung - Forum Phuot.com
Du lịch, GO!

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống