Đắk Nông là tỉnh có bề dày truyền thống văn hoá và di tích cách mạng nên việc phát triển du lịch văn hoá sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng đang được tỉnh chú ý đầu tư phát triển.
Quần thể di tích căn cứ kháng chiến Nam Nâm Nung đang được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch khi đến Đắk Nông.
Quần thể di tích Nam Nâm Nung (thuộc khu căn cứ kháng chiến Nâm Nung) đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử Quốc gia tại Quyết định số 10/2005-QĐ-BVHTT.
Điều đó càng làm tăng thêm ý nghĩa văn hoá, lịch sử cho vùng và tăng phần hấp dẫn cho khách du lịch muốn tìm hiểu về văn hoá và truyền thống cách mạng của Đắk Nông.
Nam Nâm Nung có diện tích hơn 30km2, kéo dài từ phía Tây Bắc địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong đến Lâm trường Đắk Ntao và Khu bảo tồn Thiên nhiên Nâm Nung.
Hầu hết rừng ở đây vẫn còn là nguyên sinh. So với Bắc Nâm Nung thì động thực vật ở khu vực Nam Nâm Nung có phần phong phú hơn, phổ biến là các loại gỗ như Kiền Kiền, Sao, Bạch Tùng, Dẻ, Du Sam, Trâm, Chò Xót... Động vật như: nai, gà, lợn, khỉ, chồn, gấu, trâu...
Quần thể khu di tích bao gồm hai địa điểm Tỉnh uỷ và Tỉnh đội Quảng Đức cũ. Khu căn cứ Tỉnh đội nằm ở phía Tây Nam dình Dứa, dưới chân đồi Yok K’Lé Lay. Vành đai ngoài khu vực Tỉnh uỷ hiện tại vẫn còn những vết tích hầm, hào hình chữ Z, bếp Hoàng Cầm và những dấu tích địa dư mà các chiến sỹ trước đây phát rẫy trồng màu (lúa, ngô, khoai, sắn...).
Vào bên trong vành đai là trung tâm của Tỉnh đội (1968-1971), nơi đây như một quần thể kết cấu của nhà và hầm nối tiếp nhau. Từ trên đồi (phía Nam) đi xuống (theo hướng Bắc), khách tham quan sẽ được thấy vết tích hầm của Tỉnh ủy, có độ dài 2,5m, rộng 0,9m, hầm làm theo kiểu chữ Z để tiện cho việc đi lại - một cửa vào và một cửa ra.
Tiếp là căn nhà ở và làm việc từ 1968-1969 của đồng chí Bùi Đức Thành (Năm Nhân) Tỉnh đội trưởng, và sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Tỉnh đội trưởng ở và làm việc từ 1969-1971Từ căn cứ Tỉnh đội theo hướng Bắc khoảng 3,5km đường chim bay là tới căn cứ Tỉnh ủy thuộc khu vực suối Đắk Điên Clou, được bao bọc bởi hai phụ lưu (nhánh nhỏ) suối Đắk Điên Clou ở phía Bắc và Đông Nam.
Khi đến nơi đây khách tham quan sẽ được thấy nền nhà Tỉnh ủy nằm tựa lưng vào hai tảng đá lớn phủ đầy rêu xanh bên lề con suối (phụ lưu phía Nam). Trước đây nhà là nơi ở và làm việc của đồng chí Trần Phòng (bảy Biên) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức, nền nhà có diện tích 12m2, làm bằng gỗ, lợp lá mây hai mái, mặt hướng về phía Bắc.
Nằm về phía Tây Bắc khoảng 30m là căn hầm tự nhiên trong vách đá, phía trên hầm được phủ một tảng đá lớn, có sức chứa từ 8 đến 10 người, mặt hầm hướng về phía Bắc nằm cạnh kề phụ lưu suối Đắk Điên Clou (nhánh phía Bắc) về hướng Đông chừng 50m, khách tham quan sẽ tận mắt nhìn thấy một ngọn thác nhỏ sinh xắn và thơ mộng, có độ cao từ 3,5-4m.
Hội trường, nơi tổ chức Đại hội Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức lần thứ nhất (2/9/1969) nằm tựa lưng vào dòng chảy của thác. Hội trường có diện tích 84m2, làm bằng gỗ, lợp lá mây, hai mái.
Trong khung cảnh núi rừng Nam Nâm Nung hùng vĩ hôm nay, ít ai ngờ nơi đây trong kháng chiến chống Mỹ lại là một căn cứ cách mạng nổi tiếng. Đến đây khách tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến màu xanh ngút ngàn của núi rừng Tây Nguyên, được đắm mình trong những con suối, ngọn thác với dòng nước trong lành, mát mẽ.
Lúc này hình ảnh lịch sử như sống lại trước mắt du khách một thời hào hùng oanh liệt, di tích nằm lọt vào thảm rừng nguyên sinh, với những cây cổ thụ như ôm ấp và che chở các dấu tích của một thời lịch sử oai hùng. Nơi đây như một quần thể của sự kết hợp hài hòa giữ thiên nhiên và con người, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành, tắm và vui đùa trên dòng thác, một khung cảnh hữu tình đầy chất thơ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với những lợi thế và ý nghĩa trên đây, Nam Nâm Nung xứng đáng là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng và là nơi tham quan, du lịch hấp dẫn của du khách gần xa khi đến với Đắk Nông.
