Biển Việt Nam có rất nhiều đảo, trong đó có một hòn đảo thời xa xưa đã nằm trong “Con đường tơ lụa” trên biển Đông.
< Thôn Bãi Làng dưới chân núi hòn Lao.
Đó là Cù Lao Chàm - nơi đã được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới", và là địa chỉ hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, lặn biển, ngắm san hô.
Nói đến Cù Lao Chàm (CLC) - thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, người dân địa phương có cách gọi tên từng hòn đảo bằng một câu ca truyền miệng như sau: "Ra Lao đốn Lụi thật Dài/ Chờ Mồ Khô Lá, xuống Tai chực Nờm".
< Du khách neo thuyền lặn biển ngắm san hô.
Như vậy CLC có các hòn sau: hòn Lao, hòn Lụi, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Khô (hòn Khô mẹ, hòn Khô con), hòn Lá, hòn Tai, hòn Nờm. Trong các hòn đảo ở CLC, hòn Lao lớn nhất.
< Trùng cây noel.
Hòn Lao có Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương hiện nay có khoảng 3.000 người đang sinh sống với nghề đánh bắt hải sản, làm nông. Hòn Lao - hòn đảo có rừng nguyên sinh, có suối cùng những bãi biển đẹp, nước trong xanh…
Cách đây hơn 10 năm, do quản lý chưa chặt chẽ nên tài nguyên rừng cùng với tài nguyên biển CLC bị con người xâm hại trầm trọng. Còn nhớ, thời đó bất kỳ người nào từ đất liền ra đảo đều mang về rất nhiều san hô.
Có những nhành san hô đỏ, vàng chanh, cam, đen tuyền… rất đẹp. Bây giờ, chuyện đó không còn nữa, san hô ở đây được bảo vệ nghiêm ngặt. CLC hiện có 135 loài san hô trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam, 500 thảm rong và cỏ biển, 202 loài cá, 4 loài tôm hùm và 84 loài nhuyễn thể. Các rạn san hô ở khu vực biển CLC cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ. Tháng 10/2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên CLC được thành lập, là một trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam.
Những hòn đảo của CLC dốc đứng, bên dưới sóng biển mạnh mẽ tạo nên cảnh quan hùng vĩ. Những hang đá rộng thoáng như hang Tò Vò, hang Khô là nơi chim yến làm tổ trên những vách đá cheo leo.
Tổ yến sào là một món ăn quý, bổ dưỡng, hàng năm được khai thác và xuất khẩu cho nhiều nước đạt khoảng 4 tạ, với giá trị kim ngạch khoảng 2 triệu USD .
Quanh từng hòn đảo của CLC, nằm sâu độ 4 mét trở xuống là một kỳ quan tuyệt mỹ. Nếu biển không động, nắng rực rỡ, ngồi trên chiếc thuyền có đáy kính trong suốt, ta nhìn thấy san hô nhảy múa dưới nước.
Ai thích khám phá, sẽ được Ban Quản lý Bảo tồn biển trang bị đồ lặn và tận mắt nhìn qua khung ngắm của camera chống nước, ta thấy cả thế giới san hô kỳ ảo. Tô điểm là hải sâm, nhiều loại cá có màu sắc rực rỡ đang tìm thức ăn ký sinh ở những rạn san hô.
< Các loài sinh vật biển rất đẹp và quý hiếm có nhiều tại vùng biển Cù Lao Chàm.
Để cho những cư dân trên đảo, cũng như mọi người vào đến vùng biển này nâng cao ý thức và bảo vệ tiềm năng rừng và biển CLC, thành phố Hội An có chiến dịch truyền thông bằng nhiều cách. Đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân trên đảo ổn định được cuộc sống với nghề ngư nghiệp và nông nghiệp, dần chuyển hướng dịch vụ, du lịch…
Hiện nay, mỗi ngày tại đảo CLC đón hàng trăm lượt du khách đến với đảo tham quan, lặn biển.