Du Theo báo Đắk Nông, Dukhao, Caravan1000...
Quần thể di tích căn cứ kháng chiến Nam Nâm Nung đang được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch khi đến Đắk Nông.
Quần thể di tích Nam Nâm Nung (thuộc khu căn cứ kháng chiến Nâm Nung) đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử Quốc gia tại Quyết định số 10/2005-QĐ-BVHTT.
Điều đó càng làm tăng thêm ý nghĩa văn hoá, lịch sử cho vùng và tăng phần hấp dẫn cho khách du lịch muốn tìm hiểu về văn hoá và truyền thống cách mạng của Đắk Nông.
Nam Nâm Nung có diện tích hơn 30km2, kéo dài từ phía Tây Bắc địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong đến Lâm trường Đắk Ntao và Khu bảo tồn Thiên nhiên Nâm Nung.
Hầu hết rừng ở đây vẫn còn là nguyên sinh. So với Bắc Nâm Nung thì động thực vật ở khu vực Nam Nâm Nung có phần phong phú hơn, phổ biến là các loại gỗ như Kiền Kiền, Sao, Bạch Tùng, Dẻ, Du Sam, Trâm, Chò Xót... Động vật như: nai, gà, lợn, khỉ, chồn, gấu, trâu...
Quần thể khu di tích bao gồm hai địa điểm Tỉnh uỷ và Tỉnh đội Quảng Đức cũ. Khu căn cứ Tỉnh đội nằm ở phía Tây Nam dình Dứa, dưới chân đồi Yok K’Lé Lay. Vành đai ngoài khu vực Tỉnh uỷ hiện tại vẫn còn những vết tích hầm, hào hình chữ Z, bếp Hoàng Cầm và những dấu tích địa dư mà các chiến sỹ trước đây phát rẫy trồng màu (lúa, ngô, khoai, sắn...).
Vào bên trong vành đai là trung tâm của Tỉnh đội (1968-1971), nơi đây như một quần thể kết cấu của nhà và hầm nối tiếp nhau. Từ trên đồi (phía Nam) đi xuống (theo hướng Bắc), khách tham quan sẽ được thấy vết tích hầm của Tỉnh ủy, có độ dài 2,5m, rộng 0,9m, hầm làm theo kiểu chữ Z để tiện cho việc đi lại - một cửa vào và một cửa ra.
Tiếp là căn nhà ở và làm việc từ 1968-1969 của đồng chí Bùi Đức Thành (Năm Nhân) Tỉnh đội trưởng, và sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Tỉnh đội trưởng ở và làm việc từ 1969-1971Từ căn cứ Tỉnh đội theo hướng Bắc khoảng 3,5km đường chim bay là tới căn cứ Tỉnh ủy thuộc khu vực suối Đắk Điên Clou, được bao bọc bởi hai phụ lưu (nhánh nhỏ) suối Đắk Điên Clou ở phía Bắc và Đông Nam.
Khi đến nơi đây khách tham quan sẽ được thấy nền nhà Tỉnh ủy nằm tựa lưng vào hai tảng đá lớn phủ đầy rêu xanh bên lề con suối (phụ lưu phía Nam). Trước đây nhà là nơi ở và làm việc của đồng chí Trần Phòng (bảy Biên) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức, nền nhà có diện tích 12m2, làm bằng gỗ, lợp lá mây hai mái, mặt hướng về phía Bắc.
Nằm về phía Tây Bắc khoảng 30m là căn hầm tự nhiên trong vách đá, phía trên hầm được phủ một tảng đá lớn, có sức chứa từ 8 đến 10 người, mặt hầm hướng về phía Bắc nằm cạnh kề phụ lưu suối Đắk Điên Clou (nhánh phía Bắc) về hướng Đông chừng 50m, khách tham quan sẽ tận mắt nhìn thấy một ngọn thác nhỏ sinh xắn và thơ mộng, có độ cao từ 3,5-4m.
Hội trường, nơi tổ chức Đại hội Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức lần thứ nhất (2/9/1969) nằm tựa lưng vào dòng chảy của thác. Hội trường có diện tích 84m2, làm bằng gỗ, lợp lá mây, hai mái.
Trong khung cảnh núi rừng Nam Nâm Nung hùng vĩ hôm nay, ít ai ngờ nơi đây trong kháng chiến chống Mỹ lại là một căn cứ cách mạng nổi tiếng. Đến đây khách tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến màu xanh ngút ngàn của núi rừng Tây Nguyên, được đắm mình trong những con suối, ngọn thác với dòng nước trong lành, mát mẽ.
Lúc này hình ảnh lịch sử như sống lại trước mắt du khách một thời hào hùng oanh liệt, di tích nằm lọt vào thảm rừng nguyên sinh, với những cây cổ thụ như ôm ấp và che chở các dấu tích của một thời lịch sử oai hùng. Nơi đây như một quần thể của sự kết hợp hài hòa giữ thiên nhiên và con người, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành, tắm và vui đùa trên dòng thác, một khung cảnh hữu tình đầy chất thơ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với những lợi thế và ý nghĩa trên đây, Nam Nâm Nung xứng đáng là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng và là nơi tham quan, du lịch hấp dẫn của du khách gần xa khi đến với Đắk Nông.
Du Theo báo Đắk Nông, Dukhao, Caravan1000...