Du lịch, GO! - Theo BAVN
< Thôn Bãi Làng dưới chân núi hòn Lao.
Đó là Cù Lao Chàm - nơi đã được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới", và là địa chỉ hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, lặn biển, ngắm san hô.
Nói đến Cù Lao Chàm (CLC) - thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, người dân địa phương có cách gọi tên từng hòn đảo bằng một câu ca truyền miệng như sau: "Ra Lao đốn Lụi thật Dài/ Chờ Mồ Khô Lá, xuống Tai chực Nờm".
< Du khách neo thuyền lặn biển ngắm san hô.
Như vậy CLC có các hòn sau: hòn Lao, hòn Lụi, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Khô (hòn Khô mẹ, hòn Khô con), hòn Lá, hòn Tai, hòn Nờm. Trong các hòn đảo ở CLC, hòn Lao lớn nhất.
< Trùng cây noel.
Hòn Lao có Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương hiện nay có khoảng 3.000 người đang sinh sống với nghề đánh bắt hải sản, làm nông. Hòn Lao - hòn đảo có rừng nguyên sinh, có suối cùng những bãi biển đẹp, nước trong xanh…
Cách đây hơn 10 năm, do quản lý chưa chặt chẽ nên tài nguyên rừng cùng với tài nguyên biển CLC bị con người xâm hại trầm trọng. Còn nhớ, thời đó bất kỳ người nào từ đất liền ra đảo đều mang về rất nhiều san hô.
Có những nhành san hô đỏ, vàng chanh, cam, đen tuyền… rất đẹp. Bây giờ, chuyện đó không còn nữa, san hô ở đây được bảo vệ nghiêm ngặt. CLC hiện có 135 loài san hô trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam, 500 thảm rong và cỏ biển, 202 loài cá, 4 loài tôm hùm và 84 loài nhuyễn thể. Các rạn san hô ở khu vực biển CLC cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ. Tháng 10/2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên CLC được thành lập, là một trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam.
Những hòn đảo của CLC dốc đứng, bên dưới sóng biển mạnh mẽ tạo nên cảnh quan hùng vĩ. Những hang đá rộng thoáng như hang Tò Vò, hang Khô là nơi chim yến làm tổ trên những vách đá cheo leo.
Tổ yến sào là một món ăn quý, bổ dưỡng, hàng năm được khai thác và xuất khẩu cho nhiều nước đạt khoảng 4 tạ, với giá trị kim ngạch khoảng 2 triệu USD .
Quanh từng hòn đảo của CLC, nằm sâu độ 4 mét trở xuống là một kỳ quan tuyệt mỹ. Nếu biển không động, nắng rực rỡ, ngồi trên chiếc thuyền có đáy kính trong suốt, ta nhìn thấy san hô nhảy múa dưới nước.
Ai thích khám phá, sẽ được Ban Quản lý Bảo tồn biển trang bị đồ lặn và tận mắt nhìn qua khung ngắm của camera chống nước, ta thấy cả thế giới san hô kỳ ảo. Tô điểm là hải sâm, nhiều loại cá có màu sắc rực rỡ đang tìm thức ăn ký sinh ở những rạn san hô.
< Các loài sinh vật biển rất đẹp và quý hiếm có nhiều tại vùng biển Cù Lao Chàm.
Để cho những cư dân trên đảo, cũng như mọi người vào đến vùng biển này nâng cao ý thức và bảo vệ tiềm năng rừng và biển CLC, thành phố Hội An có chiến dịch truyền thông bằng nhiều cách. Đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân trên đảo ổn định được cuộc sống với nghề ngư nghiệp và nông nghiệp, dần chuyển hướng dịch vụ, du lịch…
Hiện nay, mỗi ngày tại đảo CLC đón hàng trăm lượt du khách đến với đảo tham quan, lặn biển.
Du lịch, GO! - Theo BAVN